You are on page 1of 41

CHƯƠNG 1: NHÀ NƯỚC

1. NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC


1.1 Quan điểm phi Mác xít về nguồn gốc của nhà nước:
- Thuyết thần học: Thượng đế là người sắp đặt mọi trật tự xã hội, nhà nước là do đấng tối cao sáng lập, thể hiện ý
Chúa. Do vậy quyền lực nhà nước là hiện thân quyền lực của Chúa, là vĩnh cửu, bất biến
- Thuyết gia trưởng: Nhà nước ra đời từ gia đình, là hình thức tổ chức tự nhiên của đời sống con người, quyền lực
Nhà nước về thực chất cũng giống như quyền lực của người đứng đầu gia đình, quyền lực đi đôi với quyền gia
trưởng
- Thuyết khế ước xã hội: Sự ra đời của nhà nước là kết quả của khế ước được ký kết giữa những con người sống
trong trạng thái tự nhiên, không có nhà nước. Ra đời trong giai đoạn suy tàn của chuyên chế phong kiến, cách
mạng tư sản bắt đầu nổ ra
+ Nhà nước phản ánh lợi ích của các thành viên trong xã hội và mỗi thành viên đều có quyền yêu cầu nhà nước
phục vụ và bảo vệ lợi ích của họ
+ Không phản ánh được điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội
 Nhận xét chung:
+ Mối liên hệ mật thiết với các điều kiện kinh tế, xã hội
+ Đều tách rời những điều kiện vật chất của xã hội, tách rời những nguyên nhân kinh tế
+ Mang tính duy tâm hoặc theo chủ nghĩa duy vật nhưng không triệt để
+ Không chỉ ra được bản chất giai cấp
1.2 Học thuyết Mác – Leenin
- Nhà nước là lực lượng nảy sinh từ xã hội, là sản phẩm của xã hội loài người.
- Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định và tiêu vong khi những điều kiện
khách quan cho sự tồn tại của nó mất đi
- Nhà nước chỉ xuất hiện ở nơi nào và lúc nào đã xuất hiện sự phân chia xã hội thành giai cấp
 Nhà nước là sản phẩm của những mâu thuẫn gia cấp không thể điều hòa được.
1.3 Sự xuất hiện Nhà nước
Trong xã hội cộng sản nguyên thủy:
- Kinh tế: dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. TLSX rất thô sơ.
- Xã hội: mọi người đều bình đẳng, không có giai cấp, những người có cùng quan hệ huyết thống sống chung trên
địa bàn – thị tộc
- Tổ chức quản lý cộng đồng: không có quyền lực nhà nước và pháp luật. Quyền lực thị tộc là quyền lực xã hội:
+ Do xã hội tổ chức ra
+ Phục vụ cho lợi ích xã hội
+ Không có bộ máy cưỡnng chế riêng
1.4 Sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy
- Tiền đề kinh tế:
+ LLSX phát triển, NSLĐ gia tăng, sự phân công lao động tự nhiên được thay thế bằng phân công LĐXH, gia tăng
tích tụ tài sản.
 Sự phân hóa tài sản nảy sinh, người đứng đầu bộ lạc chiếm đoạt tài sản dư thừa
 Chế độ tư hữu ra đời
- Tiền đề xã hội
+ Sự phân chia xã hội thành giai cấp.
+ Chế độ thị tộc tan rã, quan hệ xã hội dựa trên quan hệ huyết thống không còn tồn tại
+ Xuất hiện hiện tượng thế tập
 Mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt  Nhà nước ra đời
Ngoại lệ, Nhà nước Phương đông cổ đại ra đời xuất phát từ nhu cầu trị thủy và chống xâm lược

2.1 KHÁI NIỆM NHÀ NƯỚC


- Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên trách để cưỡng chế và thực hiện các
chức năng quản lý xã hội nhằm duy trì và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối
kháng, bên cạnh lợi ích chung của những giai tầng khác trong xã hội.

2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC


- Nhà nước có quyền phân chia lãnh thổ theo đơn vị hành chính và quản lý dân cư theo lãnh thổ
Việc phân chia này quyết định phạm vi tác động của nhả nước trên quy mô rộng lớn nhất và dẫn đến việc hình
thành các cơ quan trung ương va địa phương của bộ máy nhà nước
- Nhà nước là tổ chức có quyền lực công
Nhà nước thiết lập quyền lực đặc biệt cho phép. Nhà nước có quyền lực bao trùm trên khắp các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, văn hóa và xã hội...
 Chỉ có Nhà nước có quyền sử dụng sức mạnh cưỡng chế buộc tất cả các thành viên trong xã hội phải phục tùng
ý muốn Nhà nước, từ đó duy trì sự thống trị của giai cấp thống trị trong xã hội.
 Quyền lực nhà nước tách khỏi xã hội, mang bản chất giai cấp rõ nét.
- Nhà nước là tổ chức có chủ quyền quốc gia
Chủ quyền quốc gia là chủ quyền độc lập về lãnh thổ, dân cư và chính quyền
Chủ quyền quốc gia là thuộc tính gắn liền với Nhà nước. Thể hiện quyền tự quyết của Nhà nước đối với
các chính sách đối nội đối ngoại không phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài.
Chủ quyền quốc gia được các nước trên thế giới tôn trọng.
Nhà nước là tổ chức có chủ quyền quốc gia
+ Về mặt đối nội: Nhà nước có quyền quyết định tất cả các vấn đề thuộc các
ngành, các lĩnh vực trong đời sống xã hội.
+ VỀ mặt đối ngoại: Nhà nước có quyền đại diện nhân dân tham gia vào các quan hệ với các nước và vùng lãnh
thổ trên thế giới.
- Nhà nước có quyền ban hành Pháp luật và đảm bảo việc thực hiện Pháp luật
Nhà nước là tổ chức có chức năng quản lý xã hội
Để đảm bảo hiệu quả công việc quản lý xã hội, Nhà nước sử dụng Pháp luật là công cụ chủ yếu.
Nhà nước có quyền ban hành Pháp luật nhằm định hướng xã hội theo ý chí của Nhà nước và đảm bảo việc thực
hiện Pháp luật trong xã hội.
- Nhà nước quy định các loại thuế và cách thức tiến hành thu thuế
Nhà nước thường tiến hành tạo nguồn lực hoạt động thông qua các khoản thu từ xã hội là thuế.
Nhà nước còn có quyền định ra cách thức thu thuế.

3. BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC


a. Bản chất giai cấp
Nhà nước là bộ máy cưỡng chế đặc biệt của giai cấp cầm quyền, là bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với
giai cấp khác, thể hiện trên cả ba mặt:
+ Thống trị về kinh tế
+ Thống trị về chính trị
+ Thống trị về tư tưởng.
b. Bản chất xã hội
Nhà nước bảo đảm các giá trị xã hội của cuộc sống cộng đồng, trật tự an toàn xã hội, ổn định và phát triển, giải
quyết các công việc mang tính chất xã hội.
C. BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VN
Là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ?
- Nhà nước thượng tôn pháp luật pháp luật là công cụ tối cao để điều chính các quan hệ XH, mọi chủ thể trong đời
sông xã hội phải thượng tôn và bảo về pháp luật bao gồm cả cơ quan nhả nước cán bộ, công chức, viên chức
- Nhà nước đề cao quyền làm chủ đất nước của nhân dân, tôn trọng vả đảm bảo các quyền, tự do của con người:
giải quyết tốt môi quan hệ qua lại giữa nhả nước và công dân
- Nhà nước có cơ chế tổ chức thực hiện khoa hoc, hợp pháp vả hiệu quả quyền lực nhà nước.
- Mọi hoạt động của Nhà nước phải dựa trên nên tảng pháp luật XHCN, mà ở đó pháp luật cũng phải:
+ Hướng tới định hướng xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ mọi áp bức bất công, đảm bảo sự bïnh đắng, công bằng, dân chủ,
văn minh, bác ái và hạnh phúc phát triền nên kinh tế thị trưởng xã hội chủ nghĩa hiện đại.
+ Phù hợp với quy luật phát triển khách quan,
+ Thúc đây các giá trí cao Quý nhất của con người, khuyến khích sự phát triển tích cực của mọi công dân.
+ Thiết lập cơ chế để thực hiện tốt quyền làm chủ của nhân dân trong mọi mặt đời sống XH
+ Hướng đến lợi ích của nhân dân.

- Quyền lực nhà nước là thống nhất không thể phân chia, sự thống đó nhằm hướng tới không chỉ đảm bảo quyền
làm chủ của nhân dân mà còn đảm bảo tính hiệu quả và có thể kiểm soát được việc thực thi quyền lực của nhân dân
giao cho.
- Cơ sở kinh tế của nhà nước pháp quyền XHCN dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
- Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN
- Bản chất Nhà nước của ND, do ND và vì ND được thể hiện như sau:
- Nhà nước của tất cả các dân tộc trong quốc gia Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đoàn kết
các dân tộc.
- Tất cả Quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân:
+ Nhân dân bầu cử ra các cơ quan quyền lực Nhà nước
+ Giám sát, kiểm tra, khiếu kiện các quyết định của cơ quan Nhà nước làm thiệt hại quyền lợi của dân.
- Dân chủ còn được thê hiện trong các lĩnh vực:
+ Kinh tế,
+ Chính trị,
+ Tư tướng,
+ Văn hóa và ý thức xã hội.

4. CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC


- Chức năng của Nhà nước là những phương diện, loại hoạt động cơ bản của Nhà nước nhằm thực hiện những
nhiệm vụ đặt ra trước Nhà nước.
- Chức năng của Nhà nước xác định xuất phát từ bản chất Nhà nước.
CHỨC NĂNG ĐỐI NỘI
- Tổ chức và quản lý kinh tế: tạo lập và bảo đảm môi trường chính trị, luật pháp tạo điều kiện cho tất cả các thành
phần kinh tế hoạt động có hiệu quả.
- Tổ chức và quản lý về văn hóa xã hội: nâng cao đời sống văn hóa tỉnh thần của nhân dân, giáo dục và đào tạo
nâng cao dân trí giúp phát triển đất nước.
- Bảo đảm ổn định chính trí, an ninh trật tự, an toàn xã hội và quyền lợi chính đáng của công dân.
CHỨC NĂNG ĐỐI NGOAI
- Bảo vệ tổ quốc, bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và ổn định hòa bình cho đất nước.
- Củng cố, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước theo nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, không can thiệp
vào nội bộ của nhau
5. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC
5.1 Khái niệm:
Là cách thức tổ chức quyền lực Nhà nước và những biện pháp để thực hiện quyền lực
ấy, hình thành từ 3 yếu tố:
- Hình thức chính thể
- Hình thức cấu trúc
- Chế độ chính trị
5.2. HÌNH THỨC CHÍNH THỂ
- Là cách thức và trình tự lập ra các cơ quan tối cao của Nhà nước, xác lập mối
quan hệ qua lại của chúng với nhau và với nhân dân.
Phân loại hình thức chính thể
- Chính thể Quân chủ: Quyền lực tối cao của Nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần trong tay người đứng đầu.
Nhà nước theo nguyên tắc thế tập hoặc theo chỉ định
- Chính thể cộng hòa: Quyền lực tối cao của Nhà nước được giao cho một cơ quan đại diện theo thể thức bầu cử
trong thời hạn nhất định
a. Chính thể quân chủ
- Chính thể quân chủ tuyệt đối (chuyên chế): Toàn bộ quyền lực tối cao thuộc về người đứng đầu Nhà nước thường
là Vua, Hoàng đế... Hiện nay còn 4 nước: Omana, Xu Đăng, Arập, Swaziland
- Chính thể quân chủ lập hiến (hạn chế): Người đứng đầu bộ máy nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực tối cao.
Cùng chia sẻ quyền lực tối cao với Vua còn có cơ quan nhà nước được lập ra bằng con đường bầu cử - Nghị viện.
- Chính thể quân chủ lập hiến
+ Quân chủ nhí nguyên: Quyên của nguyên thủ bị hạn chế trong lĩnh vực lập pháp, song lại rất rộng trong lĩnh vực
hành pháp. Vd: Brunei.
+ Quân chủ đại nghị (Anh, Nhật, Tây Ban nha,...): Nguyên thủ quốc gia (vua) không có quyên hạn trong lĩnh vực
lập pháp và trong lĩnh vực hành pháp cũng hạn chế tối đa. Vua chỉ là tượng trưng cho dẫn tộc mà không có thực
quyền. Hiện còn 40 nước.
b. Chính thể cộng hòa
- Chính thể cộng hòa quý tộc: quyền bầu cử các cơ quan đại diện là đặc quyền của tầng lớp quý tộc. (Nga, italia
thời phong kiến)
- Chính thể cộng hòa dân chủ: tất cả các công dân đủ một số điều kiện quy định được tham gia bầu cử các cơ quan
đại diện. Hiện nay có 2 hình thức chính thể quân chủ cộng hòa: Cộng hòa dân chủ tư sản và cộng hòa dân chủ
nhân dân.
- Cộng hòa dân chủ
+ Cộng hòa dân chủ tư sản: Quyền lực Nhà nước được chia thành 3 quyền là lập pháp, hành pháp và tư pháp theo
nguyên tắc “tam quyền phân lập” của Montesquieu.
+ Cộng hòa dân chủ nhân dân: Quyền lực nhà nước tối cao không phân chia mà tập trung thống nhất trong các cơ
quan quyền lực do dân bầu ra và nhân dân tham gia vào công việc quản lý Nhà nước (Việt Nam, Trung Quốc)
- Cộng hòa dân chủ tư sản
+ CH Tổng thống: tổng thống do cử tri bầu cử, đứng đầu chính phủ, chịu trách nhiệm trước dân. (Mỹ)
+ CH đại nghị. Nghị viện bầu ra tổng thống và chính phủ. Đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. (Đức, áo, ba lan,
italia, ấn độ)
+ CH hổn hợp: tổng thống do cử tri bầu. CP do Nghị viện bầu. Đứng đầu CP là Thủ tướng. “Tổng thống lãnh đạo
chính phủ và nắm quyền hành pháp cao. (Pháp, nga, hàn quốc)
MINDMAP TỔNG HỢP HT CHÍNH THỂ

C. Hình thức chính thể Nhà nước CHXHCN Việt Nam?


- Hình thức chính thể cộng hòa dân chủ Nhân dân (cộng hòa dân chủ XHCN)
5.3 HÌNH THỨC CẤU TRÚC
- Là sự cấu tạo Nhà nước thành nhiều đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập
mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước, giữa Trung ương với địa phương.
+ Hình thức đơn nhất
+ Hình thức liên bang
+ Liên minh
a. Cấu trúc Nhà nước đơn nhất
- Nhà nước có chủ quyền chung, toàn vẹn lãnh thổ không có chủ quyền riêng theo địa giới hành chính.
- Có một hệ thống cơ quan quyền lưc cơ quan quản lý Nhà nước được tổ chức thống nhất từ trung ương xuống địa
phương
- Có một Hiến pháp, một hệ thống Pháp luật áp dụng chung cho cả nước.
- Công dân có một quốc tịch thống nhất
b. Cấu trúc Nhà nước liên bang
- Nhà nước có từ 2 hay nhiều Nhà nước thành viên hợp lại.
- Có chủ quyền chung cho tòan liên bang và chủ quyền riêng cho mỗi thành viên,
- Có 2 hệ thống cơ quan quyền lực và cơ quan quản lý Nhà nước; một áp dụng chung cho toàn liên bang và một áp
dụng cho mỗi thành viên,
- Có 2 loại Hiến phép và Pháp luật cùng tồn tại: Hiến pháp và Pháp luật của liên bang, Hiến pháp và Pháp luật của
mỗi thành viên.
- Công dân có hai Quốc tịch
C. Liên minh
- Là sự liên kết tam thời giữa các nhà nước của các quốc gia độc lâp để nhằm thực hiện một
nhiệm vụ nhất định.Ví dụ: Eu
Hình thức cấu trúc của Nhà nước CHXHCN việt Nam ?
- Hinh thức cấu trúc đơn nhất. VI sao ?
5.4 CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ
- Là tổng thể những phương pháp, những biện pháp mà các cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà
nước.
- Phương pháp phản dân chủ
- Phương pháp dân chủ:
+ Dân chủ đại diện
+ Dân chủ trực tiếp
* Chế độ chính trị dân chủ: Các phương pháp mà Nhà nước áp dụng thể hiện sự quan tâm thực sự đến dân, tạo điều
kiện thuận lợi cho nhân dân tham gia vào việc quản lý Nhà nước và xã hội.
* Chế độ chính trị phi dân chủ: Các phương pháp mà chế độ này áp dụng thể hiện tính chuyên quyền, độc tài,
không quan tâm đến dân, chủ yếu dựa vào sức mạnh buộc người dân phải tuân theo những quy định Nhà nước.
? Chế độ chính trị VN? Là chế độ dân chủ XHCN? Hình thức dân chủ trực tiếp hay gián tiếp?

6. KIỂU NHÀ NƯỚC


- Là tổng thể những nét đặc thù cơ bản của Nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại phát
triển của Nhà nước trong khuôn khổ một hình thái kinh tế xã hội nhất định.
6.1 NHÀ NƯỚC CHỦ NÔ
- Là tổ chức chính trị đặc biệt của giai cấp chủ nô
+ Cơ sở kinh tế: quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ
+ Cơ sở xã hội: tồn tại nhiều giai cấp như chủ nô, nông dân, nô lệ và ngoài ra còn có tầng lớp thợ thủ công. Hai
giai cấp đối kháng chính là chủ nô và nô lệ
- Chức năng:
+ Củng cố và bảo vệ sở hữu của chủ nô đối
với TLSX và nô lệ;
+ Đàn áp bằng quân sự đối với giai cấp bị trị;
+ Đàn áp về tư tưởng
+ Tiến hành chiến tranh xâm lược để cướp bóc và bất tư nhân làm nô lệ, phòng thủ chống xâm lược.
- Hình thức: Quần chủ , cộng hòa
6.2 NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN
Cơ sở kinh tế: Sở hữu của địa chủ phong kiến đối với ruộng đất,TLSX; sở hữu cá thể của nông dân trong sự lệ
thuộc vào giai cấp địa chủ
Cơ sở xã hội: Có hai giai cấp chính: địa chủ và nông dân
Chức năng: Bảo vệ phát triển chế độ sở hữu phong kiến, duy trì sự bóc lột của phong kiến đối với nông dân và các
tầng lớp lao động khác; đàn áp sự chống đối của nông dân; đàn áp tư tưởng; tiến hành chiếm tranh xâm lược;
phòng thủ đất nước
Hình thức: Quân chủ ; cộng hòa phong kiến
6.3 NHA NƯỚC TƯ SẢN
Cơ sở kinh tế: dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về TLSX và bóc lột giá trị thặng dư
Cơ sở xã hội: hai giai cấp chủ yếu: tư sản và vô sản
Chức năng: bảo vệ chế độ sở hữu tư bản, chức năng trấn áp về chính trị, tư tưởng; bành trướng về kinh tế, chính trị
văn hóa, tư tưởng phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản; tiến hành chiến tranh xâm lược; ngày nay đã có những
chuyển hướng tích cực.
Hình thức: quân chủ và cộng hòa
Nguyên tắc tổ chức BMNN: Tam quyền phân lập
6.4 NHÀ NƯỚC XHCN
Cơ sở kinh tê: công hữu vê TLSX.
Cơ sở xã hội: chỉ còn các nhóm xã hội, các tâng lớp tôn tại trên cơ sở quan hệ hợp tác và dần dần đi đên xóa bỏ giai
cấp.
Bản chất: nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
Hình thức chính thể: cộng hòa dân chủ nhân dân
Chức năng:
+ Đối nội:
- Tổ chức và quản lý kinh tế, văn hóa và xã hội;
- Bảo đảm ổn định chính trị, an ninh, an toàn xã hội,
- Bảo vệ tự do, quyền, lợi ích chính đáng của công dân
+ Đối ngoại:
- Bảo vệ tổ quốc XHCN;
- Củng cô và mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác

7. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC


7.1 Khái niệm về bộ máy nhà nước :
Là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương được tổ chức theo những nguyên tắc chung,
thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ thực hiện nhiệm vụ và chức năng của nhà nước
Đặc điểm:
- Bộ máy NN bao gồm một tập hợp các cơ quan Nhà nước nắm giữ toàn bộ các quyền về chính trị, kinh tế và tư
tưởng.
- Mỗi cơ quan Nhà nước Trong bộ máy Nhà nước đều chịu trách nhiệm về công việc được phân công.
- Mỗi cơ quan có một chức năng, nhiệm vụ nhất định hoạt động trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau
7.2 Các cơ quan nhà nước
- Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ,
- Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ nhất định, được quy định bởi Hiện pháp và các
đạo luật về tô chức nhà nước:
+ Quần đội, Cảnh sát, Tòa án...
+ Các cơ quan quản lý vê kinh tê, văn hóa, giáo đục và xã hội.
a. Nguyên thủ guốc gía (vua, tổng thống, chủ tịch nước, quốc trưởng):
- Là người đứng đầu nhà nước, là người đại diện cao nhất của một quốc gia trong mối quan hệ với các quốc gia
khác.
- Vua: thế tập - không giới hạn;
- Tổng thống, chủ tịch nước: nhiệm kỳ xác định.
b. Nghị viện - Quốc hội
- Là cơ quan đại diện tối cao của dân, do dân bầu ra.
- Cơ cấu: lưỡng viện (thượng viện và hạ viện) hoạc đơn nhất.
- Nghị viện nắm quyền lập pháp, phê chuẩn bộ máy chính phủ, quyết định một số vấn đề trọng đại của quốc gia do
Hiến pháp quy định.
- Nghị viện trong các chính thể cộng hòa dân chủ có thế khác nhau.
Vd: tổng thống Hoa kỳ có quyền phủ quyết luật do Nghị viện ban hành...
C. Chính phủ
- Là cơ quan hành pháp, chịu trách nhiệm quản lý các lĩnh vực hoạt động của xã hội về chính trị, an ninh, quốc
phòng, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế v.v....
- Chịu trách nhiệm trước nghị viện (trừ chính thể CH Tổng thống) và chịu sự kiểm tra của nghị viện.
- Ở các nước xã hội chủ nghĩa: là cơ quan chấp hành của quốc hội và là cơ quan hành chính
nhà nước cao nhất của quốc gia.
d. Cơ quan tư pháp
- Là hệ thống các cơ quan xét xử.
- Ở các nước TB Phương tây, tòa án độc lập với cơ quan hành pháp và cơ quan lập pháp.
- Ở các nước XHCN: quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công nhiệm vụ giữ các chức náng lập pháp,
hành pháp và tư pháp
e. Các cơ quan nhà nước khác ở địa phương
- Các cơ quan dân biểu địa phương
- Cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương
7.2 BỘ MÁY NN CH XHCN VN
Nguyên tắc tổ chức hoạt động:
- Nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân
- Nguyên tắc Đảng lãnh đạo
- Nguyên tắc tập trung dân chủ
- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
- Nguyên tắc bình đẳng dân tộc
Cơ cấu Bộ máy NN CHXHCN VN
+ Cơ quan quyền lực nhà nước - cơ quan đại diện: Quốc hội và HĐND cóc cốp.
+ Cơ quan hành chính Nhà nước: Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ, các cơ quan thuộc Chính phủ,
UBND các cấp và các Sở, Phòng, Ban chuyên môn thuộc UBND.
+ Cơ quan xét xử: TAND Tối cao, TAND cấp cao, TAND địa phương, Toà án quân sự các cấp.
+ Cơ quan kiểm sát: VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSND địa phương và VKS quân sự.
+ Chức danh Chủ tịch nước: nguyên thủ quốc gia, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo sự
Phối hợp thống nhốt giữa các bộ phận của BMNN.
+ Kiểm toán nhà nước
+ Hội đồng bầu cử quốc gia.
BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
1. KHÁI NIỆM BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
- Hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương
- Tổ chức, hoạt động theo những nguyên tắc chung, thông nhất
- Thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhà nước

