You are on page 1of 26

CHƯƠNG VIII – NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG

XÃ HỘI

I NHÀ NƯỚC

I
CÁCH MẠNG XÃ HỘI
I
I. NHÀ NƯỚC

1. Nguồn gốc

- Thể chế xã hội trong thời kỳ công xã nguyên thủy là thể


chế tự quản của nhân dân. Nhà nước chưa ra đời, xã hội
vẫn còn tồn tại trong vòng trật tự.
- Sự phát triển của LLSX ở giai đoạn cuối của CXNT đưa
đến sự ra đời của chế độ tư hữu và sự phân hóa xã hội
thành hai giai cấp cơ bản có lợi ích đối lập nhau: Giai cấp
chủ nô và giai cấp nô lệ.
Thể chế tự quản trở nên lỗi thời, xã hội cần có một thể
chế quản lý mới, phù hợp với điều kiện phát triển mới.
Cuộc đấu tranh giữa hai giai cấp đối kháng lần đầu tiên
xuất hiện trong lịch sử xã hội.
→ Một cơ quan quyền lực đặc biệt đã ra đời – Nhà nưóc
I. NHÀ NƯỚC

1. Nguồn gốc

- Sự phát triển của LLSX: Chế độ sở hữu chung bị thay


thế bởi chế độ sở hữu tư nhân đối với TLSX, xuất hiện chế
độ người bóc lột người.
- Sự dư thừa tương đối sản phẩm tiêu dùng và giới có thẩm
quyền sử dụng mọi quyền lực chiếm đoạt. Giai cấp xuất
hiện, quan hệ người áp bức người thay thế quan hệ bình
đẳng, hợp tác, tương trợ.
- Sự ra đời của chế độ phụ quyền, người trong một gia
đình được quyền thừa kế chức thủ lĩnh quân sự, giàu có về
của cải, địa vị thống trị được củng cố và mở rộng, trở
thành lực lượng đối lập với nhân dân.
- Cơ quan tổ chức của thị tộc là công cụ của nhân dân, trở
thành cơ quan đối lập, thống trị và áp bức nhân dân.
I. NHÀ NƯỚC

1. Nguồn gốc

→ Nhà nước không phải là cơ quan để điều hòa giai cấp.


Nguyên nhân trực tiếp của sự xuất hiện nhà nước là mâu
thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc, không thể điều hòa đưọc.
Giai cấp bóc lột không thể duy trì địa vị bóc lột, nếu không
dựa vào bộ máy bạo lực mà bộ phận chủ yếu của nó là những
đội vũ trang đặc biệt dùng để trấn áp giai cấp bị bóc lột.
I. NHÀ NƯỚC

2. Bản chất

- Nhà nước là một tất yếu khách quan để làm “dịu” sự


xung đột giai cấp và “khống chế đối kháng giai cấp” trong
vòng “trật tự” của một chế độ kinh tế - xã hội, mà trong
đó, giai cấp này thống trị, bóc lột giai cấp khác.
- Nhà nước là tổ chức chính trị của giai cấp thống trị về
kinh tế nhằm bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản
kháng của các giai cấp khác.
→ Về bản chất, Nhà nước chẳng qua chỉ là một bộ máy của
một giai cấp này dùng để trấn áp một giai cấp khác.
- Nhà nước là công cụ chân chính của một giai cấp, bảo vệ
lợi ích cơ bản của giai cấp thống trị, không có và không thể
có nhà nước đứng trên các giai cấp hay nhà nước chung
của nhiều giai cấp.
I. NHÀ NƯỚC

3. Đặc trưng cơ bản

- Nhà nước quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất
định. Quyền lực nhà nước có hiệu lực đối với mọi thành
viên sinh sống trên địa bàn ấy. → Biên giới quốc gia xuất
hiện.
- Nhà nước thiết lập hệ thống các cơ quan quyền lực chuyên
nghiệp (“những đội vũ trang đặc biệt” như quân đội, cảnh
sát, nhà tù,… và những cơ quan hành chính) mang tính
cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội.
- Nhà nước thiết lập hệ thống thuế khóa (quốc trái và các
hình thức bóc lột khác) để nuôi bộ máy nhà nước.
I. NHÀ NƯỚC
4. Chức năng cơ bản
a. Chức năng giai cấp và chức năng xã hội

