You are on page 1of 4

1.

Nguồn gốc của nhà nước


- Nguồn gốc ra đời của nhà nước gắn với 2 yếu tố cơ bản:
Yếu tố kinh tế: Sự phát triển của lực lượng sản xuất, công cụ lao động→Phân công
lao động xã hội→Xuất hiện chế độ tư hữu.
Yếu tố xã hội: Xã hội phân chia thành các giai cấp đối lập → Mâu thuẫn xung đột
→ Đấu tranh giai cấp → Nhà nước.
=> Nhà nước đã xuất hiện một cách khách quan, là sản phẩm của một xã hội đã
phát triển đến một giai đoạn nhất định, là một hiện tượng xã hội – lịch sử.
- Khái niệm nhà nước: Nhà nước là một tổ chức quyền lực công cộng đặc biệt, có
bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý xã hội,
phục vụ và bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền và lợi ích chung của xã hội.

2. Bản chất của nhà nước


- Bản chất nhà nước được hiểu là tổng hợp những mặt, những thuộc tính tương đối
ổn định bên trong của nhà nước, quy định sự tồn tại và phát triển của nhà nước.
- Xuất phát từ hai khía cạnh:
+ Tính giai cấp: Thể hiện trên ba mặt: quyền lực kinh tế (đảm bảo cho sự
thống trị giai cấp), chính trị (giai cấp cầm quyền sử dụng nhà nước như một
công cụ đặc biệt nhằm trấn áp và thống trị giai cấp khác), tư tưởng (ý chí và
hệ tư tưởng của giai cấp cầm được thể hiện một cách tập trung thống nhất).
+ Tính xã hội : Duy trì trật tự, ổn định của xã hội.
- Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, tính xã hội ngày càng
tăng, tính giai cấp giảm dần.

3. Đặc điểm của nhà nước


- Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt, không hòa nhập với dân
cư.
- Nhà nước có chủ quyền quốc gia.
- Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ.
- Nhà nước quy định thuế và thực hiện việc thu các loại thuế.
- Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật.
4. Hình thức nhà nước: Là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và phương
pháp thực hiện quyền lực nhà nước.Được cấu tạo bởi 3 yếu tố cơ bản:
a. Hình thức chính thể: Là cách thức tổ chức và trình tự thành lập cơ quan cấp cao
của quyền lực nhà nước cũng như mối quan hệ giữa các cơ quan đó với nhau và
với nhân dân. Được chia thành 2 dạng:
- Chính thể quân chủ: Quyền lực cao nhất tập trung toàn bộ hoặc một phần trong
tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế.
+ Quân chủ tuyệt đối: (phổ biến trong xã hội phong kiến) Là mô hình tổ chức
nhà nước được thiết lập dựa trên thuyết về quyền lực tối cao của nhà vua.
=> Ví dụ: Trung Quốc, Việt Nam thời phong kiến.
+ Quân chủ hạn chế: Là quyền lực tối cao của nhà vua bị hạn chế về mặt lập
pháp, hành pháp, tư pháp.
=> Ví dụ: Anh, Bỉ, Đan Mạch,....
- Chính thể cộng hòa: Quyền lực cao nhất của nhà nước thuộc về cơ quan được bầu
ra theo một thời hạn nhất định.
+ Cộng hòa dân chủ: Mọi công dân có đủ điều kiện theo luật định được tham
gia bầu cử để thành lập cơ quan quyền lực Nhà Nước cao nhất.
=> Ví dụ: Lào, Đông Timo, Công-gô,...
+ Cộng hòa quý tộc: Chỉ có giới quý tộc mới có quyền bầu để thành lập ra cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất.
=> Ví dụ: La Mã cổ đại (thế kỷ VII TCN),..

b. Hình thức cấu trúc


Là cách thức tổ chức nhà nước thành các đơn vị hành chính – lãnh thổ và mối quan
hệ giữa các cơ quan trong hệ thống chính quyền nhà nước. Có 2 hình thức cấu trúc
nhà nước chủ yếu:
- Nhà nước đơn nhất: Việt Nam, Trung Quốc, Pháp, Nhật,...
- Nhà nước liên bang: Mỹ, Đức, Áo, Ấn Độ,...
Ngoài ra còn xuất hiện nhà nước liên minh: Liên minh Châu Âu – EU, Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ (1776 – 1787).