2. THẾ NÀO LÀ CƠ QUAN NHÀ NƯỚC


a) Khái niệm và đặc tính
1. Khái niệm
- Là bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước, mang quyền lực nhà nước
- Thành lập trên cơ sở pháp luật với nhiệm vụ quyền hạn cụ thể
- Thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhà nước
2. Đặc tính
- Thành lập và hoạt động theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định
- Cơ cấu tổ chức chặt chẽ, phạm vi hoạt động theo ngành, lĩnh vực hoặc theo lãnh thổ
- Kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước
- Cán bộ, công chức làm việc trong CQNN phải mang quốc tịch của nhà nước đó
- Mang quyền lực nhà nước khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ

Lực lượng vũ trang: Quân đội nhân dân, công an nhân dân đây là 2 lực lượng chuyên nghiệp, chuyên chắc. Dân
quân tự vệ (bán chuyên chắc)  hoạt động chính chủ yếu là đảm bảo an ninh quốc phòng quốc gia (không phải
quản lý xã hội).
- Đảng, tổ chức kinh tế, chính trị xã hội tư nhân không nhân danh Nhà nước. Đơn vị sự nghiệp công, doanh
nghiệp nhà nước không sử dụng quyền lực nhà nước, Lực lương vũ trang không quản lý xã hội.
- Tổ chức của nhà nước như đơn vị xự nghiệp: UEL không dùng quyền lực nhà nước, bệnh viện chợ rẫy. Doanh
nghiệp nhà nước: hãng hàng không quốc gia VNairline, bưu chính viễn thông, tập đoàn viễn thông quân đội không
dùng quyền lực nhà nước.
c) Chức năng: Lĩnh vực hoạt động của CQNN đó?
- Mỗi cơ quan chỉ thực hiện 1 phần của hoạt động quản lý xã hội.
3. Phân loại cơ quan nhà nước
- Theo chức năng pháp lý
+ Cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp
- Theo thẩm quyền, lãnh thổ
+ CQNN trung ương, địa phương
- Theo cách thức thành lập
+ CƠ quan dân cử, CQNN không do dân cử
4. TỔNG QUAN VỀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
- Xét về mặt chức năng chia bộ máy làm 4:
+ Hệ thống các cơ quan dân cử: Quốc hội (đối với cả nước, đối với toàn quốc) và HĐND các cấp (đối với địa
phương)
 Nhân dân bầu cử.
 Thực hiện 2 hoạt động: Thay mặt nhân dân cả nước (đối với Quốc hội) và nhân dân địa phương (đối với HĐND
các cấp) để quyết định những vấn đề hệ trọng của quốc gia hay địa phương . Giám sát hoạt động của các CQNN
khác đặc biệt là hoạt động thực thi pháp luật.
+ Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước:
 Đứng đầu là Chính phủ và các cơ quan chuyên môn trực thuộc. Địa phương là UBND các cấp.
 Thực hiện quản lý xã hội 1 cách TRỰC TIẾP ảnh hưởng đến người dân
+ Hệ thống Tòa án nhân dân:
 Thực hiện xét xử, nhân dân nhà nước đưa ra phán quyết xét xử
+ Hệ thống viện kiểm soát nhân dân
 Thực hiện quyền công tố và kiểm soát các hoạt động vi phạm
+ Cơ quan 1 người: Chủ tịch nước không thuộc 1 hệ thống nào

4. QUỐC HỘI
- 2 tính chất
+ Đại biểu cao nhất của nhân dân
+ Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (giám sát tối cao, giám sát các hoạt động CQNN khác)
- Chức năng
+ Thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp
+ Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
+ Giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước.
- Là cơ quan đợi biểu cao nhất của nhân dân: do nhân dân cỏ nước trực tiếp bầu ra. Theo hình Thức phổ Thông đầu
phiếu, thể hiện ý chí, nguyện vọng của toàn dân.
- Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
- Là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập phá: Thông qua Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; Thông qua luật, bộ
luật và sửa đổi luật, bộ luật; quyết định chương trình xây dựng luật và pháp lệnh
- Có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước: Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước; Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; quyết định chính sách đối ngoại, ngân sách
- Có quyền tổ chức bộ máy nhà nước: bầu các chức danh cao cấp của bộ máy nhà nước, thành lập. bãi bỏ các bộ,
cơ quan ngang bộ, thành lập chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính cấp tỉnh; thành lập, giải thể các đơn vị hành
chính đặc biệt
- Giám sát tối cao đ/v toàn bộ hđ của các cơ quan NN về việc tuôn Thủ pháp luật và nghị quyết của quốc hội thông
qua chế độ bo cáo và chất vấn.
- Nhiệm kỳ: 5 năm
- Kỳ họp: thường trực 2 kỳ/năm hoặc bất thường
- Cơ cấu:
+ Ủy ban thường vụ quốc hội
+ Hội đồng dân tộc
+ Các ủy ban quốc hội: UBPL, UBTP, UBKT, UB TC-NS, UB KHCN&MT. UB VH GD TTN, UB QP & AN, UB
ĐN, UB CVĐ XH
+ Các đoàn đại biểu quốc hội và các đại biểu quốc hội.
- UBTVQH : Là cơ quan thường trực của Quốc hội, với chức năng này UBTVQH sẽ thay mặt Quốc hội thực hiện
một số nhiệm vụ quyền hạn của Quốc hội khi Quốc hội không họp.
- UBTVQH gồm Chủ tịch (do Chủ tịch Quốc hội kiêm nhiệm), các Phó Chủ tịch và một
số ủy viên do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội
- Nhiệm kỳ: 5 năm
- Không được kiêm nhiệm thành viên Chính phủ
Nhiệm vụ và quyền hạn UBTVQH:
- Công bố và chủ trì việc bầu cử đại biểu Quốc Hội
- Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các kỳ họp Quốc hội
- Ban hành pháp lệnh về những vấn đề được quốc hội giao
- Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh
- Giám sát hoạt động của Chính phủ, TANDTC, VKSNDTIC
- Giám sát và hướng dễn hoạt động của Hội đồng nhân dân (HĐND)
- Quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ
- Ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương
- Trong trường hợp Quốc hội không thể họp được, quyết định việc tuyên bố tình Trạng chiến Tranh khi nước nhà
bị xâm lược và báo cáo Quốc hội xem xét, quyếT định Trong kỳ họp gần nhất
- Ủy ban thường vụ quốc hội: là cơ quan thường trực của QH. Bao gồm Chủ tịch QH, các Phó chủ tịch và các ủy
viên. Nhiệm vụ: điều phối, kết nối các hoạt động trong nội bội quốc hội. Thay mặt quốc hội thực hiện một số hoạt
động trong thời gian Quốc hội không họp
- 10 cơ quan chuyên môn hoạt động thường xuyên trong suốt nhiệm kì QH. Được thành lập theo các vai trò khác
nhau: giúp QH đưa ra những quyết sách, tư vấn cho QH
- Ủy ban lâm thời (tính thời vụ) : giúp QH điều tra, thực hiện một hoạt động nào đó. Kết thúc sẽ tự giải tán.
- Các cơ quan trực thuộc giúp cho hoạt động Uỷ ban thường vụ nói riêng và QH nói chung
+ Ban công tác đại biểu: trợ giúp cho đại biểu QH
+ Ban dân nguyện: thu nhận ý kiến, nguyện vọng cử tri cả nước.
+ Văn phòng QH: Đầu mối tổ chức các hoạt động mang tính chất hành chính, điều hành của QH
+ Viện nghiên cứu lập pháp: tổ chức các hoạt động nghiện cứu, các vấn đề lập pháp. Giúp đại biểu, QH đưa ra các
quyết sách.

5. CHỦ TỊCH NƯỚC:


- Nguyên thủ quốc gia biểu tượng cho quốc gia với tư cách cá nhân, biểu tượng cho tinh thần đoàn kết, sự thống
nhất của quốc gia.
- Đứng đầu nhà nước. Đại diện cho nhà nước về mặt đối nội và đối ngoại. Không can thiệp sâu sắc vào thực hiện
quyền Hành pháp. Thẩm quyền có trên 3 nhánh: lập, hành và tư pháp.
- Quốc hội bầu và bãi nhiệm. Chủ tịch nước được bầu trong số các đại biểu quốc hội
- Chú tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước về đối nội và đối ngoại.
- Chủ lịch nước do Quốc hội bầu trong các đại biểu Quốc hội.
- Nhiệm kỳ: theo nhiệm kỳ của Quốc hội (5 năm)
- Quyền hạn: bao quát nhiều lĩnh vực của đời sống chính trị xõ hội (điều 88).
Trong lĩnh vực quân sự:
- Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh
án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC;
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó chánh
án TANDTC
Căn cứ nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức Phó Thủ tướng và các
thành viên khác của Chính phủ, tòa án nhân dân tối cao, Phó viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao.
Trong lĩnh vực ngọai giao:
- Chủ tịch nước có quyền cử, triệu hồi Đại sứ, Tiếp nhận Đại sứ nước ngoài;
- Quyết định cho nhập, cho thôi hoặc tước QUỐC Tịch ViệT Nam.
- Trong lĩnh vực tư pháp : quyết định đặc xá
- Trong lĩnh vực xây dựng pháp luật
+ Đề nghị UBTVQH xem xét lại về các pháp lệnh do UBTVQH thông qua
+ Nếu pháo lệnh đó vẫn được UBTVQH biểu quyết tán thánh mà Chủ tịch nước vẫn
không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định trong kỳ họp gần nhất.
Trong lĩnh vực an ninh quốc gia:
- Thống lĩnh các lực lượng vũ trang
- Giữ chức vụ chủ Tịch hội đồng quốc hòng và an ninh
- Có quyền công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến Tranh; ra lệnh tổng động
viên hoặc động viên Cục bộ; ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương
- Quyếtt định phong hàm, cấap sĩ quan cấp tướng, hàm cấp đại sứ và những hàm cấp nhà nước khác.