 Chức năng giai cấp:


- Nhà nước là công cụ chuyên chính của một giai cấp (GC
thống trị), bảo đảm sự thống trị về chính trị của GC cầm
quyền đối với mọi GC và các tầng lớp khác trong XH.
- Nhà nước dùng mọi phương tiện, công cụ để bảo vệ và
phát triển nền tảng kinh tế mà GC cầm quyền đại diện cho
QHSX thống trị trong XH.
- Nhà nước bằng mọi biện pháp xác lập và truyền bá hệ tư
tưởng cùng những quan điểm chính trị của GC cầm quyền.
- Bằng cả bộ máy quyền lực, nhà nước chống lại mọi lực
lượng thù địch để củng cố và tăng cường quyền lực chính
trị của GC cầm quyền.
I. NHÀ NƯỚC
4. Chức năng cơ bản
a. Chức năng giai cấp và chức năng xã hội

 Chức năng xã hội:


- Thông qua hệ thống thiết chế và luật pháp, nhà nước
quản lý xã hội trên mọi lĩnh vực để duy trì sự tồn tại của xã
hội trong một trật tự nhất định.
-Nhà nước chịu trách nhiệm xây dựng CSHT kinh tế - kỹ
thuật và CSHT xã hội - văn hóa, đáp ứng nhu cầu sản xuất
và đời sống của các thành viên trong xã hội.
→ Chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị:
Chức năng giai cấp giữ địa vị chi phối phương hướng và
mức độ thực hiện chức năng XH của nhà nuớc.
Việc thực hiện chức năng XH của GC thống trị là
phương thức, điều kiện để nhà nước đó thực hiện vai trò
thống trị của mình.
I. NHÀ NƯỚC
4. Chức năng cơ bản

a. Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại

 Chức năng đối nội: Duy trì trật tự kinh tế - xã hội, an ninh
- chính trị và những trật tự khác hiện có trong xã hội phù
hợp với lợi ích của GC cầm quyền và pháp luật.
 Chức năng đối ngoại: Bảo vệ lãnh thổ đất nước, chủ quyền
quốc gia và duy trì quan hệ với các quốc gia khác vì lợi ích
của giai cấp thống trị và lợi ích của quốc gia.
I. NHÀ NƯỚC
4. Chức năng cơ bản

a. Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại

→ Chức năng đối nội giữ vai trò chủ yếu, quyết định. Tính
chất của chức năng đối nội quyết định tính chất của chức
năng đối ngoại; chức năng đối ngoại bắt nguồn, kế tục và
phát triển từ chức năng đối nội; đồng thời, nó tác động ảnh
hưởng đến chức năng đối nội.
Nhà nước ra đời và tồn tại do cơ cấu GC bên trong của
mỗi quốc gia quy định; sự thống trị của mỗi GC được thực
hiện trước hết trên địa bàn quốc gia dân tộc.
Lợi ích của giai cấp thống trị chủ yếu là duy trì địa vị cai
trị nhân dân trong nước.
I. NHÀ NƯỚC

5. Các kiểu và hình thức nhà nước

- Kiểu nhà nước là phạm trù dùng để chỉ bộ máy thống trị
đó thuộc về giai cấp nào, tồn tại trên cơ sở kinh tế nào,
tương ứng với hình thái kinh tế xã hội nào.
- Hình thức nhà nước là khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ
chức và phương thức thực hiện quyền lực nhà nước – Hình
thức cầm quyền của giai cấp thống trị, quy định bởi bản
chất giai cấp của nhà nước, bởi tương quan lực lượng giữa
các giai cấp, bởi cơ cấu giai cấp - xã hội, bởi đặc điểm
truyền thống chính trị của mỗi nước,…
I. NHÀ NƯỚC

Nhà nước chủ nô (cổ đại)

- Nhà nước chiếm hữu nô lệ của giai cấp chủ nô.


