You are on page 1of 85

ĐỀ CƯƠNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC

1. Nguồn gốc nhà nước:

Các quan điểm phi Macxit về nguồn gốc Nhà nước

 Thuyết thần học: Nhà nước là do thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung.
 Thuyết gia trưởng: Nhà nước là kết quả phát triển của gia đình, là hình thức tổ chức tự nhiên của
cuộc sống con người.
 Thuyết Khế ước Xã hội: Nhà nước là sản phẩm của một khế ước (hợp đồng) giữa những con người
sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước
 Thuyết bạo lực: Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự sử dụng bạo lực của thị tộc này với thị tộc khác mà
kết quả là thị tộc chiến thắng nghĩ ra một hệ thống cơ quan đặc biệt (nhà nước) để nô dịch kẻ thất
bại….

Học thuyết Mác – Lênin về nguồn gốc Nhà nước (1920s):

Nhà nước không phải là một hiện tượng vĩnh cửu và bất biến  Nhà nước là một phạm trù lịch sử có quá trình
phát sinh, phát triển và tiêu vong

Nhà nước chỉ ra đời khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định và tiêu vong khi những điều kiện khách
quan cho sự tồn tại của nó không còn.

(trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”của F.Ăngghen và tác phẩm
“Nhà nước và cách mạng” của Lênin)

HÌNH THÁI KINH TẾ-XÃ HỘI TRONG LỊCH SỬ XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI

 xã hội Cộng sản nguyên thủy (công xã nguyên thủy): thời kỳ này không có nhà nước
 xã hội Chiếm hữu nô lệ
 xã hội Phong kiến
 xã hội Tư bản
 xã hội Xã hội chủ nghĩa

Nguyên nhân dựa theo học thuyết Mác-Lenin:

Có hai nguyên nhân: Kinh tế, xã hội.

Kinh tế: Nhà nước xuất hiện ở cuối thời kỳ của chế độ Công xã nguyên thủy do sư xuất hiện tư hữu về tài sản.

Xã hội: Xã hội phân hóa thành các giai cấp đối kháng và có đấu tranh giai cấp.

2. Khái niệm về nhà nước:

Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và
thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị.

3. Bản chất của nhà nước:

Có hai bản chất:

1. Tính giai cấp:


 NN xuất hiện trong xã hội có giai cấp, do giai cấp thống trị thành lập, vận hành
 NN là công cụ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị
2. Tính xã hội:
 NN bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội, thực hiện công việc chung của cộng đồng

1
 Đại diện chính thức cho xã hội

Những đặc trưng của nhà nước:

a) Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt có bộ máy quản lý xã hội và bộ máy
cưỡng chế:

Quyền lực Nhà nước bao trùm toàn xã hội

Nhà nước có bộ máy hành chính làm nhiệm vụ quản lý xã hội

Nhà nước có bộ máy cưỡng chế (công an, nhà tù, quân đội)

b) Nhà nước có lãnh thổ, phân chia và quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ :

Nhà nước phân chia lãnh thổ và quản lý dân cư không phụ thuộc vào chính kiến, nghề nghiệp, dân tộc.

Thiết lập trên mỗi vùng lãnh thổ các cơ quan quản lý hành chính, được gọi là các đơn vị hành chính lãnh thổ:
Thành phố, tỉnh – Quận, huyện – Xã, phường

c) Nhà nước có chủ quyền Quốc gia:

Chủ quyền: Là quyền tối cao của Nhà nước về đối nội trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và các quan hệ đối
ngoại.

Chỉ có Nhà nước mới có quyền nhân danh quốc gia, dân tộc trong quan hệ đối ngoại.

d) Nhà nước ban hành Pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật:

Chỉ có nhà nước mới có thẩm quyền ban hành Pháp luật

Nhà nước ban hành pháp luật để quản lý xã hội

Nhà nước có hệ thống các cơ quan để tổ chức thực hiện pháp luật và bảo đảm cho pháp luật được thực hiện

e) Nhà nước ban hành các loại thuế và thực hiện việc thu thuế dưới hình thức bắt buộc:

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước

Nhà nước sử dụng ngân sách để duy trì sự hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước và đầu tư vào cơ
sở hạ tầng, các công trình phúc lợi….

Nhà nước quy định các loại thuế và thu thuế bắt buộc đối với các công dân

4. Chức năng của nhà nước:

Khái niệm: Chức năng của Nhà nước là những phương diện hoạt động chủ yếu của Nhà nước nhằm thực hiện
những nhiệm vụ đặc biệt trước nhà nước.

a) Chức năng Nhà nước bao gồm:

Chức năng đối nội: Là những mặt hoạt động cơ bản của Nhà nước trong nội bộ đất nước để quản lý
các lĩnh vực của đời sống xã hội

 Tổ chức và quản lý kinh tế


 Tổ chức và quản lý Văn hóa – Xã hội
 Bảo đảm ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội

Chức năng đối ngoại: Là những mặt hoạt động của Nhà nước trong mối quan hệ với các quốc gia,
các dân tộc trên thế giới về các mặt khác nhau của đời sống xã hội

2
 Bảo vệ tổ quốc
 Hợp tác quốc tế
 Hợp tác về Kinh tế - thương mại
 Hợp tác về Văn hóa – giáo dục
 Hợp tác Chính trị - quân sự
b) Mối quan hệ giữa đối nội và đối ngoại:

Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại có quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ, tác động lẫn nhau, trong đó chức năng
đối nội giữ vai trò chủ đạo, quyết định đối với chức năng đối ngoại.

Việc thực hiện chức năng đối ngoại xuất phát từ nhu cầu, mục đích của chức năng đối nội và nhằm phục vụ
chức năng đối nội.

c) Vị trí và vai trò của nhà nước:

Vị trí: Trung tâm trong xã hội và hệ thống chính trị

Vai trò: Chủ đạo, tập trung quyền lực nhà nước, quyết định với các hiện tượng khác thuộc kiến trúc thượng
tầng.

5. Hình thức của nhà nước:


a) Khái niệm: Là cách thức tổ chức quyền lực Nhà nước và các phương thức thực hiện quyền lực Nhà
nước

Hình thức Nhà nước thể hiện 3 mặt:

Hình thức Chính thể

Hình thức cấu trúc Nhà nước

Chế độ chính trị

b) Hình thức chính thể:

Là cách thức tổ chức các cơ quan quyền lực tối cao, cơ cấu, trình tự thành lập, mối quan hệ giữa chúng với
nhau và mức độ tham gia của nhân dân vào việc thành lập các cơ quan nhà nước đó

Có hai dạng chính thể:

A. Chính thể quân chủ: Quyền lực tối cao của Nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần trong tay người
đứng đầu Nhà nước và được chuyển giao theo nguyên tắc cha truyền con nối.
 Quân chủ chuyên chế (tuyệt đối): Người đứng đầu nhà nước có quyền lực vô hạn
 Quân chủ hạn chế: Người đứng đầu Nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực tối cao và bên cạnh đó
còn có một cơ quan quyền lực khác nữa. Hiện nay, các nhà nước hiện đại chỉ còn hình thức chính thể
quân chủ hạn chế (hay còn gọi là quân chủ lập hiến)
 Quân chủ nhị nguyên: Vua không nắm quyền lập pháp và tư pháp nhưng Vua vẫn nắm quyền hành
pháp.
 Quân chủ đại nghị: Vua không còn các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
B. Chính thể cộng hòa: Quyền lực tối cao của Nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một
thời gian xác định

Chính thể cộng hòa gồm hai loại:

A. Cộng hòa dân chủ: Quyền tham gia bầu cử để thành lập ra cơ quan đại diện (quyền lực) Nhà nước được
quy định về mặt hình thức pháp lý, mọi tầng lớp nhân dân lao động đều được tham gia.

 Cộng hòa Tổng thống

3
 Cộng hòa Đại nghị

 Cộng hòa Hỗn hợp

 Cộng hòa XHCN

B. Cộng hòa quý tộc: Quyền bầu cử chỉ dành cho tầng lớp quý tộc
c) Hình thức cấu trúc: Hình thức cấu trúc Nhà nước là sự tổ chức Nhà nước thành các đơn vị hành chính -
lãnh thổ và tính chất quan hệ giữa các bộ phận cấu thành Nhà nước với nhau, giữa các cơ quan Nhà nước
ở trung ương với các cơ quan Nhà nước ở địa phương

Hình thức cấu trúc bao gồm: Nhà nước Đơn nhất và Nhà nước Liên bang.

Nhà nước đơn nhất Nhà nước Liên Bang


 Có chủ quyền duy nhất  Vừa có chủ quyền nhà nước liên bang, vừa
có chủ quyền mỗi bang thành viên
 Công dân có một quốc tịch duy nhất  Công dân có hai quốc tịch
 Có một hệ thống cơ quan nhà nước thống  Có hai hệ thống cơ quan quyền lực, cơ quan
nhất, đồng bộ nhà nước liên bang, và cơ quan quyền lực
bang
 Có một hệ thống pháp luật thống nhất  Có hai hệ thống pháp luật

d) Chế độ chính trị: là tổng thể các phương pháp, thủ đoạn mà các cơ quan quyền lực nhà nước sử dụng để thực
hiện quyền lực nhà nước.

* Hai phương pháp thực hiện quản lý nhà nước chủ yếu:

- Phương pháp dân chủ;

- Phương pháp phản dân chủ.

6. Kiểu nhà nước: là tổng thể những đặc điểm cơ bản của nhà nước thể hiện bản chất giai cấp, vai trò xã hội, những
điều kiện phát sinh, tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế-xã hội có giai cấp nhất định.
 Nhà nước Chủ nô
 Nhà nước Phong kiến
 Nhà nước Tư sản
 Nhà nước Xã hội chủ nghĩa
 Hình thái Công Xã nguyên thủy không có kiểu nhà nước.
7. Bộ máy nhà nước:

4
Khái niệm: Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương được tổ chức và hoạt
động theo những nguyên tắc chung thống nhất nhằm thực hiện những nhiệm vụ và chức năng của nhà nước, vì lợi
ích của giai cấp thống trị.

Bộ máy nhà nước thường có ba bộ phận lớn hợp thành để tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước dưới dạng quyền
lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Thường Nhà nước có các cơ quan sau:

- Nguyên thủ quốc gia: Vua, Tổng thống, Chủ tịch nước.

- Nghị viện: Quốc hội, Thượng nghị viện, Hạ nghị viện…

- Chính phủ,

- Các cơ quan tư pháp: hệ thống tòa án (tư pháp, hành chính, tòa án hiến pháp…)

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT

1. Nguồn gốc về pháp luật:

Pháp luật là kết quả tất yếu khách quan của quá trình vận động lịch sử với những nguyên nhân cụ thể. Những
nguyên nhân này bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội của con người. Pháp luật chỉ xuất hiện khi cơ sở kinh tế - xã
hội đạt đến trình độ nhất định. Đó là:

+ Về cơ sở kinh tế: Khi có sự chuyển biến từ nền kinh tế tự nhiên nguyên thủy sang nền kinh tế mang tính sản xuất,
xã hội và trao đổi.

+ Về cơ sở xã hội: Khi xuất hiện sự phân chia xã hội thành những cực đối lập không điều hòa (tức là các giai cấp
đối kháng).

Khái niệm: hệ thống quy tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận,
được Nhà nước đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và nhu cầu tồn tại của xã hội nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự, ổn định cho sự phát triển của xã hội.

2. Bản chất, đặc trưng của pháp luật:

Có hai bản chất:

Tính giai cấp:

PL thể hiện ý chí của giai cấp thống trị

Mục đích của PL

Tính xã hội:

bảo vệ lợi ích của xã hội

PL được xây dựng trên nền tảng VH và truyền thống dân tộc

PL là kết quả kế thừa tiếp nhận tinh hoa nhân loại

Thuộc tính của pháp luật: là những tính chất dấu hiệu đặc trung của pháp luật

Có ba tính đặc trưng:

5
Tính Quy phạm phổ biến và bắt buộc chung:

 Tính quy phạm:

Pháp luật tạo khuôn mẫu, chuẩn mực, giới hạn cho hành vi xử sự của con người trong xã hội trong khuôn
khổ định trước

 Tính phổ biến

Pháp luật điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội, tác động đến mọi cá nhân, tổ chức; áp dụng chung cho
hành vi xử sự của con người trong các trường hợp cụ thể.

 Bắt buộc chung: Mọi người đều phải tuân thủ pháp luật.

Tính chặt chẽ về hình thức:

Ngôn ngữ pháp luật phải rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, có khả năng áp dụng trực tiếp

- Pháp luật phải được thể hiện dưới loại như: Tập quán pháp, Tiền lệ pháp, Văn bản quy phạm pháp luật.

- Văn bản quy phạm pháp luật có các dạng với tên gọi: Hiến pháp, Bộ luật, Luật…

Tính cưỡng chế (tính quyền lực Nhà nước):

 Pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, mang tính bắt buộc.

 Được Nhà nước tổ chức thực hiện pháp luật bằng những biện pháp hiệu quả nhất.

 Nhà nước có bộ máy cưỡng chế bảo vệ pháp luật.

 Tính quyền lực chỉ có ở pháp luật, không thể có ở các loại quy tắc xử sự khác.

3. Kiểu pháp luật: là tổng thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản, đặc thù của Pháp luật, thể hiện bản chất
giai cấp, những điều kiện tồn tại và phát triển của Pháp luật trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định

Hình thức Pháp luật: là cách thức chứa đựng hoặc thể hiện nội dung của Pháp luật

Hình thức pháp luật bao gồm hình thức bên trong và hình thức bên ngoài

+ Hình thức bên trong của pháp luật là cơ cấu bên trong của pháp luật bao gồm các quy tắc xử sự, là mối liên hệ, sự
liên kết giữa các yếu tố cấu thành pháp luật.

Tập quán pháp: Là hình thức Nhà nước thừa nhận một số tập quán đã lưu truyền trong xã hội, phù hợp với lợi
ích của giai cấp thống trị và nâng chúng lên thành luật

Tiền lệ pháp (Án lệ): Là hình thức Nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan hành chính hoặc cơ quan xét
xử, đã có hiệu lực pháp luật và áp dụng nó để giải quyết các vụ việc tương tự

4. Văn bản quy phạm pháp luật: là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm
quyền, hình thức, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy
định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

HỆ THỐNG BAN HÀNH CÁC LOẠI VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT:

1. Hiến pháp – do Quốc hội ban hành.

2. Bộ luật, Luật (sau đây gọi chung là luật) - do Quốc hội ban hành

3. Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành

6
4. Lệnh của Chủ tịch nước.

5. Nghị định của Chính phủ;

6. Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, HĐND
cấp tỉnh/huyện/xã

7. Nghị quyết liên tịch giữa UBTVQH với Đoàn Chủ tịch UBTWMTTQVN; giữa Chính phủ với Đoàn
Chủ tịch UBTWMTTQVN.

8. Quyết định của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, UBND cấp tỉnh/huyện/xã, Tổng Kiểm toán
nhà nước

9. Thông tư của Chánh án TAND tối cao; Viện trưởng VKSND tối cao; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ;

10. Thông tư liên tịch giữa Chánh án TAND tối cao với Viện trưởng VKSND tối cao; giữa Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao.

