You are on page 1of 12

CHƯƠNG 1:

* CỘNG SẢN NGUYÊN THỦY

- Lực lượng sản xuất thấp kém

- Công cụ lao động thô sơ

- Năng suất lao động thấp

- Không có của cải dư thừa, không phân chia giai cấp, kẻ giàu, kẻ nghèo

- Phân công lao động tự nhiên

- THỊ TỘC: là tổ chức cơ sở đầu tiên của xã hội loài người, tổ chức lao động sản xuất và là bộ máy kih té
xã hội

+ Tổ chức quản lý:

1. Hội đồng thị tộc: người lớn tuổi, cơ quan quyền hạn lớn

2. Hội đồng bào tộc: trưởng lão, thủ lĩnh quân sự

3. Hội đồng bộ lạc

+ Quyền lực xã hội: quyền lực chung của cộng đồng

+ Qua 3 lần phân công lao động -> chế độ tư hữu xuất hiện -> hình thành giai cấp (chủ nô và nô lệ)

-> đòi hỏi phải có tổ chức quyền lực mới đó là NHÀ NƯỚC

*BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC

+ bản chất giai cấp

+ bản chất xã hội

*ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC

- Thiết lập một quyền lực công đặc biệt

- Chia dân cư theo lãnh thổ, thành các đơn vị hành chính không phụ thuộc vào giới tính, huyết thống

- Có chủ quyền quốc gia, thể hiện quyền tự quyết

- Ban hành pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật

- Có quyền đặt ra các loại thuế, chính sách tài chính

*CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC: là phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực hiện những
nhiệm vụ đặt ra cho nhà nước

- Lĩnh vực tác động: chức năng kinh tế, xã hội, trấn áp, hợp tác quốc tế, phòng thủ đất nước

- Nội dung hoạt động và tính chất: chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp
- Phạm vi tác động: chức năng đối nội và đối ngoại

+ Đối nội: chức năng chính trị, kinh tế, xã hội, củng cố và bảo vệ pháp luật

+ Đối ngoại: thiết lập quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực với nước khác, bảo vệ chủ quyền quốc gia,
phòng thủ đất nước, chống giặc, tham gia họa động quốc tế: chống khủng bố,....

*HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG bao gồm lập, tư, hành pháp

- Phương pháp: cưỡng chế và thuyết phục

- Phục thuộc bản chất của mỗi nhà nước

*KIỂU NHÀ NƯỚC: là tổng thế các dấu hiệu cơ bản và đặc thù của NN, thể hiện bản chất và những điều
kiện tồn tại, phát triển của NN trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định

- 4 kiểu nhà nước: chủ nô -> phong kiến -> tư sản -> xã hội chủ nghĩa

*HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC: là hình thức nhà nước nói lên cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà
nước (lập,hành,tư pháp)

- Hình thức chính thể: thành lập các cơ quan có quyền lực cao nhất của nhà nước cùng với mối quan hệ
giữa các cơ quan đó

+ Chính thể quân chủ: quyền lực tối cao tập trung toàn bộ hoặc một phần vào người đứng đầu nhà
nước theo hình thức truyền ngôi, thế lập (vua, hoàng đế,..)

1. Quân chủ tuyệt đối (chuyên chế): nguyên thủ quốc gia co quyền lực vô hạn

2. Quân chủ hạn chế (lập hiến, tương đối): quyền lực tối cao chỉ tập trung một phần, còn phần còn lại
được trao cho các cơ quan cao cấp khác

Với NN tư sản: quân chủ lập hiến, quân chủ đại nghị

=> là hình thức phổ biến nhất (Anh, Thái, Nhật,....) theo QC lập hiến

+ Chính thể cộng hòa: quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về nhân dân

1. Cộng hòa quý tộc và cộng hòa dân chủ

a. Cộng hòa quý tộc: cơ quan đại diện do tầng lớp quý tộc bầu ra

b. Cộng hòa dân chủ: cơ quan đại diện do dân bầu ra

2. Với nhà nước tư sản: Cộng hòa đại nghị và cộng hòa tổng thống

a. Cộng hòa đại nghị: tập trung ở nhân dân qua bầu cử

b. Cộng hòa tổng thống: hành pháp và lập pháp là độc lập, người đứng đầu hệ thống lâp pháp và hành
pháp do dân bầu ra. Nguyên thử quốc gia không chỉ là người đứng đầu nhà nước mà còn đứng đầu hệ
thống hành pháp. Quyền lực nhà nước như một ông vua. Tổng thống vị trì và cai trị đất nước

