You are on page 1of 13

BẢN CHẤT – CHỨC NĂNG – KIỂU VÀ HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC

I. Định nghĩa về nhà nước:


1. Quan điểm của Ăng ghen và Lê nin:
- Ăng ghen: Nhà nước là một bộ máy trấn áp của giai cấp này đối với giai cấp khác
- Lê nin: Nhà nước là một bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối
với giai cấp khác.
2. Theo các tài liệu lí luận NN – PL:
“ Nhà nước là tổ chức quyền lực công cộng đặc biệt, có đủ bộ máy chuyên để
cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lí xã hội, phục vụ lợi ích và thực hiện
mục đích vừa của giai cấp thống trị, vừa của toàn xã hội” – Tác giả Nguyễn
Minh Đoan.
3. Công ước Motevideo ( Uruguay) năm 1933 về các quyền và nghĩa vụ của
nhà nước
Điều 1 – “ Nhà nước như một chủ thể của luật quốc tế cần có những đặc điểm sau:
dân sư sinh sống thường xuyên, một lãnh thổ xác định, chính phủ, có khả
năng tham gia quan hệ với các nước khác.”
4. Ngân hàng thế giới:
“ Nhà nước hiểu theo nghĩa rộng là tập hợp các thể chế nắm giữ những phương
tiện cưỡng chế hợp pháp, thi hành trên một vùng lãnh thổ được xác định và
người dân sống trên lãnh thổ đó được đề cập như 1 xã hội.”
5. Từ điển luật học
“ Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị của xã hội có giai cấp, có lãnh thổ dân
cư và chính quyền độc lập, có khả năng đặt ra và thực thi pháp luật nhằm thiết lập
một trật tự xã hội nhất định trong phạm vi lãnh thổ của mình.”