11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

+ Hình thức bên ngoài của pháp luật là dáng vẻ bề ngoài, là dạng (phương thức) tồn tại của pháp luật.

Quy trình xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật của Quốc hội bao gồm các giai đoạn:

1. xây dựng và thông qua chương trình xây dựng văn bản pháp luật,

2. giai đoạn soạn thảo,

3. giai đoạn thẩm tra của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban,

4. giai đoạn xem xét tại Uỷ ban thường vụ Quốc hội,

5. giai đoạn thảo luận tại các kỳ họp của Quốc hội và

6. giai đoạn thông qua tại Quốc hội.

Quy phạm pháp luật:

Là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức,
cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy
định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện

QPPL là những tế bào để hình thành nên hệ thống PL của 1 nhà nước

Đặc điểm của QPPL:

1. Thể hiện ý chí Nhà nước

2. Có tính lặp đi lặp lại và bắt buộc chung

3. Được xác định chặt chẽ về hình thức

4. Được Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện

5. Chỉ ra các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ mà nó điều chỉnh

6. Nội dung QPPL thường được thể hiện dưới dạng cho phép hoặc bắt buộc.

7. Có tính hệ thống.

7
Cấu trúc của QPPL: Giả định, chế tài và quy định.

Giả định: là một bộ phận của QPPL nêu lên những điều kiện, hoàn cảnh (thời gian, địa điểm, không gian…) có thể
xảy ra trong thực tế cuộc sống mà cá nhân hay tổ chức khi ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác
động của QPPL

Giả đinh có hai loại:

 Giả định giản đơn: Nêu lên một hoàn cảnh, điều kiện
VD: Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình.

Người nào xúi giục làm người khác tự sát hoặc giúp người khác tự sát thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

 Giả định phức tạp: Nêu lên nhiều điều kiện, hoàn cảnh và giữa chúng có mối liên hệ với nhau.
VD: Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc
mình làm người đó tự sát thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. (Tội bức tử)

Quy định: bộ phận của QPPL, trong đó nêu lên cách xử sự mà chủ thể ở vào hoàn cảnh, điều kiện… đã nêu trong
bộ phận giả định được phép hoặc buộc phải thực hiện.

Bộ phận quy định chứa đựng mệnh lệnh của Nhà nước: Chủ thể bị cấm làm gì, phải làm gì, được làm gì, làm như
thế nào?

Phân loại quy định:

Quy định dứt khoát: Là quy định chỉ nêu lên một cách xử sự và các chủ thể buộc phải tuân theo.

VD: Chứng cứ đã được giao nộp tại Tòa án thì việc bảo quản chứng cứ đó do Tòa án chịu trách nhiệm.

Quy định không dứt khoát: là nêu ra 2 hoặc nhiều cách xử sự và cho phép chủ thể có thể lựa chọn:

VD: Việc kết hôn phải do Ủy ban nhân dân cơ sở nơi thường trú của bên nam hoặc bên nữ công nhận.

Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào

Chế tài: là một bộ phận của QPPL, nêu lên biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến áp dụng đối với cá nhân hay
tổ chức không thực hiện đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu trong bộ phận quy định của QPPL

Trả lời cho câu hỏi: Chủ thể sẽ phải gánh chịu hậu quả gì khi không thực hiện đúng cách xử sự nêu trong phần quy
định của QPPL.

Phân loại chế tài:

Căn cứ vào lĩnh vực tác động -> có 4 loại cơ bản:

+ Chế tài hình sự;

+ Chế tài hành chính;

+ Chế tài dân sự;

+ Chế tài kỷ luật.

Chế tài cố định: là chế tài trong đó nêu chính xác cụ thể biện pháp tác động sẽ áp dụng đối với chủ thể vi phạm
pháp luật (*)

Chế tài không cố định: nêu lên nhiều biện pháp chế tài or một biện pháp chế tài nhưng nhiều mức để chủ thể áp
dụng pháp luật có thể lựa chọn.

Cách thức thể hiện QPPL:

8
 Một QPPL có thể trình bày trong 1 điều luật

 Trong 1 điều luật có thể có nhiều QPPL

 Trật tự các bộ phận của QPPL có thể bị đảo lộn.

 Không nhất thiết phải có đủ 3 bộ phận trong 1 QPPL

 Có nhiều giả định nhưng chỉ có một quy định hoặc 1 chế tài.

Phân loại QPPL:

Căn cứ vào nội dung QPPL:

QPPL định nghĩa: Là QP có nội dung giải thích, xác định một vấn đề nào hay hoạt đó hay nêu lên một khái niệm
pháp lý.

QPPL điều chỉnh: là QP có nội dung trực tiếp điều chỉnh hành vi của con người hay hoạt động của các tổ chức.

QPPL bảo vệ: là QP có nội dung xác định các biện pháp cưỡng chế nhà nước liên quan đến trách nhiệm pháp lý.

Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh

- QPPL hình sự

- QPPL dân sự

- QPPL hành chính

- QPPL kinh doanh…

Căn cứ vào hình thức mệnh lệnh nêu trong QPPL:

QPPL dứt khoát: là QPPL chỉ quy định một cách xử sự rõ ràng dứt khoát.

Vd: Hình thức hợp đồng dân sự phải bằng văn bản.

QPPL không dứt khoát: là QP mà trong đó phần quy định của QPPL nêu lên hai hay nhiều cách thức xử sự khác
nhau cho phép các chủ thể lựa chọn.

5. Quan hệ pháp luật: là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh trong đó các bên tham
gia có những quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định và được đảm bảo bởi nhà nước

Dặc điểm của quan hệ pháp luật:

 Là các quan hệ xã hội xuất hiện trên cơ sở các quy phạm pháp luật

 Mang tính ý chí nhà nước

 Các bên tham gia quan hệ đó có quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định

 QHPL được Nhà nước đảm bảo thực hiện

 Có tính xác định cụ thể: Chủ thể, khách thể, nội dung

Phân loại quy phạm pháp luật:

Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia:

- QHPL đơn giản

- QHPL phức tạp

9
* Căn cứ vào đặc trưng của sự tác động:

- QHPL điều chỉnh

- QHPL bảo vệ

* Căn cứ vào tính chất nghĩa vụ pháp lý:

- QHPL tích cực

- QHPL thụ động

Thành phần của QHPL: chủ thể, khách thể, nội dung

Chủ thể: là các cá nhân, tổ chức có năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật để tham gia vào QHPL nhất định.

Có hai loại:

Cá nhân: công dân, người nước ngoài và người không có quốc tịch

Tổ Chức: Pháp nhân và tổ chức khác

Pháp nhân:

• Được thành lập hợp pháp

• Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ

• Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó

• Nhân danh mình tham gia các QHPL một cách độc lập

Các loại pháp nhân khác:

• Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân;

• Tổ chức Chính trị,

• Tổ chức Chính trị - xã hội;

• Tổ chức Kinh tế;

• Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp;

• Tổ chức xã hội, Tổ chức nghề nghiệp;

• Quỹ Xã hội , Quỹ từ thiện..

Năng lực của chủ thể: năng lực pháp luật, năng lực hành vi

Năng lực pháp luật là khả năng của chủ thể có các quyền chủ thể và các nghĩa vụ pháp lý (do quy phạm pháp
luật quy định) để trở thành các chủ thể (các bên) tham gia quan hệ pháp luật.

Năng lực hành vi là khả năng của chủ thể bằng chính hành vi của mình để xác lập và thực hiện các quyền và
nghĩa vụ pháp lý khi tham gia vào các quan hệ pháp luật.

Khả năng này cũng được Nhà nước xác nhận trong các quy phạm pháp luật nhất định.

Yếu tố Giống nhau Khác nhau


NLPL Là khả năng của chủ thể theo Khả năng có quyền và nghĩa vụ.
NLHV quy định của pháp luật. Khả năng bằng hành vi của mình thực hiện
quyền và nghĩa vụ.

10
Thời điểm xuất hiện, chấm dứt các yếu tố thuộc năng lực chủ thể của cá nhân

Yếu tố NLPL NLHV

Thời điểm
Xuất hiện Thông thường là từ lúc được sinh ra - Độ tuổi
- Khả năng nhận thức
Chấm dứt Khi cá nhân đó chết Khi cá nhân chết hoặc theo quy định
của pháp luật

Thời điểm xuất hiện, chấm dứt các yếu tố thuộc năng lực chủ thể của tổ chức

Yếu tố NLPL NLHV

Thời điểm
Xuất hiện Xuất hiện đồng thời khi tổ chức được thành lập hợp pháp
- Phạm vi: Theo quy định của pháp luật

Chấm dứt Khi tổ chức chấm dứt sự tồn tại: (giải thể, phá sản v.v..)

Nội dung của quan hệ pháp luật: quyền của chủ thể, nghĩa vụ của chủ thể

Quyền pháp lý chủ thể:

Là khả năng xử sự (hành vi) của các chủ thể trong quan hệ pháp luật được quy phạm pháp luật quy định và được
Nhà nước đảm bảo thực hiện.

Nội dung quyền chủ thể:

- Quyền thực hiện hành vi

- Quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ

- Yêu cầu cơ quan Nhà nước bảo vệ quyền

Nghĩa vụ pháp lý:

Là hành vi xử sự bắt buộc được quy phạm pháp luật quy định trước, mà một bên của quan hệ pháp luật đó phải thực
hiện nhằm đáp ứng quyền của các chủ thể khác.

Nội dung nghĩa vụ chủ thể:

- Phải thực hiện những hành vi nhất định

- Kềm chế không thực hiện 1 số hành vi

- Phải chịu trách nhiệm pháp luật khi không thực hiện

Khách thể của quan hệ pháp luật:

Là đối tượng mà các bên tham gia QHPL mong muốn đạt được khi tham gia vào các QHPL.

Đó là những lợi ích vật chất, chính trị, tinh thần hoặc các lợi ích xã hội khác… mà chủ thể mong muốn đạt được
khi tham gia các QHPL

11
Các yếu tố làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật được gọi là sự kiện pháp lý:

Là những hoàn cảnh, tình huống, điều kiện thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng được pháp luật gắn với
việc phát sinh, thay đổi hay chấm dứt QHPL.

Sự kiện pháp lý là phần giả định của các QPPL khi chúng xảy ra trên thực tế.

Căn cứ theo dấu hiệu ý chí, sự kiện pháp lý được phân thành:

- Hành vi pháp lý:

là những sự kiện xuất hiện phụ thuộc vào ý chí của con người và sự hiện diện của chúng đưa đến những hệ
quả pháp lý nhất định theo quy định của pháp luật.

Hành vi có thể là hành động và không hành động

- Sự biến pháp lý:

Sự biến là sự kiện khách quan xảy ra không phụ thuộc vào ý chí con người nhưng trong những trường hợp
nhất định, nhà làm luật cũng gắn với sự phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật cụ thể.

Ví dụ: thiên tai, hỏa hoạn do sét đánh, thời hạn trôi qua; cái chết tự nhiên của con người...

Phân loại sự kiện pháp lý:

Căn cứ vào hậu quả:

- SKPL làm phát sinh QHPL

- SKPL làm thay đổi QHPL

- SKPL làm chấm dứt QHPL

Dựa vào số lượng sự kiện thực tế tạo thành sự kiện pháp lý:

- Sự kiện pháp lý đơn nhất; và

- Sự kiện pháp lý phức hợp

6. Thực hiện pháp luật:

là một quá trình hoạt động có mục đích của các chủ thể pháp luật làm cho những quy định của pháp luật đi vào
cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp nhằm đạt được những mục đích nhất định

Có bốn loại thực hiện pháp luật:

• Tuân thủ Pháp luật: là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không
tiến hành những hoạt động mà pháp luật ngăn cấm

=> Thực hiện pháp luật thụ động

• Chấp hành Pháp luật (thi hành PL): là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật
thực hiện nghĩa vụ pháp lý mà pháp luật quy định.

=> Thể hiện dưới dạng hành động.

• Sử dụng Pháp luật: là một hình thức mà chủ thể pháp luật thực hiện quyền của mình theo những quy định
của pháp luật (chủ thể thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép).

12
• Áp dụng Pháp luật: là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó Nhà nước thông qua các cơ quan có
thẩm quyền hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy
định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật ra các quyết định làm phát sinh,
thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể

7. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp luật:

là hành vi (hành động hay không hành động) trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp
lý thực hiện, xâm hại hoặc đe doạ xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Vi phạm pháp luật là sự kiện pháp lý và là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý

Dấu hiệu của VPPL:

 Là hành vi xác định

 Trái pháp luật

 Có lỗi

 Do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện

Các yếu tố cấu thành của VPPL:

1. Khách thể của VPPL: là QHXH được pháp luật bảo vệ, nhưng bị hành vi VPPL xâm hại đến (hoặc đe dọa
xâm hại) gây nên thiệt hại đáng kể nhất định

2. Chủ thể VPPL: Là thể nhân hoặc pháp nhân đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi VPPL bị Pháp luật cấm

3. Mặt khách quan của VPPL: Là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật mà con người có thể
nhận thức được bằng trực quan sinh động

Có ba loại: Hành vi trái PL, Sự thiệt hại(hậu quả), Mối quan hệ nhân quả

4. Mặt chủ quan của VPPL: Là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể VPPL tự nhận thức được hành vi của
mình khi VPPL. Là lỗi, động cơ, mục đích

Yếu tố lỗi:

là thái độ tâm lý của người VPPL thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý

Lỗi cố ý:

 Lỗi cố ý trực tiếp: Chủ thể nhận thức rõ về tính nguy hiểm cho xã hội do hành vi mà mình thực hiện, thấy trước
được hậu quả nguy hiểm từ hành vi đó và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.

13
 Lỗi cố ý gián tiếp: Chủ thể nhận thức rõ về tính nguy hiểm cho xã hội do hành vi mà mình thực hiện, thấy trước
được hậu quả nguy hiểm từ hành vi đó. Tuy không mong muốn cho hậu quả xảy ra, nhưng có ý thức bỏ mặc hậu
quả xảy ra.

Lỗi vô ý:

Vô ý do quá tự tin: Chủ thể nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, nhưng đã
tự tin cho rằng hậu quả sẽ không xảy ra, hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện hành vi, do đó hậu quả
đã xảy ra

Vô ý do cẩu thả: Chủ thể không nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội về hành vi mà mình thực hiện, không
thấy trước được hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra từ hành vi đó, nhưng theo quy định thì buộc chủ thể phải thấy
trước và có thể thấy trước

Động cơ và mục đích:

 Động cơ: Là cái thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm PL

Ví dụ: Động cơ phạm tội, động cơ chạy xe quá tốc độ cho phép, động cơ trả thù...

 Mục đích: Là kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi VPPL

Ví dụ: Mục đích cướp tài sản để có tiền ăn chơi…

Phân loại VPPL: Hình sự, hành chính, dân sự và kỷ luật

Trách nhiệm pháp lý:

Là hậu quả của hành vi VPPL được thể hiện trong việc cơ quan Nhà nước (người có chức vụ) có thẩm quyền áp
dụng đối với người đã có lỗi trong việc VPPL một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế (chế tài xử lý) của Nhà nước do
ngành luật tương ứng quy định.