=> Chính thể cộng hòa có nhiều tiến bộ hơn


*HÌNH THỨC CẤU TRÚC NHÀ NƯỚC: sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác
lập lập mối quan hệ qua lại giữa các cấp

- Nhà nước đơn nhất: có quyền chung, thống nhất

+ có duy nhất bản hiến pháp, pháp luật, hệ thống cơ quan nhà nước, lãnh thổ được phân chia thành các
đơn vị hành chính trực thuộc (tự nhiên và nhân tạo)

-Nhà nước liên bang: hai hay nhiều nước thành viên có chủ quyền họp lại, có hai hay nhiều nước thành
viên có chủ quyền họp lại, mỗi thành viên của liên bang có chủ quyền riêng (Hoa kỳ, Nga,....) theo chiều
dọc.

+ lãnh thổ liên bang được hình thành từ lãnh thổ của nhiều nước thành viên tự nguyện

+ các nước thành viên có quyền thành lập chính quyền riêng mình

*CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ: phương pháp, thủ đoạn mà giai cấp cầm quyền thực hiện quyền lực

+ Phương pháp dân chủ (chế độ chuyên chế của chủ nô và phong kiến, chế độ phát xít): tuân theo quy
định của pháp luật, bình đẳng

+ Phương pháp phản dân chủ ủ (chế độ dân chủ quý tộc, chế độ dân chủ tư sản, chế độ dân chủ XHCN):
có sự áp đặt ý chí chủ quan của giai cấp cầm quyền

*BỘ MÁY NHÀ NƯỚC: mỗi cơ quan có chức năng nhiệm vụ cụ thể khác nhau nhưng có quan hệ hữu cơ
với nhau, thiết chế đặc biệt, là yếu tố tạo thành quan trọng nhất của nhà nước

- có quyền nhân danh nhà nước và mang quyền lực nhà nước khi thực thi nhiệm vụ

- hưởng lương từ ngân sách nhà nước

- phi lợi nhuận

*NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VN

A. Bản chất

- Là nhà nước pháp quyền thuộc kiểu xã hội chủ nghĩa

- Mang tính nhân dân sâu sắc

- Thể hiện tính xã hội

- Thống nhất dân tộc

- Thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị

B. Chức năng

- Đối nội: chức năng kinh tế, xã hội, bảo đảm sự ổn định an ninh

- Đối ngoại: bảo vệ tổ quốc, thiết lập, củng cố mối quan hệ hữu nghị

C. Bộ máy nhà nước


- Là hệ thống cơ quan từ trung ương đến địa phương hoạt động nguyên tắc thống nhất

- Đặc điểm:

+ Chính thể của việt nam là cộng hòa dân chủ nhân dân

+ Quyền lực thuộc về nhân dân

+ Mang tính quyền lực nhà nước, có quyền nhân danh nhà nước

D. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động

- “quyền lực Nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan...”

- “bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng”

- “bảo đảm sự tham gia của nhân dân”

- “tập trung dân chủ”

- “pháp chế XHCN”

LƯU Ý:

- Cơ quan quyền lực nhà nước – Cơ quan lập pháp (Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương)

- Cơ quan hành chính nhà nước, tức là cơ quan hành pháp (đứng đầu hệ thống này là Chính phủ, các Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã, các sở, phòng,
ban…).

- Các cơ quan quản lí nhà nước ở nước ta bao gồm Chính phủ; các bộ, cơ quan ngang bộ; Uỷ ban nhận
dân các cấp

- Các cơ quan đại biểu của nhà nước là Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp - Các tổ chức chính trị xã
hội: Mật trận tổ quốc Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ
nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh.

- Cơ quan tư pháp:

+ Các cơ quan xét xử (Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương,…).

+ Các cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, ). Chỉ
có toà án mới được xét xử, viện kiểm sát chỉ kiểm soát việc tuân thủ pháp luật, thực hiện quyền công tố,
KHÔNG XÉT XỬ

- Cơ quan lập pháp (Quốc hội)

- Cơ quan hành pháp (chủ tịch nước, HĐND các cấp, chính phủ, bộ cơ quan ngang bộ,...)

