You are on page 1of 7

CHƯƠNG I.

Lý luận chung về nhà nước

Câu 1: Chứng minh “Nhà nước là một hiện tượng lịch sử”
Khái niệm: Nhà nước, sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp xuất hiện từ khi xã hội
loài người bị phân chia thành những giai cấp đối kháng, là bộ máy do giai cấp nắm
được quyền thống trị về kinh tế, chính trị, xã hội lập nên để điều hành toàn bộ hoạt
động của xã hội trong một nước với mục đích là bảo vệ quyền lợi của giai cấp
thống trị.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin: Nhà nước là một hiện tượng lịch sử
được thể hiện ở hai khía cạnh:
Nhà nước không phải trong xã hội nào cũng có
Nhà nước chỉ ra đời và tồn tại khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định với
2 điều kiện:
Điều kiện về kinh tế: Xuất hiện chế độ sở hữu tư về tư liệu sản xuất và sản phẩm
lao động.
Điều kiện về xã hội: Có giai cấp và tồn tại những mâu thuẫn giai cấp không thể
điều hòa được.
Chứng minh:
Giai đoạn đầu của xã hội cộng sản nguyên thủy:
Điều kiện về kinh tế: Chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao
động.
Điều kiện về xã hội: Thị tộc là tế bào cơ sở của xã hội và được tổ chức theo quan
hệ huyết thống.
🡪 Giai đoạn đầu của xã hội cộng sản nguyên thủy chưa tồn tại điều kiện để nhà
nước ra đời.
Giai đoạn cuối của xã hội cộng sản nguyên thủy:
Chăn nuôi tách ra khỏi trồng trọt → Dẫn đến sự dư thừa của cải đầu tiên trong xã
hội.
Thủ công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp → Quá trình phân hóa xã hội ngày càng
sâu sắc.
Thương nghiệp đã tách ra thành một hoạt động độc lập → Xuất hiện tầng lớp
thương nhân và đồng tiền → Mâu thuẫn giàu - nghèo, nô lệ - chủ nô ngày càng sâu
sắc.
🡪 Nhà nước ra đời một cách khách quan do nhu cầu toàn xã hội để điều hòa mâu
thuẫn giai cấp.
Kết luận: Vậy nhà nước là một hiện tượng lịch sử.
Câu 2: Trình bày đặc điểm của Nhà nước (phải giải thích từng đặc điểm). Phân biệt
Nhà nước – Thị tộc (hoặc với các tổ chức khác)
Khái niệm: Nhà nước, sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp xuất hiện từ khi xã hội
loài người bị phân chia thành những giai cấp đối kháng, là bộ máy do giai cấp nắm
được quyền thống trị về kinh tế, chính trị, xã hội lập nên để điều hành toàn bộ hoạt
động của xã hội trong một nước với mục đích là bảo vệ quyền lợi của giai cấp
thống trị.
Đặc điểm của Nhà nước là:
Nhà nước có lãnh thổ và thực hiện sự quản lý dân cư theo đơn vị hành chính lãnh
thổ:
Nhà nước là một bộ máy tổ chức quyền lực, thực hiện sự quản lý dân cư theo lãnh
thổ quốc gia và trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó.
Nhà nước tổ chức dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ không phụ thuộc vào
huyết thống, nghề nghiệp, giới tính.
Nhà nước thiết lập quyền lực công đặc biệt:
Quyền lực công đặc biệt là quyền lực do giai cấp thống trị thiết lập, phản ánh ý chí,
nguyện vọng của giai cấp đó, được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.
Duy trì đảm bảo quyền lợi của giai cấp thống trị.
Nhà nước có chủ quyền quốc gia: Chủ quyền quốc gia của nhà nước là quyền tối
cao của nhà nước trong hoạt động đối nội và độc lập trong hoạt động đối ngoại.
Chủ quyền quốc gia có tính tối cao thể hiện ở:
Quyền lực nhà nước phổ biến trên toàn bộ lãnh thổ
Quyền lực nhà nước áp dụng đối với mọi đối tượng
Nhà nước ban hành pháp luật để quản lí mọi mặt của đời sống xã hội.
Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra, hoặc thừa nhận
thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và được Nhà nước bảo đảm thực hiện, nhằm
thiết lập duy trì một trật tự xã hội nhất định.
Nhà nước quy định và thu các loại thuế nhằm duy trì hoạt động của bộ máy nhà
nước, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước trong các hoạt động đối nội đối ngoại
Nhà nước
Thị tộc
Nhà nước có lãnh thổ và thực hiện sự quản lý dân cư theo đơn vị theo đơn vị hành
chính lãnh thổ
Thị tộc là tập hợp một số người cùng chung huyết thống và có ràng buộc về kinh tế
(quan hệ sản xuất). Thị tộc có lãnh thổ và quản lí dân cư trên nguyên tắc nội tộc
hôn, huyết thống
Nhà nước thiết lập quyền lực công đặc biệt
Thiết lập quyền lực xã hội
Nhà nước có chủ quyền quốc gia
Không có chủ quyền
Nhà nước ban hành pháp luật để quản lý mọi mặt của đời sống xã hội
Theo điều lệ, nội dung, tập quán, đạo đức, tôn giáo
Nhà nước quy định và thu các loại thuế
Không có thuế