II. Bản chất của nhà nước: ( bao gồm hai mặt đối lập nhưng thống nhất với nhau
trong toàn thể là giai cấp và xã hội. Thiếu một trong 2 không gọi là bản chất nhà
nước.)
1. Khái niệm:
- “ Bản chất là toàn bộ những mối liên hệ, quan hệ sâu sắc và những quy luật
bên trong quyết định những đặc điểm và khuynh hướng phát triển cơ bản của
hệ thống vật chất”
2. Bản chất giai cấp của nhà nước
- là sự tác động của yếu tố giai cấp đến đặc điểm và sự phát triển cơ bản của
nhà nước.
Nội Dung;
“ Nhà nước chính là bộ máy cưỡng chế đặc biệt do giai cấp thống trị tổ chức
ra để trấn áp các giai cấp khác, nhằm duy trì, củng cố và bảo vệ lợi ích của
giai cấp thống trị.”
Phải trả lời các câu hỏi sau:
- Nhà nước của ai, do ai lập nên và vì lợi ích của ai
3. Sự thống trị về kinh tế: (chi phối các sự thống trị khác)
- Là khả năng buộc các giai cấp khác phải phụ thuộc giai cấp thống trị về mặt kinh
tế:
+ Tạo ra sự lệ thuộc
+ Nhà nước bảo vệ và phát triển nền tảng Kinh tế
+ Nhà nước đảm bảo cơ sở vật chất để duy trì quyền lực
Ví dụ
- NN chủ nô: chủ sở hữu nô lệ để buôn bán
- PK: Địa chủ sở hữu đất, nông dân không sở hữu đất,chỉ sở hữu một số tư liệu sản
xuất cơ bản.
- XHCN: Tư liệu sản xuất là đất đai do nhà nước quản lí ( thuộc sở hữu toàn dân)
Điều 53 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 2013 quy định:
“ Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng
trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lí là tài
sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu thống nhất quản
lí.”
4. Sự thống trị về chính trị: (thực hiện quyền lực công đặc biệt)
- là khả năng buộc giai cấp khác phụ thuộc vào giai cấp thống trị về mặt ý chí:
+ Duy trì quan hệ bóc lột
+ Chống lại sự phản kháng của giai cấp khác
+ Bộ máy nhà nước là công cụ trân áp của giai cấp thống trị
5. Sự thống trị về mặt tư tưởng:
+ Tuyên truyền, phổ biến tư tưởng trong XH để mn tuân theo
+ Kiểm soát các ấn phẩm lưu hành
+ Áp dụng biện pháp cưỡng chế để đưahệ tư tưởng
“ Bản chất con người là thay đổi. Thuyết phục thì dễ nhưng duy trì niềm tin mới là
điều khó. Bởi ta cần phải đảm bảo rằng, khi người ta không cần nữa thì phải dùng
vũ lực buộc người ta phải tin”. Macheilivi – Quân Vương
VD: Công tác tuyên giáo, tuyên truyền.
Quyền lực kinh tế giữ vai trò quan trọng bởi vật chất quyết định ý thức.
( Thống trị về kinh tế với việc giữ tư liệu sản xuất -> sự thống trị về mặt chính
trị tư tưởng)
6. Bản chất xã hội của nhà nước
- Nhà nước có tính xã hội để kế thừa vai trò XH trong chế độ CX Nguyên Thủy
- Phải giải quyết các vấn đề nảy sinh trong xã hội.
7. Nội dung tính xã hội
- Là tổ chức đại diện chính thức cho toàn xã hội
- Là bộ máy để tổ chức, điều hành và quản lí xã hội
- Nhà nước và xã hội là 2 hiện tượng luôn tồn tại song song. Nhà nước ra đời
để đáp ứng yêu cầu xã hội và ngược lại khi ko đáp ứng được nữa thì nhà nước
sụp đổ
8. Biểu hiện của tính xã hội:
- Là công cụ chủ yếu để đảm bảo những điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất
( nền KT Nhiều TP)
- Là chủ thể đẻ giải quyết các vấn đề nảy sinh từ xã hội ( dịch bệnh, môi trường và
thiên tai)
- Là công cụ đảm bảo trật tự an toàn xã hội
- Công cụ gìn giữ và phát triển các loại hình văn hóa tinh thần
- Trong giai đoạn toàn cầu hóa, vai trò và giá trị XH của NN được đề cao hơn
( Hợp tác đa quốc gia, tham gia vào các Hiệp Định, Tổ Chức) – Giải quyết các vấn
đề mang tính toàn cầu hóa: môi trường, chiến tranh, dịch bệnh, đói nghèo,…
Kết luận:
- Tính giai cấp và tính xã hội là hai mặt phản ảnh bản chất của nhà
nước, luôn tồn tại song song, đan xen và bổ sung cho nhau (không hoàn
toàn có mối QH tỉ lệ nghịch)
- Dù trong hình thái KTXH nào vẫn phải BV lợi ích của giai cấp thống trị và
cả giai cấp khác trong XH
- Tính giai cấp và tính xã hội có mối QH tỉ lệ nghịch
- Khi tính xã hội đến mức tối đa thì ko còn nhà nưcos
- Giai cấp > xã hội Bản chất không dân chủ
- Giai cấp < xã hội Bản chất Dân chủ

III. Chức năng của nhà nước


1. Mối quan hệ giữa chức năng và nhiệm vụ
- Khái niệm chức năng nhà nước;
Những phương diện, hoạt động cơ bản của nhà nước nhằm thực hiện những
nhiệm vụ đã đặt ra trước
- Nhiệm vụ:
Những mục tiêu cần đạt tới, những vấn đề đặt ra trước cần giải quyết
Phân loại nhiệm vụ
- Nhiệm vụ chung, cụ thể
- Nhiệm vụ cơ bản, lâu dài, trước mắt, nhiệm vụ mang tính chiến lược
Hình thành chức năng của nhà nước:

Hoàn cảnh thay đổiĐiều kiện Cử tri và cơ quan nhà nước


khách quan

Nhận thức và trình độ


Lợi ích

Ý chí của người ra quyết định


=> Đặt ra mục tiêu, nhiệm vụ => Xác định chức năng hoạt động => Xác định
cơ quan thực hiện
- Nhiệm vụ có trước
- Nhiệm vụ quyết định số lượng,cách thức thực hiện chức năng
- Một nhiệm vụ thường được thực hiện bởi nhiều chức năng khác nhau
Nhiệm vụ xây dựng nhà nước XHCN: Chức năng tổ chức nền kinh tế thi trường
định hướng XHCN, xây dựng nền văn hóa VN tiên tiến, Thực hiện Giáo dục, An
sinh
Vai trò của chức năng với nhiệm vụ: Ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành NV

2. Cách thức thực hiện chức năng:


- Phương pháp thuyết phục: Động viên, khuyến khích tính tích cực tự giác và tự
nguyện
- Phương pháp cưỡng chế: Sử dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật , buộc truy
cứu trách nhiệm pháp lí.
3. Phân loại chức năng:
a) Cách thức thực hiện quyền lực nhà nước:
- Lập pháp ( xây dựng pháp luật ): Do các cơ quan dân cử thực hiện. Ví dụ: Quốc
Hội, Nghị Viện, Hội Đồng Đại Biểu, Viện Nguyên Lão,…
- Hành pháp ( tổ chức áp dụng và chấp hành pháp luật): Do chính phủ thực hiện
- Tư Pháp: ( Hoạt động xét xử và bảo vệ pháp luật): Cơ quan xét xử
b) Vị trí vai trò của từng hoạt động nhà nước
- Chức năng cơ bản ( quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà nước): Chức năng
đối nội, đối ngoại, lập pháp, hành pháp, tư pháp.
- Chức năng không cơ bản ( phương diện hoạt động không nhiều của nhà nước)
c) Lĩnh vực hoạt động của nhà nước:
- Chức năng kinh tế ( xác lập và bảo vệ chế độ kinh tế phù hợp với bản chất của
nhà nước) – ban hành chính sách kế hoạch phát triển, tạo hành lang pháp lý thương
mại, ban hành chính sách tiền tệ, tài chính
- Chức năng chính trị ( Thiết lập thiết chế quyền lực nhà nước để trấn áp giai cấp,
lực lượng phản động, đảm bảo an ninh an toàn TTXH)
- Chức năng bảo vệ trật tự Pháp luật ( đảm bảo quyền và lợi ích cá nhân, tổ chức,
đảm bảo thực hiện PL = Quyền lực NN)
- Chức năng bảo vệ đất nước ( chống ngoại xâm bên ngoài, bảo vệ chủ quyền QG)
- Chức năng XH của đất nước ( Quản lí lĩnh vực XH)
d) Phạm vi hoạt động của nhà nước
- Chức năng đối nội
- Chức năng đối ngoại
Đây là cách phân loại phổ biến nhất, hai chức năng có mối quan hệ chặt chẽ
và tác động qua lại lẫn nhau
Đối nội: Chủ đạo, có tính chất quyết định với chức năng đối ngoại
Đối ngoại: Góp phần tích cực vào hoạt động đối nội của nhà nước
Đối nội và đối ngoại có tương quan mật thiết với nhau, có thể thúc đẩy hay kiềm
chế nhau
- Đối nội là cơ sở của đôi ngoại, bảo đảm cho việc thực hiện chính sách đối ngoại
- Đối ngoại là sự kéo dài của đối nội và phục vụ cho đối nội

1. Kiểu nhà nước
Kiều Nhà nước là tổng thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản, đặc thù của nhà nướ
c, thể hiện bản chất giai cấp, vai trò xã hội và những điều kiện phát sinh, tồn tại và 
phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế – xã hội (KTXH) nhất định. 