8. Hệ thống pháp luật và các ngành luật trong hệ thống PLVN:

Khái quát chung về Hệ thống pháp luật Việt nam

Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau được phân định
thành các chế định pháp luật.

Việc phân chia các ngành luật trong hệ thống pháp luật chỉ mang tính chất tương đối.

- Pháp luật điều chỉnh tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Pháp luật Xã hội chủ nghĩa căn cứ vào đối tượng và
phương pháp điều chỉnh để phân định các ngành luật.

- Đối tượng điều chỉnh: Là những quan hệ xã hội chịu sự tác động của luật pháp

- Phương pháp điều chỉnh: Là cách thức luật pháp tác động vào mối quan hệ xã hội đã được điều chỉnh.

CHƯƠNG 3: HIẾN PHÁP

Khái quát về Hiến pháp:

Nguồn gốc:

14
- Thuật ngữ “Hiến pháp” (Constitution) có nguồn gốc từ tiếng Latin là “Constitutio”, có nghĩa là thiết lập,
xác định.

- Dưới thời La Mã cổ đại, phương Đông cổ đại (Trung Quốc): Hiến pháp là những luật quan trọng do Hoàng
đế ban hành, khuôn thước, khuôn mẫu, kỷ cương.

- Ngày nay, thuật ngữ “Hiến pháp” được dùng phổ biến trên thế giới.

- Hiến pháp thành văn là sản phẩm của cách mạng tư sản thành công, ra đời từ thế kỷ XVIII. Xã hội tư sản là
cái nôi sinh ra Hiến pháp hiện đại.

- Địa vị thần dân của vua trở thành công dân của 1 Nhà nước.

- Khi các điều kiện về kinh tế, xã hội, chính trị, tư tưởng phát triển đủ chín muồi.

- Hiến pháp thành văn đầu tiên trên thế giới: Hiến pháp Mỹ (1787)

- Cách mạng Tư sản Pháp (1789)  Hiến pháp 1791.

- Hiến pháp Na-uy 1814; Thụy sĩ 1874…

Khái niệm:

 Trên thế giới:

 Hiến pháp có nghĩa: Đạo luật cơ bản (basic law) của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, được xây
dựng, ban hành, bổ sung, sửa đổi với một thủ tục đặc biệt.

 Hiến pháp là 1 văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, quy định vấn đề cơ bản về tổ chức quyền lực nhà
nước, xác định địa vị pháp lý của công dân.

Bản chất của Hiến pháp:

- Tính giai cấp

- Tính xã hội

Bản chất của Hiến pháp được phản ánh qua các quy định về:

o Chế độ chính trị

o Quyền con người,

o Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân,

o Chính sách đối nội, đối ngoại...

HIẾN PHÁP CỦA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Khái niệm: Là đạo luật cơ bản trong hệ thống pháp luật VN bao gồm tổng thể các QPPL điều chỉnh các quan hệ
xã hội cơ bản và quan trọng gắn với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa – xã hội,
quốc phòng và an ninh, đối ngoại, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của Bộ máy
Nhà nước.

Hiến pháp Việt Nam là đạo luật quan trọng nhất của 1 nhà nước, qui định những vấn đề cơ bản nhất:

1. Chế độ chính trị (chương 1)

15
2. Quyền con người, quyền & nghĩa vụ cơ bản của công dân (chương 2)

3. Chế độ kinh tế, văn hóa, xã hội, hợp tác quốc tế, bảo vệ tổ quốc và (chương 3)

4. Tổ chức Bộ máy Nhà nước. (từ chương 5-10)

Trước năm 1945: Việt Nam không có Hiến pháp.

Từ 1946 sau khi thành lập nhà nước cộng hòa đầu tiên - Việt Nam Dân chủ Cộng hòa:

Việt Nam có 5 bản Hiến pháp: HP năm 1946, 1959, 1980, 1992 (được sửa đổi vào năm 2001), 2013.

- Hiên pháp 2013 có hiệu lực 01/01/2014

Các vấn đề cơ bản:

1. Quốc kỳ: hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.

2. Quốc huy: hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe
răng và dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Quốc ca: là nhạc và lời của bài Tiến quân ca.

4. Quốc khánh: là ngày 02/9/1945 (Tuyên ngôn độc lập).

5. Thủ đô: là Hà Nội.

6. Ngôn ngữ: tiếng Việt

7. Đơn vị hành chính lãnh thổ cấp tỉnh: 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

8. Dân tộc: 54 dân tộc

9. Dân số: 98.320.064 (09/9/2021)

10. Diện tích: 310.060 km2.

11. Tôn giáo: Tín ngưỡng dân gian hoặc không tôn giáo (73.1%); Phật giáo (12.2%); Công giáo (6.9%); Cao
Đài (4.8%); Tin Lành (1.5%); Hòa Hảo (1.4%); khác (0.1%)

Hiệu lực của Hiến pháp:

- Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng nhất, là đạo luật gốc, quy định những vấn đề hết sức
cơ bản của một Nhà nước...

- Là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật. Mọi văn bản pháp luật khác
không được mâu thuẫn với Hiến pháp, nếu không đều không có hiệu lực pháp luật.

- Hiến pháp do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất – Quốc hội ban hành.

- Đề nghị ban hành/sửa đổi Hiến pháp: Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc 1/3
tổng số đại biểu Quốc hội.

- Hiến pháp được thông qua: Khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.

Hệ thống chính trị nước CHXHCN Việt Nam:

16
- Là phương thức thể hiện và phương thức thực hiện các quan hệ chính trị (quan hệ giữa các giai cấp,
tầng lớp xã hội trong việc giành, giữ và thực hiện quyền lực nhà nước): Dưới góc độ nội dung và hình thức
biểu hiện của các quan hệ chính trị trong xã hội

- Là tổng thể các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trực tiếp nắm giữ hoặc tham gia thực thi
quyền lực chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền (1 hoặc liên minh các đảng cầm quyền):Từ góc
độ nghiên cứu cơ cấu - chức năng của hệ thống chính trị.

 Khái niệm hệ thống chính trị:

 Là hệ thống các tổ chức, gồm: Nhà nước, các đảng phái, các đoàn thể, các tổ chức xã hội chính trị

+ tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật

+ mục đích duy trì và phát triển chế độ đó.

Nhà nước CHXHCN Việt Nam là Nhà nước Pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

2. Nước CHXHCN VN do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh
giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

3. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp

(Điều 2 Hiến pháp 2013)

Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật,
thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

2. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ
chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham
nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.

(Điều 8 Hiến pháp 2013)

Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị

Nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý xã hội

Nhà nước bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị trong xã hội : giai cấp công nhân - nông dân -đội ngũ trí thức

Đảng Cộng sản Việt Nam:

 Vị trí: Hạt nhân chính trị lãnh đạo hệ thống chính trị (Điều 4, Hiến pháp 2013)

 Vai trò: 3 vai trò chính trị:

o Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của toàn dân tộc
Việt Nam.

o Đảng Cộng sản Việt Nam là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của
cả dân tộc.

o Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:

17
Vị trí: Là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư
ở nước ngoài.

Vai trò: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ,
tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại
nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (Điều 9)

Có năm tổ chức chính trị-xã hội quan trọng:

Công đoàn Việt Nam: Tập hợp công nhân

Hội nông dân Việt Nam: Tập hợp nông dân

Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: Tập hợp thanh niên

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: tập hợp phụ nữ

Hội Cựu chiến binh Việt Nam: tập hợp cựu chiến binh

BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM:

Khái niệm Bộ máy Nhà nước:

là hệ thống các cơ quan Nhà nước từ trung ương xuống địa phương, được tổ chức và hoạt động theo những
nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.

Các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước:

là những tư tưởng cơ bản chỉ đạo toàn bộ tổ chức và hoạt động của Bộ máy Nhà nước nói chung, từng cơ quan
Nhà nước nói riêng, nhằm đảm bảo sự vận hành đồng bộ, thống nhất của Bộ máy Nhà nước

Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Đảng Cộng Sản lãnh đạo

Tập trung dân chủ

Pháp chế XHCN

Phân loại các cơ quan Nhà nước:

CQ quyền lực nhà nước

18
CQ hành chính nhà nước

Cơ quan kiểm sát

Cơ quan xét xử

Nguyên thủ Quốc gia

Theo phạm vi thực hiện thẩm quyền theo lãnh thổ:

CQNN ở Trung ương: Những CQNN được tổ chức ở trung ương

CQNN ở địa phương: Những CQNN được tổ chức ở:

+ Cấp tỉnh,

+ Cấp huyện,

+ Cấp xã

Theo chế độ làm việc:

CQNN làm việc theo chế độ tập thể: Thảo luận tập thể, quyết định theo đa số.

VD: Quốc hội, UBTVQH, HĐND các cấp…

CQNN làm việc theo chế độ thủ trưởng:Người đứng đầu sẽ quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm
vụ của CQNN đó.

VD: VKSND các cấp, các Bộ, CQ ngang Bộ, CQCM thuộc UBND các cấp

CQNN làm việc theo chế độ tập thể kết hơp thủ trưởng: Có sự phân biệt thẩm quyền của Thủ trưởng và tập thể.

VD: Chính phủ, UBND các cấp

Theo tính chất, chức năng, thẩm quyền:

CQ quyền lực nhà nước: Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp

CQ tư pháp, Hệ thống TAND các cấp, Hệ thống VKSND các cấp

Quốc hội:

Vị trí, vai trò:

• Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân,

• Cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất

Cách thức thành lập:

• Do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín

• Nhiệm kỳ: 5 năm

Chức năng:

• Lập hiến, lập pháp: Ban hành Hiến pháp, Luật/Bộ luật, Nghị quyết

• Giám sát tối cao đối với nhà nước

19
• Quyết định các vấn đề quan trọng

Thẩm quyền:

• Bỏ phiếu tín nhiệm

• Quyết định trưng cầu ý dân.

• Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình

• Quyết định đại xá

Đại biểu Quốc hội: là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân
dân cả nước

được cử tri bầu ra tại các đơn vị bầu cử, chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và trước cử tri cả nước

Số lượng không quá 500 người

Nhiệm kỳ: 5 năm

bị cử tri hoặc Quốc hội, HĐND bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân

Chức danh bắt buộc là đại biểu Quốc hội: Chủ tịch nước; Phó Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ

Cơ cấu tổ chức quốc hội:

Ủy ban thường vụ Quốc hội:

Vị trí:

• là cơ quan thường trực của Quốc hội

Cơ cấu:

• Chủ tịch (là Chủ tịch Quốc hội)

• 4 Phó Chủ tịch (là các PCT Quốc hội)

• 13 Ủy viên là ĐB hoạt động chuyên trách

• Thành viên không đồng thời là thành viên Chính phủ

20
Nhiệm vụ:

• Thực hiện các chức năng của Quốc hội trong thời gian Quốc hội không họp

QUỐC HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY:

Quốc hội Việt Nam khóa XV được bầu vào ngày 23 tháng 5 năm 2021

• Nhiệm kỳ: 5 năm (2021-2026)

• Số lượng đại biểu:

• Kỳ họp là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Quốc hội. Quốc hội họp mỗi năm 02 kỳ,
được gọi là những kỳ họp thường lệ. Ngoài ra, Quốc hội có thể họp bất thường.

Chính Phủ:

Vị trí:

• là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất - thực hiện quyền hành pháp

• là cơ quan chấp hành của QH

Cơ cấu tổ chức:

• Chính phủ thành lập 18 Bộ và 4 cơ quan ngang Bộ.

• Thành viên Chính phủ: Gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ (18 người)

• Chủ tịch nước giới thiệu QH bầu Thủ tướng Chính phủ

Chức năng, nhiệm vụ:

• Tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật

• Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và UBTVQH

• Thống nhất quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, quản lý các CQHCNN

Thẩm quyền:

• Quản lý hành chính nhà nước

• Chịu trách nhiệm trước QH và báo cáo công tác trước QH, UBTVQH và chủ tịch nước

21
Nguyên thủ quốc gia - Chủ tịch nước: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Là người đứng đầu Nhà nước

Thay mặt Nhà nước về đối nội và đối ngoại

Do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội

Công bố Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh

Quyết định đặc xá

Tiếp nhận đại sứ …bổ nhiệm, miễn nhiệm, phong hàm, cử đại sứ, triệu hồi đại sứ…

Kí kết, phê chuẩn ĐƯQT nhân danh Nhà nước.

Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội

22
Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh

Đề nghị QH bầu, miễn nhiệm Phó C/tịch, Thủ tướng, chánh án TANDTC, VT VKSNDTC

Tòa án nhân dân:

Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, chức năng xét xử

TAND có nhiệm vụ:

 Bảo vệ công lý,

 Bảo vệ quyền con người, quyền công dân,

 Bảo vệ chế độ XHCN,

 Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Viện kiểm sát nhân dân:

Chức năng:

Viện Kiểm sát nhân dân thực hiện quyền tư pháp, có chức năng:

Thực hành quyền công tố: Nhân danh quyền lực nhà nước để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người
thực hiện hành vi phạm tội

Kiểm sát các hoạt động tư pháp: Kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp.

23
chính quyền địa phương:

Các đơn vị hành chính gồm có:

1. Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh);

2. Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (cấp huyện);

3. Xã, phường, thị trấn (cấp xã);

4. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính phải lấy ý kiến nhân dân địa phương và theo
trình tự, thủ tục luật định.

Chính quyền địa phương gồm Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) được tổ chức phù hợp với
nông thôn, đô thị, hải đảo,…

Chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành hiến pháp, pháp luật tại địa phương.

Quyết định các vấn đề nhất định tại địa phương.

HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương…

UBND là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

Đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân địa phương.

HĐND, UBND thực hiện chế độ thông báo tình hình cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN).

• HĐND CẤP TỈNH

HĐND CẤP HUYỆN

HĐND CẤP XÃ

Hội đồng nhân dân:

Cơ quan đại diện nhân dân:

• HĐND là cơ quan duy nhất ở địa phương do cử tri ở địa phương trực tiếp bầu ra;

• HĐND là đại diện tiêu biểu nhất cho tiếng nói và trí tuệ tập thể của nhân dân địa phương.

Cơ quan quyền lực:

• HĐND là cơ quan được nhân dân trực tiếp giao quyền để thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà
nước ở địa phương;

• HĐND quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương;

• HĐND thể chế hóa ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương thành những chủ trương, biện pháp có
tính bắt buộc thi hành ở địa phương.

Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân,

Do nhân dân địa phương bầu ra,

Chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan quyền lực nhà nước cấp trên.

24
HĐND gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, (Ủy viên thường trực), các Ban của HĐND

• UBND CẤP TỈNH

UBND CẤP HUYỆN

UBND CẤP XÃ

UBND là cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp:

UBND do HĐND cùng cấp bầu ra: Chủ tịch UBND do HĐND cùng cấp bầu ra theo sự giới thiệu của Chủ tịch
HĐND cùng cấp; Phó Chủ tịch UBND và thành viên UBND do HĐND cùng cấp bầu ra theo sự giới thiệu của Chủ
tịch UBND cùng cấp

UBND thi hành các Nghị quyết của HĐND cùng cấp;

UBND phải báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp.

