You are on page 1of 5

Những dấu hiệu cơ bản của nhà nước:

Thứ nhất, nhà nước phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ.
+ Khác với tổ chức thị tộc, bộ lạc được hình thành trên cơ sở quan hệ huyết thống,
còn nhà nước được hình thành trên cơ sở phân chia dân cư theo lãnh thổ mà họ cư trú.
+ Quyền lực của nhà nước có hiệu lực với mọi thành viên trên lãnh thổ không phân
biệt huyết thống.
+ Xuất hiện mối quan hệ giữa từng người trong cộng đồng với nhà nước thông qua
chế độ quốc tịch (chế định quy định mối quan hệ giữa nhà nước với công dân).
+ Mỗi nhà nước được xác định bằng một biên giới quốc gia nhất định.
Thứ hai, nhà nước thiết lập quyền lực công.
Nhà nước là tổ chức công quyền, quyền lực này mang tính chính trị, giai cấp, được
thực hiện bởi bộ máy cai trị, quân đội, tòa án, cảnh sát,... Như vậy, để thực hiện quyền
lực, để quản lý xã hội, nhà nước có một đội ngũ cán bộ công chức chuyên làm nhiệm vụ
quản lý. Họ được tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước và hình thành một bộ máy thống
trị có sức mạnh cưỡng chế để duy trì địa vị của giai cấp thống trị, bắt các giai cấp, tầng
lớp khác phải phục tùng theo ý chí của mình.
Thứ ba, nhà nước có chủ quyền quốc gia.
Nhà nước là một tổ chức quyền lực có chủ quyền. Chủ quyền quốc gia mang nội
dung chính trị - pháp lý, thể hiện quyền tự quyết của nhà nước về mọi chính sách đối nội
và đối ngoại, không phụ thuộc vào bất kỳ một yếu tố bên ngoài nào.
Thứ tư, nhà nước ban hành pháp luật, buộc mọi thành viên xã hội phải thực hiện.
Trong xã hội có nhà nước, chỉ có nhà nước mới có quyền đại diện cho tất cả các
thành viên trong xã hội ban hành pháp luật và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng
chế. Pháp luật là công cụ để nhà nước thông qua đó thực hiện việc quản lý xã hội. Tất cả
các quy định của nhà nước đối với mọi công dân được thể hiện trong pháp luật do nhà
nước ban hành. Nhà nước và pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại và phụ
thuộc lẫn nhau; nhà nước không thể thực hiện được vai trò là người quản lý xã hội nếu
không có pháp luật, ngược lại pháp luật phải thông qua nhà nước để ra đời.
Thứ năm, nhà nước quy định và tiến hành thu các loại thuế.
Trong xã hội có nhà nước, để nuôi dưỡng bộ máy nhà nước và tiến hành các hoạt
động quản lý đất nước, nhà nước quy định và tiến hành thu các loại thuế bắt buộc đối với
các dân cư của mình. Đây là quyền năng mà chỉ có nhà nước mới có.
Từ những phân tích ở trên về nguồn gốc, bản chất và những dấu hiệu của nhà nước,
có thể đi đến một định nghĩa chung về nhà nước như sau: Nhà nước là một tổ chức đặc
biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện
chức năng quản lý xã hội nhằm thể hiện và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị
trong xã hội có giai cấp đối kháng (của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới
sự lãnh đạo của Đảng cộng sản trong xã hội xã hội chủ nghĩa).

Kiểu nhà nước:


Kiểu nhà nước
+là khái niệm dùng để chỉ bộ máy thống trị đó thuộc về giai cấp nào, tồn tại
trên cơ sở chế độ kinh tế nào, tương ứng với hình thái kinh tế-xã hội nào.
+là tổng thể các đặc trưng cơ bản của nhà nước để phân biệt nhà nước này vs nhà
nước khác
-> Những đặc trưng cơ bản còn thể hiện bản chất gia cấp/ vai trò xh / những điều
kiện phát triển của nhà nước trong 1 hình thái kte – xh nhất định
Các kiểu nhà nước trong lịch sử gồm có 4 kiểu NN :
+ Nhà nước chủ nô
+ Nhà nước Phong kiến
+ Nhà nước tư sản
+ Nhà nước Xã hội Chủ Nghĩa
@ Mỗi kiểu nhà nước sẽ tương ứng vs 1 hình thái kinh tế - xh nhất định :
1. Nhà nước chủ nô ( Mac lenin nói đây là nhà nước độc ác nhất )
Về mặt cơ sở kinh tế :
. Quan hệ sản xuất : chiếm hữu nô lệ
. Chế độ sở hữu đặc trưng : bởi chế độ chiếm hữu tư nhân của chủ nô đối với toàn
bộ tư liệu sản xuất và quan trọng nhất là Nô lệ -> nắm trong tay nhiều nô lệ vì sẽ
đc coi là những ng giàu có
+ Chủ nô là người sở hữu toàn bộ đất đai, tư liệu sản xuất cộng với cả
người sản xuất là nô lệ. Do vậy, chủ nô có toàn quyền bóc lột nô lệ, nô lệ
phải hoàn toàn phục tùng chủ nô => Nô lệ lúc bấy giờ ko đc coi là con người mà
chỉ là “ công cụ biết nói “ , là “ tài sản nằm trong tay của chủ nô mà thôi
Về mặt cơ sở xh :
. Các giai cấp : chủ nô – nô lệ ( Bạn thuyết trình : Giai cấp tồn tại xh lúc bấy
giờ giai cấp chính là chủ nô và nô lệ )
. Mối quan hệ giữa các giai cấp :
+ mâu thuẫn sâu sắc
+ Đấu tranh giai cấp thường xuyên xảy ra, nhưng chỉ mang tính tự phát, chưa phải
là đấu tranh giai cấp
2. Nhà nước Phong Kiến :
Về mặt cơ sở kinh tế :
. Quan hệ sản xuất :
- QHSX phong kiến
. Chế độ sỡ hữu đặc trưng :
- đặc trưng bằng chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản chủ yếu là ruộng
đất và sự bóc lột một phần sức lao động của nông dân (chế độ tô, địa tô,
sưu dịch...) về cơ sở xã hội
Về mặt cơ sở xh :
.Các giai cấp :
- hai giai cấp cơ bản là giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân, cùng
nhiều tầng lớp khác nhau nhưng lực lượng sản xuất chính chính là nông
dân (nông dân, tá điền, nông nô) “ BẠN THUYẾT TRÌNH nông dân khác nô lệ ở
chỗ là đc xác định là 1 chủ thể trong quan hệ lúc bấy g và đc xác định là 1 tư cách
khác với nô lệ bởi vì nô lệ trước đây chỉ là 1 tài sản “ và đây là một xã hội có kinh
tế chủ đạo là tự cung tự cấp.
. Mối quan hệ giữa các giai cấp :
+ Mâu thuẫn sâu sắc
+ Đấu tranh giai cấp thường xuyên do ND phải nộp tô cao thuế nặng cho Địa chủ
3. Nhà nước tư sản
Về mặt cơ sở kinh tế :
. Quan hệ sản xuất : QHSX tư bản chủ nghĩa
. Chế độ đặc trưng :sỡ hữu tư nhân của tư sản về tư liệu sản xuất (máy móc , thiếtbị
,..)
Về mặt cơ sở xh :
. Các giai cấp : Tư sản và vô sản
. Mối quan hệ giai cấp :
Vẫn còn mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp nhưng đã bớt gay gắt
4. Nhà nước XHCN :
Về mặt cơ sở kinh tế.
. Quan hệ sản xuất : XHCN
. Chế độ đặc trưng : Công hữu về tư liệu sx
Về mặt cơ sở xh :
. Các giai cấp : ( xóa bỏ giai cấp -> giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao
đông )
. Mối quan hệ giữa các giai cấp :
+ Tồn tại các nhóm xh, các tầng lớp tồn tại trên cơ sở hợp tác và dần dần đi đến
xóa bỏ giai cấp
+ Là NN của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động
KẾT LUẬN CHUNG
=> Các kiểu nhà nước như chủ nô , tư sản hay phong kiến MẶC DÙ
+ có những đặc điểm riêng đều là những kiểu nhà nước bốc lột , áp bức
nhưng nó đc xây dựng trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sx và các
NN đó là công cụ bảo vệ chế độ tư hữu về tư liệu sx duy trì sự thống trị
của giai cấp bốc lột đối vs đông đảo quần chúng trong trường hợp này
Nhma đối vs nhà nước xhcn -> đây là kiểu nhà nước mới có bản chất khác
vs kiểu nhà nước bốc lột
+ nhiệm vụ của NN XHCN đó là thực hiện dân chủ xhcn ( đc quyền làm chủ , có
quyền đc giàu ) và phát huy quyền làm chủ nhân dân thực hiện công bằng xh
@ Sự thay thế nhà nước này bằng kiểu nhà nước khác
+ tiến bộ hơn
+ cũng là quy luật tất yếu và sẽ phù hợp vs sự thay thế hình thái kinh tế xh
NN pk ra đời -> thay thế cho NN chủ nô
NN tư sản -> thay thế cho NN pk
NN xhcn -> thay thế cho NN tư sản
~ NN xhcn là nhà nước tiến bộ nhất ( BỞI VÌ lực lượng lãnh đạo của NN
XHCN đại đa số là quần chúng nhân dân cho nên sự thống trị giai cấp dần
như ko còn đc gọi là sự thống trị nữa -> NN xhcn còn đc gọi là nửa nhà nước “ và
cũng là NN cuối cùng trong lịch sử

You might also like