You are on page 1of 5

Chương 1: Lý luận chung về nhà nước

I) Nguồn gốc của nhà nước

1.1) 1 số quan điểm về nguồn gốc nhà nước

- Thuyết thần quyền

- Thuyết bạo lực chiến tranh

- Thuyết khế ước xã hội

1.2) Quan điểm Mác – Xít về nguồn gốc nhà nước

- Nhà nước ra đời một cách khách quan

- Nhà nước chỉ ra đời khi xã hội xuất hiện đồng thời 2 yếu tố

+ Chế độ tư hữu

+ Xã hội phân chia thành các giai cấp mâu thuẫn đối kháng nhau

1.2.1) Chế độ cộng sản nguyên thủy và tổ chức thị tộc – bộ lạc

* Về cơ sở kinh tế

- Lực lượng sản xuất

+ Công cụ lao động : thô sơ

+ Con người : chưa có nhiều hiểu biết và kỹ năng

* Cơ sở xã hội

- Con người sống trong các thị tộc ( gồm những người có quan hệ huyết thống ) hoặc bộ lạc

- Mọi người đều tự do, bình đẳng không ai có đặc quyền, đặc lợi đối với người khác trong thị tộc

-> Xã hội chưa có người giàu, người nghèo, chưa phân hóa thành các giai
cấp (2)
1.2.2) Quyền lực xã hội trong chế độ cộng sản nguyên thủy

+ Trong xã hội chưa có nhà nước, nhưng đã tồn tại quyền lực và hệ thống quản lý xã hội

+ Quyền lực mang tính xã hội : dựa trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, phục vụ cộng đồng, chưa có tính
giai cấp

1.2.3) Sự tan rã của tổ chức thị tộc và sự xuất hiện của nhà nước

- Nguyên nhân : 3 lần phân công xã hội

+ Ngành chăn nuôi ra đời

+ Thủ công nghiệp ra đời

+ Thương mại ra đời

- Hậu quả sau 3 lần phân công lao động xã hội


+ Chế độ tư hữu xuất hiện

+ Xã hội phân hóa thành các giai cấp khác nhau

- Vì sao nhà nước có quyền lực lớn hơn, có thể thay thế thị tộc để QL xã hội ?

+ Phân chia dân cư theo lãnh thổ

+ Thiết lập quyền lực công cộng mang tính chính trị ( giai cấp ), có bộ máy cưỡng chế chuyên
nghiệp

2) Khái niệm, bản chất của nhà nước

2.1) Khái niệm nhà nước

Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và
thực hiện chức năng quản lý xã hội đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ giai cấp
thống trị trong xã hội

* Tính xã hội của nhà nước

- Nội dung : Nhà nước là một tổ chức quản lý xã hội

+ Quyền lực công

+ Nhân danh xã hội thực hiên quản lý xã hội

+ Phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị và các giai cấp, lực lượng khác trong xã hội

- Tính xã hội thể hiện trong các kiểu nhà nước khác nhau :

+ Nhà nước xã hội chủ nghĩa

+ Nhà nước tư sản

+ Nhà nước phong kiến

+ Nhà nước chủ nô

* Tính giai cấp của nhà nước

- Nhà nước là công cụ thống trị giai cấp

+ Chủ yếu là bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị trong XH

+ Thực hiện các mục đích mà giai cấp thống trị đề ra

- Hình thức thể hiện tính giai cấp ở mỗi kiểu nhà nước sẽ có sự khác nhau

3) đặc trưng cơ bản , chức năng của nhà nước

3.1) Đặc trưng cơ bản của nhà nước

(1) Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt không còn hòa nhập với dân cư , chủ thể của quyền
lực này là giai cấp thống trị về kinh tế và chính trị

(2) Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ thành các đơn vị hành chính không phụ thuộc vào chính kiến ,
huyết thống , nghề nghiệp , giới tính ,…

(3) Nhà nước có chủ quyền quốc gia : quyền độc lập , tự quyết trong các vấn đề đối nội và đối ngoại
(4) Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền ban hành pháp luật và đảm bảo cho pháp luật được thực hiện
đối với cá nhân, tổ chức

(5) Nhà nước quy định và thực hiện việc thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc, với số lượng và thời
hạn ổn định .