- Tất cả quyền lực thuộc về giai cấp chủ nô, pháp luật nhà
nước không coi nô lệ là con người.
- Hình thức: Chính thể quân chủ, chính thể cộng hòa, chính
thể quý tộc và chính thể dân chủ.
- Nhà nước cộng hòa dân chủ chủ nô: pháp luật quy định
tất cả mọi người đều tham gia bầu cử, nhưng đó chỉ là
quyền của chủ nô và một phần những người tự do.
- Nhà nước quân chủ chủ nô: mọi quyền hành nằm trong
tay vua – một hoàng đế đại diện cho quyền lực của giai cấp
chủ nô.
I. NHÀ NƯỚC
Nhà nước phong kiến (trung cổ)
- Nhà nước phong kiến của giai cấp địa chủ, quý tộc; chế
độ chiếm hữu ruộng đất; tính chất cát cứ phù hợp tính
chất phân tán kinh tế.
- Tất cả quyền lực thuộc về các chúa phong kiến, còn nông
nô hầu như không có quyền.
- Hình thức: Nhà nước phong kiến phân quyền, nhà nước
phong kiến tập quyền và nhà nước chuyên chế phong kiến.
- Nhà nước phong kiến phân quyền: quyền lực nhà nước
bị chia thành những quyền lực độc lập địa phương phân
tán.
- Nhà nước phong kiến tập quyền: quyền lực của vua được
tăng cường rất mạnh, chưa thủ tiêu hoàn toàn các quyền
lực địa phương độc lập.
- Nhà nước chuyên chế phong kiến: hoàng đế có uy quyền
tuyệt đối, ý chi của nhà vua là pháp luật.
I. NHÀ NƯỚC
Nhà nước tư sản

- Nhà nước tư sản là nền chuyên chính của GCTS đối với
các GC và tầng lớp khác trong XH.
- Các tập đoàn tư bản lớn nắm thực quyền.
- Dân chủ đạt được trong CNTB là đỉnh cao trong sự tiến
hóa của dân chủ, thành quả đấu tranh của GCCN, NDLĐ.
GCTS thu hẹp quyền tự do dân chủ, một nền chuyên
chính công khai dưới hình thức độc tài phát xít.
- Hình thức: Chế độ cộng hòa, chế độ cộng hòa đại nghị,
chế độ tổng thống, chế độ quân chủ lập hiến (khác nhau về
chế độ bầu cử, chế độ một hay hai viện, nhiệm kỳ tổng
thống, sự phân chia quyền lực giữa tổng thống và nội các)
- Nhà nước quân chủ lập hiến: vua là người đứng đầu
quốc gia (danh nghĩa), nghị viện là cơ quan lập pháp và
nội các là cơ quan nắm mọi quyền hành.
I. NHÀ NƯỚC

Nhà nước vô sản

- Nhà nước vô sản là chính quyền của nhân dân lao động,
là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
- Nhà nước vô sản xây dựng và phát triển nền dân chủ
XHCN– một nền dân chủ cao hơn, toàn diện hơn.
- Chức năng trấn áp giai cấp bóc lột, các lực lượng thù
địch, bọn đầu cơ, ăn bám, bọn tham nhũng lưu manh và
các tệ nạn tiêu cực khác.
- Chức năng chủ yếu là tổ chức XD cho được một chế độ
XH với một PTSX mới cao hơn hẳn CNTB về chất.
- Nhà nước tự tiêu vong: GCVS thiết lập nhà nước vô
sản, thực hiện chức năng trấn áp và tổ chức xây dựng,
biến tư liệu sản xuất trở thành sở hữu công cộng, kết
thúc khi CNCS thiết lập một cách đầy đủ
I. NHÀ NƯỚC

Đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN VN

- Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.