UBND gồm: Chủ tịch, (các) Phó Chủ tịch UBND và các Ủy viên UBND

Hội đồng bầu cử quốc gia:

1. Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập.

2. Nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân
dân các cấp.

3. Hội đồng bầu cử quốc gia gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc
gia do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm; Các thành viên khác do Quốc hội phê chuẩn

4. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng bầu cử quốc gia và số lượng thành viên Hội đồng bầu
cử quốc gia do luật định.

Kiểm toán Nhà nước:

Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập,

Hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật,

Thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Tổng Kiểm toán nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước, do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm.
Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước do luật định.

25
Tổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả kiểm toán, báo cáo công tác trước Quốc hội; trong
thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Kiểm toán viên nhà nước do Tổng kiểm toán nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm.

Quyền con người, và nghĩa vụ cơ bản của nhân dân:

Quyền con người: Áp dụng cho chủ thể là con người bao gồm: công dân Việt Nam, người nước ngoài (người có
quốc tịch nước ngoài và người không có quốc tịch)

Quyền công dân: chỉ áp dụng cho công dân Việt Nam. Quyền công dân luôn đi kèm nghĩa vụ công dân

Ở nước CHXHXNVN các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công
nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và Pháp luật.

Các quyền này chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lí do an ninh quốc phòng,
trật tự an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe cộng đồng.

(Chương II. Từ Điều 14 – đến Điều 49)

Các nhóm quyền:

Các quyền về dân sự, chính trị

Các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội

Các quyền về lao động, học tập, quyền nhân thân

Các quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân

Quyền con người về dân sự, chính trị:

Quyền bình đẳng

Quyền sống

Quyền tự do và an ninh cá nhân

+ Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự và nhân phẩm: không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình…

+ Không bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án & phê chuẩn của VKSND, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

+ Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật.

+ Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Quyền bí mật đời tư

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Các quyền tự vệ

+ Quyền khiếu nại, tố cáo về việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân

+ Quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định

+ Quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự…

Các quyền tố tụng:

26
+ Quyền suy đoán vô tội

+ Quyền bào chữa

Quyền con người về kinh tế - văn hóa - xã hội:

 Quyền sở hữu và thừa kế

 Quyền tự do kinh doanh

 Quyền làm việc và được hưởng những điều kiện làm việc thích đáng

 Quyền hôn nhân

 Quyền được chăm sóc sức khỏe

 Quyền được bảo trợ xã hội (trẻ em, thanh niên, người cao tuổi)

 Quyền nghiên cứu khoa học

 Quyền văn hóa

 Quyền được sống trong môi trường trong lành

 Quyền nhân đạo

Các nghĩa vụ cơ bản của công dân:

 Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.

 Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

 Nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

 Nghĩa vụ học tập.

 Nghĩa vụ bảo vệ môi trường sống.

 Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật.

 Nghĩa vụ tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

 Nghĩa vụ chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.

 Nghĩa vụ nộp thuế theo luật định

CHƯƠNG 4: LUẬT HÀNH CHÍNH

Khái niệm:

Luật hành chính bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình
tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của cơ quan nhà nước (CQNN) có thẩm quyền, các tổ
chức xã hội được Nhà nước trao quyền quản lý trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội…

a. Đối tượng điều chỉnh:

là những quan hệ có nội dung cơ bản sau:

27
- Hoạt động quản lý nền kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ, y tế, an ninh trật tự xã hội trên phạm vi cả
nước, trong từng địa phương hay từng ngành cụ thể.

- Hoạt động mà luật Hành chính điều chỉnh nhằm trực tiếp phục vụ nhu cầu về vật chất và tinh thần của
người lao động.

- Hoạt động kiểm tra, giám sát đối với các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện pháp luật của các cơ
quan đó.

- Hoạt động xử lý các hành vi vi phạm trật tự quản lý hành chính nhà nước.

- Những quan hệ liên quan đến việc thành lập, cải tiến cơ cấu bộ máy, chế độ làm việc, hoàn chỉnh các
quan hệ công tác của các cơ quan nhà nước

Phương pháp điều chỉnh:

có hai phương pháp cơ bản

+ Phương pháp hành chính - mệnh lệnh

+ Phương pháp thỏa thuận

Các chế định cơ bản

- Chế định về cán bộ, công chức

- Tài phán hành chính

- Quy chế về xử phạt vi phạm hành chính

- Xác định địa vị pháp lý của các cơ quan hành chính nhà nước

- Chế định về ban hành văn bản hành chính

Nguồn của Luật hành chính

Là văn bản quy phạm pháp luật:

- Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội

- Nghị định của Chính phủ…

 Không phải mọi văn bản đều là nguồn của Luật Hành chính, chỉ những văn bản nào chứa đựng quy phạm
pháp luật hành chính mới là nguồn của Luật Hành chính.

Khái niệm:

 Thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước

 Thẩm quyền theo quy định của pháp luật

 Phân loại cơ quan hành chính

+ Theo địa giới hành chính: CQHC Trung ương , CQHC địa phương

+ Theo thẩm quyền: CQHC có thẩm quyền chung: CP, UBND các cấp; CQHC có thẩm quyền chuyên môn
(Bộ, Sở, Phòng)

Đặc điểm:

28
 Là một loại cơ quan trong Bộ máy Nhà nước.

 Hoạt động thường xuyên liên tục, có vị trí tương đối ổn định.

 Là cầu nối giữa đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống.

 Được thành lập để thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

 Là chủ thể cơ bản của Luật Hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức:

Cán bộ là:

 Công dân Việt Nam

 được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ

 trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện

 trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách.


(Đ4 K1 Luật Cán bộ, công chức)

Công chức là:

 công dân Việt Nam

 được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện….

 trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

(Đ4 K2 Luật Cán bộ, công chức)

Viên chức là:

 Công dân Việt Nam

 được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc

 tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc,

 hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

(Đ2 Luật Viên chức )

Quan hệ pháp luật hành chính:

Khái niệm

Là các quan hệ quản lý phát sinh, hình thành:

- Trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành trên các lĩnh
vực khác nhau của đời sống xã hội.

- Trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan nhằm ổn định
về tổ chức để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình.

29
- Trong quá trình các cá nhân và tổ chức được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý hành chính
nhà nước trong một số trường hợp cụ thể do pháp luật quy định.

Điều kiện xuất hiện:

Tồn tại các chủ thể cụ thể

Tồn tại QPPL hành chính điều chỉnh tương ứng.

Xuất hiện sự kiện pháp lý

Quan hệ pháp luật hành chính (QHPLHC):

Đặc điểm:

- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia luôn gắn với hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan
quản lý nhà nước.

- QHPLHC có thể phát sinh do yêu cầu hợp pháp của bất kỳ bên nào (không có thỏa thuận của bên kia)

- Trong QHPLHC có ít nhất 1 chủ thể mang quyền lực nhà nước

- Tranh chấp phát sinh trong QHPLHC được giải quyết theo thủ tục pháp luật hành chính/Tòa án hành
chính

- Bên vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lý trước nhà nước

Chủ thể Quan hệ pháp luật hành chính:

Khách thể của QHPL hành chính:

Những QHXH mà pháp luật hành chính bảo vệ

Vi phạm pháp luật hành chính:

Khái niệm:

Vi phạm hành chính  là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý
nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

(Điều 2)

Các dấu hiệu đặc trưng của VPHC:

 Mặt khách quan: Có hành vi xâm hại các quy tắc quản lý hành chính nhà nước và bị pháp luật hành chính
ngăn cấm; hậu quả và mối liên hệ nhân quả (không nhất thiết có hậu quả).

30
 Mặt chủ quan (lỗi)

 Chủ thể: Cá nhân, tổ chức

 Khách thể: Khách thể là trật tự quản lý hành chính nhà nước được pháp luật hành chính bảo vệ.

Chủ thể của VPHC:

 Cá nhân (người): đủ 16 tuổi trở lên hoặc từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi do lỗi cố ý.

 Cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế phải chịu trách nhiệm về hành vi do cơ quan, tổ chức
gây ra.

 Quân nhân.

 Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính tại Việt Nam.

Trách nhiệm hành chính:

Khái niệm:

TNHC là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan Nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền áp dụng đối với
các chủ thể vi phạm hành chính.

Đặc điểm:

 Chỉ áp dụng đối với các vi phạm hành chính

 Áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính

 Cơ sở pháp lý để áp dụng trách nhiệm hành chính là quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức được nhà nước trao quyền áp dụng theo trình tự, thủ tục
luật định

 Ngoài việc được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 còn được quy định trong các văn bản
quy phạm pháp luật khác.

Xử lý vi phạm hành chính:

Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính:

Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét thì được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.

- Nếu cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở thì thời hiệu được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành
vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

 Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính (VPHC) là 01 năm …..

 Thời hiệu xử lý VPHC là 02 năm …..

Thời điểm đế tính thời hiệu:…

 Đối với VPHC đang thực hiện

 Đối với VPHC đã kết thúc thì thời hiệu tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

(Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012)

31
Các biện pháp xử lý vi phạm hành chính:

 Xử phạt VPHC

 Các biện pháp khắc phục hậu quả

 Biện pháp thay thế xử lý VPHC

HÌNH THỨC XỬ PHẠT LOẠI HÌNH THỨC


Cảnh cáo Phạt chính
Phạt tiền Phạt chính
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành Là hình thức phạt
nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn chính hoặc bổ sung
Tịch thu tang vật phương tiện
Trục xuất

 Cảnh cáo: VPHC không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử
phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi VPHC do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
thực hiện.

 Phạt tiền: áp dụng mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. Cá nhân (từ 50.000đ  1 tỷ
đồng); Tổ chức (từ 100.000đ  2 tỷ đồng).

 Tước quyền sử dụng giấy phép

 Tịch thu

 Trục xuất: chỉ áp dụng đối với người nước ngoài

Nguyên tắc xử phạt VPHC :

 - Việc xử phạt hành chính phải đúng thẩm quyền;

 - Việc xử phạt phải đúng nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa;

 - Chỉ xử phạt khi có hành vi vi phạm hành chính;

 - Việc xử phạt phải tiến hành kịp thời, khách quan, công bằng;

 Một hành vi chỉ bị xử phạt một lần. Một người thực hiện nhiều hành vi thì xử phạt theo từng hành vi.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi thì mỗi người đều bị xử phạt;

 Không xử phạt hành chính trong tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất khả
kháng hoặc chủ thể không có năng lực trách nhiệm hành chính, chưa đủ tuổi. (Điều 11)

 Người có thẩm quyền xử phạt phải chứng minh VPHC

 Mức phạt tiền của tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân

 Tình tiết giảm nhẹ (Đ 9)

 Tình tiết tăng nặng (Đ 10)

 Những trường hợp không xử phạt VPHC (Đ 11)

 Những hành vi bị nghiêm cấm (Đ 12)

32
 Bồi thường thiệt hại (Đ 13)

Biện pháp khắc phục hậu quả trong xử lý VPHC:

1. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

2. Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy
phép;

3. Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;

4. Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm,
phương tiện;

5. Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn
hóa phẩm có nội dung độc hại;

6. Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;

7. Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;

8. Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;

9. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng
trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp
luật;

10. Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định

Nguyên tắc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: (k2 Đ 28)

 Đối với mỗi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm hành
chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định nêu trên

 Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng độc lập trong trường hợp không ra quyết định xử phạt vi
phạm hành chính

Thẩm quyền xử phạt VPHC và Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

 Chủ tịch UBND các cấp

 CAND: CSGT, CS trật tự, CS môi trường,

 Cảnh sát biển,

 Bộ đội biên phòng

 Hải quan,

 Kiểm lâm

 Cơ quan Thuế

 Quản lý thị trường

 Thanh tra

 Cảng vụ hàng hải, hàng không, đường thủy nội địa

33
 Tòa án nhân dân

 Cơ quan Thi hành án Dân sự

 Cục Quản lý lao động ngoài nước

 Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, khác có chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài

Các biện pháp xử lý hành chính:

1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn. (Đ 90) Thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã

2. Đưa vào trường giáo dưỡng. (Đ 92)  Thẩm quyền của TAND cấp huyện

3. Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. (Đ 94)  Thẩm quyền của TAND cấp huyện

4. Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. (Đ 96)  Thẩm quyền của TAND cấp huyện

Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính:

 Chỉ áp dụng đối với cá nhân

 Không áp dụng đối với người nước ngoài

 Căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng

 Người có thẩm quyền áp dụng phải chứng minh VPHC

Thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý hành chính:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường,
thị trấn.

2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo
dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Xử lý vi phạm hành chính:

Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trong xử lý vi phạm hành chính

 Cá nhân, tổ chức bị xử lý VPHC có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với Quyết định xử lý VPHC.

 Cá nhân có quyền tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong xử lý VPHC.

Điều 15 Luật XLVPHC 2012

Luật khiếu nại:

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành
chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ,
công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp
của mình

Thời hiệu, thời hạn khiếu nại:

 Thời hiệu khiếu nại: Trong 90 ngày kể từ ngày nhận/biết được Quyết định hành chính hoặc hành vi hành
chính.

34
 Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày (vùng sâu, xa = 45 ngày; trường hợp phức tạp tối đa là 60 ngày)
kể từ ngày thụ lý đơn.

Luật tố cáo:

Luật này quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức
trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan,
tổ chức, cá nhân về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực; bảo vệ người tố cáo và quản lý công tác giải quyết tố cáo.
(Điều 1)

Khái niệm về tham nhũng:

Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi

Các hành vi tham nhũng

1.Tham ô tài sản.

2. Nhận hối lộ.

3. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nh/vụ, công vụ vì vụ lợi.

5. Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.

6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.

7. Giả mạo trong công tác vì vụ lợi.

8. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được th/hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để g/quyết công việc của cơ quan, tổ
chức, đơn vị or đ/phương vì vụ lợi.

9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của NN vì vụ lợi.

10. Nhũng nhiễu vì vụ lợi.

11. Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.

12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm PL vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái PL vào
việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

CHƯƠNG 5: PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

Khái quát về luật hình sự:

Khái niệm:

Luật Hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm hệ thống các quy phạm pháp
luật do nhà nước ban hành, xác định những hành vi nguy hiểm nào là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối
với tội phạm đó.

Đối tượng điều chỉnh:

Là những quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước với người phạm tội khi người này thực hiện một hành vi mà nhà
nước quy định là tội phạm

35
Phương pháp điều chỉnh:

Là phương pháp sử dụng quyền lực nhà nước trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật hình sự giữa Nhà nước
và người phạm tội. Đó là:

Phương pháp quyền uy:

 Nhà nước có quyền tối cao trong việc định đoạt số phận pháp lý của người phạm tội;

 Quyền lực này chỉ lệ thuộc vào pháp luật do Nhà nước ban hành mà không lệ thuộc hay hạn chế bởi bất
kỳ cá nhân, tổ chức nào;

 Người phạm tội phải chấp hành vô điều kiện các biện pháp mà Nhà nước quyết định đối với họ, không
được phép khước từ hay ủy quyền cho người khác thực hiện thay.