Dựa vào học thuyết Mác Lênin về hình thái kinh tế xã hội, trong xã hội có giai cấp 
đã tồn tại 4 hình thái KTXH và tương ứng với nó là 4 kiểu Nhà nước: 

– Hình thái KTXH chiếm hữu nô lệ, có kiểu nhà nước chủ nô

– Hình thái KTXH phong kiến, có kiểu nhà nước phong kiến

– Hình thái KTXH tư bản chủ nghĩa, có kiểu nhà nước tư sản

– Hình thái KTXH xã hội chủ nghĩa, có kiểu nhà nước XHCN 
2. Hình thức nhà nước

2.1. Khái niệm hình thức nhà nước
Hình thức Nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực Nhà nước và những phương 
pháp để thực hiện quyền lực của Nhà nước trong việc quản lý xã hội.. 

Hình thức nhà nước là một khái niệm chung được hình thành từ ba yếu tố cụ thể nh
ư: hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị.

Hình minh họa. Kiểu nhà nước và hình thức nhà nước

2.2. Các yếu tố trong khái niệm hình thức nhà nước
2.2.1. Hình thức chính thể
Là cách thức tổ chức và trình tự lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước và xá
c lập những mối quan hệ của các cơ quan đó. Trong lịch sử phát triển của xã hội
, đã xuất hiện hai hình thức chính thế cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộn
g hoà. 

- Trả lời 3 câu hỏi sau:


Quyền lực tối cao được trao cho ai
Trình tự trao quyền như thế nào
Quan hệ giữa các cơ quan quyền lực xác lập như thế nào

2.2.1.1. Chính thể quân chủ


Chính thể quân chủ là hình thức chính thể mà trong đó quyền lực tối cao của Nhà n
ước tập trung trong tay một người theo
nguyên tắc thừa kế kiểu cha truyền con nối. Các hình thức chính thể quân chủ
(Vatican) là: 

– Chính thể quân chủ tuyệt đối làhình thức chính thể mà trong đó toàn bộ quyền lự
c trong tay nhà vua, không có hiến pháp. Các Nhà nước phong kiến đều có hình th
ức chính thế này. 

– Chính thể quân chủ hạn chế (Nhật Bản, Thái Lan, Vương Quốc Liên Hiệp Anh
và Bắc Ireland, Úc, Newzeland, Bỉ, Tây Ban Nha, Đan Mạch )
là hình thức chính thể mà trong đó vẫn tồn tại ngôi vua, nhưng đồng thời có hiến p
háp do nghị viện lập ra nhằm hạn chế quyền lực nhà vua. Tuỳ theo mức độ hạn chế 
quyền lực của nhà vua và sự phân quyền cho nghị viện mà có thể chia
chính thể này ra làm hai loại: chính thể quan chủ nhị quyền và chính thế quân chủ 
đại nghị. 

+ Chính thể quân chủ nhị nguyên: Trong đó có sự phân chia quyền lực, Nghị 
viện nắm quyền lập pháp, nhà vua nắm quyền hành
pháp (Nhật, Đức...vào cuối thế kỷ XIX), hiện nay chính thế này không còn tồn tại 

+ Chính thể quần
chủ đại nghĩ là chính thể mà trong đó quyền lực nhà vua thực tế không tác độ
ng tới hoạt động lập pháp và rất hạn chế trong lĩnh vực
hành pháp và tư pháp. Chính thế này tồn tại ở một số nước như Anh, Bi, Hà Lan, 
Thụy Điển, Nhật.. 

2.2.1.2. Chính thể cộng hoà
Là hình thức
chính thể mà trong đó quyền lực tối cao của Nhà nước thuộc về một cơ quan đ
ược bầu ra trong một thời gian nhất định, hoạt động mang tính tập thể. Chín
h thể cộng hoà cũng có hai hình thức chính thể đó là cộng hoà dân chủ và cộng hoà 
quý tộc.

– Trong chính thể cộng hoà dân chủ, pháp luật quy định cho các tầng lớp nhân d
ân lao động được tham gia bầu cử
để lập ra cơ quan đại diện của nhà nước như Quốc hội hoặc nghị viện.