- Cơ quan tư pháp (TAND, VKS)

- Cơ quan lãnh đạo theo chế độ tập thể  Quốc hội, Chính phủ, HĐTP TAND Tối cao, HĐND, UBND
- Cơ quan lãnh đạo theo chế độ thủ trưởng  Chủ tịch nước, Bộ, cơ quan ngang Bộ , VKSND, Cơ quan
chuyên môn của UBND

E. CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC: quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ, chính quyền địa phương, tòa án nhân
dân, hội đồng bầu cử&kiểm toán

Chương 2
*KHÁI NIỆM

- pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra và bảo đảm thực
hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị

*CÁC LOẠI QUAN HỆ XÃ HỘI VÀ QUY PHẠM XÃ HỘI

- Quan hệ đạo đức

- Quan hệ đoàn thể, tôn giáo

- Quan hệ pháp luật

*ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA PHÁP LUẬT

- Tính quyền lực, giai cấp của nhà nước

- Tính quy phạm phổ biến

- Tính bắt buộc chung

- Tính hệ thống

- Tính xác định về hình thức

*BẢN CHẤT PHÁP LUẬT

- Tính giai cấp

- Tính xã hội

*VAI TRÒ PHÁP LUẬT

-góp phần tổ chức, quản lý và điều tiết nền kinh tế

-cơ sở cho việc tổ chức, hoạt động, và giám sát đối với bộ máy nhà nước

- thiết lập mối quan hệ quốc tế


*QUY PHẠM PHÁP LUẬT

- là những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra và bảo đảm thực hiện thể hiện ý chí
của giai cấp cầm quyền

- ĐẶC ĐIỂM

-mang tính quyền lực

-bắt buộc chung

-có mối liên hệ với nhau

*CƠ CẤU CỦA QUY PHẠM PL

- giả định: bộ phận nêu rõ những điều kiện, hoàn cảnh hoặc những đối tượng nào thì thuộc phạm vi
điều chỉnh của quy phạm pháp luật đó (AI? KHI NÀO?)

- quy định: chỉ ra người ta được làm gì, phải làm gì và không được làm gì

+quy định mệnh lệnh: nêu lên một cách dứt khoát rõ ràng (cấm đoán, bắt buộc)

+quy định tùy nghi: không nêu lên dứt khoát, rõ ràng (..hoặc...)

+quy định giao quyền: trực tiếp xác định quyền hạn của một chức vụ, cơ quan nào đó

-chế tài: phần chỉ rõ nếu làm hay không làm như phàn quy định thì sẽ chịu hậu quả bất lợi như thế nào

+Chế tài hành chính, dân sự, kỷ luật, hình sự

*Quy phạm pháp luật đặc biệt

+ Quy phạm nguyên tắc là được dùng làm cơ sở xuất phát và tư tưởng chỉ đạo cho việc xây dựn và thi
hành các quy phạm pháp luật khác

+ Quy phạm định nghĩa là xác định những đặc điểm, những thuộc tính cơ bản của sự vật hay hiện tượng
của những khái niệm được sử dụng trong văn bản đó

- Căn cứ phân loại

+ tính chất mệnh lệnh

+ cách thức xử sự

+ các thể hiện nội dung

*QUAN HỆ PHÁP LUẬT

- là quan hệ giữa người với người do một quy phạm pháp luật điều chỉnh, biểu hiện quyền và nghĩa vụ
pháp lý cụ thể của các bên, được đảm bảo bằng cưỡng chế nhà nước

- Đặc điểm:

+ Tính khách quan


+ Tính cụ thể

+ Tính giai cấp

+ Tính ý chí

*Chủ thể quan hệ pháp luật

Là những cá nhân hay tổ chức dựa trên cơ sở của các quy phạm pháp luật mà tham gia vào các quan hệ
pháp luật

- Chủ thể là cá nhân

+ chủ thể trực tiếp: đủ năng lực pháp luật và hành vi

#năng lực pháp luật là khả năng chủ thể được hưởng quyền và làm nghĩa vụ trong một quan hệ pháp
luật nhất định

#năng lực hành vi là khả năng của một chủ thể có thể bằng hành vi của mình tham gia vào một QHPL để
hưởng quyền và làm nghĩa vụ

+ chủ thể không trực tiếp: có năng lực pháp luật mà không có năng lực hành vi (tuổi, tâm lí,...). Khi tham
gia QHPL người này phải được thực hiện thông qua hành vi của một người có đủ năng lực hành vi

- Chủ thể là tổ chức: có đủ các điều kiện sẽ được coi là pháp nhân và tham gia QHPL một cách độc lập

+ Các loại pháp nhân

#thương mại: gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế

#phi thưởng mại: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội

+ Nội dung của QHPL

#quyền là mức độ phạm vi được phép xử sự của chủ thể được nhà nước bảo đảm thực hiện

