You are on page 1of 4

CHƯỚNG IV: BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC

I-Khái niệm bản chất nhà nước


-Bản chất là toàn bộ những mối liên hệ, quan hệ sâu sắc và những quy luật bên trong quyết định
những đặc điểm và khuynh hướng phát triển cơ bản của hệ thống vật chất.
-Bản chất nhà nước là toàn bộ những mối liên hệ, quan hệ sâu sắc và những quy luật bên trong
quyết định những đặc điểm và khuynh hướng phát triển cơ bản của nhà nước
-Xuất phát từ nguyên nhân ra đời của nhà nước, mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội
quyết định những đặc điểm cơ bản và xu hướng phát triển của nhà nước do vậy là nội dung của
bản chất nhà nước
II-Nội dung khái niệm bản chất nhà nước
1.Tính giai cấp của nhà nước
-Tính giai cấp là sự tác động của yếu tố giai cấp đến đặc điểm và xu hướng phát triển cơ bản của
nhà nước
-Nhà nước có tính giai cấp vì:
+ Nhà nước có nguồn gốc là giai cấp vì là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp
không thể điều hòa được
-Nhà nước là bộ máy, công cụ trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác.
-Tính giai cấp thể hiện trong mục đích thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước ở hai
mức độ:
+ Bảo vệ trật tự xã hội có lợi cho giai cấp thống trị
+ Bảo vệ trước hết lợi ích giai cấp thống trị
-Lĩnh vực kinh tế: (đặc điểm quan trọng nhất)
+Xác lập và bảo vệ chế độ sở hữu đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu
+Tổ chức và thực hiện việc phân phối sản phẩm
+Xác lập cơ cấu kinh tế và hệ thống kinh té
+Xác lập hệ thống thu thuế
-Lĩnh vực chính trị:
+Quyền lực chính trị là quyền lực của giai cấp hoặc liên minh giai cấp, tập đoàn xã hội dùng bạo
lực có tổ chức để trấn áp giai cấp khác (thành phần đối kháng có thể thành phần phạm tội,.. )
+Đặc điểm:
 Mang tính giai cấp
 Được thực hiện bằng bộ máy nhà nước
 Được thực hiện trên cơ sở pháp luật, công cụ cưỡng chế.
 Thiết lập trật tự theo ý chí của giai cấp thống trị
-Lĩnh vực tư tưởng: (thao túng tâm lý)
+Quyền lực tư tưởng là quyền áp đặt hệ tư tưởng của giai cấp thống trị đối với toàn bộ xã hội, tạo
ra sự phục tùng có tính chất tự nguyện của các giai cấp khác trong xã hội.
+Đặc điểm:
 Nhà nước nằm các phương tiện thông tin đại chúng (hiện nay có: Face, Ins…), kiểm soát
việc xuất bản. => định hướng dư luận xã hội
 Trấn áp các hệ tư tưởng đối lập ( Galile- thuyết nhật tâm >< thuyết địa tâm)
 Đào tạo đội ngũ làm công tác tư tưởng (Đảng- ban tuyên giáo, Đoàn- ban tổ chức xây
dựng….)
2. Tính xã hội của nhà nước
-Tính xã hội là sự tác động của yếu tố xã hội, quyết định các đặc điểm và xu hướng vận động
cơ bản của nhà nước. VD ( Nhà sẽ quản lý dân cư, kiểm soát dịch bệnh…)
-Tính xã hội của nhà nước xuất phát từ:
+ Nhà nước đại diện cho ý chí chung, lợi ích chung
+ Nhà nước ra đời đáp ứng nhu cầu quản lý giải quyết công việc chung, bảo vệ lợi ích chung
của xã hội
-Tính xã hội thể hiện trong mục đích, chức năng của nhà nước:
+ Nhà nước phải thể hiện ý chí chung, lợi ích chung của xã hội
+ Bảo vệ trật tự chung của xã hội
3. Quan hệ giữa tính giai cấp và xã hội:
-Bản chất nhà nước bao hàm sự tồn tại của cả hai tính chất này
-Sự đấu tranh và thống nhất giữa hai tính chất này tác động đến xu hướng phát triển và những
đặc điểm cơ bản của nhà nước
-Xu hướng phát triển là tính xã hội của nhà nước ngày càng được mở rộng
+ Nếu bản chất giai cấp là quyền và những gì mà nước làm để hướng tới quyền lợi của giai
cấp thống trị >< thì bản chất xã hội là trách nhiệm của nước để hướng tới lợi ích của nhân
dân
III- Đặc trưng của nhà nước:
1. Quyền lực công cộng đặc biệt (là quan điểm Macxit nói về quyền lực nhà nước)
- Quyền lực: khả năng sử dụng sức mạnh vũ lực
- Công cộng ở đây là nói về đối tượng (mọi người) và phạm vi (trên toàn vẹn lãnh thổ) chịu
sự tác động
- Đặc biệt bởi:
+ Quyền lực này tách rời khỏi xã hội nằm trong tay một nhóm thiểu số
+ Thực hiện bởi bộ máy chuyên làm nhiệm vụ quản lý. VD: Ở VN: Tòa án -tư pháp, Chính