– Trong chính thể cộng hoà quý tộc, pháp luật chi ghi nhận quyền bầu cử ra các c
ơ quan tối cao của nhà nước là của riêng tầng lớp quý tộc giàu có, đông đảo nhân d
ân lao động không được quyền tham gia các sinh hoạt chính trị (tồn tại chủ yếu tro
ng nhà nước chủ nô và phong kiến).

2.2.2. Hình thức cấu trúc nhà nước


Hình thức cấu trúc nhà nước là sự cấu tạo nhà nước thành nhiều đơn vị hành chính 
lãnh thổ và xác lập các mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan nhà nước, giữa trung 
ương với địa phương. 

Trên thế giới có 2 hình thức cấu trúc nhà nước chủ yếu, đó là nhà nước đơn nhất và 
nhà nước liên bang. 

2.2.2.1 Nhà nước đơn nhất
Là nhà nước có chủ quyền chung, có hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý thống 
nhất từ trung ương xuống địa phương.

Trong nhà nước đơn nhất có 1 hiến
pháp và một hệ thống pháp luật thống nhất, các cơ quan quản lý của các đơn vị hàn
h chính lãnh thổ hoạt động theo một hệ thống pháp luật chung của nhà nước, chịu t
rách nhiệm trước cơ quan quyền lực và cơ quan quản lý Nhà nước ở TW, công dân 
có 1 quốc tịch. 

2.2.2.2. Nhà nước liên bang
Là Nhà nước có 2 hay nhiều thành viên hợp lại với nhau. 

– Trong nhà nước liên bang có 2 hệ thống
cơ quan quyền lực và hai cơ quan quản lý nhà nước, một hệ thống chung cho toàn l
iên bang và một hệ thống riêng cho mỗi nước thành viên. 

– Có chủ quyền quốc gia chung của liên bang đồng thời mỗi nước thành viên có ch
ủ quyền riêng. 
– Cùng tồn tại với hiến pháp và hệ thống pháp luật chung của nhà nước liên bang c
òn có hiến pháp và hệ thống pháp luật riêng của mỗi nước thành viên, trong đó hiể
n pháp và pháp luật và hệ thống pháp luật của nhà nước liên bang có tính nguyên tắ
c và có hiệu lực tối cao. 

Nhà nước Mỹ, Liên bang Nga,.... Úc. là các nhà nước liên bang đang tồn tại. 

2.2.3. Chế độ chính trị


Chế độ chính
trị là tổng thể các phương pháp, phương tiện và thủ đoạn mà các cơ quan nhà n
ước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước. 

* Phân loại chế độ chính trị:

– Chế độ chính trị dân chủ: (phương pháp dân chủ): Nhà nước qui định về mặt phá
p lý các quyền dân chủ cho công dân và tạo điều kiện để công dân có thể thực hiện 
những quyền đó. Ví dụ: Quyền bầu cử, ứng cử...: Quyền khiếu nại, tố cáo... 

– Chế độ chính trị phi dân chủ nhà nước không
qui định hoặc qui định hạn chế quyền dân chủ của công dân. Đặc biệt khi những ph
ương pháp này phát triển đến mức độ cao sẽ trở thành những phương pháp tàn bạo, 
quân phiệt và phát xít. Ví dụ: Chế độ diệt chủng ở Campuchia 

Hình thức nhà nước luôn có quan hệ mật thiết với chế độ chính trị. Hai yếu tố 
này tác động qua lại lẫn nhau tạo thành khái niệm hình thức nhà nước. 

iên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (tiếng Anh: European Union), viết tắt là
EU, là một liên minh kinh tế chính trị bao gồm 27 quốc gia thành viên chủ yếu
thuộc châu Âu. EU được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng 11
năm 1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC).Với hơn 500 triệu dân, EU chiếm 30%
(18,4 tỉ đô la Mỹ năm 2008) GDP danh nghĩa và khoảng 22% (15,2 tỉ đô la Mỹ năm
2008) GDP sức mua tương đương của thế giới.