6. CHÍNH PHỦ
- Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.
- Là cơ quan chấp hành của QH, do QH thành lập và chịu trách nhiệm trước QH trong việc triển khai các chính
sách của QH. Bao gồm:
+ Thủ tướng (phải là đại biểu QH)
+ Phó thủ tướng
+ Các bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. (18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ). 4 cơ quan ngang bộ bao gồm:
Ngân hàng nhà nước VN – Thống đốc. Văn phòng chính phủ - Chủ nhiệm văn phòng chính phủ. Thanh tra chính
phủ - Tổng thanh tra chính phủ. Ủy ban dân tộc – Chủ nhiệm ủy ban dân tộc
 Chức năng: Thực hiện quyền Hành pháp (hoạch định và tổ chức thực thi chính sách của Quốc gia)
Khởi xướng các dự luật, đề trình các dự án quốc gia để QH quyết định: sân bay Long Thành. Hậu quyết định, các
hoạt động triển khai như đền bù giải phóng mặt bằng do cơ quan hành chính thực hiện đứng đầu là Chính Phủ.
Cơ cấu: Thủ tướng, các Phó Thú tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
- Thủ tướng phải là đại biểu Quốc hội do Quốc hội bầu theo đề nghị của Chủ tịch nước. Các thành viên khác do
quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của thủ tướng (không nhất thiết là đại biểu quốc hội)
- Nhiệm kỳ: Theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
- Nhiệm vụ và quyền hạn: đ 96
Các Cơ quan của Chính phủ:
- Vị trí: là cơ quan có thấm quyền chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nn đối với ngành hoặc lĩnh vực.
- Cơ cấu tổ chức: BỘ, cơ quan ngang Bộ được tố chức theo nguyên tắc Thủ trưởng do Bộ trưởng lãnh đạo
- Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng và cùng thủ tướng chịu trách nhiệm trước quốc hội
- Các Bộ: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và
công nghệ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ tài nguyên và môi trường, Bộ xây dựng,
Bộ Giao thông vận tải, Bộ VH~TT và Du lịch, Bộ Thông tin truyền thông, Bộ LÐ TB XH, Bộ giáo dục và đào tạo,
Bộ y tế, Bộ Nội vụ, Bộ tư pháp
- Cơ quan ngang Bộ: Ngân hàng nhà nước, Ủy ban dân tộc, Thanh tra chính phủ,Văn phòng chính phủ
Lưu ý: Bộ chính trị là cơ quan Đảng chứ không phải nằm trong cơ cấu chính phú
Các Cơ quan của Chính phủ:
- Vị trí: quản lý ngành, lĩnh vực kém quan trọng hơn so với các ngành, lãnh vực do Bộ và cơ quan ngang bộ quản
lý (có vị trí pháp lý thấp hơn)
- Bộ máy tổ chức: giống như Bộ, cơ quan ngang Bộ và mang các tên gọi như: Cục, tổng cục, viện, trung tâm, ban
- Việc thành lập hoặc bãi bỏ các cơ quan này thuộc quyền quyết định của chính phủ và thủ trưởng các cơ quan này
do thủ tướng chính phủ quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Các Cơ quan của Chính phủ:
- Đài tiếng nói Việt nam, Đài truyền hinh VN, Thông tấn xã VN, Học viện Chính trị - hành chính quốc gia, Viện
hàn lâm KH&CNVN, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, ban quản lý lăng HCM, bảo hiểm xã hội VN

7. TÒA ÁN NHÂN DÂN

- Cấp cao: 3 địa phương: Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM


- Các tỉnh TP trực thuộc trung ương đều có 1 tòa án cấp tỉnh
- Là cơ quan thực hiện quyền tư pháp xét xử theo thẩm quyền được pháp luật quy định.
- Tính chất: nhân danh nhà nước đưa ra các phán quyết giải quyết các tranh chấp phát lý và những vụ việc khác có
liên quan. Những phán quyết của TAND là những phán quyết cuối cùng có giá trị thực thi bắt buộc. TAND là cơ
quan xét xử của nước CHXHCNVN, thực hiện quyền tư pháp
- Là cơ quan duy nhất được trao quyền tư pháp thông qua việc xét xử.
- Nhiệm vụ: bảo vệ công lý (mới), bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích
của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
8. VIỆN KIỂM SÁT
- Thực hiện 2 chức năng:
+ Thực hiện quyền công tố, nhân danh nhà nước buộc tội 1 cá nhân hay một pháp nhân thương mại. Là căn cứ duy
nhất và chính thức để tòa án thực hiện các vụ án HÌNH SỰ.
+ Kiểm sát các hoạt động tư pháp: kiểm tra, giám sát tổ chức, cơ quan cá nhân thực hiện các hoạt động tư pháp.
Như xét xử của tòa án, điểu tra, truy tố trong các vụ án hình sự, tạm giam…. Giúp cho các cơ quan tổ chức cá nhân
làm đúng minh bạch đúng pháp luật. Kiểm sát hoạt động điều tra, hoạt động xét xử của TAND, trong việc thi hành
án, trong việc tạm giữ, tạm giam, cải tạo người phạm tội
+ Ở đâu có TAND ở đó có VKSND tương ứng.

HỆ THỐNG CƠ QUAN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC


Hội đồng Nhân dân các cấp
-Vị trí, tính chất: là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ
của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước
cấp trên
+ HĐND quyết định các vấn đề của địa phương do luật định, giám sát việc tuân theo hiến pháp và pháp luật ở địa
phương và việc thực hiện nghị quyết của HĐND
- Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyên lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và
quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ
quan Nhà nước cấp trên.
- Hội đồng Nhân dân được tổ chức ở 3 cấp , trừ trường hợp mô hình thí điêm chính quyên đô thị
(không có HĐND câp quận):
- Được bầu trong cuộc bầu cử phố thông, bình đăng, trực tiếp và kín.
Nhiệm vụ, quyền hạn:
- Quyết định các vốn đề thuộc địa phương trên tất cả các lãnh vực nhằm đưa ra những
chủ Trương và biện pháp đế phát huy tiềm năng của địa phương, phù hợp qui định của
Trung ương
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ Tịch, Phó Chú tịch HĐND, Trưởng bơn và các Thành viên của các ban huộc
HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên của UBND cùng cấp, (trừ trường hợp chính quyền đô thị thí
điểm).
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân cùng cấp; giám sát hoạt động của của các cơ quan nhà nước cùng
cấp và HĐND cấp dưới trực tiếp
HỆ THỐNG CƯ QUAN QUANT LÝ NHÀ NƯỚC
UBND CÁC CẤP:
- Vị trí , tính chất pháp lý: UBND do HĐND cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính
nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
- UBND tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND và
thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
- Là cơ quan chấp hành của HĐND, do HĐND bầu ra
- Là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ
quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp
- Tổ chức: làm việc theo chế độ kết hợp trách nhiệm củag tập thể với trách nhiệm của cá nhân chủ tịch UBND
- Có nhiệm vụ qui định việc Thực hiện các chủ trương của cấp trên và nghị quyết
của HĐND trên tất cả các ngành, lãnh vực tại địa phương
- Trong UBND các cấp, việc quyết định cũng giống như cơ chế hoạt động của Chính phủ, một số vốn đề quan
trọng phải quyếT định theo hình Thức tập thể. Các vấn đề khác, Chủ tịch UBND có quyền quyết định với tư cá ch
là người đứng đầu cơ quan
Các cơ quơn chuyên môn thuộc UBND:
- Vị trí pháp lý: là các cơ quan chuyên môn được thành lập ở địa phương để giúp UBND cùng cấp thực hiện chức
năng quản lý nhà nước ở địa phương, bảo đảm sự thống nhất quản lý ngành, lãnh vực từ trung ương đến cơ sở. Có
tên là sở, phòng, ban…
- Về mặt tổ chức: chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế, công tác của UBND cấp mình đồng thời chịu sự
chỉ đạo về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên (nguyên tắc 2 chiều trực thuộc). Được tổ chức và hoạt động
theo nguyên tắc thủ trưởng.
- Nhiệm vụ: tham mưu cho UBND cùng cấp trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý ngành,
lãnh vực tại địa phương
- Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước UBND cùng cấp và cơ quan chuyên môn cấp trên, khi cần thiết, báo
cáo công tác trước HĐND địa phương
HỆ THỐNG CƠ QUAN XÉT XỬ: Tòa án nhân dân tối cap, tòa án nhân dân cấp cap, tòa án nhân dân tỉnh, tòa án
nhân dân huyện, toàn quân sự các cấp.
HỆ THỐNG CƠ QUAN KIỂM SÁT: VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSND tỉnh, VKSND huyện, VKS
quân sự các cấp.

9. PHÂN CHIA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH:


- 1 quốc gia muốn hình thành về mặt pháp lý phải có 3 yếu tố tiên quyết: 1 cộng đồng dân cư, lãnh thổ xác định, bộ
máy nhà nước quản lý dân cư và lãnh thổ.
- Tiêu chí cốt lõi để phân loại đơn vị hành chính trong cùng 1 cấp: dựa trên mức độ đô thị hóa.
- 3 cấp: cấp tỉnh, cấp huyện, cấp cơ sở (cấp xã)
- Cấp tỉnh bao gồm tỉnh và các thành phố trực thuộc trung ương. VN có 5 TP trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hải
Phòng, Đà Nẵng, TPHCM, Cần Thơ
- Cấp huyện chia làm nhiều loại:
+ Tỉnh: TP trực thuộc tỉnh và thị xã (đơn vị hành chính đô thị), huyện (đơn vị hành chính nông thôn).
+ TP trực thuộc trung ương: huyện (đv hành chính nông thôn), thị xã, quận và TP trực thuộc TP (đv hành chính đô
thị )
- Cấp xã: xã (đv hc nông thôn), phường và thị trấn (đv hc đô thị)
- Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt do QH thành lập

10. HỆ QUẢ CỦA PHÂN CHIA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH DẪN ĐẾN TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA
PHƯƠNG
- Ở tất cả các đơn vị hành chính đều tổ chức 2 cơ quan 1 cách đồng bộ là HĐND và UBND.
- Cùng thực hiện quản lý nhà nước trên 1 địa bàn lãnh phỗ (thẩm quyền).
- HĐND cùng QH là cơ quan nhân cử. Thực hiện 2 chức năng: thay mặt nhân dân và địa phương quyết định 1 số
vấn đề liên quan đến đời sống công cộng địa phương theo thẩm quyền luật đinh. Giám sát thực thi pháp luật tại địa
phương đối với các cơ quan tổ chức cá nhân
- UBND thuộc cơ quan hành chính VN. Thực hiện 2 chức năng: là cơ quan chấp hành HĐND và là cơ quan hành
chính nhà nước ở địa phương. (Trực thuộc hai chiều: ngang là HĐND và chịu trách nhiệm cấp trên, trên cùng là
chính phủ)
UBND sẽ do HĐND thành lập và chịu trách nhiệm trước HĐND trong việc thực thị pháp luật
Thành lập các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND:
Tỉnh: sở,… hay ban quản lý an toàn thực phẩm
Huyện: các phòng như phòng y tế