Nội dung cơ bản của Bộ Luật Hình sự:

- Bộ luật Hình sự Việt Nam (BLHSVN) là văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan quyền lực Nhà nước cao
nhất ban hành, quy định về tội phạm và hình phạt cũng như các chế định khác liên quan đến việc xác
định tội phạm và hình phạt, đồng thời quy định nhiệm vụ và những nguyên tắc chung của luật hình sự Việt
Nam.

Nội dung cơ bản của Bộ luật Hình sự:

- Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) gồm 26 chương, 426 điều.

Nội dung quy định về các tội phạm:

- - Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

- - Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người;

- - Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân;

- - Các tội xâm phạm sở hữu;

Nội dung cơ bản của Luật Hình sự:

- Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình;

- Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; các tội phạm về môi trường;

- Các tội phạm về ma túy;

- Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng;

- Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính;

- Các tội phạm về chức vụ: các tội phạm về tham nhũng, các tội phạm khác về tham nhũng;

- Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp; các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân;

- Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.

Bộ luật hình sự gồm hai phần:

• Phần chung: Gồm những quy phạm quy định các vấn đề chung về việc xác định tội phạm và hình phạt
(những điều khoản cơ bản, hiệu lực của BLHS, tội phạm, loại trừ trách nhiệm hình sự, thời hiệu truy cứu
trách nhiệm hình sự, hình phạt, quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội...)

36
• Phần riêng: Quy định về các tội phạm cụ thể (Tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội xâm phạm tính mạng, sk,
nhân phẩm, danh dự của con người; tội xâm phạm quyền tự do; Xâm phạm quyền sở hữu; Các tội xâm
phạm chế độ hôn nhân gia đình; Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; tội phạm Môi trường; tội
phạm về ma túy; tội phạm an toàn, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính; tội phạm về chức vụ;
hoạt động tư pháp; về quân nhân; phá hoại hòa bình

Các nguyên tắc cơ bản của Luật Hình sự:

Nguyên tắc pháp chế XHCN: Chỉ có Pháp luật Hình sự mới quy định hành vi nào là tội phạm

Nguyên tắc dân chủ XHCN: Tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân, mọi công dân có quyền
ngang nhau, không có phân biệt đối xử…

Nguyên tắc nhân đạo XHCN: Áp dụng hình phạt chủ yếu nhằm mục đích giáo dục và cải tạo họ (quy định khoan
hồng, hưởng án treo, miễn trách nhiệm hình sự…)

Nguyên tắc kết hợp hài hòa sử chủ nghĩa yêu nước và tinh thần quốc tế: Quy định các tội phá hoại hòa bình,
chống loài người và tội phạm chiến tranh.

Vai trò của Luật Hình sự:

- Bảo vệ chế độ XHCN, quyền làm chủ tập thể XHCN

- Bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

- Bảo vệ trật tự pháp luật XHCN

- Chống mọi hành vi phạm tội

- Giáo dục ý thức tuân theo pháp luật

- Đấu tranh và phòng ngừa tội phạm

 Đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự

 Là những quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm.

- Nhà nước: Có quyền điều tra, truy tố, xét xử người phạm tội, buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm
hình sự.

- Người phạm tội: Có trách nhiệm chấp hành các biện pháp cưỡng chế mà Nhà nước áp dụng; có quyền yêu
cầu Nhà nước đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

 Phương pháp điều chỉnh của Luật Hình sự

 Phương pháp quyền uy  phương pháp sử dụng quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ pháp
luật hình sự.

 Trách nhiệm của người phạm tội  là trách nhiệm đối với Nhà nước , không phải trách nhiệm đối với
người bị hại hay trách nhiệm đối với các cơ quan tiến hành tố tụng.

 Bộ luật Hình sự Việt Nam có 3 đặc điểm:

- Hình thức pháp lý: Là văn bản quy phạm pháp luật.

- Thẩm quyền ban hành: Do Quốc hội ban hành.

37
- Nội dung: Chứa đựng các quy phạm pháp luật quy định về tội phạm và hình phạt.

Tội phạm:

 Khái niệm:

 Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an
toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự
do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự
pháp luật XHCN (K.1 Đ.8)

 Các đặc điểm của tội phạm:

 Tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội

 Tính có lỗi

 Tính trái pháp luật hình sự

 Tính phải chịu hình phạt

Việc cấu thành tội phạm gồm bốn yếu tố: chủ thể, khách thể, mặt chủ quan và mặt khách quan.

 Chủ thể của tội phạm: là người thực hiện hành vi được luật hình sự quy định là tội phạm, có
năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi phải chịu trách nhệm hình sự.
 Khách thể của tội phạm: là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, bị tội phạm xâm hại, gây
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại.
 Mặt khách quan của tội phạm: là những biểu hiện của tội phạm ra bên ngoài thế giới khách quan
bao gồm: hành vi khách quan, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
và hậu quả, công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, hoàn cảnh, địa điểm phạm tội.
 Mặt chủ quan của tội phạm: là diễn biến, trang thái tâm lý bên trong người tội phạm khi thực
hiện hành vi phạm tội bao gồm: lỗi, động cơ, mực đích của tội phạm.

Phân loại tội phạm:

Tội phạm ít nghiệm trọng.

TP nghiêm trọng.

TP rất nghiêm rọng

TP đặc biệt nghiêm trọng.

Trách nhiệm hình sự:

38
 Khái niệm

 Trách nhiệm hình sự (TNHS) là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm mà chủ thể phạm tội phải
gánh chịu trước Nhà nước về hành vi phạm tội của mình mà nội dung của nó là hình phạt và các biện
pháp cưỡng chế hình sự khác theo quy định của Bộ luật hình sự.

 Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

 Là thời hạn do BLHS quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm
hình sự.

 Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

 Lưu ý:

 Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội quy định tại chương XI - các tội xâm
phạm an ninh quốc gia và các tội được quy định tại chương XXIV - các tội phá hoại hoà bình, chống loài
người và tội phạm chiến tranh (Điều 24 BLHS 1999).

 Tuổi chịu trách nhiệm hình sự:

 Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

 Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm
trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

 Miễn trách nhiệm hình sự:

 Là không buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mà người đó đã thực hiện.

 Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự trong các trường hợp sau:

 Nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc
người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa (là người không có khả năng thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội).

Hình phạt:

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích
của người phạm tội được quy định trong BLHS và do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội.

 Mục đích của hình phạt:

 Trừng trị người phạm tội,

 Giáo dục  trở thành người có ích cho xã hội, ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống
XHCN,

39
 Ngăn ngừa phạm tội mới.

 Giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Phân loại hình phạt:

Gồm có:

Hình phạt chính:

Cảnh cáo

- Phạt tiền

- Cải tạo không giam giữ

- Trục xuất

- Tù có thời hạn

- Tù chung thân

- Tử hình

Hình phạt bổ sung:

- Cấm đảm nhiệm chức vụ,

- Cấm hành nghề/làm công việc nhất định;

- Quản chế;

- Cấm cư trú;

- Tước 1 số quyền công dân;

- Tịch thu tài sản;

- Phạt tiền và trục xuất

Nguyên tắc áp dụng hình phạt:

- Người phạm tội chỉ bị áp dụng 1 hình phạt chính và có thể không bị áp dụng hình phạt bổ sung hoặc bị áp
dụng 1 hoặc nhiều hình phạt bổ sung.

- Hình phạt chính được tuyên độc lập, còn hình phạt bổ sung luôn phải đi kèm với hình phạt chính.

 Các loại hình phạt trong hệ thống hình phạt:

 Hình phạt cảnh cáo:

 Điều kiện áp dụng:

+ Chỉ áp dụng đối với tội ít nghiêm trọng.

+ Có từ 2 tình tiết giảm nhẹ trở lên.

+ Chưa đến mức được miễn hình phạt

 Hình phạt tiền:

40
 Điều kiện áp dụng:

+ Nếu được áp dụng là hình phạt chính  phạm tội ít nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật
tự công cộng, trật tự quản lý hành chính và một số tội phạm khác do BLHS quy định.

+ Nếu được áp dụng là hình phạt bổ sung  tội tham nhũng, tội phạm ma tuý hoặc những tội phạm khác do
BLHS quy định

 Hình phạt cải tạo không giam giữ:

 Điều kiện áp dụng:

+ Tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng.

+ Có nơi làm việc ổn định/nơi thường trú rõ ràng.

+ Xét thấy không cần thiết phải cách ly ra khỏi đời sống xã hội

 Hình phạt trục xuất:

 Buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước CHXHXN Việt Nam.

 Hình phạt tù có thời hạn:

+ Buộc người bị kết án phải cách ly khỏi đời sống xã hội để chấp hành hình phạt tại trại cải tạo trong một
thời gian nhất định.

+ Thời hạn của hình phạt tù có thời hạn là từ 3 tháng đến 20 năm (đối với trường hợp tổng hợp hình phạt
thì mức hình phạt tối đa là 30 năm tù).

 Hình phạt tù chung thân:

 Điều kiện áp dụng:

+ Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng

+ Chưa đến mức bị xử phạt tử hình

+ Không áp dụng đối với người chưa thành niên khi phạm tội

 Hình phạt tử hình:

 Điều kiện áp dụng:

+ Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng

+ Không áp dụng: người chưa TN khi phạm tội, phụ nữ có thai/nuôi con < 36th tuổi khi phạm tội hoặc khi
xét xử.

+ Không thi hành án tử hình phụ nữ có thai/nuôi con < 36th tuổi (hp tử hình  hp tù chung thân)

+ Được Chủ tịch nước chấp nhận cho ân giảm: hình phạt tử hình  tù chung thân

Hình phạt:

Khái niệm:

41
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích
của người phạm tội. (Điều 30)

Hình phạt được quy định trong Bộ luật Hình sự và do Tòa án quyết định.

Mục đích của Hình phạt: Điều 31

- Trừng trị;

- Giáo dục, ngăn ngừa họ phạm tội mới;

- Giáo dục tôn trọng pháp luật;

- Phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

Phân loại hình phạt (Điều 32):

Đối với cá Đối với pháp nhân


nhân thương mại

Hình phạt Hình phạt


chính chính

Hình phạt Hình phạt


bổ sung bổ sung

Hình phạt chính đối với cá nhân:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền;

c) Cải tạo không giam giữ;

d) Trục xuất;

đ) Tù có thời hạn;

e) Tù chung thân;

g) Tử hình.

Hình phạt bổ sung với cá nhân:

a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

b) Cấm cư trú;

c) Quản chế;

d) Tước một số quyền công dân;

đ) Tịch thu tài sản;

e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;

g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.

Hình phạt đối với pháp nhân thương mại:

42
Hình phạt chính

a) Phạt tiền;

b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

c) Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Hình phạt bổ sung

a) Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;

b) Cấm huy động vốn;

c) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.

Các biện pháp tư pháp (Đ 46):

1. Đối với người phạm tội bao gồm:

a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;

b) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;

c) Bắt buộc chữa bệnh.

Quyết định hình phạt:

- Các tình tiết giảm nhẹ TNHS (Đ 51, 84)

- Các tình tiết tăng nặng TNHS (Đ 52, 85), tái phạm (Đ 53)

- Quyết định hình phạt dưới khung (Đ 54)

- Quyết định hình phạt khi phạm nhiều tội (đ 55,87,86); chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt (đ 57); đồng
phạm (đ 58)

- Tổng hợp hình phạt (Đ 56)

- Miễn hình phạt (đ 59,88)

- Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp
dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung

Tổng hợp hình phạt:

1. Cách tính hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội:

Trong trường hợp một người phạm nhiều tội, được xét xử trong cùng 01 lần thì Tòa án quyết định hình phạt với
từng tội và tổng hợp theo quy định tại Điều 55 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Đối với hình phạt chính, tổng hình phạt chung sẽ được tính như sau:

Lưu ý: Phạt tiền, trục xuất không tổng hợp với các hình phạt khác.

43
Hình phạt bổ sung được tính như sau:

Hình phạt riêng là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn của Bộ luật Hình sự với từng loại
hình phạt đó.

Hình phạt riêng là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên

Các khoản tiền trong hình phạt riêng được cộng lại thành hình phạt chung

2. Cách tính hình phạt khi có nhiều bản án

Nhiều bản án được hiểu là tội phạm đã bị xét xử bằng một bản án có hiệu lực pháp luật, đang chấp hành bản án đó
nhưng lại thực hiện hành vi phạm tội mới hoặc có thực hiện hành vi phạm tội trước đó và giờ mới bị đem ra xét xử
bằng một bản án mới.

Lúc này, việc tính tổng các hình phạt trong các bản án này được quy định tại Điều 56 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

- Nếu là tội đã phạm trước đó thì Tòa án sẽ quyết định hình phạt cho tội này. Sau đó, hình phạt chung sẽ được tính
theo cách đã nêu ở bảng trên. Lưu ý, thời hạn đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn
chấp hành hình phạt chung.

- Nếu thực hiện hành vi phạm tội mới, Tóa án sẽ quyết định hình phạt với tội mới. Sau đó sẽ tổng hợp với thời hạn
chưa chấp hành hình phạt của bản án trước đó. Sau cùng, Tòa án sẽ quyết định hình phạt chung theo cách tính của
bảng đã nêu ở trên.

- Nếu các hình phạt của các bản án mà một người phải chấp hành chưa được tổng hợp thì Chánh án Tòa án ra
quyết định tổng hợp các hình phạt của các bản án như cách tính đã nêu ở bảng trên.

Một số vấn đề khác:

- Miễn hình phạt (Đ 59,88)

- Miễn chấp hành hình phạt (Đ 62)

- Giảm mức hình phạt đã tuyên (Đ 63)

- Giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường đặc biệt (Đ 64)

- Án treo (Đ 65)

- Tha tù trước thời hạn có điều kiện (Đ 66)

- Hoãn chấp hành hình phạt tù (Đ 67)

- Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù (Đ 68)

44
Án tích và xóa án tích:

Án tích: Thể hiện việc bị kết án

Không có án tích: không phạm tội hoặc được xóa án tích hoặc bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm
trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt

Xóa án tích: được coi như chưa bị kết án

 Đương nhiên được xóa án tích


o Xóa án tích theo quyết định của Tòa án
o Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt

(Điều 69 – Điều 73, Điều 89)

CHƯƠNG 6: LUẬT DÂN SỰ

1.KHÁI QUÁT VỀ LUẬT DÂN SỰ:

1.1 Khái niệm:

Là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy định trong lĩnh vực
dân sự điều chỉnh các mối quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản hoặc có liên quan đến tài sản của cá
nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác trên cơ sở bình đẳng, độc lập của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó.

1.2 Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự:

là các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phi tài sản phát sinh trong giao dịch dân sự nhằm thỏa mãn nhu cầu
của các chủ thể trong xã hội.

1.3 Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự:

là phương pháp bình đẳng thỏa thuận giữa các chủ thể tham gia giao lưu dân sự, quyền tự định đoạt (trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác) của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự.

1.4. Các nguyên tắc của Luật Dân sự:

1. Các chủ thể bình đẳng với nhau trên phương diện pháp lý

2. Các chủ thể có quyền tự định đoạt

3. Các chủ thể dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự khi vi phạm cam kết có hiệu lực hoặc vi phạm các qui
định của pháp luật dân sự (chủ yếu là trách nhiệm tài sản).