Liên minh chính trị

* Tất cả các công dân của các nước thành viên được quyền tự do đi lại và cư trú
trong lãnh thổ của các nước thành viên.
* Được quyền bầu cử và ứng cử chính quyền địa phương và Nghị viện châu Âu tại
bất kỳ nước thành viên nào mà họ đang cư trú.
* Thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung trên cơ sở hợp tác liên chính
phủ với nguyên tắc nhất trí để vẫn bảo đảm chủ quyền quốc gia trên lĩnh vực này.
* Tăng cường quyền hạn của Nghị viện châu Âu.
* Mở rộng quyền của Cộng đồng trong một số lĩnh vực như môi trường, xã hội,
nghiên cứu...
* Phối hợp các hoạt động tư pháp, thực hiện chính sách chung về nhập cư, quyền cư
trú và thị thực.

[sửa] Liên minh kinh tế và tiền tệ

Được chia làm 3 giai đoạn, từ 1 tháng 7 năm 1990 tới 1 tháng 1 năm 1999, và kết
thúc bằng việc giải tán Viện tiền tệ châu Âu, lập Ngân hàng Trung ương châu Âu
(ECB).

Điều kiện để tham gia vào liên minh kinh tế và tiền tệ (còn gọi là những tiêu chỉ hội
nhập) là:

* Lạm phát thấp, không vượt quá 1,5% so với mức trung bình của 3 nước có mức
lạm phát thấp nhất;
* Thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% GDP;
* Nợ công dưới 60% GDP và biên độ dao động tỷ giá giữa các đồng tiền ổn định
trong hai năm theo cơ chế chuyển đổi (ERM);
* Lãi suất (tính theo lãi suất công trái thời hạn từ 10 năm trở lên) không quá 2% so
với mức trung bình của 3 nước có lãi suất thấp nhất.

Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2002 đồng Euro đã chính thức được lưu hành trong 12
quốc gia thành viên (còn gọi là khu vực đồng Euro) gồm Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Phần
Lan, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha; các nước
đứng ngoài là Anh, Đan Mạch và Thuỵ Điển. Hiện nay, đồng Euro đang có tỉ giá
hối đoái cao hơn đồng đô la Mỹ.

Có thể coi nó như vậy, vì nó có thể can thiệp đến các quốc gia trực thuộc nó, và các
quốc gia trong khối này đều phải tuân theo các nghị quyết...do nó đặt ra (đương
nhiên là có sự đồng ý từ các nước thành viên)
Cơ sở pháp lý liên minh Châu Âu
Cơ sở pháp lý hình thành Liên minh châu Âu là các hiệp ước được ký
kết và phê chuẩn bởi các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu. Các
hiệp ước đầu tiên đánh dấu sự thành lập Cộng đồng châu Âu và Liên minh
châu Âu. Các hiệp ước kế tiếp chỉnh sửa và bổ sung các hiệp ước đầu tiền
ngày một đầy đủ và hoàn thiện hơn.[54] Đó chính là những hiệp ước tạo
ra các thể chế chính trị của Liên minh châu Âu cũng như cung cấp
cho các thể chế chính trị đó thẩm quyền thực hiện các mục tiêu và
chính sách đã đặt ra ngay trong chính các hiệp ước. Những thẩm
quyền này bao gồm thẩm quyền lập pháp [nb 2] ảnh hưởng trực tiếp đến tất
cả các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu và công dân của các quốc
gia thành viên đó.[nb 3] Liên minh châu Âu có đầy đủ tư cách pháp nhân để
ký kết các thỏa thuận và điều ước quốc tế.[55]
Căn cứ theo nguyên tắc "uy quyền tối cao" (tiếng Anh, "supremacy"), tòa
án của các quốc gia thành viên có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và
đúng đắn tất cả quy định và nghĩa vụ đặt ra tuân theo các hiệp ước
mà quốc gia thành viên đó đã phê chuẩn, kể cả khi điều đó gây ra các
xung đột pháp luật trong hệ thống pháp luật nội địa, thậm chí trong vài
trường hợp đặc biệt là hiến pháp của một số quốc gia thành viên. [nb 4]

You might also like