- Tồn tại và phát triển dựa trên nền tảng kinh tế - xã hội,
chính trị và văn hóa của mình.
- Thể hiện trình độ, điều kiện thiết yếu để phát triển và
hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa:
- Nguyên tắc thống nhất quyền lực nhà nước, trong đó, có
sự phân công trách nhiệm và phối hợp thực hiện các quyền
lập pháp, hành pháp, tư pháp vì lợi ích của nhân dân.
- Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Mọi cơ quan và công chức nhà nước từ trung ương đến
các địa phương đều phải họat động trong khuôn khổ Hiến
pháp và pháp luật.
II. CÁCH MẠNG XÃ HỘI

1. Phạm trù CMXH

- Nghĩa rộng: CMXH là phạm trù triết học dùng để chỉ sự


biến đổi về chất của toàn bộ xã hội, làm cho xã hội chuyển
từ hình thái kinh tế - xã hội thấp lên một hình thức kinh tế
- xã hội cao và tiến bộ hơn.
- Nghĩa hẹp: CMXH là việc lật đổ một chế độ chính trị đã
lỗi thời, thiết lập một chế độ chính trị tiến bộ hơn.
Việc giành chính quyền trở thành vấn đề cơ bản của
CMXH.
- Tiến hóa xã hội là hình thức phát triển của xã hội được
diễn ra một cách tuần tự, dần dần làm thay đổi chất cục bộ
trong phạm vi một hình thái kinh tế - xã hội.
III. CÁCH MẠNG XÃ HỘI

1. Phạm trù CMXH

- Cải cách xã hội tạo nên sự biến đổi về chất nhất định của
từng yếu tố, bộ phận riêng lẻ trong khuôn khổ của chế độ
đang tồn tại.
- Chủ nghĩa cải lương là phong trào chính trị phản động,
định hướng phong trào công nhân đi vào những cải cách
riêng lẻ, vụn vặt trong khuôn khổ của chế độ TBCN, đi đến
thủ tiêu đấu tranh giai cấp và CMXH.
- Đảo chính là cuộc lật đổ chính quyền nhà nước bằng
những thủ đoạn, được thực hiện bởi một cá nhân hay một
nhóm người để xác lập chế độ vẫn trong khuôn khổ XH đó.
III. CÁCH MẠNG XÃ HỘI

1. Phạm trù CMXH

- Nguyên nhân sâu xa của CMXH là mâu thuẫn giữa LLSX


tiến bộ với QHSX lỗi thời đã trở thành “xiềng xích” của
LLSX.
Giai cấp thống trị luôn dùng mọi công cụ để bảo vệ QHSX
lỗi thời, đàn áp cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp bị bóc
lột.
Để thay thế QHSX lỗi thời bằng QHSX tiến bộ hơn, làm
cho nó trở thành QHSX thống trị, giai cấp cách mạng
giành lấy chính quyền nhà nước.
 CMXH là đỉnh cao của đấu tranh giai cấp, việc giành
chính quyền trở thành vấn đề cơ bản của mọi cuộc CMXH.
III. CÁCH MẠNG XÃ HỘI

1. Phạm trù CMXH

- Tính chất của cuộc CMXH (CMDCTS) do nhiệm vụ và


mục tiêu của cuộc cách mạng quy định.
Cuộc cách mạng đó có nhiệm vụ giải quyết mâu thuẫn
kinh tế (mâu thuẫn giữa LLSX đang phát triển với QHSX
phong kiến lỗi thời), mâu thuẫn xã hội (giữa GCTS, nông
dân, vô sản với giai cấp địa chủ phong kiến), đi tới mục
tiêu (việc thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa).
Tính chất, nhiệm vụ và mục tiêu của cuộc cách mạng quy
định những thành phần của lực lượng cách mạng (GCTS,
GCND, GCVS, các tầng lớp lao động khác) và lực lượng xã
hội lãnh đạo cuộc cách mạng (GCTS).
III. CÁCH MẠNG XÃ HỘI

2. Biện chứng của điều kiện khách quan và nhân


tố chủ quan trong cách mạng xã hội

- Điều kiện khách quan:


Sự phát triển chín muồi của mâu thuẫn giữa LLSX và
QHSX, bộc lộ trong cuộc đấu tranh giữa giai cấp tiến bộ,
cách mạng với giai cấp lỗi thời, phản động.
Sự phát triển chín muồi của cuộc đấu tranh giai cấp của
giai cấp tiến bộ, cách mạng chống giai cấp lỗi thời, phản
động, làm cho việc giành chính quyền trở thành nhiệm vụ
cách mạng trực tiếp.
III. CÁCH MẠNG XÃ HỘI