CHƯƠNG 3: PHÁP LUẬT


1. NGUỒN GỐC CỦA PHÁP LUẬT
- Pháp luật và nhà nước là 2 hiện tượng cùng xuất hiện, tổn tại, phát triển và tiêu vong gắn liền với nhau
- PL và NN là những hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, đều là sản phẩm của xã hội có giai cấp và đấu tranh giai
cấp
- Về phương diện khách quan: nguyên nhân hình thành nhà nước cũng là nguyên nhân hình thành pháp luật: sự tư
hữu, giai cấp và đấu tranh giai cấp
- Về phương diện chủ quan: PL chỉ có thể hình thành bằng con đường nhà nước: được nhà nươc ban hành hoặc
thừa nhận
2. Tiên đề ra đời của pháp luật
- Tiên đề kinh tế: tư hữu về tài sản
- Tiên đề xã hội: sự phân hóa xã hội thành các giai cấp đối kháng và mâu thuẫn giữa cái giai cấp
3. Khái niệm
- PL là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nn ban hành hoặc thừa nhận, đucợ NN đảm bảo thực
hiện, thể hiện ý chỉ của giai cấp thống trị nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội
4. Các thuộc tính
- tính quy phạm phổ biến, xác định chặt chẽ về mặt hình thức, đảm bảo thực hiện bằng nhà nước
5. Chức năng
- điều chỉnh các QHXH, giáo dục, bảo vệ
6. Hình thức
- Khái niệm: là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của giai cấp mình lên thành pháp luật
- Có 3 hình thức pháp luật là tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật
+ Tập quán pháp: là hình thức nhà nước thừa nhận 1 số tập quán đã lưu truyền trong xh, phù hợp với lợi ích của
giai cấp thống trị và nâng chúng lên thành pháp luật. Hình thức phổ biến của pháp luật chủ nô, pháp luật phong
kiến
+ Tiền lệ pháp: NN thừa nhận các quyết định của cơ quan hành chính hoặc xét xử đã có hiệu lực pháp luật khi giải
quyết các vụ việc cụ thể để áp dụng các vụ việc xảy ra tương tự sau đó. Hình thức phổ biến của pháp luật chủ nô,
pháp luật phong kiến , pháp luật tư sản ( các nước trong hệ thống PL anh – mỹ)
+ Văn bản quy phạm pháp luật: do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nahanj điều chỉnh các quan hệ
xã hội, trong đó chứa đựng các quy tắc xử sự tchung, đucợ áp dụng nhiều lần trong cuộc sống và đucợ NN đảm bảo
thực hiện. ĐẶC ĐIỂM: do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành hoặc phối hợp ban hành. Trình tự, thủ tục ban
hành và hình thức do luật định. Có chứa đựng quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung. Được áp dụng nhiều lần
trong thực tế. Được nhà nước đảm bảo thực hiện
7. Hệ thống VBQPPL ở VN
- Hiến pháp, luật, nghị quyết – Quốc hội
- Pháp lệnh, nghị quyế - UBTVQH
- Lệnh, quyết định – Chủ tịch nước
- Nghị định – Chính phủ
- Quyết định – thủ tướng chính phủ
- Thông tư – bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ
- Nghị quyết – Hội đồng thẩm phán TANDTC
- Thông tư- chánh án TANDTC, viện trưởng VKSNDTC
- Quyết định – tổng kiểm toán nhà nước
- Nghị quyết liên tịch giữa UBTVQH với đoàn chủ tịch ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc VN; nghị quyết liên
tích giữa chính phủ với đoàn chủ tịch ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc VN
- Thông tư liên tịch giữa chánh án TANDTC với viện trưởng VKSNDTC; giữ bộ trưởng, thủ trường cơ quan ngang
bộ với chánh án TANDTC, viện trưởng VKSNDTC>
- Quyết định của UBND các cấp
- Nghị quyết của HĐND các cấp
- VBQPPL của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt

II. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT


1. Khái niệm
- Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân
thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà
nước ban hành. Gồm:
• Về cấu trúc bên trong: hệ thống pháp luật XHCN được hợp thành từ các quy phạm pháp luật, chế định pháp
luật và ngành luật.
• Về hình thức: hệ thống pháp luật XHCN được cấu thành từ các văn bản quy phạm pháp luật đảm thực hiện
- Hệ thống cấu trúc của pháp luật: là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất, được
phân định thành các chế định pháp luật, ngành luật
. *Quy phạm pháp luật: là đơn vị nhỏ nhất cấu thành hệ thống pháp luật.
*Chế định pháp luật: là một nhóm quy phạm pháp luật có đặc điểm chung, cùng điều chỉnh một nhóm quan hệ
xã hội có cùng tính chất.
* Ngành luật: là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ cùng loại trong một lĩnh vực nhất
định của đời sống xã hội.
2. CĂN CỨ PHÂN CHIA NGÀNH LUẬT
* Đối tượng điều chỉnh: là những quan hệ xã hội cùng loại, thuộc một lĩnh vực của đời sống xã hội cần có sự
điều chỉnh bằng pháp luật. Mỗi ngành luật sẽ điều chỉnh một loại quan hệ xã hội đặc thù.
*Phương pháp điều chỉnh: là cách thức tác động vào quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của ngành luật
đó. Mỗi ngành luật cũng có phương pháp điều chỉnh đặc thù.
- Phương pháp bình đẳng thoả thuận
+ Phương pháp quyền uy phục tùng

CHƯƠNG 4: QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT


1.Quy phạm pháp luật
1.1 Khái niệm
- Là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thục hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ
xã hội theo định hướng của nhà nước
1.2 Cơ cấu
- Giả định, quy định, chế tài
a) Giả định
- Là một bộ phận của QHPL nêu lên những điều kiện, hoàn cảnh (thời gian, địa điểm…) có thể xảy ra trong thực tế
cuộc sống mà cá nhân hay tổ chức khi ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác động của quy phạm
pháp luật nêu ở phần quy định
VD:Người nào bắt người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù từ 2-7 năm (điều 134 BLHS)
b) Quy định
- Là bộ phận của quy phạm pháp luật, trong đó nêu lên cách thức xử sự mà cá nhân hay tổ chức ở vào hoàn cảnh,
điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định được phép hoặc buộc phải thực hiện.
c) Chế tài
- Là một bộ phận của QHPL, nêu lên biện pháp tác động mà Nhà nước dự kiến áp dụng đối với cá nhân hay tổ
chức nào không thực hiện đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật
Lưu ý:
- 1 quy phạm pháp luật có thể được trình bày trong 1 điều luật
- Trong 1 điều luật có thể có nhiều QPPL
- Trật tự các bộ phận giả định, quy định, chế tài trong quy phạm pháp luật có thể bị đảo lộn trật tự
- 1 quy phạm pháp luật không nhất thiết phải có đủ 3 bộ phận giả định, quy định, chế tài
1.3 Phân loại
Căn cứ vào nội dung của QPPL:
- QPPL định nghĩa, QPPL điều chỉnh, QPPL bảo vệ
Căn cứ vào tính chất mệnh lệnh của QPPL:
- Quy phạm cấm, Quy phạm bắt buộc, Quy phạm trao quyền
Căn cứ vào tác dụng của QPPL:
- Quy phậm nội dung, quy phạm hình thức
Căn cứ vào lĩnh vực điều chỉnh
- Quy phạm pháp luật hình sự, dân sự, hành chính, lao động, hôn nhân gia đình, kinh tế, đất đai, tài chính,…
2. Quan hệ pháp luật
2.1 Khái niệm
- Là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó các bên tham gia đáp ứng được những điều
kiện do PL quy định, có những quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật
2.2 Đặc điểm
- Là các QHXH được quy phạm pháp luật điều chỉnh
- Mang tính ý chí nhà nước
- Các bên tham gia quan hệ đó có quyền, nghĩa vụ pháp lý
- Được nhà nước đảm bảo thực hiện
2.3 Thành phần của QHPL
- Chủ thể, Khách thể, Nội dung của QHPL
2.3.1 Chủ thể
- Cá nhân, tổ chức đáp ứng được những điều kiện do PL quy định cho mỗi loại quan hệ pháp luật và tham gia vào
quan hệ pháp luật đó
a) Năng lực chủ thể
- Năng lực pháp luật: là khả năng hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật
- Năng lực hành vi: là khả năng của cá nhân, tổ chức được nhà nước thừa nhận, bằng hành vi của chính mình xác
lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng như độc lập chịu trách nhiệm về những hành vi của mình
- Năng lực pháp luật là điều kiện cần, năng lực hành vi là điều kiện đủ để cá nhân, tổ chức trở thành chủ thể của
QHPL
- Năng lực pháp luật và năng lực hành vi đều được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật
- Việc thừa nhận năng lực chủ thể phụ thuộc vào bản chất của nhà nước, chế độ chính trị ở quốc gia trong từng giai
đoạn lịch sử nhất định
b) Các loai chủ thể
1. Cá nhân: công dân, người nước ngoài, người không có quốc tịnh:
- Năng lực pháp luật của cá nhân: có từ khi sinh ra và chấm dứt khi người đó chết
- Năng lực hành vi của cá nhân xuất hiện muộn hơn năng lực pháp luật, tùy thuộc vào độ tuổi và nhận thức của chủ
thể (tuy nhiên điều 125.2a BLHS 2015 quy định khác)
- Người nước ngoài và người không có quốc tịch có năng lực chủ thể hạn chế hơn công dân
2. Pháp nhân
- Nguồn gốc ra đời và ý nghĩa: thuật ngữ pháp lý dùng để xác định địa vị pháp lý của 1 tổ chức, phân biệt tổ chức
với người tạo ra tổ chức đó về tư cách chủ thể, trách nhiệm pháp lý, nguồn tài sản để đảm bảo thực hiện trách
nhiệm khi tổ chức đó tham gia QHPL và ở đó sự tồn tại của pháp nhân không phụ thuộc vào sự tồn tại của cá nhân
tạo ra nó.
- Pháp nhân là 1 thực thể có tư cách pháp lý độc lập, có quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản như tự nhiên
nhân, tách biệt với người tạo ra nó về cả tư cách chủ thể lẫn trách nhiệm và tài sản, có tư cách của 1 nguyên đơn, bị
đơn trước tòa án.
- Để 1 tổ chức được công nhận là pháp nhân thì tổ chức đó phải có các điều kiện sau:
+ Là tổ chức được thành lập 1 cách hợp pháp
+ Có cơ cấu tổ chức
+ Có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó khi tham gia QHPL
+ Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật
- Năng lực chủ thể của pháp nhân: mang tính chuyên biệt
+ Phát sinh: từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập hoặc đucợc cấp giấy
phép hoạt động
+ Chấm dứt: từ thời điểm chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân trong 1 số trường hợp như: phá sản, giải thể, chia, sáp
nhập, hợp nhất,…
- Năng lực hành vi của pháp nhân: phát sinh và chấm dứt cùng thời điểm với năng lực pháp luật của pháp nhân
3. Các chủ thể khác
- Hộ gia đình, tổ hợp tác
- Nhà nước: là chủ thể đặc biệt của QHPL
- Tổ chức khác không có tư cách pháp nhân
2.3.2 Khách thể
- Là những giá trị vật chất, tinh thần và những giá trị xã hội khác mà cá nhân, tổ chức mong muốn đạt được khi
tham gia vào quan hệ pháp luật
2.3.3 Nội dung
- Quyền là khả năng xử sự mà pháp luật cho phép chủ thể được thực hiện
- Nghĩa vụ là cách xử sự mà pháp luật bắt buộc chủ thể phải thực hiện
2.4 Phân loại QHPL
- Căn cứ vào tính chất của QHXH và cách thức tác động của pháp luật: QHPL hình sự, dân sự, hành chính
- Căn cứ vào tính xác định của chủ thể: QHPL tương đối và QHPL tuyệt đối
2.5 Sự kiện pháp lý
- Là những sự kiện (tình tiết) mà khi xảy ra nó làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt 1 quan hệ pháp luật
- Là căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt QHPL
2.5.2 Phân loại sự kiện pháp lý
Căn cứ theo tiêu chuẩn nguồn gốc gốc phát sinh của chủ thể:
- Sự biến pháp lý: là sự kiện xảy ra không phụ thuộc vào ý chí của con người
- Hành vi pháp lý
- Xử sự pháp lý
- Thời hạn, thời hiệu
- Các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Căn cứ vào kết quả tác động của sự kiện pháp lý đối với quan hệ pháp luật
+ Sự kiện pháp lý làm phát sinh QHPL
+ Làm thay đổi QHPL
+ Làm chấm dứt QHPL