4. Các tranh chấp dân sự được giải quyết theo nguyên tắc thỏa thuận và hòa giải giữa các chủ thể.

5. Các chủ thể có thể bảo vệ các quyền dân sự theo phương thức khởi kiện dân sự

1.4. Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự:

1.4.1 Cá nhân:

Khái niệm cá nhân bao gồm:

45
- Người có quốc tịch Việt Nam

- Người có quốc tịch nước ngoài

- Người không có quốc tịch

khi tham gia quan hệ dân sự tại Việt Nam

Điều kiện để trở thành chủ thể quan hệ pháp luật dân sự:

Để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật, thì các cá nhân, tổ chức phải có năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể
bao gồm: Năng lực pháp luật và Năng lực hành vi.

Năng lực pháp luật của cá nhân:

Khái niệm: là khả năng cá nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự

Đặc điểm:

Mọi cá nhân đều có NLPL DS như nhau.

- Có từ khi cá nhân sinh ra và chấm dứt khi cá nhân chết

Nội dung:

- Quyền nhân thân,

- Quyền sở hữu, thừa kế và các quyền tài sản khác

- Quyền tham gia vào quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh vào quan hệ đó.

Năng lực hành vi của cá nhân:

Khái niệm: là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ DS

Đặc điểm:

- NLHVDS của cá nhân không giống nhau, phụ thuộc vào:

- Độ tuổi

- Khả năng nhận thức

Các mức độ:

- Chưa có NLHVDS

- NLHVDS chưa đầy đủ

- NLHVDS đầy đủ

- Hạn chế NLHVDS

- Khó khăn trong nhận thức và điều khiển hành vi.

- Mất NLHVDS

46
1.4 Chủ thể của QHPL Dân sự:

1.4.2 Pháp nhân

Pháp nhân là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, có cơ cấu tổ chức, có tài sản độc lập với cá
nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình và nhân danh mình tham gia quan hệ pháp
luật một cách độc lập.

Điều 74 BLDS 2015

Điều kiện để trở thành pháp nhân:

Có đủ 4 điều kiện:

(1) Được thành lập theo quy định của BLDS, luật khác có liên quan;

(2) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của BLDS;

(3) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

(4) Nhân danh mình tham gia QHPL một cách độc lập.

Có hai loại pháp nhân:

Pháp nhân thương mại:

• Là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.

• Bao gồm: Doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác

Pháp nhân pi thương mại:

• Là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân
chia cho các thành viên.

• Bao gồm: CQNN, ĐV LLVT, TCCT, TCCT XH, TC XHNN, TCXH, TC CTXH-NN, Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện, DN xã
hội, Các tổ chức phi thương mại khác ...

1.5 Khách thể của QHPLDS:

- Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích vật chất, những giá trị tinh thần hoặc những lợi ích xã
hội khác mà các chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật.

47
- Khách thể là cái thúc đẩy các tổ chức hoặc cá nhân tham gia vào  nguyên nhân làm phát sinh quan hệ
pháp luật.

Nội dung của QHPLDS:

Là tổng hợp các quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự của các chủ thể trong một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể.

Có thể phát sinh do quy định của pháp luật hoặc do các chủ thể chủ động tạo ra thông qua các giao dịch phù hợp
với quy định của pháp luật (Điều 8 BLDS 2015)

1.7. Các chế định cơ bản của pháp luật Dân sự:

2.Quan hệ nhân thân:

 Quan hệ nhân thân: Là quan hệ giữa người – người về những giá trị nhân thân (quyền nhân thân)

 Quyền nhân thân: Là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ
trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

(Điều 25 – 39 BLDS 2015)

- Quyền nhân thân không gắn với tài sản (như: quyền được khai sinh, khai tử, quyền có họ tên…)

48
- Quyền nhân thân gắn với tài sản (như: quyền tác giả…)

 Các quyền nhân thân do pháp luật quy định (Đ25):

1. Quyền có họ, tên và thay đổi họ, tên;

2. Quyền xác định, xác định lại dân tộc;

3. Quyền được khai sinh, khai tử;

4. Quyền đối với quốc tịch;

5. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh;

6. Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể

7. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín;

8. Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác;

9. Quyền xác định lại giới tính;

10. Chuyển đổi giới tính;

11. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình;

12. Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình;

3. Quan hệ tài sản:

3.1. Khái niệm:

 Quan hệ tài sản: là quan hệ giữa người – người thông qua tài sản (hoặc về những lợi ích vật chất). Luôn
gắn với 1 tài sản được thể hiện dưới dạng này hay dạng khác.

 Tài sản:

Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình
thành trong tương lai
+ Bất động sản bao gồm:
a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
+ Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

3.2 Các nhóm quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh, gồm:

1. Quan hệ sở hữu: Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản

2. Quan hệ về trao đổi (hợp đồng)

3. Quan hệ về bồi thường những thiệt hại đã gây ra cho người khác do có hành vi trái pháp luật.

4. Quan hệ về dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống (thừa kế)

3.3 Quan hệ sở hữu:

49
a. Quyền sở hữu:

 Quyền sở hữu tài sản: Là quyền năng mà pháp luật công nhận cho chủ sở hữu đối với tài sản thuộc
quyền sở hữu của mình (Điều 158, Điều 186 – 224 BLDS 2015)

 Quyền sở hữu bao gồm:

+ Quyền chiếm hữu,

+ Quyền sử dụng và

+ Quyền định đoạt.

 Quyền chiếm hữu: Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài
sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

 Quyền sử dụng: Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp
luật.

 Quyền định đoạt: Là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu
hủy tài sản.

b. Quyền khác đối với tài sản:

 Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu
của chủ thể khác.

 Quyền khác đối với tài sản bao gồm:

 a) Quyền đối với bất động sản liền kề;

 b) Quyền hưởng dụng;

 c) Quyền bề mặt.

b. Các hình thức sở hữu:

Sở hữu toàn dân là sở hữu đối với tài sản công: bao gồm đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản,
nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý.

Sở hữu riêng

Sở hữu chung (SHC): gồm SHC theo phần (vốn góp trong công ty) và SHC hợp nhất (SHC: cộng đồng, của các
thành viên gia đình, vợ chồng, nhà chung cư)

5. Quyền thừa kế:

4.1. Khái niệm:

Thừa kế là sự chuyển quyền sở hữu đối với di sản của người chết sang cho người thừa kế theo di chúc hoặc
theo pháp luật

4.2 Chủ thể:

Người để lại thừa kế:

• Là cá nhân.

50
• Có tài sản thuộc sở hữu của mình

• Cá nhân chết để lại di chúc: phải đủ 18 tuổi. Từ đủ 15-18 tuổi thì phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc
người giám hộ.

Người thừa kế:

• Cá nhân: phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc đã sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế
nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

• Cơ quan, tổ chức phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế

• Nhà nước: Trong trường hợp không có người thừa kế, người thừa kế không có quyền nhận di sản hoặc từ
chối hưởng di sản

Người không được quyền hưởng di sản:


Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm
trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó
 Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản
 Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần
hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng
 Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả
mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ
di sản trái với ý chí của người để lại di sản
4.3 Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế:

QUYỀN CỦA NGƯỜI THỪA KẾ:

 Hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật

 Từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình
đối với người khác.

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI THỪA KẾ:

 Thực hiện các nghĩa vụ tài sản do người chết để lại (trong phạm vi di sản, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác) (điều 615 BLDS)

4.4. Di sản:

 Di sản là tài sản của người chết để lại thừa kế; là tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người
chết trong khối tài sản chung với người khác, trong đó bao gồm tài sản hữu hình và các quyền tài sản.

4.5. Thứ tự ưu tiên thanh toán:

Thứ tự ưu tiên thanh toán đối với các nghĩa vụ tài sản và chi phí liên quan đến thừa kế được quy định như sau:

 + Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng

 + Tiền cấp dưỡng còn thiếu

 + Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ

 + Tiền công lao động

51
 + Tiền bồi thường thiệt hại

 + Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước

 + Tiền phạt

 +Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác

 + Chi phí cho việc bảo quản di sản

 + Các chi phí khác

4.6. Thời điểm và địa điểm mở thừa kế:

Thời điểm mở thừa kế:

• Là thời điểm người có tài sản chết hoặc bị tuyên bố là đã chết

• Trong trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì ngày chết của người đó do Tòa án xác định
hoặc là ngày mà quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Địa điểm mở thừa kế:

• Là nơi cư trú cuối cùng của người chết để lại di sản.

• Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di
sản

4.7. Hình thức thừa kế:

Thừa kế theo di chúc: là việc chuyển di sản của người chết cho người sống theo sự định đoạt của người có di
chúc lập ra khi họ còn sống.

Thừa kế theo pháp luật: là việc di chuyển di sản của người chết cho những người thừa kế theo quy định của
pháp luật.

a. Thừa kế theo pháp luật:

 Điều kiện áp dụng:

 Không có di chúc,

 Di chúc không hợp pháp,

 Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di chúc; cơ
quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế; những người được
chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền hưởng di
sản.

 Áp dụng với phần di sản không được định đoạt trong di chúc, phần di sản liên quan đến di chúc không có
hiệu lực…

 Cách thức phân chia di sản thừa kế:

Căn cứ theo diện thừa kế và hàng thừa kế

 Diện thừa kế: Là phạm vi những người có quyền hưởng thừa kế xác định theo quan hệ hôn nhân, quan
hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng giữa người thừa kế với người để lại thừa kế.

52
 Hàng thừa kế: Thể hiện thứ tự được nhận di sản của những người thừa kế

 Thứ tự thừa kế: Pháp luật quy định có 3 hàng thừa kế.

 Hàng thừa kế thứ 1: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

 Hàng thừa kế thứ 2: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết;
cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

 Hàng thừa kế thứ 3: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của
người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt
ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

 Nguyên tắc phân chia di sản thừa kế:

 Những người cùng hàng thừa kế được hưởng phần di sản ngang nhau.

 Người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế khi không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết,
không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền thừa kế hoặc từ chối nhận thừa kế.

b. Thừa kế theo di chúc:

 Di chúc: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi
chết

 Di chúc hợp pháp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như:

 Người lập di chúc phải tự nguyện, minh mẫn khi lập di chúc, không bị lừa dối hoặc cưỡng ép;

 Nội dung và hình thức của di chúc không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

 Người lập di chúc:

 Người lập di chúc chỉ có thể là cá nhân cụ thể và phải có tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng
hợp pháp. Người đã thành niên có quyền lập di chúc;

 Người đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) trừ khi người đó bị mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác
không thể nhận thức và làm chủ hành vi.

 Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý và
phải được lập bằng văn bản.

 Hình thức của di chúc:

 Di chúc phải được lập bằng văn bản.

 Trong một số trường hợp, có thể lập di chúc miệng.

 Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành
văn bản, có công chứng hoặc chứng thực.

 Vợ chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của họ. Di chúc chung của vợ
chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ chồng cùng chết.

 Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế.

 Người thừa kế không phụ thuộc nội dung của di chúc:

53
1. Cha, mẹ,

2. Vợ, chồng,

3. Con chưa thành niên,

4. Con đã thành niên mất khả năng lao động của người lập di chúc

 Áp dụng khi:

- Di chúc không cho hưởng hoặc

- Hưởng ít hơn 2/3 suất theo pháp luật

 Hệ quả: Được hưởng phần di sản = 2/3 suất của 1 người thừa kế theo pháp luật.

c. Thừa kế thế vị:

Được áp dụng trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản thì cháu được
hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng đã chết trước người
để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

4.8. Thời hiệu:

 Thời hiệu xác nhận/bác bỏ quyền thừa kế: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế
của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

 Thời hiệu yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản: Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài
sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

 Thời hiệu yêu cầu chia Di sản:

30 năm đối với bất động sản,

10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.

5. Hợp đồng dân sự:


Là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự
Các loại hợp đồng:
- HĐ song vụ
- HĐ đơn vụ
- Hợp đồng chính
- HĐ phụ
- HĐ vì lợi ích của người thứ 3
- HĐ có điều kiện

HỢP ĐỒNG DÂN SỰ THÔNG DỤNG:

1. HĐ mua bán tài sản

2. HĐ trao đổi TS

3. HĐ tặng cho TS

4. HĐ vay tài sản

54
5. HĐ thuê tài sản

6. HĐ mượn TS

7. HĐ dịch vụ

8. HĐ về quyền SD đất

9. HĐ vận chuyển

10. HĐ gia công

11. HĐ gửi giữ TS

12. HĐ bảo hiểm;

13. HĐ ủy quyền

14. Hứa thưởng và thi có giải

CHƯƠNG 7: HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

1. KHÁI NIỆM:

Là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ hôn nhân
và gia đình, bao gồm các quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và các con hay các thành
viên khác trong gia đình

Đối tượng điều chỉnh:

Là quan hệ hôn nhân và gia đình, bao gồm nhóm:

+ Quan hệ nhân thân

+ Quan hệ tài sản

giữa các thành viên trong gia đình. Trong đó, quan hệ nhân thân đóng vai trò chủ đạo, có ý nghĩa quyết
định tính chất và nội dung của các quan hệ tài sản; các quan hệ tài sản không mang tính chất đền bù ngang
giá.

Các nội dung cơ bản:

 Kết hôn

 Quan hệ giữa vợ và chồng

 Quan hệ cha mẹ và con cái

 Cấp dưỡng

 Xác định cha, mẹ, con

 Con nuôi

 Ly hôn

55
 Quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài

 Xử lý vi phạm

1. Kết hôn:

Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký
kết hôn.

Mục đích của hôn nhân: Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững

b. Điều kiện kết hôn:

1. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

3. Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

4. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia
đình

c. Các trường hợp cấm kết hôn:

 Kết hôn giả tạo

 Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

 Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ,
chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; (Đ 182 BLHS 2015)

d) Cấm kết hôn (hoặc chung sống như vợ chồng) giữa:

 những người cùng dòng máu về trực hệ;

 những người có họ trong phạm vi ba đời;

 cha, mẹ nuôi với con nuôi;

 người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi,

 người đã từng là cha chồng với con dâu,

 người đã từng là mẹ vợ với con rể,

 người đã từng là cha dượng với con riêng của vợ,

 người đã từng là mẹ kế với con riêng của chồng;

e. Đăng ký kết hôn:

+ Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

 Không đăng ký kết hôn: Không có giá trị pháp lý.

 Quan hệ hôn nhân phát sinh từ thời điểm cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

 Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.

Trường hợp chung sống không đăng ký kết hôn:

56
- Trước 03/01/1987: Hôn nhân hợp pháp

- Sau 03/01/1987: Nhà nước không thừa nhận quan hệ hôn nhân

(Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, hiệu lực từ 03/01/1987)

f. Cơ quan Nhà nước thực hiện đăng ký kết hôn:

- UBND cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên: CD Việt Nam

- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài: CD Việt Nam với nhau ở nước ngoài.

- UBND cấp tỉnh nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam: giữa công dân Việt Nam với người nước
ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài. (đã được phân cấp cho
UBND cấp huyện kể từ năm 2016)

- UBND cấp tỉnh nơi đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam: công dân Việt Nam không có nơi đăng ký
thường trú.