3.2) Chức năng của nhà nước

* Khái niệm

Chức năng của nhà nước là những mặt hoạt đông cơ bản của nhà nước, phù hợp với bản chất, mục đích,
nhiệm vụ của nhà nước và được xác định bởi điều kiện KT-XH của đất nước trong những giai đoạn phát
triển của nó

* Phân loại chức năng của nhà nước

(1) Căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước, chức năng của nhà nước được chia làm 2 loại

- Chức năng đối nội


Chức năng đối nội là những mặt hoạt dộng chủ yếu của nhà nước trong nội bộ đất nước.

Ví dụ : đảm bảo trật tự xã hội, bảo vệ chế độ kinh tế,…

- Chức năng đối ngoại


Chức năng đối ngoại thể hiện vai trò nhà nước trong quan hệ với nhà nước, dân tộc khác.

Ví dụ : phòng thủ đất nước, chống ngoại xâm, quan hệ ngoại giao,…

(2) Căn cứ vào hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực xã hội, chức năng của nhà nước được chia thành
các lĩnh vực cụ thể, bao gồm :

- Chức năng kinh tế

- Chức năng xã hội

- Chức năng trấn áp

- Chức năng bảo vệ đất nước

- Chức năng bảo vệ trật tự xã hội

- Chức năng đối ngoại

4) Kiểu nhà nước và hình thức nhà nước

4.1) Kiểu nhà nước

- Khái niệm

Kiểu nhà nước là tổng thể những dấu hiệu ( đặc điểm ) cơ bản, đặc thù của nhà nước, thể hiện bản chất giai
cấp và những điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong 1 hình thái kinh tế xã hội nhất định

- Các kiểu nhà nước

+ Nhà nước chủ nô

+ Nhà nước phong kiến


+ Nhà nước tư sản

+ Nhà nước xã hội chủ nghĩa

4.2) Hình thức nhà nước

a. Khái niệm hình thức nhà nước

- Hình thức nhà nước là cách tổ chức quyền lực nhà nước và những phương pháp để thực hiện quyền lực
nhà nước

- Hình thức nhà nước được hình thành từ 3 yếu tố :

+ Hình thức chính thể

+ Hình thức cấu trúc nhà nước

+ Chế độ chính trị

b. Hình thúc chính thể

- Khái niệm

HT chính thể là cách tổ chức và trình tự để lập ra cơ quan tối cao của nhà nước và xác lập những mối quan
hệ cơ bản của các cơ quan đó

- Các hình thức chính thể

+ Chính thể quân chủ

+ Chính thể cộng hòa

c. Hình thức cấu trúc nhà nước

- Khái niệm

HT cấu trúc nhà nước là sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và các lập mối quan hệ
qua lại giữa cơ quan nhà nước, giữa trung ương với địa phương

- Các hình thức cấu trúc nhà nước

+ Nhà nước đơn nhất

+ Nhà nước liên bang

d. Chế độ chính trị

- Khái niệm

Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp, thủ đoạn mà các cơ quan nhà nước được sử dụng đẻ thực
hiện quyền lực nhà nước

- Các chế độ chính trị

+ Phương pháp dân chủ

+ Phương pháp phản dân chủ

5) Bộ máy nhà nước


* Khái niệm bộ máy nhà nước

BMNN là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, được tổ chức và hoạt động theo
quy định của pháp luật để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước

* Đặc điểm của BMNN

+CQNN là bộ phận cấu thành nhà nước, bao gồm số lượng người nhất định, được tổ chức và hoạt
động theo quy định của pháp luật, nhân danh nhà nước thực hiện quyền nhà nước.

+ Cơ cấu BMNN thường bao gồm :

- Nguyên thủ quốc gia : vua, tổng thông, chủ tịch nước, …

- Cơ quan lập pháp : vua, quốc hội, nghị viện, …

- Cơ quan hành pháp : vua, CP, …

- Chính quyền địa phương : cấp tỉnh, cấp thành phố

(2) BMNN được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định

VD :

+ Nguyên tắc tập quyền

+ Nguyên tắc phân quyền

+ Nguyên tắc tập trung dân chủ

(3) BMNN được thành lập để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước

VD :

+ Cơ quan lập pháp : quốc hội

+ Cơ quan hành pháp : CP, các Bộ

+ Cơ quan tư pháp : Tòa án, VKS

+ Chính quyền địa phương : tỉnh, huyện, xã

You might also like