phủ-hành pháp, …
+ Độc quyền sử dụng sức mạnh vũ lực (xuất phát từ trật tự an ninh xã hội)
+ Áp đặt với mọi chủ thể - quyền lực công
+ Nguồn lực kinh tế, chính trị, tư tưởng lớn nhất
- So sánh với các tổ chức khác:
+ Các chủ thể khác cũng có thể có quyền lực
+ Nguồn lực lực không to lớn như nhà nước
+ Quyền lực công, áp đặt phổ biến
+ Không độc quyền sử dụng vũ lực
2. Phân chia lãnh thổ và quản lý dân cư:
- Nội dung:
+ Chia toàn bộ cư dân và lãnh thổ theo các cấp, đơn vị hành chính ( VN: 63 tỉnh thành)
+ Quản lý xã hội theo cư dân và các đơn vị hành chính lãnh thổ đó ( Tỉnh-huyện-xã)
> Để dễ quản lý vì dân cư rất đông. Và mỗi lãnh thổ dều có những đặc điểm và bài toán
kinh tế riêng ( Như miền Trung thì hay gặp bão, sạt lỡ đất -> Chính quyền ở đó phải
đưa ra biện pháp khắc phục và phòng ngừa)
- So sánh:
+ Các tổ chức khác không thể quản lý, phân chia cư dân và lãnh thổ
3. Nhà nước có chủ quyền
- Nội dung:
+ Chủ quyền là khả năng và mức độ thực hiện quyền lực của nhà nước trên cư dân và lãnh thổ
+ Chủ quyền bào gồm chủ quyền đối nội và đối ngoại.
- So sánh:
+ Chỉ có nhà nước mới có chủ quyền
+ Thị tộc và các tổ chức xã hội không có chủ quyền
4. Ban hành và quản lý xã hội bằng pháp luật
- Nội dung
+ Ban hành pháp luật là việc đặt ra các quy tắc xử sự chung cho xã hội
+ Nhà nước ban hành pháp luật nhưng nhà nước cũng phải tôn trọng pháp luật. (Pháp lý cao
nhất trong việc kiểm soát nhà nước là Hiến pháp)
- So sánh:
+ Chỉ có nhà nước mới được quyền ban hành và quản lý xã hội bằng pháp luật
+ Quy phạm khác không có giá trị bắt buộc chung
5. Thu các khoản thuế dưới dạng bắt buộc
- Nội dung:
+ Chỉ có nhà nước mới có thể thu thuế bắt buộc
- Nhà thu thuế vì:
+ Nhà nước chuyên làm nhiệm vụ quản lý, tách biệt khỏi xã hội
+ Thu thuế đầu tư trở lại cho xã hội
+ Thu thuế thực hiện sự tái phân phối xã hội
- So sánh:
+ Các tổ chức xã hội không có quyền thu thuế
+ Tổ chức xã hội có thể thu lệ phí với thành viên
 Có khái niệm về nhà nước xuất phát từ nguyên nhân ra đời và đặc trưng của nhà
nước: Nhà nước là tổ chức chính trị có quyền lực công cộng đặc biệt, hình thành, phát
triển và bị quyết định bởi nhu cầu trấn áp giai cấp và nhu cầu quản lý xã hội, độc
quyền sử dụng sức mạnh vũ lực để thực hiện chức năng quản lý xã hội và bảo vệ giai
cấp.
IV-Những mối quan hệ cơ bản của nhà nước với các hiện tượng xã hội khác. (SOẠN)
1. Nhà nước trong mối quan hệ với các thiết chế của hệ thống chính trị
- Đóng vai trò là trung tâm của hệ thống chính trị, có vai trò nhất định đối với sự hình thành và
hoạt động của các thiết chế chính trị
- Chính là chủ thể quan trọng vận hành hệ thống chính trị
=> Nó tác động qua lại lẫn nhau
VD: Bằng sự tham gia vào hoạt động tổ chức bộ máy nhà nước, đặc biệt là thông qua bầu cử, các
đảng phái chính trị có thể nắm quyền quản lý đất nước và từ đó ảnh hưởng nhất định đến sự tổ
chức và hoạt động của nhà nước
2. Nhà nước và xã hội
- Trong mối quan hệ với xã hội thì nhà nước là thành phần rất quan trọng nhà nước quản lý
hầu hết nhưng mặt quan trọng nhất ( tổ chức thể hiện ý chí chung, bảo vệ lợi ích chung của
xã hội)
- Vai trò và trách nhiệm quản lý xã hội của nhà nước thể hiện trong hiệu quả quản lý của
nhà nước.
3. Nhà nước với cơ sở kinh tế
-Tính quyết định của cơ sở kinh tế đối với nhà nước thể hiện:
+ Vai trò của cơ sở kinh tế đối với sự xuất hiện của nhà nước
+ Dẫn đến sự thay đổi của nhà nước ( VD: kinh tế hậu công nghiệp thay đổi vai trò và hoạt
động của nhà nước so với khi kinh tế tri thức.)
-Thẻ hiện chức năng quản lý kinh tế bao gồm hoạch định các mục tiêu, tạo môi trường hoạt
động, điều tiết, bảo đảm trật tự pháp lý quan hệ của nền kinh tế.
4. Nhà nước với pháp luật
-Nó có thể tác động trở lại nhà nước: đóng vai trò ràng buộc, hạn chế việc lạm dụng quyền lực
của nhà nước
=> Có mối liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau.

You might also like