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT


1. Khái niệm
- Là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luât, làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở
thành hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.
2. Các hình thức thực hiện pháp luật
- Tuân thủ, thi hành, sử dụng, áp dụng pháp luật
+ Tuân thủ (tuân theo) pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó chủ thể kiểm chế, không tiến hành
những hoạt động mà pháp luật cấm.
+ Thi hành (chấp hành) pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó chủ thể thực hiện nghĩa vụ pháp lý của
mình bằng hành động tích cực.
+ Sử dụng pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó chủ thể thực hiện các quyền, tự do pháp lý của
mình.
+ Áp dụng pháp luât: là hình thức thục hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà
chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể thực hiện quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào quy
định của pháp luật để tạo ra các quy định làm phát sinh hậu quả pháp lý
3. Các trường hợp áp dụng pháp luật
- Khi cần truy cứu trách nhiệm pháp lý hoặc áp dụng biện pháp cưỡng chế
- Những quyền và nghĩa vụ pháp lý không mặc nhiên phát sinh hậu quả pháp lý nếu không có sự can thiệp của nhà
nước
- Khi xảy ra tranh chấp mà các bên không tự giải quyết được
- Nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra, giám sát hoặc nhà nước xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại
của 1 sự việc, sự kiện thực tế nào đó
4. Đặc điểm của áp dụng pháp luật
+ Hoạt động mang tính quyền lực nhà nước
+ Hoạt động theo trình tự thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định
+ Hoạt động có tính cá biệt
+ Là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo
5. Văn bản áp dụng pháp luật
- Là văn bản pháp lý cá biệt, mang tính quyền lực nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách
hoặc tổ chức xã hội được nhà nước ủy quyền ban hành trên cơ sở những quy phạm pháp luật, nhằm xác định quyền
và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể cự thể hoặc xác định biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm
pháp luật
- Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc tổ chức được cơ quan nhà nước ủy quyền áp dụng pháp luật
ban hành và đảm bảo thực hiện
- Có tính chất cá biệt, áp dụng 1 lần đối với chủ thể xác định cụ thể trong tình huống cụ thể
- Phải hợp pháp và phù hợp với thực tế
- Phải được thực hiện với 1 hình thức pháp lý nhất định
- Yếu tố để đảm bảo quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tế
6. Các giai đoạn áp dụng pháp luật
- Phân tích đánh giá các tình tiết, hoàn cảnh, điều kiện của sự việc thực tế xảy ra
+ Xác định đặc trung pháp lý của sự việc
+ Xác định chủ thể có thẩm quyền áp dụng PL
+ Nghiên cứu khách quan đầy đủ về những tình tiết, hoàn cảnh, điều kiện của sự việc
+ Tuân thủ các quy định mang tính thủ tực gắn với mỗi loại vụ việc
- Lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp
+ Xác định ngành luật điều chỉnh
+ Lựa chọn quy phạm
+ Làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của quy pham dự tính lựa chọn đối với trường hợp cần áp dụng:
+ Xem xét tính hiệu lực quy phạm dự tính áp dụng:
+ Xác định tính chính xác của quy phạm được lựa chọn thông qua việc xem xét nội dung tư tưởng, chính sách, chủ
trương của nhà nước về vấn đề đó.
- Ra văn bản áp dụng pháp luật
+ Hợp pháp, căn cứ pháp lý, cơ sở thực tế, tính phù hợp
- Tổ chức thực hiện:
+ Đảm bảo điều kiện kỹ thuật và vật chất áp dụng đúng văn bản
+ Giám sát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện
- Áp dụng pháp luật tương tự
+ Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật
+ Áp dụng tương tự pháp luật
- Giải thích pháp luật
+ Giải thích chính thức, phi chính thức

VI PHẠM PHÁT LUẬT


1. Khái niệm
Là hành vi (hành động hay không hành động),trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý
thực hiện, xâm hại hoặc đe dọa xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
2. Dấu hiệu
- Là hành vi xác định của chủ thể gây nguy hiểm có khả năng gây nguy hiểm cho xã hội
- Trái pháp luật
- Có lỗi
- Do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
3. Cấu thành của vi phạm pháp luật
a) Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
- Là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật mà con người có thể nhận thức được bằng trực quan sinh
động
- Bao gồm
+ Hành vi trái pháp luật
+ Sự thiệt hại của xã hội
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại cho xã hội
+ Các yếu tố khác như: công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn thực hiện hành vi vi phạm, thời gian, địa
điểm, hoàn cảnh thực hiện hành vi vi phạm,..
b) Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật
- Là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm pháp luật
- Bao gồm các yếu tố sau đây:
+ Lỗi
+ Động cơ
+ Mục đích
- Lỗi:
+ Là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình và hậu quả do
hành vi đó gây ra.
+ Chỉ xem là có lỗi khi hành vi mà chủ thể thực hiện là kết quả của sự lụa chọn, mà đáng lẽ ra trong điều kiện
khách quan và chủ quan đó, chủ thể hoàn toàn có thể lựa chọn cách xử sự khác phù hợp với pháp luật
- Các hình thức lỗi
+ Lỗi cố ý trực tiếp
+ Lỗi cố ý gián tiếp
+ Lỗi vô ý vì quá tự tin
+ Lỗi vô ý do cẩu thả
- Lỗi cố ý
+ Cố ý trực tiếp: Chủ thể vi phạm pháp luật nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước
thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng mong muốn hậu quả xảy ra.
+ Cố ý gián tiếp: Chủ thể vi phạm nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước thiệt hại
cho xã hội do hành vi của mình gây ra, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
- Lỗi vô ý:
+ Vô ý do cẩu thả: chủ thể vi phạm do khinh suất, cẩu thả nên không nhận thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành
vi của mình gây ra, mặc dù có thể hoặc cần phải thấy trước hậu quả đó.
+ Vô ý vì quá tự tin: chủ thể của vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra,
nhưng hu vọng tin tưởng hậu quả đó không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được
- Động cơ
- Là động cơ bên trong thôi thúc chủ thể thực hành hành vi vi phạm
VD: A giết B để quỵt nợ
- Động cơ không phải là yếu tố bắt buộc phải xác định trong mặt chủ quan của mọi vi phạm pháp luật
- Mục đích
+ Là kết quả trong ý thức chủ quan mà chủ thể đặt ra phải đạt được khi thực hiện vi phạm pháp luật
VD: A dùng mìn tự tạo gây nổ trụ sở UBND nhằm chống lại nhà nước  mục đích: chống lại nhà nước
c) Khách thể
- Là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới
d) Chủ thể
- Là các cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý.
- Năng lực trách nhiệm pháp lý: là khả năng của chủ thể tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước nhà nước
4. Phân loại vi phạm pháp luật
- Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội, vi phạm pháp luật được chia thành các loại
+ Vi phạm hình sự (còn gọi là tội phạm)
+ Vi phạm hành chính
+ Vi phạm dân sự, vi phạm kỷ luật
+ Vi phạm công vụ
- Vi phạm hình sự
+ Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự, do người có năng lực chịu trách nhiệm
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý các quan hệ xã hội được nhà nước bảo vệ
+ Chủ thể vi phạm hình sự (tội phạm) là các cá nhân, pháp nhân thương mại
- Vi phạm dân sự
+ Là những hành vi nguy hại cho xã hội, trái pháp luật dân sự, có lỗi, do chủ thể có năng lực chịu trách nhiệm dân
sự thực hiện, xâm hại tới những quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân của các chủ thể khác trong lĩnh vực hợp đồng
hoặc ngoài hợp đồng
+ Chủ thể vi phạm dân sự là cá nhân hoặc tổ chức
- Vi phạm hành chính
- Là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không
phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính
Chut thể: cá nhân hoặc tổ chức
- Vi phạm kỷ luật
+ Là những hành vi xâm hại tới chế độ kỷ luật lao động, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chứ và gây thiệt hại đối
với hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức đó.
+ Chủ thể vi phạm kỷ luật là cá nhân làm việc trong cơ quan, tổ chức
- Vi phạm công vụ
+ Là hành vi vi phạm pháp luật của công chức, viên chức, cơ quan nhà nước gây ra trong hoạt động công cụ làm
thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân hay tổ chức trong xã hội
5) Trách nhiệm pháp lý
+ Là một loại QHPL đặc biệt giữa nhà nước và chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó nhà nước bằng ý chí đơn
phương của mình áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt được quy định trong chế tài của quy
phạm pháp luật buộc chủ thể vi phạm phải gánh chịu hậu quả bất liwj do hành vi của mình gây ra.
- Đặc điểm
+ Cơ sở thực tế: là vi phạm pháp luật
+ Cơ sở pháp lý: là văn bản áp dụng pháp luật có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
+ Trách nhiệm pháp lú liên quan mật thiết với cưỡng chế nhà nước
6) Phân loại
- Trách nhiệm hình sự, dân sự, hành chính, kỷ luật, công vụ
- Trách nhiệm hình sự:
+ Là hậu quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong bộ luật hình sự, được xác
định bằng một trình tự đặc biệt theo quy định của pháp luật, do tòa án áp dụng đối với người phạm tội.
- Trách nhiệm kỷ luật
+ Là loại trách nhiệm do các cơ quan, tổ chức áp dụng đối với các chủ thể (cán bộ, nhân viên, người lao động) khi
họ có hành vi vi phạm kỷ luật (kỷ luật lao động, kỷ luật nhà nước)
+ Chế tài kỷ luật thường được áp dụng như: khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc
- Trách nhiệm nhân sự:
+ Là hậu quả pháp lý bất lợi đối với các chủ thể có hành vi vi phạm Pháp luật dân sự, do tòa án áp dụng.
+Chủ thể chịu trách nhiện dân sự phải dùng tài sản hoặc công sức của mình bồi thường thiệt hại đã gây ra cho bên
bị thiệt hại.
+ Ví dụ: Một bên trong quan hệ hợp đồng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết bị Tòa án tuyên bồi thường
thiệt hại cho bên bị vi phạm
- Trách nhiệm công vụ:
+ Là loại trách nhiệm do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với công chức, viên chức Nhà nước và cơ
quan công quyền trong khi thi hành công vụ có hành vi hoặc quyết định hành chính gây thiệt hại đến quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân, tổ chức trong xã hội, bị khiếu nại, khiếu kiện đòi bồi thường.
+ Ví dụ: Tòa án tuyên phạt đối với cơ quan Nhà nước có quyết định hành chính trái luật làm thiệt hại đến tài sản
công dân bị khiếu kiện
- Mối quan hệ giữa trách nhiệm pháp lý và vi phạm pháp luật
+ Vi phạm Pháp luật là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý
+ Ứng với mỗi hành vi vi phạm pháp luật, chủ thể có thể chịu một hay nhiều trách nhiệm pháp lý.
+ Ngoại lệ, trong quan hệ dân sự, hành chính chủ thể có thể phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý khi không có hành
vi vi phạm Pháp luật