2. Biện chứng của điều kiện khách quan và nhân


tố chủ quan trong cách mạng xã hội

- Điều kiện khách quan:


Sự tác động của hai yếu tố trên dẫn đến sự xuất hiện của
tình thế cách mạng.
Tình thế cách mạng là tổng hợp sự chín muồi của mâu
thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, sự phát
triển chín muồi đến đỉnh cao của đấu tranh giai cấp đưa xã
hội đến tình trạng khủng hoảng trầm trọng, làm đảo lộn sâu
sắc chế độ kinh tế - chính trị, khiến cho việc thay thế chính
quyền nhà nước đương thời bằng chính quyền nhà nước tiến
bộ hơn trở thành một thực tế khách quan không thể đảo
ngược.
III. CÁCH MẠNG XÃ HỘI

2. Biện chứng của điều kiện khách quan và nhân


tố chủ quan trong cách mạng xã hội

- Nhân tố chủ quan:


Đường lối và phương pháp cách mạng đúng, có thể huy
động được tối đa lực lượng cách mạng.
Trình độ cao về tính tự giác, tính tổ chức và kỷ luật của
giai cấp cách mạng.
Niềm tin vào sự tất thắng của cách mạng cùng ý chí, quyết
tâm thực hiện hành động cách mạng một cách kiên quyết
và mạnh mẽ nhất để giành chính quyền của lực lượng cách
mạng.
Năng lực phát hiện, nắm bắt và sử dụng linh hoạt thời cơ
cách mạng để giành chính quyền.
III. CÁCH MẠNG XÃ HỘI

2. Biện chứng của điều kiện khách quan và nhân


tố chủ quan trong cách mạng xã hội

 Việc phát huy vai trò tích cực của nhân tố chủ quan trong
việc tác động thúc đẩy sự phát triển của điều kiện khách quan,
nhất là trong việc phát hiện và nắm bắt thời cơ cách mạng để
phát động khởi nghĩa giành chính quyền là vấn đề hệ trọng có
ý nghĩa sống còn của cách mạng.
III. CÁCH MẠNG XÃ HỘI

3. Hình thức và phương pháp cách mạng

- GC thống trị không tự nguyện từ bỏ địa vị thống trị của


mình, dùng quyền lực nhà nước cùng với hệ thống bạo lực
để đàn áp cách mạng  Bạo lực cách mạng là phương
pháp tất yếu, cần thiết của các cuộc CMXH.
- Bạo lực cách mạng là công cụ, phương tiện, không phải
mục đích của CM; là điều kiện, không phải nguyên nhân
làm nảy sinh ra XH mới  Không phủ nhận khả năng tiến
lên CNXH bằng phương pháp hòa bình.
- Bạo lực cách mạng là sức mạnh tổng hợp của PTCM của
quần chúng dưới sự hướng dẫn của đường lối chính trị tiên
tiến, đập tan chế độ chính trị lỗi thời, phản động  Sự kết
hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang tạo
thành sức mạnh tổng hợp của cuộc CM.
III. CÁCH MẠNG XÃ HỘI

3. Hình thức và phương pháp cách mạng

- GC thống trị không tự nguyện từ bỏ địa vị thống trị của


mình, dùng quyền lực nhà nước cùng với hệ thống bạo lực
để đàn áp cách mạng  Bạo lực cách mạng là phương
pháp tất yếu, cần thiết của các cuộc CMXH.
- Bạo lực cách mạng là công cụ, phương tiện, không phải
mục đích của CM; là điều kiện, không phải nguyên nhân
làm nảy sinh ra XH mới  Không phủ nhận khả năng tiến
lên CNXH bằng phương pháp hòa bình.
- Bạo lực cách mạng là sức mạnh tổng hợp của PTCM của
quần chúng dưới sự hướng dẫn của đường lối chính trị tiên
tiến, đập tan chế độ chính trị lỗi thời, phản động  Sự kết
hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang tạo
thành sức mạnh tổng hợp của cuộc CM.

You might also like