Câu 3: Phân biệt quyền lực xã hội- quyền lực nhà nước
Hoặc: Phân biệt quyền lực có trong xã hội cộng sản nguyên thủy – quyền lực có
trong nhà nước
Hoặc: Phân biệt quyền lực trong xã hội thị tộc – quyền lực trong xã hội có nhà
nước.
Quyền lực xã hội
Quyền lực nhà nước
Khái niệm
Quyền lực xã hội là quyền lực chưa tách ra khỏi xã hội mà vẫn gắn liền với xã hội,
hòa nhập với xã hội. Quyền lực đó do toàn xã hội tổ chức ra và nhằm phục vụ lợi
ích của cả cộng đồng
Là quyền lực do giai cấp thống trị thiết lập, phản ánh ý chí và nguyện vọng của
giai cấp thống trị.
Chủ thể nắm giữ
Các thành viên trong xã hội.
Giai cấp thống trị
Biện pháp thực hiện
Tự giác, tự nguyện
Cưỡng chế nhà nước
Công cụ thực hiện
Tập quán, đạo đức, tôn giáo
Pháp luật
Mục đích
Đảm bảo quyền lợi cho các thành viên trong xã hội
Đảm bảo quyền lợi cho giai cấp thống trị

Câu 4: Nêu bản chất của Nhà nước? (Hoặc: Trình bày tính giai cấp và tính xã hội
của Nhà nước?)
Bản chất của Nhà nước là những yếu tố đặc trưng cốt lõi của Nhà nước được thể
hiện ở hai khía cạnh:
Tính giai cấp
Tại sao:
Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp.
Nhà nước ra đời nhằm bảo vệ và duy trì quyền lợi của giai cấp thống trị.
Sự thể hiện:
Nhà nước là bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay giai cấp thống trị, là công cụ
để giai cấp thống trị duy trì sự thống trị của mình với giai cấp khác trong xã hội.
Nhà nước là công cụ để tổ chức thực hiện quyền lực của giai cấp thống trị.
Tính xã hội
Tại sao:
Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp. Sự tồn tại của giai cấp này là tiền đề
cho sự tồn tại của giai cấp khác và ngược lại.
Nhà nước ra đời xuất phát từ nhu cầu quản lí, ổn định trật tự xã hội, đảm bảo cho
xã hội phát triển.
Sự thể hiện:
Nhà nước không chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị mà còn quan tâm tới lợi
ích của cộng đồng.
Nhà nước phải giải quyết các công việc chung mang tính xã hội như: xây dựng các
công trình phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường, phòng chống các dịch bệnh, …
Câu hỏi thêm: NN có 2 bản chất: gc và xh, đúng hay sai ?
SAI vì bản chất của NN là những yếu tố đặc trưng cốt lõi tạo nên nội dung thực
chất của nhà nước và đc thể hiện ở 2 khía cạnh: gc và xh
Câu 5: Trình bày chức năng của Nhà nước?
Chức năng của Nhà nước là những mặt hoạt động chủ yếu của Nhà nước nhằm
thực hiện những nhiệm vụ đặt ra cho Nhà nước.
Phân loại:
Dựa vào phạm vi hoạt động:
Chức năng đối nội: là những mặt hoạt động chủ yếu của Nhà nước trong nội bộ đất
nước.
Chức năng đối ngoại: là những mặt hoạt động chủ yếu của Nhà nước thể hiện mối
quan hệ giữa Nhà nước đối với các quốc gia dân tộc khác.