#nghĩa vụ là mức độ phạm vi phải xử sự của các chủ thể bảo đảm bằng sự cưỡng chế

*Khác thể của QHPL là cái mà PL nhắm vào để bảo vệ một QHPL. Đó có thể là hành vi xử sự của chủ thể,
các lợi ích vật chất...

 vị trị, ý nghĩa của QHPL được pháp luật bảo vệ khi một QHPL bị xâm phạm

- Sự kiện pháp lý: những sự việc cụ thể xảy ra trong đời sống phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh đã
được dự liệu

+ Sự biến là những sự kiện phát sinh không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người nhưng cũng
làm phát sinh thay đổi chất dứt một QHPL

+ Hành vi là những sự việc xảy ra thông qua ý chí con người

*Vi phạm pháp luật  là hành vi (hành động hoặc không hành động ) trái pháp luật và có lỗi do chủ thể
có năng lực hành vi thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ

-Các dấu hiệu:


l Vi phạm pháp luật luôn luôn là một hành vi (hành động hoặc không hành động) của con người.

l Trái với các quy định của pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

l Phải chứa đựng lỗi của chủ thể của hành vi.

| Năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể đã thực hiện hành vi trái pháp luật

- Phân loại

Vi phạm hành chính l

Vi phạm dân sự l

Vi phạm kỷ luật (lao động, công vụ) l

Vi phạm hình sự (tội phạm)

*Trách nhiệm pháp lý được hiểu là những hậu quả bất lợi mà theo quy định của pháp luật có thể áp
dụng đối với các chủ thể đã có hành vi vi phạm pháp luật

- Cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý

+ Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện bên ngoài của vi phạm pháp luật, bao gồm:
ØHành vi trái pháp luật. ØThiệt hại về vật chất hoặc tinh thần mà xã hội gánh chịu. ØMối quan hệ nhân
quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại.

+ Mặt chủ quan: Lỗi: Là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật. Lỗi có thể là cố ý
hoặc lỗi vô ý

#Lỗi cố ý

Lỗi cố ý trực tiếp: Chủ thể vi phạm nhìn thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình
gây ra và mong muốn điều đó xảy ra. ØLỗi cố ý gián tiếp: Chủ thể vi phạm nhìn thấy hậu quả xảy ra, tuy
không mong muốn song để mặc nó xảy ra.

#Lỗi vô ý

Lỗi vô ý vì quá tự tin: Chủ thể vi phạm nhìn thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của
mình gây ra những hy vọng, tin tưởng điều đó không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được

Lỗi vô ý do cẩu thả: Chủ thể vi phạm đã không nhìn thấy hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của
mình gây ra, mặc dù có thể hoặc cần phải nhìn thấy được.

*Chủ thể là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý’

*Khách thể là những quan hệ xã hội đang được pháp luật bảo vệ và đang bị xâm hại.

- Phân loại trách nhiệm pháp lý: Trách nhiệm pháp lý hành chính l Trách nhiệm pháp lý dân sự l Trách
nhiệm pháp lý kỷ luật l Trách nhiệm pháp lý hình sự
- Chương 3:hình thức pháp luật
* Bản chất của luật pháp phản ánh bản chất của Nhà nước đặt ra nó.Nhà nước kiểu nào thì pháp luật
kiểu đó.

* Bản chất của pháp luật nhà nước CHXNCN VN: có đầy đủ bản chất, đặc điểm và những nhiệm vụ của
nhà nước trong từng thời kỳ CM, mang bản chất PL XHCN, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và tầng
lớp nhân dân lao động hay toàn dân

* Có 4 kiểu pháp luật: Pháp luật chủ nô, PL phong kiến, Pl tư sản, PL xã hội chủ nghĩa

*Nguồn (hình thức pháp luật)

- Tập quán pháp là hình thức PL ra đời sớm nhất, ở đó các phong tục tập quán lưu truyền trong xã hội
phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị thông qua nhà nước thừa Downloaded by H?ng S?n Nguy?n
nhận, nâng chúng lên thành PL. Các quy định này không được ghi thành văn bản (luật bất thành văn).
Chúng hình thành 1 cách tự phát, chậm thay đổi và thường có tính cục bộ về nguyên tắc.