ĐỀ 1
Nhà nước chiếm 3-40% trong đề thi
I. NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI
1. Một trong những cách xác định bản chất nhà nước là việc trả lời câu hỏi nhà nước của ai, do ai và vì ai.
=> ĐÚNG
=>Vì bản chất của nhà nước thể hiện qua lợi ích mà nhà nước hướng đến là nhà nước của ai, do ai và vì ai.
2. Vì xã hội phân chia thành các giai cấp cho nên bản chất của nhà nước là của giai cấp thống trị, do giai cấp thống
trị và vì giai cấp thống trị.
=> SAI
=> Bên cạnh bản chất nhà nước thì cũng có liên quan đến bản chất xã hội
3. Thực chất, nhà nước chỉ là công cụ, bộ máy trấn áp giai cấp của giai cấp thống trị, bảo vệ lợi ích của giai cấp
thống trị và trấn áp giai cấp bị trị.
=> SAI
=> Vì nó còn đại diện cho toàn bộ xã hội
4. Bản chất giai cấp của nhà nước thực chất chỉ là một giai cấp nhất định nắm quyền lực nhà nước.
=> SAI
=> Vì nó còn đại diện cho toàn bộ xã hội
5. Việc nhà nước bảo vệ lợi ích chung của xã hội chính là biểu hiện rõ nhất bản chất giai cấp của nhà nước.
=> SAI
6. Tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước tỷ lệ nghịch với nhau trong nội dung của bản chất nhà nước.
=> SAI
=> Vì nó không tỷ lệ nghịch với nhau hoàn toàn. Đôi lúc có những trường hợp giai cấp thống trị có nắm quyền mới
thực hiện được chức năng của nó.
VD: tình trạng cá lớn ăn cá bé
7. Một trong những đặc trưng của nhà nước là có quyền lực công cộng đặc biệt.
=> ĐÚNG
=> Quyền lực công cộng đặc biệt
8. Tính xã hội của nhà nước không chỉ thể hiện là ý chí chung của xã hội mà nó còn thể hiện trong vai trò bảo vệ
lợi ích chung của xã hội.
=> ĐÚNG
9. Quyền lực công cộng đặc biệt của nhà nước chính là quyền lực về kinh tế, chính trị và tư tưởng.
=> ĐÚNG
10. Tìm hiểu về bản chất của nhà nước chính là việc trả lời cho câu hỏi: tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước vì
lợi ích của ai.
=> ĐÚNG
II. BÀI TẬP
Tại ngã tư có tín hiệu đèn giao thông (hiện tức đó là còn 15 giây đến xanh). Xe tải A xi nhan qua đường
(đoạn đường không bị cấm chuyển tướng). xe A đã qua gần như hết phần đường và có vị trí nằm ngang. Xe
tải B di chuyển cùng đoạn đường cùng hướng đi vượt quá tốc độ 20km/h và tông phải xe tải A làm tài xế xe
A chết tại chỗ
a. Anh/ Chị hãy chỉ ra những quan hệ pháp luật đã phát sinh trong tình huống trên? Các yếu tố cấu thành
của từng quan hệ pháp luật đó?
Vi phạm mối quan hệ pháp luật dân sự:
Vi phạm mối quan hệ pháp luật hình sự
 Chủ thể: Tài xế xe B - người thực hiện hành vi, nhà nước - xử lý hình sự
 Khách thể: là điều mà pháp luật hướng tới trật tự an toàn giao thông
 Nội dung: B đã vi phạm pháp luật dẫn đến cái chết của ông A, dẫn đến là ông B phải chịu trách nhiệm hình
sự và người thân của ông A được quyền yêu cầu bồi thường.
 Quyền chủ thể:
 Sự kiện pháp lý: hành vi vi phạm pháp luật của xe B
 Chạy quá tốc độ cho phép: quan hệ pháp luật hành chính
 Tông chết xe tải A: quan hệ pháp luật hình sự
 Nghĩa vụ pháp lý:
 Phải chạy đúng tốc độ quy định
 Không giữ khoảng cách an toàn
b. Anh/ Chị hãy xác định hành vi vi phạm pháp luật, loại hành vi và phân tích các yếu tố cấu thành của vi
phạm pháp luật.
Vi phạm pháp luật hình sự:
 Chủ thể: tài xế xe B
 Khách thể: tính mạng của tài xế xe A
 Mặt chủ quan: lỗi động cơ mục đích vi phạm
 Vô ý do quá tự tin
 Động cơ: mong muốn đi nhanh hơn
 Mục đích: Vượt nhanh
 Mặt khách quan: là những biểu hiện bên ngoài của hành vi phạm tội
 Thời gian:
 Hành vi trái luật: vượt đèn đỏ và vượt quá tốc độ cho phép
 Địa điểm: tại ngã tư có tín hiệu đèn giao thông
 Công cụ vi phạm: xe tải
 Hậu quả: đâm vào xe A và ông A tử vong
 Hành vi nguy hiểm: chạy quá tốc độ
 Quan hệ nhân quả: do hành vi vi phạm pháp luật vượt đèn đỏ và quá tốc độ dẫn đến cái chết ở ông A.
c. Anh chị xác định loại trách nhiệm pháp lý của hành vi vi phạm trên?
Chịu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.
------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ 2
11. Quyền ban hành và quản lý xã hội bằng pháp luật được thực hiện bởi các tổ chức trong xã hội.
12. Bản chất nhà nước phải là sự kết hợp một cách chặt chẽ giữa các vấn đề về quyền lực nhà nước của ai, do ai và
vì ai.
13. Các tổ chức xã hội có thể phân chia cư dân thành các đơn vị hành chính lãnh thổ.
14. Bản chất nhà nước và bản chất giai cấp của nhà nước là hai khái niệm đồng nhất.
15. Nhà nước bảo vệ giai cấp thống trị nhưng trong chừng mực nhất định nó đồng thời bảo vệ lợi ích của xã hội nói
chung.
16. Bản chất giai cấp của nhà nước không chỉ là lợi ích của giai cấp thống trị mà trước hết là vì lợi ích của giai cấp
thống trị.
17. Cơ sở kinh tế quyết định sự xuất hiện và phát triển của nhà nước nhưng nhà nước cùng sự độc lập nhất định đối
với cơ sở kinh tế.
18. Nhà nước và xã hội là hai hiện tượng hoàn toàn có thể đồng nhất.
19. Các cơ quan nhà nước có tính hệ thống vì chúng được tổ chức theo các nguyên tắc nhất định.
20. Tòa án phải độc lập khi xét xử.
Bài tập:
Nguyễn Văn A (28 tuổi) điều khiển xe máy chạy trên đường đã giật túi xách của của chị Hoàng Thị L (15
tuổi) đang đi bộ trên đường làm chị L ngã xuống đường và đập đầu vào thành cống, chết tại chỗ.
1. Anh/ Chị hãy xác định quan hệ pháp luật đã phát sinh trong tình huống trên? Các yếu tố cấu thành của
từng quan hệ pháp luật đó?
 Chủ thể: Nguyễn Văn A
 Khách thể: quyền sở hữu tài sản
 Nội dung:
2. Anh/ Chị hãy xác định hành vi vi phạm pháp luật, loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý?
 Khách thể: tính mạng của chị L
 Chủ thể: Nguyễn Văn A đủ khả năng chịu trách nhiệm pháp lý
 Mặt chủ quan: lỗi động cơ mục đích vi phạm
 Lỗi cố ý trực tiếp
 Động cơ: thiếu tiền
 Mục đích: chiếm đoạt tài sản
 Mặt khách quan: là những biểu hiện bên ngoài của hành vi phạm tội
 Thời gian:
 Hành vi trái luật:
 Địa điểm:
 Công cụ vi phạm:
 Hậu quả: chết người, tài sản bị chiếm đoạt
 Hành vi nguy hiểm:
 Quan hệ nhân quả: hành vi cướp giật gây thiệt hại tính mạng của chị L

3 . Phân tích các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật nói trên.
Câu 1: A thuê xe B, sau đó A trả xe B nhưng trộm thiết bị (10000 USD), nhưng mà mới trả 70%.
 Quan hệ pháp luật gì?
QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ + HÌNH SỰ
 Khách thể: quyền sở hữu tài sản
 Chủ thể: A - người vi phạm hình sự, nhà nước - người xử lý vi phạm của A
 Nội dung: A trộm cắp thiết bị của B và có trả lại tiền nhưng không đủ (chỉ 70%) nên vẫn bị quy vào tội
trộm cắp tài sản theo luật hình sự. Dẫn đến là phát sinh thêm quyền được yêu cầu bồi thường của B.
 Cấu thành vi phạm pháp luật?
 Chủ thể: A có khả năng chịu trách nhiệm pháp lý
 Khách thể: quyền sở hữu tài sản của B
 Mặt chủ quan:
 Lỗi cố ý trực tiếp
 Động cơ:
 Mục đích: trộm tài sản
 Khách quan:
 Hành vi trái luật: hành vi trộm cắp tài sản
 Hậu quả: tài sản của B bị chiếm đoạt
 Mối quan hệ nhân quả: A trộm cắp tài sản của B dẫn đến tài sản của B bị chiếm đoạt
 Trách nhiệm pháp lý?
=> Chịu trách nhiệm hình sự và dân sự.
Câu 2: A sản xuất hàng giả bị cơ quan nhà nước B xử phạt và khắc phục thiệt hại bằng cách tiêu hủy hàng
nó đi. Thằng A khiếu nại lên cơ quan cấp trên
 Tồn tại quan hệ pháp luật gì?
 Cấu thành quan hệ pháp luật gì?
 Khách thể: A - người vi phạm
 Chủ thể:
 Nội dung: A vi phạm và bị xử phạt, phát sinh thêm quyền được xử lý của cơ quan nhà nước B. Và A phải
thực hiện hiện trách nhiệm bồi thường.
 Trách nhiệm pháp lý?
 Khách thể: A - người sản xuất hàng giả
 Mặt chủ quan:
 Lỗi cố ý trực tiếp
 Động cơ:
 Mục đích:
 Khách quan:
 Hành vi trái luật: hành vi sản xuất hàng giả
 Hậu quả: làm rối loạn trật tự thị trường gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cạnh tranh không lành mạnh:
 Mối quan hệ nhân quả: sản xuất hàng giả và có khả năng làm rối loạn trật tự thị trường gây ảnh hưởng trực
tiếp đến hoạt động cạnh tranh không lành mạnh:
Hoạt động áp dụng quy định pháp luật đã được người có thẩm quyền xử lí tình huống trên?
 Các hoạt động áp dụng quy định pháp luật gồm: liệt kê ra
CÂU HỎI:
Trong mọi trường hợp người đứng đầu nhà nước luôn là Nguyên Thủ Quốc gia là người đứng đầu chính phủ.
=> Sai
Ví dụ VN
Người đứng đầu nhà nước/nguyên thủ quốc gia luôn là người đứng đầu chính phủ
=> Sai
Ở VN cơ quan quyền lực nhà nước gồm những cơ quan nào?
=>
Ở VN quyền lực nhà nước là thống nhất
=> Đúng
Thủ tướng do ai bầu
=> Do Quốc Hội bầu
Chủ tịch hội đồng nhân dân do ai bầu
=> Do hội đồng nhân dân các cấp bầu
vd: hội đồng nhân dân tỉnh bầu chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh
Nguyên tắc tập quyền là toàn bộ quyền lực nhà nước tập trung vào người đứng đầu nhà nước
=> Sai
Nguyên tắc tập quyền: quyền lực nhà nước tập trung thống nhất vào cơ quan dân cử
vd: ở trong ương thì có quốc hội, ở địa phương thì có hội đồng nhân dân
PHÁP LUẬT:
Quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành thì có
Tất cả các cơ quan nhà nước đều có quyền ban hành cơ sở pháp luật
Pháp luật do nhà nước hiện đại không còn phản ánh tính giai cấp
=> Sai
Chỉ có nhà nước XHCN mới không còn tính giai cấp nữa, mà các giai tầng sống hài hòa với nhau. Lợi ích của giai
cấp đã đan xen vào pháp luật nói chung
QUAN HỆ PHÁP LUẬT
Từ đủ 14 tuổi trở lên mà vi phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng vẫn phải bị xử lí hình sự
Bài tập: A (30 tuổi) ký hợp đồng thuê nhà B. Đến thời hạn thuê nhà, A chỉ trả đủ (50%), lén trộm thiết bị (2,5tr)
1. Xác định quan hệ pháp luật, các yếu tổ cấu thành QHPL
2. Loại vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý
3. Các yếu tố cấu thành VPPL
Bài làm
1. Xác định quan hệ pháp luật, các yếu tổ cấu thành QHPL
 Quan hệ pháp luật: dân sự
 Quan hệ hợp đồng
 Quan hệ bồi thường ngoài hợp đồng
Do hành vi vi phạm hợp đồng
 Chủ thể: Người A(30 tuổi) - người vi phạm hợp đồng, B - quyền được bồi thường
 Khách thể: là điều mà pháp luật hướng tới quyền trong hợp đồng
 Nội dung: A đã ký hợp đồng thuê nhà với B, nhưng đến khi tới hạn thì không trả đủ số tiền đã ký kết. Phát
sinh nghĩa vụ phải thanh toán tiền nhà và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả đồ đã trộm. B có quyền yêu cầu
bồi thường và khởi tố.
 Sự kiện pháp lý: hành vi vi phạm các điều khoản trong hợp đồng
 Nghĩa vụ pháp lý:
 A phải trả đúng số tiền mà A đã ký kết trong hợp đồng với B
TRỘM TỪ 2TR TRỞ LÊN => VI PHẠM PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
 Quan hệ pháp luật: hình sự
 Chủ thể: Người A(30 tuổi) - người thực hiện hành vi, nhà nước - người có thẩm quyền xử lý
 Khách thể: là điều mà pháp luật hướng tới quyền sở hữu tài sản
 Nội dung: A trộm thiết bị trong nhà của B cho thuê có giá trị lớn hơn 2tr. Phát sinh trách nhiệm hình sự A
phải thi hành hình phạt.
 Sự kiện pháp lý: hành vi vi phạm các điều khoản trong hợp đồng
 Nghĩa vụ pháp lý:
 A phải trả đúng số tiền mà A đã ký kết trong hợp đồng với B
2. Loại vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý
VPPL DÂN SỰ
 Chủ thể: A có khả năng chịu trách nhiệm pháp lý
 Khách thể: quyền sở hữu tài sản của B
 Mặt chủ quan:
 Lỗi cố ý trực tiếp
 Động cơ:
 Mục đích: trộm tài sản
 Khách quan:
 Hành vi trái luật: hành vi trộm cắp tài sản
 Hậu quả: tài sản của B bị chiếm đoạt
 Mối quan hệ nhân quả: A trộm cắp tài sản của B dẫn đến tài sản của B bị chiếm đoạt
VPPL HÌNH SỰ
 Khách thể: quyền sở hữu tài sản của B
 Mặt chủ quan:
 Lỗi cố ý trực tiếp
 Động cơ:
 Mục đích: trộm tài sản
 Khách quan:
 Hành vi trái luật: hành vi trộm cắp tài sản
 Hậu quả: tài sản của B bị chiếm đoạt
 Mối quan hệ nhân quả: A trộm cắp tài sản của B dẫn đến tài sản của B bị chiếm đoạt
3. Trách nhiệm pháp lý
 Chịu trách nhiệm dân sự => bồi thường thiệt hại
 Chịu trách nhiệm hình sự => đi tù
Bài tập: A sản xuất hàng giả bị cơ quan X có thẩm quyền xử phạt, xong A khởi kiện vậy tồn tại QHPL gì?
 Quan hệ pháp luật: hành chính
 Chủ thể: Người A(30 tuổi) - người thực hiện hành vi, nhà nước - người có thẩm quyền xử lý
 Khách thể: là điều mà pháp luật hướng tới quyền sở hữu tài sản
 Nội dung: A trộm thiết bị trong nhà của B cho thuê có giá trị lớn hơn 2tr. Phát sinh trách nhiệm hình sự A
phải thi hành hình phạt.
 Sự kiện pháp lý: hành vi vi phạm các điều khoản trong hợp đồng
 Nghĩa vụ pháp lý:
 A phải trả đúng số tiền mà A đã ký kết trong hợp đồng với B
 Khách thể: quyền sở hữu tài sản của B
 Mặt chủ quan:
 Lỗi cố ý trực tiếp
 Động cơ:
 Mục đích: trộm tài sản
 Khách quan:
 Hành vi trái luật: hành vi trộm cắp tài sản
 Hậu quả: tài sản của B bị chiếm đoạt
 Mối quan hệ nhân quả: A trộm cắp tài sản của B dẫn đến tài sản của B bị chiếm đoạt
4. Trách nhiệm pháp lý
 Chịu trách nhiệm dân sự => bồi thường thiệt hại
 Chịu trách nhiệm hình sự => đi tù
 Vi phạm pháp luật: hành chính