Dựa vào nội dung hoạt động: bao gồm: chức năng kinh tế, văn hóa, chức năng bảo
đảm an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, chức năng bảo vệ Tổ quốc, …
Câu hỏi thêm: Trình bày mqh giữa chức năng đối nội và chức năng đối ngoại
Trả lời: Các chức năng đối nội và đối ngoại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Các
chức năng đối ngoại xuất phát và phục vụ cho chức năng đối nội. Thực hiện tốt các
chức năng đối nội sẽ tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt các chức năng đối ngoại
và ngược lại. Kết quả của việc thực hiện các chức năng đối ngoại có tác động mạnh
mẽ tới việc thực hiện các chức năng đối nội.
VD: Phải đảm bảo an ninh quốc phòng, chống giặc ngoại xâm thì mới có thể đảm
bảo an ninh trật tự xã hội…
Câu 6: Trình bày hình thức Nhà nước?
Hình thức Nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực Nhà nước.
🟒 2 góc độ:
Hình thức chính thể:
Hình thức chính thể là cách thức tổ chức, trình tự thành lập các cơ quan cao nhất
trong bộ máy Nhà nước và mối quan hệ giữa các cơ quan đó.
Các loại hình thức chính thể:
Chính thể quân chủ: là hình thức Nhà nước trong đó quyền lực tối cao của Nhà
nước tập trung toàn bộ hay một phần trong tay một cá nhân theo nguyên tắc thừa
kế.
Chính thể quân chủ tuyệt đối: Người đứng đầu nắm mọi quyền lực.
Chính thể quân chủ tương đối: Quyền lực tối cao của Nhà nước tập trung một phần
vào tay người đứng đầu, còn lại trong các cơ quan khác (Nghị viện).
Chính thể cộng hòa: là hính thức Nhà nước trong đó quyền lực tối cao của Nhà
nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định.
Chính thể cộng hòa đại nghị: quyền lực tập trung ở Nghị viện.
Chính thể cộng hòa tổng thống: Tổng thống vừa là người đứng đầu vừa là nguyên
thủ quốc gia.
Chính thể cộng hòa lưỡng tính: vừa có đặc điểm của cộng hòa đại nghị, vừa có đặc
điểm của cộng hòa tổng thống.
Câu hỏi thêm: Phân biệt CTQC với CTCH

Chính thể quân chủ


Chính thể cộng hòa
Kniem
Là cách thức tổ chức, trình tự thành lập các cơ quan cao nhất trong bộ máy Nhà
nước và mối quan hệ giữa các cơ quan đó.
Là hính thức Nhà nước trong đó quyền lực tối cao của Nhà nước thuộc về một cơ
quan được bầu ra trong một thời gian nhất định.
Hình thức trao quyền
Thừa kế (ko thông qua bầu cử)
Được bầu ra (thông qua bầu cử)
Thời gian cầm quyền
Vô hạn (cho đến khi người đứng đầu qua đời thì người đời sau sẽ được thừa hưởng
quyền lực)
Trong một thời gian nhất đinh (VD: VN 5 năm)
Chủ thể nắm giữ quyền lực
Một cá nhân (vua, hoàng đế,…)
Một cơ quan (ví dụ: Quốc hội của Việt Nam) hoặc một số cơ quan (ví dụ: Nghị
viện, Tổng thống và Tòa án tối cao ở Mỹ).

You might also like