- _ Tiền lệ pháp (án lệ) là việc nhà nước thừa nhận các bản án của tòa án hoặc quyết định của cơ quan
hành chính trong quá trình xét xử một vụ án hoặc giải quyết một sự việc trước đó, lấy các bản án và
quyết định đó để làm căn cứ giải quyết các sự việc tương tự sau này

- Văn bản quy phạm PL xuất hiện muộn hơn 2 hình thức trên, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành dưới hình thức văn bản (luật thành văn). Đây là hình thức PL tiến bộ nhất, phản ánh rõ nét nhất
tính giai cấp, tính quy phạm phổ biến, tính chính xác chặt chẽ về mặt hình thức và có hiệu lực cao trong
việc điều chỉnh các quan hệ xã hội

*CÁC NGUỒN KHÁC: điều ước quốc tế, quan niệm chuẩn mực đạo đức xã hội, đường lối chính sách của
lực lượng cầm quyền, quan điểm học thuyết pháp lý

*Nguồn của PL việt nam

- Văn bản quy phạm pháp luật (VBPPPL) -> chung

- Văn bản áp dụng pháp luật -> riêng (nghị định, quyết định,,...)

* Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống
pháp luật. - Tuân thủ thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm
pháp luật. - Bảo đảm tính công khai trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trừ
trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc bí mật nhà nước; bảo đảm tính minh bạch
trong các quy định của văn bản quy phạm pháp luật. - Bảo đảm tính khả thi của văn bản quy phạm pháp
luật. - Không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên.

*HIỆU LỰC ÁP DỤNG

- Hiệu lực theo thời gian: thời điểm phát sinh hiệu lực đến khi chấm dứt hiệu lực

- Hiệu lực theo không gian và theo đối tượng: phạm vi áp dụng có trên toàn lãnh thổ quốc gia, đối
tượng: cá nhân và tổ chức, quan hệ xã hội mà văn bản điều chỉnh
*NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT

- từ thời điểm văn bản bắt đầu có hiệu lực mới áp dụng

- áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn

- náp dụng văn bản được ban hành sau

- áp dụng hieeujj lực trở về trước có lợi cho đối tượng áp dụng

- không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế

- ưu tiên luật riêng trước luật chung

*Hệ thống pháp luật: Hệ thống pháp luật là tổng thể những quy phạm pháp luật có mối liên hệ hữu cơ
với nhau, hợp thành một chỉnh thể thống nhất được phân chia thành ngành luật, các chế định pháp luật
khác nhau điều chỉnh các lĩnh vực/nhóm quan hệ xã hội cùng loại (giống nhau về nội dung, tính chất) tồn
tại một cách khách quan phù hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội

- Căn cứ để xác định ngành luật, chế định pháp luật: Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh

- Cấu thành của hệ thống pháp luật Việt Nam

*CÁC NGÀNH LUẬT:

- Luật hiến pháp

+ Đối tượng nghiên cứu o Tổ chức quyền lực NN o Chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội, giáo dục o
Chính sách đối ngoại

+ Phương pháp điều chỉnh của luật Hiến pháp o Phương pháp áp đặt o Phương pháp định nghĩa

- Luật hành chính: Các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên các
lĩnh của đời sống xã hội:

+Quan hệ pháp luật hành chính luôn luôn là quan hệ không bình đẳng

+Phương pháp điều chỉnh chủ yếu là phương pháp mệnh lệnh, đơn phương

- Luật tài chính và ngân sách


+ Là những quan hệ phát sinh gắn liền với việc hình thành và quản lý, sử dụng các nguồn vốn tiền tệ nhất
định. Vd quỹ ngân sách nhà nước, quỹ của doanh nghiệp

+ Phương pháp hành chính- mệnh lệnh

+Phương pháp bình đẳng thỏa thuận:

-Luật đất đai

+Các quan hệ phát sinh trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai mà nhà nước là người
đại diện chủ sở hữu

+Phương pháp hành chính-mệnh lệnh (điều chỉnh quan hệ giữa nhà nước và công dân)

+ Phương pháp bình đẳng-thỏa thuận (giữa các chủ thể sử dụng đất với nhau)

-Luật lao động

+ Là các quan hệ lao động được hình thành giữa 1 bên là người lđ với tư cách là làm công ăn lương với 1
bên là người sd lđ và các quan hệ xh khác có liện quan đến hệ lđ

+Phương pháp thỏa thuận  Phương pháp mệnh lệnh  Phương pháp tác động của tổ chức, công đoàn

- Luật Hôn nhân và Gia đình

+ + Đối tượng điều chỉnh: quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong hôn nhân và gia đình

++ Phương pháp điều chỉnh: phương pháp bình đẳng, hướng dẫn kết hợp cấm đoán.