Diễn biến: Sáng ngày 19/11/2016, Ngô Văn Sơn lái xe Toyota Innova 8 chỗ chở 10 người đi ăn
cưới. Do xe vượt quá lối ra khỏi cao tốc tại nút giao Yên Bình, Sơn đã cho ô tô đi lùi, sát hàng rào bên phải. Cùng
lúc, tài xế Lê Ngọc Hoàng điều khiển xe đầu kéo kéo theo rơ-moóc đi thuận chiều trên cao tốc, tốc độ 60 - 65
km/giờ. Đến gần nút giao, thấy chiếc xe Innova phía trước, cách khoảng 70m đang bật đèn phanh đỏ, tài xế Hoàng
không phanh giảm tốc mà quan sát gương chiếu hậu. Do phía sau có ô tô khác đang vượt lên, Hoàng không thể
chuyển làn. Khi cách xe phía trước của Sơn khoảng 10m, Hoàng đạp phanh xe và đánh lái về phía bên phải đường.
Nhưng do khoảng cách quá gần nên đầu xe của Hoàng đâm vào đuôi xe ô tô do Sơn điều khiển. Hậu quả khiến bốn
người chết tại chỗ, một người tử vong sau hai năm và năm người bị thương. Sau khi vụ TNGT xảy ra, ngày
17/2/2018, tài xế Lê Ngọc Hoàng bị bắt giữ.
I. Phân tích Vi phạm pháp luật
1. TÀI XẾ SƠN
a. Hành vi Vi phạm hình sự: CHỞ QUÁ SỐ NGƯỜI QUY ĐỊNH DẪN ĐẾN CHẾT NGƯỜI (Tội danh:
“Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”)

* Phân tích chi tiết các thành phần Vi phạm pháp luật:
- Khách quan:
+ Tình huống: Sáng ngày 19/11/2016, Ngô Văn Sơn lái xe Toyota Innova nhận thấy xe đi vượt quá
lối ra khỏi cao tốc tại nút giao Yên Bình (thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên), Sơn đã cho ô tô đi lùi trên
cao tốc.
+ Hậu quả:
● Khiến bốn người chết tại chỗ, một người tử vong sau hai năm và năm người bị thương.
● Gây ùn tắc giao thông trên tuyến đường cao tốc trong một khoảng thời gian.
- Chủ thể:
+ Tài xế: Ngô Văn Sơn
+ Tại thời điểm vi phạm pháp luật, tài xế Sơn có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi, đủ
tuổi chịu trách nhiệm hình sự. (Theo đó, người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ
quy định tại Điều 60, Điều 58 của Luật giao thông đường bộ và có giấy phép lái xe phù hợp với loại
xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp)
+ Khi vi phạm pháp luật, tài xế có đầy đủ giấy phép lái xe theo quy định.
- Chủ quan:
+ Hành vi trên là cố ý gián tiếp vì tài xế Sơn biết hành vi là trái pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng
tuy không mong muốn song có ý thức để mặc hậu quả xảy ra.
+ Động cơ: Vụ lợi để cắt giảm số tiền chi phí đi lại trục lợi cho hành vi cá nhân của mình.
+ Mục đích: Tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, mong muốn đạt tiện ích cao nhất.
- Khách thể:
+ Hành vi của Sơn xâm phạm đến tài sản, sức khỏe, tính mạng của các nạn nhân.
+ Xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ.

b. Hành vi Vi phạm hình sự: VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ NỒNG ĐỘ CỒN KHI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG
TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA TÀI XẾ SƠN (Tội danh: “Vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ”)
* Phân tích chi tiết các thành phần Vi phạm pháp luật:
- Khách quan:
+ Tình huống: Sáng ngày 19/11/2016, Ngô Văn Sơn lái xe Toyota Innova trong tình trạng có nồng độ
cồn 0,192mg/lít khí thở chạy trên tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.
+ Hậu quả:
● Khiến bốn người chết tại chỗ, một người tử vong sau hai năm và năm người bị thương.
● Nguy cơ tai nạn tăng cao.
● Ảnh hưởng đến khả năng lái xe an toàn.
- Chủ thể:
+ Tài xế: Ngô Văn Sơn.
+ Tại thời điểm vi phạm pháp luật, tài xế Sơn có đầy đủ năng lực chủ thể: Có năng lực pháp luật, đầy
đủ năng lực hành vi. (Theo đó, người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định
tại Điều 60, Điều 58 của Luật giao thông đường bộ và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe
được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp)
+ Có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm pháp lý.
- Chủ quan:
+ Cố ý trực tiếp vì tài xế Sơn biết hành vi sử dụng rượu bia trước khi lái xe là trái pháp luật, gây hậu
quả nghiêm trọng nhưng vẫn thực hiện.
+ Thiếu ý thức về an toàn.
+ Động cơ: Vụ lợi để cắt giảm số tiền chi phí đi lại trục lợi cho hành vi cá nhân của mình.
+ Mục đích: Tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại.
- Khách thể:
+ Hành vi của Sơn xâm phạm đến tài sản, sức khỏe, tính mạng của các nạn nhân.
+ Xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ.

c. Hành vi Vi phạm hình sự: VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ LÙI XE TRÊN ĐƯỜNG CAO TỐC (Tội danh:
“Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”)
* Phân tích chi tiết các thành phần Vi phạm pháp luật:
- Khách quan:
+ Tình huống: Sáng ngày 19/11/2016, Ngô Văn Sơn lái xe Toyota Innova nhận thấy xe đi vượt quá lối
ra khỏi cao tốc tại nút giao Yên Bình (thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên), Sơn đã cho ô tô đi lùi trên cao
tốc.
+ Hậu quả:
● Khiến bốn người chết tại chỗ, một người tử vong sau hai năm và năm người bị thương.
● Chậm Trễ Giao Thông.
- Chủ thể:
+ Tài xế: Ngô Văn Sơn
+ Tại thời điểm vi phạm pháp luật, tài xế Sơn có đầy đủ năng lực chủ thể: Có năng lực pháp luật, đầy
đủ năng lực hành vi. (Theo đó, người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định
tại Điều 60, Điều 58 của Luật giao thông đường bộ và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được
phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp)
+ Có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm pháp lý.
- Chủ quan:
+ Vô ý do quá tự tin: tài xế Sơn nhận thức được hành vi lùi xe trên cao tốc là trái pháp luật nên không
nhận thức được hành vi ấy là hoàn toàn có thể xảy ra tai nạn gây thiệt mạng.
+ Động Cơ : Do xe đi quá lối ra cao tốc nhưng để tiết kiệm thời gian cho quá trình di chuyển, chủ thể
đã có hành vi đi lùi nhằm tiết kiệm khoảng thời gian đi đến nút tiếp theo như đúng quy tắc giao
thông.
+ Mục đích : Tiết kiệm thời gian, chi phí.
- Khách thể:
+ Hành vi của Sơn xâm phạm đến tài sản, sức khỏe, tính mạng của các nạn nhân.
+ Xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ.
d. Trách nhiệm pháp lý: Hành vi dẫn đến mất mát về tính mạng con người nên chủ thể bị truy cứu trách
nhiệm hình sự.
- Trách nhiệm bồi thường dân sự: Bị cáo Ngô Văn Sơn phải bồi thường số tiền 707.261.000đ; trợ cấp cho
ông Trần Thế Khoa 7.000.000đ/tháng kể từ tháng 12/2016 đến khi ông Khoa chết, trợ cấp cho cháu Trần
Thế Đạt 1.000.000 đ/tháng từ tháng 12/2016 đến khi cháu Đạt chết.
- Trách nhiệm hình sự: Hội đồng xét xử áp dụng khoản 3 Điều 202; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46;
Điều 33 Bộ luật Hình sự năm 1999, xử phạt Ngô Văn Sơn 9 năm tù; thời hạn tù tính từ ngày 20/11/2016
e. Cơ sở pháp lý :
- Căn cứ theo khoản 3 Điều 202; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 33 Bộ luật Hình sự năm
1999.Ông Hoàng vi phạm pháp luật gây tai nạn giao thông , làm chết bốn người, bốn bị thương và một
người tử vong sau 2 năm. Đồng thời gây thiệt hại về tài sản cho các nạn nhân trên 500 triệu đồng nên bị kết
án vi phạm hình sự

You might also like