 Kết hôn trái pháp luật

- Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết
hôn do pháp luật quy định.

- Tùy trường hợp, việc kết hôn trái pháp luật sẽ bị hủy, xử lý theo pháp luật về dân sự, hành chính và cả
hình sự.

2. Quan hệ giữa vợ và chồng:

Một số quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng:

- Vợ - chồng có quyền bình đẳng

- Vợ - chồng có nghĩa vụ chung thủy, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau.

- Có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự nhân phẩm, uy tín cho nhau…

a. Quyền và nghĩa vụ:

- Vợ chồng có nghĩa vụ chung sống với nhau.

- Vợ chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch mà theo quy định của
pháp luật phải có sự đồng ý của cả vợ chồng.

b. Quan hệ tài sản

- Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất
kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được
thừa kế chung hoặc được tăng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

- Vợ chồng bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài
sản chung, không phân biệt lao động trong gia đình và lao động có thu nhập

- Vợ chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng gồm

• Tài sản có trước khi kết hôn;

• Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;

57
• Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

• Tài sản hình thành từ tài sản riêng

- Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (Điều 38):

- Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung,

- Nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

- Không được quyền chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân trừ trường hợp làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến gia đình hoặc nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản

Cha mẹ có nghĩa vụ:

- Yêu thương, tôn trọng, thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của con

- Giáo dục, chăm lo tạo điều kiện cho con về mọi mặt

- Con chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi có quyền chung sống với cha mẹ

- Chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên….sau ly hôn

3. Chấm dứt mối quan hệ hôn nhân:


3.1 ly hôn:

a. Khái niệm:

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân theo ý chí của các bên.

Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn: (Đ 51)

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh
tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn
nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe,
tinh thần của họ.

- Cơ quan giải quyết: Tòa án nhân dân cấp huyện/cấp tỉnh

- Căn cứ ly hôn:

+ Tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

+ Vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố là mất tích xin ly hôn.

+ Thuận tình ly hôn.

+ Bạo lực gia đình

 Hạn chế ly hôn

- Trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi  chồng không được quyền yêu cầu xin ly
hôn.

b. Hình thức ly hôn:

58
- Thuận tình ly hôn hoặc

- Đơn phương ly hôn (Ly hôn theo yêu cầu của một bên).

c. Nguyên tắc giải quyết ly hôn:

- Trong trường hợp vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu
cầu xin ly hôn.

- Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn.

- Nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không
đạt thì Tòa án quyết định cho ly hôn.

* Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn:

- Theo thỏa thuận của các bên

- Tòa án giải quyết (nếu không thỏa thuận được)

- Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

- Chia đôi nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên
trong việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản chung.

- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện
tiếp tục lao động tạo thu nhập;

- Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

- Tài sản chung được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần hiện vật có giá trị lớn hơn
phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch

- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân
sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

- Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng do vợ chồng tự thỏa thuận, nếu không được thì
yêu cầu Tòa án giải quyết.

* Nguyên tắc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

- Theo thỏa thuận của các bên: người trực tiếp nuôi con; quyền, nghĩa vụ.

- Tòa án giải quyết (nếu không thỏa thuận được) căn cứ vào quyền lợi của con; nếu con đủ 7 tuổi trở lên thì
phải xem xét nguyện vọng của con.

- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện
hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

 Hậu quả pháp lý của việc ly hôn

- Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng: Sau khi bản án hoặc quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật, các
đương sự chấm dứt quan hệ vợ chồng.

- Các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng chấm dứt.

4.2 HÔN NHÂN CHẤM DỨT DO VỢ, CHỒNG CHẾT HOẶC BỊ TÒA ÁN TUYÊN BỐ LÀ ĐÃ CHẾT (Đ 65):

59
Hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết.

Trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định
theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.

Khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố một người là đã chết theo quy định của Bộ luật Dân sự mà vợ hoặc
chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân đương nhiên được khôi phục; trong
trường hợp vợ hoặc chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được xác lập sau có
hiệu lực pháp luật.

4. Con nuôi:

a. Khái niệm:

- Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nuôi
con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
phù hợp với đạo đức xã hội.

b. Điều kiện để được làm con nuôi

 Trẻ em dưới 16 tuổi

 Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

 Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

c. Điều kiện để nhận con nuôi (Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010)

- Người nhận con nuôi phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

- Có tư cách đạo đức tốt;

- Có điều kiện thực tế bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi…

Thủ tục nhận con nuôi:

- Việc nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký và ghi vào Sổ hộ tịch.

- Kể từ ngày giao nhận con nuôi, hai bên có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con không khác con
ruột.

5. Mang thai hộ:

Mang thai hộ là việc một người phụ nữ được nhờ mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể có con
được dù đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản (Điều 3 Luật HNGĐ 2014) cặp vợ chồng vô sinh có quyền
nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

 Người độc thân không được nhờ người khác mang thai hộ  mà chỉ cặp vợ chồng không có con chung…
mới được.

Việc mang thai hộ được thực hiện bằng cách lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh
trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ.

60
Cặp vợ chồng vô sinh phải đáp ứng 03 điều kiện sau: (khoản 1 Điều 3 Nghị định 10/2015/NĐ-CP)

- Có xác nhận của tổ chức y tế về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi sử dụng thụ tinh
nhân tạo…

- Vợ chồng đang không có con chung;

- Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Điều kiện để được mang thai hộ người khác:

Người phụ nữ được nhờ phải đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 95 LHNGĐ 2014:

- Hoàn toàn tự nguyện, không vì mục đích vụ lợi;

- Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ: Chị, em cùng cha mẹ, cùng cha
khác mẹ, cùng mẹ khác cha; chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì; chị dâu, em dâu của người cùng
cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha;

- Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;

- Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế về khả năng mang thai hộ;

- Nếu có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người này;

- Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

 không quy định bắt buộc người phụ nữ được nhờ mang thai hộ phải là người đang có chồng.

CHƯƠNG 8: PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

Kinh doanh: Là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất
đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

- Pháp luật kinh doanh: Là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá
trình thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, hoạt động kinh doanh, giải thể, phá sản.

- Nội dung pháp luật kinh doanh:

+ Hình thức kinh doanh và các loại hình doanh nghiệp

+ Pháp luật về thương mại

+ Pháp luật cạnh tranh

+ Pháp luật về phá sản doanh nghiệp

+ Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh

PHẦN 1. HÌNH THỨC KINH DOANH VÀ CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

KHÁI NIỆM:

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo
quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

61
CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP:

1. Doanh nghiệp tư nhân

2. Công ty TNHH 1 thành viên

3. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

4. Công ty Cổ phần

5. Công ty Hợp danh

Nơi đăng ký kinh doanh: Tại Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc TW

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

(Khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020)

Đặc điểm:

1. Là một loại hình doanh nghiệp

2. Do cá nhân đầu tư vốn thành lập và làm chủ

3. Chủ DNTN phải chịu trách nhiệm nợ, nghĩa vụ tài sản bằng toàn bộ tài sản

4. Không có tư cách pháp nhân

5. Có khả năng huy động vốn hạn chế

Chủ doanh nghiệp có toàn quyền định đoạt đối với doanh nghiệp tư nhân trong hoạt động kinh doanh và cơ cấu tổ
chức quản lý doanh nghiệp

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân:

1. Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

2. Không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty
trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân:

62
1. Chủ DNTN chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của DN (kể cả thuê người quản lý), chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.

2. Chủ DNTN không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

3. Chủ DNTN là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án
trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp

4. Chủ DNTN là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

5. Chủ DNTN có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và việc sử
dụng lợi nhuận

6. Chủ DNTN có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình. Chủ DNTN có quyền bán doanh nghiệp của
mình cho người khác

Điểm mới trong luật doanh nghiệp 2020:

Theo Điều 205 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty TNHH, công ty CP
hoặc công ty hợp danh theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo LDN
2020

Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý
hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc thì ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và
nghĩa vụ của mình.

- Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì người thừa kế hoặc một trong những người thừa kế theo di chúc
hoặc theo pháp luật là chủ doanh nghiệp tư nhân theo thỏa thuận giữa những người thừa kế. Trường hợp những
người thừa kế không thỏa thuận được thì đăng ký chuyển đổi thành công ty hoặc giải thể doanh nghiệp tư nhân
đó.

Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc
bị truất quyền thừa kế thì tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân được xử lý theo quy định của pháp luật về dân sự.

- Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân được thực hiện thông qua người đại
diện.

- Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thuộc phạm vi
ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh ngành,
nghề có liên quan theo quyết định của Tòa án hoặc chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân cho cá nhân, tổ chức
khác.

Công ty hợp danh:

Công ty hợp danh: là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, gồm ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công
ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ
công ty.

Đặc điểm:

1. Có hai loại thành viên với quy chế pháp lý riêng

2. Chịu trách nhiệm = tài sản Công ty và thành viên hợp danh

3. Có tư cách pháp nhân

63
4. Không được phát hành chứng khoản

Quy chế thành viên:

1. Quy chế thành viên hợp danh

2. Quy chế thành viên góp vốn

Tài chính công ty hợp danh:

1. Vấn đề góp vốn của thành viên công ty

2. Tăng giảm vốn điều lệ

3. Phân chia lợi nhuận

Cơ cấu tổ chức, quản lý:

• Hội đồng thành viên

• Chủ tịch Hội đồng thành viên

• Giám đốc/Tổng giám đốc

• Vấn đề quản lý, điều hành của thành viên hợp danh

Công ty trách nhiệm hữu hạn:

Khái niệm:

Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, không phát
hành cổ phần, do từ hai đến 50 thành viên cùng góp vốn, cùng hưởng lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần
vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty trong phạm vi số vốn cam kết góp.

Đặc điểm:

1. Là một loại hình doanh nghiệp

2. Có tư cách pháp nhân

3. Thành viên là tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc cá nhân, từ 2 đến 50 thành viên

4. Chịu trách nhiệm bằng tài sản Công ty

5. Không được quyền phát hành cổ phần

6. Hạn chế chuyển nhượng phần vốn góp

Vấn đề tài chính của công ty:

1. Vấn đề góp vốn của thành viên công ty

2. Tăng và giảm vốn điều lệ công ty

3. Chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên 4. Yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp

5. Phân chia lợi nhuận

Vấn đề góp vốn của các thành viên trong công ty:

64
Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong
thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển,
nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản.

(Khoản 2 Điều 47 Luật Doanh nghiệp nghiệp 2020)

Tăng và giảm vốn điều lệ của công ty:

1. Công ty có thể tăng vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:

a) Tăng vốn góp của thành viên;

b) Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.

2. Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng
với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty.

(Điều 48 Luật Doanh nghiệp năm 2020)

Công ty có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:

a) Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã
hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh
toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;

b) Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 của Luật này;

c) Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 47 của Luật này.

(Điều 68 Luật Doanh nghiệp năm 2020)

Chuyển nhượng phần vốn góp:

hành viên CTY có quyền chuyển nhượng 1 phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình:

- Chào bán phần vốn góp đó cho thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong CTY;

- Chuyển nhượng người không phải là thành viên nếu thành viên còn lại của CTY không mua hoặc không mua hết
trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.

(Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020)

Yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp:

Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán
thành đối với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây:

a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng
thành viên;

b) Tổ chức lại công ty;

c) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

Phân chia lợi nhuận:

65
Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính
khác theo quy định của pháp luật, bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn trả sau
khi chia lợi nhuận.

(Điều 69 Luật Doanh nghiệp 2020)

Thành viên công ty:

1. Xác lập tư cách thành viên

2. Chấm dứt tư cách thành viên

3. Quyền và nghĩa vụ thành viên công ty

Cơ cấu tở chức quản lý:

1. Hội đồng thành viên công ty

2. Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty

3. Giám đốc/Tổng giám đốc

4. Ban kiểm soát

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

Khái niệm:

Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, không phát hành cổ
phần, do một tổ chức hay một cá nhân làm chủ sở hữu và chỉ phải chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ, nghĩa vụ tài
sản của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Đặc điểm:

1. Là một loại hình doanh nghiệp

2. Có tư cách pháp nhân

3. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp cam kết đưa vào vốn điều lệ

4. Không được quyền phát hành cổ phần

Vấn đề tài chính của công ty:

1. Vấn đề góp vốn của chủ sở hữu công ty

2. Tăng và giảm vốn điều lệ công ty

3. Chuyển nhượng phần vốn góp

Vấn đề góp vốn của các thành viên trong công ty:

Chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh
nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận
chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản.

(Khoản 2 Điều 75 Luật Doanh nghiệp nghiệp 2020)

Tăng và giảm vốn điều lệ của công ty:

66
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ thông qua việc chủ sở hữu công ty góp thêm vốn
hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu công ty quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều
lệ.

(Điều 87 Luật Doanh nghiệp năm 2020)

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:

a) Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở
lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty;

b) Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 75 của Luật
này.

(Điều 87 Luật Doanh nghiệp năm 2020)

Chuyển nhượng phần vốn góp:

Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ
chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức
khác thì chủ sở hữu công ty và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của công ty.

(Điều 77 Luật Doanh nghiệp 2020)

Chủ sở hữu công ty:

1. Quyền của chủ sở hữu công ty

2. Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty

3. Trường hợp chủ sở hữu là Doanh nghiệp nhà nước

Cơ cấu tổ chức công ty:

1. Hội đồng thành viên công ty

2. Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty

3. Giám đốc/Tổng giám đốc

4. Ban kiểm soát

67
Công ty cổ phần:

Khái niệm:

Công ty Cổ phần là một loại hình công ty có tư cách pháp nhân, có chế độ trách nhiệm tài sản hữu hạn, có vốn điều
lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

Đặc điểm:

• 1. Vốn điều lệ chia thành nhiều phần là cổ phần

• 2. Số lượng cổ đông tối thiểu 3, không hạn chế tối đa

• 3. Chịu trách nhiệm phạm vi vốn cổ phần đã góp

• 4. Cổ phiếu được tự do chuyển nhượng

• 5. Được phát hành chứng khoán

• 6. Có tư cách pháp nhân

Quy chế cổng đông:

1. Cấu trúc cổ phần của công ty cổ phần

2. Cổ phần phổ thông

3. Cổ phần ưu đãi

4. Xác lập và chấm dứt tư cách cổ đông

5. Vấn đề cổ đông nhỏ

Tài chính công ty:

1. Huy động vốn cổ phần

2. Huy động vốn khác

3. Giảm vốn điều lệ

4. Phân phối lợi nhuận

5. Công khai thông tin về tài chính

68
Tổ chức quản lý công ty cổ phần:

1. Đại hội đồng cổ đông

2. Hội đồng quản trị

3. Giám đốc/Tổng giám đốc

4. Ban Kiểm soát

Doanh nghiệp nhà nước:

Khái niệm doanh nghiệp nhà nước theo khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, bao gồm các doanh nghiệp do
Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 Luật
Doanh nghiệp 2020.

(Còn theo Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều
lệ)

Doanh nghiệp xã hội:

Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:

a) Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định pháp luật;

b) Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;

c) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu
đã đăng ký.