- Luật Kinh tế

+Đối tượng điều chỉnh: Quan hệ quản lý kinh tế giữa nhà nước với chủ thể kinh doanh

++ Phương pháp điều chỉnh: Kết hợp phương pháp thỏa thuận theo mức độ linh hoạt tùy theo từng
quan hệ kinh tế cụ thể.

- Luật Dân sự: Ví dụ: Khi tranh chấp đúng sai giữa hai người đi xe máy đi đường xảy ra tai nạn, hai bên
không đưa ra được tiếng nói chung trong việc bồi thường và chịu trách nhiệm, họ có thể kiện tụng để từ
đưa ra những giải quyết hợp lý thì đây chính là luật dân sự

- Luật hình sự:  Là các quan hệ giữa nhà nước và tội phạm khi người có năng lực trách nhiệm hình sự
hoặc pháp nhân thương mại thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà hành vi này được quy định là tội
phạm trong Bộ luật Hình sự

+ Sử dụng quyền lực nhà nước trong việc điều chỉnh quan hệ pháp luật hình sự giữa nhà nước và người
phạm tội.  Phương pháp chủ yếu là phương pháp quyền uy

- Luật tố tụng dân sự: à toàn bộ các hoạt động của Toà án, Viện kiểm sát, các đương sự và của những
người tham gia tố tụng khác trong quá trình Toà án tham gia giải quyết vụ án dân sự

+Phương pháp mệnh lệnh:

+Phương pháp tự định đoạt:


Ví dụ: Tháng 10/2012, anh A cho anh B vay 200 triệu đồng, thời hạn trả nợ là tháng 12/2012, việc vay
tiền có lập thành văn bản. Dù đã hết hạn trả nợ đã lâu nhưng anh B vẫn không thực hiện nghĩa vụ nên
anh A đã khởi kiện anh B ra Tòa án với hai yêu cầu: Anh B phải trả nợ gốc, tiền lãi theo hợp đồng

- . Luật tố tụng hình sự: Là các quan hệ xã hội phát sinh từ việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thì
hành án hình sự

+ Phương pháp quyền uy thể hiện quan hệ giữa cơ quan tiến hành tố tụng với những người tham gia tố
tụng.

+Phương pháp phối hợp- chế ước điều chỉnh mối quan hệ giữa cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và toà án

Các giai đoạn tố tụng hình sự: + Khởi tố vụ án hình sự + Điều tra vụ án hình sự + Xét xử vụ án hình sự:

VÍ DỤ: : A đã thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của B, tài sản trị giá 10 triệu đồng. B đã tố giác hành vi
phạm tội của A với cơ quan công an.

- Luật quốc tế

a) Công pháp quốc tế (luật quốc tế)

Quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hóa giữa các quốc gia, giữa các tổ chức
quốc tế liên chính phủ, các mặt trận giải phóng dân tộc

Phương pháp điều chỉnh: + Phương pháp bình đẳng thỏa thuận + Phương pháp cưỡng chế

Các chế định chủ yếu • Chế định những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế • Chế định luật điều ước
quốc tế • Chế định dân cư trong luật quốc tế • Chế định bảo vệ quyền con người • Chế định lãnh thổ và
biên giới quốc gia • Chế định về luật biển quốc tế • Pháp luật về hàng không quốc tế • Chế định về ngoại
giao và lãnh sự • Hội nghị quốc tế và các tổ chức quốc tế • Chế định giải quyết các tranh chấp quốc tế •
Chế định pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế về chiến tranh • Chế định trách nhiệm pháp lý quốc tế

b) Tư pháp quốc tế

- là những quan hệ có người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tham gia; hoặc căn cứ để xác lập, thay
đổi, chấm dứt quan hệ đó phát sinh ở nước ngoài; hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó tồn tại ở nước
ngoài

- Các chế định chủ yếu: • Chế định chủ thể của luật tư pháp quốc tế • Chế định quyền sở hữu trong tư
pháp quốc tế • Chế định hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tư pháp quốc tế • Chế định
thanh toán quốc tế • Chế định thừa kế trong tư pháp quốc tế • Chế định hôn nhân và gia đình trong tư
pháp quốc tế • Chế định quan hệ lao động trong tư pháp quốc tế • Chế định tố tụng dân sự quốc tế

You might also like