c. Chế độ chính trị


Là tổng thể những phương pháp, cách thức do các cơ quan nhà nước sử dụng để
thực hiện quyền lực nhà nước của mình. Có 2 phương pháp cơ bản:
- Phương pháp dân chủ: dân chủ thật sự, dân chủ giả hiệu, dân chủ rộng rãi, dân
chủ hạn chế, dân chủ trực tiếp, dân chủ gián
tiếp,....
- Phương pháp phản dân chủ: thể hiện tính độc tài, khi phát triển đến cao độ sẽ
thành phương pháp tàn bạo, quân phiệt và
phát xít.

5. Chức năng nhà nước


Chức năng của nhà nước là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước,
phản ánh bản chất nhà nước nhằm thực hiện những nhiệm vụ cơ bản của nhà nước
trong từng giai đoạn.
Căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước, chức năng được chia thành:
- Chức năng đối nội: phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ
đất nước.
=> Ví dụ: Bảo đảm trật tự xã hội, trấn áp những phần tử chống đối chế độ, bảo vệ,
phát triển chế độ kinh tế, văn hóa,....
- Chức năng đối ngoại: thể hiện vai trò của nhà nước trong quan hệ với các nhà
nước, các dân tộc khác.
=> Ví dụ: Phòng thủ đất nước, chống sự xâm lược từ bên ngoài, thiết lập mối quan
hệ với các quốc gia khác,...

6. Các kiểu nhà nước


Kiểu nhà nước là tổng thể những dấu hiệu cơ bản, đặc thù của nhà nước thể hiện
bản chất giai cấp, điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái
kinh tế - xã hội tương ứng. Tồn tại 4 kiểu nhà nước tương ứng với 4 hình thái kinh
tế - xã hội:
- Kiểu nhà nước chủ nô: 2 giai cấp chính là chủ nô và nô lệ; có hình thức chính thể
quân chủ, cộng hòa dân chủ, cộng hòa quý tộc.
- Kiểu nhà nước phong kiến: 2 giai cấp chính là địa chủ và nông dân; có hình thức
quân chủ phân quyền cát cử, quân chủ đại diện đẳng cấp, quân chủ trung ương tập
quyền, cộng hòa phong kiến.
- Kiểu nhà nước tư sản: 2 giai cấp chính là tư sản và vô sản; Có hình thức chỉnh thể
lập hiện, chính thể quân chủ đại nghị, chính thể cộng hòa (cộng hòa tổng thống,
cộng hòa đại nghị).
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa: Có hình thức chính thể cộng hòa dân chủ.

7. Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bộ máy nhà nước ta theo Hiến pháp 2013 bao gồm các hệ thống cơ quan:
- Các cơ quan quyền lực nhà nước (cơ quan đại diện) bao gồm:
+ Quốc hội: Là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực
nhà nước cao nhất, thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp và quyết định
các vấn đề quan trọng của đất nước, giám sát tối cao đối với hoạt động của
nhà nước. Cơ cấu của Quốc hội gồm: Chủ tịch Quốc hội, các Phó chủ tịch,
Ủy ban thường vụ Quốc hội (cơ quan thường trực Quốc hội), Hội đồng dân
tộc và các Ủy ban của Quốc hội, Kiểm toán nhà nước và Hội đồng bầu cử
quốc gia.
+ Hội đồng Nhân dân: Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân
dân địa phương bầu ra.
- Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, gồm:
+ Chính phủ: Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành
pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Cơ cấu của Chính phủ bao gồm:
Thủ tướng Chính phủ, các phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ.
+ Ủy ban nhân dân: Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, do Hội
đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân
dân.
- Các cơ quan tư pháp, gồm:
+ Tòa án: Là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
thực hiện quyền tư pháp.
+ Viện kiểm sát nhân dân: Thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư
pháp.
- Đảng Cộng sản Việt Nam là thiết chế thuộc hệ thống chính trị

You might also like