PHẦN 2: PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI

Khái niệm:

Luật Thương mại là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm
pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và
hoạt động của sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý
nhà nước

Phạm vi điều chỉnh của luật thương mại:

1. Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp các
bên thỏa thuận chọn áp dụng Luật này hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật này.

3. Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh
lợi đó chọn áp dụng Luật này.

(Điều 1 Luật Thương mại 2005 sửa đổi, bổ sung 2017, 2019)

Đối tượng áp dụng luật thương mại:

69
1. Thương nhân hoạt động thương mại theo quy định tại Điều 1 của Luật này.

2. Tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại.

3. Căn cứ vào những nguyên tắc của Luật này, Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng Luật này đối với cá nhân
hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.

Hoạt động thương mại:

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu
tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

(Điều 3 Luật Thương mại 2005 sửa đổi, bổ sung 2017, 2019)

Mua bán hàng hóa:

Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng
hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu
hàng hóa theo thỏa thuận.

(Điều 3 Luật Thương mại 2005 sửa đổi, bổ sung 2017, 2019)

Cung ứng dịch vụ:

Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ
thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa
vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.

(Điều 3 Luật Thương mại 2005 sửa đổi, bổ sung 2017, 2019)

Xúc tiến thương mại:

Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt
động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.

(Điều 3 Luật Thương mại 2005 sửa đổi, bổ sung 2017, 2019)

Trung gian thương mại:

Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho
một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại,
ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại.

(Điều 3 Luật Thương mại 2005 sửa đổi, bổ sung 2017, 2019)

Hoạt động thương mại khác:

• Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc
toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình
sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.

70
• Đấu giá hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu
giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất

• Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hoá, dịch vụ thông qua
mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự
thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và
thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu).

• Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công
việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư
vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng
hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.

• Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần
thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo
yêu cầu của khách hàng.

• Cho thuê hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó một bên chuyển quyền chiếm hữu và sử dụng hàng
hoá (gọi là bên cho thuê) cho bên khác (gọi là bên thuê) trong một thời hạn nhất định để nhận tiền cho
thuê.

Chế tài trong thương mại:

1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng

2. Phạt vi phạm

3. Buộc bồi thường thiệt hại

4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng

5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng

6. Hủy bỏ hợp đồng

7. Các biện pháp khác do hai bên thỏa thuận.

Bên vi phạm HĐ được miễn TN trong các trường hợp sau đây:

1. Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;

2. Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

3. Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

4. Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà
các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

PHẦN BA: PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

Phạm vi điều chỉnh của luật cạnh tranh:

71
Luật cạnh tranh quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trình tự, thủ tục giải
quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh.

Đối tượng áp dụng:

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng
sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước, đơn vị
sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

2. Hiệp hội ngành, nghề hoạt động tại Việt Nam.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan.

(Điều 2 Luật Cạnh tranh năm 2018)

Quyền cạnh tranh trong kinh doanh:

1. Doanh nghiệp có quyền tự do cạnh tranh theo quy định của pháp luật. Nhà nước bảo đảm quyền cạnh tranh hợp
pháp trong kinh doanh.

2. Hoạt động cạnh tranh được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, công bằng và lành mạnh, không xâm phạm
đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng.

(Điều 5 Luật Cạnh tranh năm 2018)

Hành vi hạn chế cạnh tranh:

Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh, bao gồm
hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền.

(Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2018)

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh:

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập
quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi
ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

(Điều 2 Luật Cạnh tranh năm 2018)

Hành vi bị cấm liên quan đến cạnh tranh:

1. Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường sau đây:

a) Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện hoặc không thực hiện
việc sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ cụ thể hoặc mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng
dịch vụ với doanh nghiệp cụ thể, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp
khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

b) Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp;

c) Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị các hiệp hội ngành, nghề, tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác hoặc các doanh
nghiệp liên kết với nhau nhằm hạn chế cạnh tranh trên thị trường;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh.

72
2. Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành
vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.

(Điều 8 Luật Cạnh tranh năm 2018)

Tố tụng cạnh tranh:

1. Tố tụng cạnh tranh là hoạt động điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh và giải quyết khiếu nại quyết định xử lý
vụ việc cạnh tranh theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Cạnh tranh.

2. Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm: (a) Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia; (b) Hội đồng xử lý vụ
việc hạn chế cạnh tranh; (c) Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; (d) Cơ quan
điều tra vụ việc cạnh tranh;

PHẦN BỐN: PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP

Khái niệm:

Phá sản là việc doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản và bị tòa án có thẩm quyền tuyên bố phá sản
theo luật định.

Tình trạng phá sản là doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ
nợ có yêu cầu

Thủ tục phá sản:

• Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản (quyền của các chủ nợ);

• Phục hồi hoạt động kinh doanh;

• Thanh lý tài sản, các khoản nợ;

• Tuyên bố Doanh nghiệp, Hợp tác xã bị phá sản.

Trách nhiệm người quản lý, điều hành doanh nghiệp hay hợp tác xã bị phá sản:

Cấm đảm nhiệm chức vụ:

• Người giữ chức vụ Giám đốc/ Tổng Giám đốc/ Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị của CTY, Tổg
CTY 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản.

• Chủ Doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của CTY Hợp danh, Giám đốc/ Tổng Giám đốc/ Chủ tịch
và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của Doanh nghiệp, Hợp tác xã trong 1-3 năm kể
từ ngày Doanh nghiệp, Hợp tác xã bị tuyên bố phá sản.

PHẦN 5: PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH

Khái niệm:

Tranh chấp trong kinh doanh là một loại tranh chấp kinh tế, biểu hiện những mâu thuẫn hay xung đột về quyền và
nghĩa vụ giữa các nhà đầu tư, các doanh nghiệp với tư cách là chủ thể kinh doanh trong quá trình tiến hành các
hoạt động kinh doanh.

Hình thức giải quyết tranh chấp:

1. Thương lượng

73
2. Hòa giải

3. Giải quyết tại Trọng tài

4. Giải quyết tại Tòa án

Những vấn đề khác:

1. Pháp nhân

2. Pháp nhân phi thương mại

3. Hợp tác xã

4. Hộ kinh doanh

CHƯƠNG 9: LUẬT TỐ TỤNG

Có 2 loại tố tụng: tố tụng Tòa án và tố tụng Trọng tài

Tố tụng Tòa án: là trình tự giải quyết các vụ việc tại Tòa án. Gồm 3 loại thủ tục tố tụng: Tố tụng Dân sự,

Tố tụng Hành chính, Tố tụng Hình sự.

Tố tụng Trọng tài: Chủ thể giải quyết tranh chấp là Trọng tài.

Khiếu nại: Là trình tự thủ tục yêu cầu xem xét lại các Quyết định hành chính/Hành vi hành chính và được thực hiện
bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Cấp xét xử:

Hai cấp xét xử: sơ thẩm và phúc thấm

Thủ tục xét xử đặc biệt: Giám đốc thẩm, tái thẩm

Khái nệm:

Pháp luật tố tụng là hệ thống các nguyên tắc, quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong việc giải quyết các vụ án dân sự, lao động, hành chính, thương mại và các
vụ án hình sự.

Pháp luật tố tụng quy định về thủ tục khởi kiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và giải quyết các vụ
tranh chấp pháp luật theo một trình tự thống nhất.

Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật

Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân

Nguyên tắc tôn trọng sự thật khách quan

Nguyên tắc độc lập xét xử của toà án

Nguyên tắc hai cấp xét xử

Nguyên tắc xét xử công khai

Nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự

74
Nguyên tắc toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số

Bảo đảm pháp chế XHCN trong TTHC

Quyền yêu cầu TA bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

Quyền yêu cầu BTTH trong vụ án hành chính

Quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện

Các đương sự, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ
thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ.

Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong TTHC

Phạm vi điều chỉnh cảu luật tố tụng:

Nguyên tắc tố tụng:

75
Quyền khởi kiện:

76
Khởi kiện vụ án hành chính: Khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm bởi
các quyết định hành chính/ hành vi hành chính (của cơ quan hành chính/ người thi hành công vụ)

- Khởi kiện vụ/việc dân sự: Khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm bởi cá
nhân, tổ chức khác xâm phạm (không phải bởi các quyết định hành chính và hành vi hành chính)

Phạm vi khởi kiện hay quyền tự định đoạt:

Thời hiệu khởi kiện: Là khoảng thời gian được quyền yêu cầu tòa án giải quyết vụ việc mà hết thời gian đó thì
người khởi kiện mất quyền khởi kiện.

Người tiến hành tố tụng:

Viện Kiểm sát:

•Viện trưởng

•Kiểm sát viên, Kiểm tra viên

Tòa án:

77
•Chánh án

•Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký tòa án

Người tham gia tố tụng:

Thẩm quyền của tòa án:

 Thẩm quyền theo loại việc

 Thẩm quyền theo cấp xét xử

 Thẩm quyền theo lãnh thổ

 Theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

Thẩm quyền lãnh thổ:

78
Thẩm quyền cấp xét xử:

Thẩm quyền chung của tòa án (Điều 26 - 34):

Những tranh chấp:

• Dân sự

• Hôn nhân gia đình

• Lao động

• Kinh doanh thương mại

Những yêu cầu:

79
• Dân sự

• Hôn nhân gia đình

• Lao động

• Kinh doanh thương mại

Trình tự, thủ tục giải quyết, vụ việc dân sự và hành chính:

TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Khái niệm:

Tố tụng hình sự là toàn bộ hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố
tụng, các cá nhân, cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội góp phần vào giải quyết vụ án hình sự theo quy định của Bộ
luật Tố tụng hình sự.

* Đối tượng điều chỉnh: là những quan hệ xã hội phát sinh từ việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành một
vụ án hình sự

* Phương pháp điều chỉnh:

+ Phương pháp quyền uy: điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước với người phạm tội

+ Phương pháp phối hợp và chế ước: điều chỉnh mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với nhau thông qua
mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành khởi tố vụ án hình sự- điều tra vụ án hình sự- truy tố vụ án hình sự-
xét xử vụ án hình sự và thi hành án.

Các nguyên tắc của tố tụng hình sự:

- Bảo đảm pháp chế XHCN trong tố tụng hình sự

- Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân

- Bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật

- Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

- Bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân

- Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật….

Các giai đoạn của tố tụng hình sự:

80
Người tham gia tố tụng hình sự:

Bị can: Người đã bị khởi tố hình sự

Bị cáo: Người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử hình sự

Cơ quan tiến hành tố tụng:

Cơ quan điều tra:

• Thủ trưởng

• Phó Thủ trưởng

• Điều tra viên

Viện Kiểm sát:

• Viện trưởng

• Phó Viện trưởng

• Kiểm sát viên

Tòa án:

• Chánh án

• Phó Chánh án

• Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký tòa án

Khởi tố vụ án hình sự:

Là giai đoạn đầu của vụ án hình sự. Cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu
hiệu tội phạm trên cơ sở:

+ Tố giác của công dân;

+ Tin báo của cơ quan, tổ chức;

+ Trên các phương tiện thông tin đại chúng

+ Từ phía Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Cảnh sát biển
và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm

+ Người phạm tội tự thú.

81
Thẩm quyền quyết định khởi tố vụ án hình sự:

- Cơ quan điều tra

- Thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và Thủ trưởng các cơ
quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra
quyết định khởi tố vụ án trong những trường hợp quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS).

Viện Kiểm sát (VKS) ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp VKS huỷ bỏ quyết định không khởi tố
vụ án của các cơ quan quy định tại BLTTHS và trong trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án.

Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu VKS khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà
phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra.

Những căn cứ không khởi tố vụ án hình sự:

- Không có sự việc phạm tội;

- Hành vi không cấu thành tội phạm;

- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự (TNHS);

- Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;

- Đã hết thời hiệu truy cứu TNHS;

- Tội phạm đã được đại xá;

- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.

Điều tra vụ án hình sự:

Đây là giai đoạn kế tiếp giai đoạn khởi tố vụ án, khởi tố bị can và được tiến hành trên cơ sở quyết định khởi tố vụ
án, khởi tố bị can.

Thẩm quyền điều tra

Cơ quan điều tra (CQĐT) trong CAND điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra
của CQĐT trong QĐND và CQĐT của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC).

CQĐT trong QĐND điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TA quân sự.

CQĐT của VKSNDTC điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các
cơ quan tư pháp.

CQĐT có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trong trường hợp
không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của CQĐT nơi phát hiện tội phạm,
nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.

Các cơ quan điều tra gồm:

- Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực.

- Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu .

- Cơ quan điều tra cấp trung ương.

Thời hạn điều tra

+ Không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng,

82
+ Không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng,

+ Không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng,

kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.

Gia hạn điều tra

Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi
hết hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.

Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:

Đối với tội phạm ít nghiêm trọng: gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;

Đối với tội phạm nghiêm trọng: gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá
02 tháng;

Đối với tội phạm rất nghiêm trọng: gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng;

Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

Truy tố vụ án hình sự:

Quyết định truy tố trong thời hạn:

20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng,

30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện Kiểm sát phải ra một trong những quyết
định sau đây:

+ Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng;

+ Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

+ Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng VKS có thể gia hạn, nhưng:

- không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng;

- không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

- không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra một trong những quyết định nêu trên, Viện Kiểm sát phải thông báo
cho bị can, người bào chữa biết; giao bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án
cho bị can.

Người bào chữa được đọc bản cáo trạng, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến
việc bào chữa theo quy định của pháp luật và đề xuất yêu cầu.

Xét xử vụ án sơ thẩm hình sự:

- Xét xử sơ thẩm trong thời hạn:

30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng,

45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng,

83
02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng,

03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng,

kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra một trong những quyết
định sau đây:

+ Đưa vụ án ra xét xử ;

+ Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

+ Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

- Xét xử sơ thẩm trong thời hạn:

30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng,

45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng,

02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng,

03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng,

kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra một trong những quyết
định sau đây:

+ Đưa vụ án ra xét xử ;

+ Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

+ Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là một bước nhằm kiểm tra công khai những chứng cứ do cơ quan điều tra
thu thập được và cả những chứng cứ mới được tiến hành bằng các bước:

+ Khai mạc phiên tòa

+ Xét hỏi

+ Tranh luận

+ Nghị án và tuyên án

Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện Kiểm sát truy tố và Tòa án đã
quyết định đưa ra xét xử.

Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự:

Xét xử phúc thẩm:

Là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ
thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

Thời hạn kháng cáo

Thời hạn kháng cáo là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án.

Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho
họ hoặc được niêm yết.

84
Thời hạn kháng nghị của Viện Kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày, kể từ
ngày tuyên án.

Những người có quyền kháng cáo

Bị cáo, người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.

Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm
thần hoặc thể chất.

Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết
định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.

Những người có quyền kháng cáo

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản
án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.

Người bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền
kháng cáo phần bản án, quyết định của Toà án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.

Người được Toà án tuyên bố là không có tội có quyền kháng cáo phần lý do bản án sơ thẩm đã tuyên là họ không có
tội.

Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị những bản án hoặc
quyết định sơ thẩm.

Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị

Những phần của bản án bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp Bộ luật Tố tụng hình
sự có quy định khác.

Khi có kháng cáo, kháng nghị đối với toàn bộ bản án thì toàn bộ bản án chưa được đưa ra thi hành.

Bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có
hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

85

You might also like