You are on page 1of 17

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC


1.1.1. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NN
1.1.1.1. Nguồn gốc của NN
- Cộng sản nguyên thủy  chưa có NN
- Chiếm hữu nô lê  NN xuất hiện
- Phong kiến
- TBCN
- XHCN

 Có hai tiền đề cho NN ra đời:


+ Tiền đề KINH TẾ: do sự xuất hiện của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
+ Tiền đề kinh tế và co sở cho tiền đề XÃ HỘI: là sự xuất hiện các giai cấp đối kháng
không thể điều hòa được.
1.1.1.2. Bản chất của NN
 Tính giai cấp – là thuộc tính bản chất của bất kì NN nào.
o Được lập ra từ ý chí của giai cấp thống trị và bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị.
o Các NN khác nhau đều duy trì 1 hệ thống cưỡng chế và 1 hệ thống công cụ bạo lực.
o Bộ máy NN được lập ra & dựa trên tư tưởng của giai cấp chính trị.
 Tính XH:
o Là tổ chức chức thức đại diện cho toàn XH.
o Là công cụ quan trọng nhất để giairi quyết các vấn dề XH.
1.1.1.3. Chức năng
o Đối nội: giải quyết công việc nội bộ trong NN.
o Đối ngoại: thực hiện sự giao hữu quốc tế giữa các nước.
 KHÁI NIỆM NN:
NN là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị có một bộ máy chuyên làm các nhiệm
vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lí đặc biệt để duy trì trật tự XH, bảo vệ lợi ích
của quốc gia thống trị hoặc g/c cầm quyền và đại diện cho lợi ích chung của toàn XH.
1.1.1.4. Đặc điểm NN
o NN thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt.
o Phân chia dân cư theo lãnh thổ (Để dễ quản lí XH)
o Có chủ quyền quốc gia
o Ban hành pháp luật và có giá trị áp dụng với một chủ thể
o Quy định & thực thi các loại thuế dưới hình thức bắt buộc.
1.1.2. KIỂU VÀ HÌNH THỨC NN
1.1.2.1. Kiểu NN:
Là một dạng thức NN ra đời, tồn tại và phát triển trong một hình thái KT - XH có g/c nhát
định, có bản chất, đặc điểm, nhiệm vụ, chức năng, mục tiêu hoạt động phù hợp với ý chí của
g/c cầm quyền trong hình thái KT-XH đó.
1.1.2.2. Hình thức NN:
 Hình thức chính thể
 Quân chủ: toàn bộ quyền lực NN tập trung toàn bộ hoặc 1 phần vào tay ng đứng đầu NN
– được hình thành theo nguyên tắc nguyền ngôi (thế tập) – đứng đầu là vua.
o Quân chủ tuyệt đối (chuyên chế):
- Tất cả quyền lực nằm trong tay nhà vua
- Xuất hiện chủ yếu trong kiểu NN chiếm hữu nô lệ và phong kiến.
o Quân chủ hạn chế
-Nhà vua chỉ nắm giữ 1 phần quyền lực NN (quân chủ nhị nguyên)
-Nhà vua thậm chí không nắm giữ quyền lực NN mà chỉ mang tính biểu trưng (quân chủ đại nhị)
 Cộng hòa: là hình thức chính thể mà quyền lực NN thuộc về các cơ quan do ng dân bầu
ra (trực tiếp or gián tiếp) và làm việc theo nhiệm kỳ.
+ Cộng hòa quý tộc: quyền bầu cử để lập ra cơ quan quyền lực NN thuộc về 1 tầng lớp
người.
+ Cộng hòa dân chủ: quyền bầu cử để lập ra cơ quan quyền lực NN thuộc mọi tầng lớp.
 Hình thức cấu trúc
 NN đơn nhất:
- Luôn có lãnh thổ duy nhất và toàn vẹn  có chủ quyền quốc gia.
- 1 hệ thống pháp luật thống nhất chung trên cả nước.
- NN có quyền lực thống nhất từ Trung Ương  Địa phương
- Đơn vị hành chính- lãnh thổ chịu sự quản lý chặt chẽ của cơ qua NN ở trung ương.
- Cơ quan hành chính chia thành cấp.
Vd: Cộng hòa Pháp, Đại Hàn Dân Quốc, Cộng hòa dân chủ ND Trung Hoa, CHXNCHVN , …
 NN liên bang:
- Được hình thành từ các tiểu bang hợp lại.
- Các tiểu bang có tính độc lập cao. Mỗi tiểu bang đc xem là 1 quốc gia nhỏ nằm bên
trong NN liên bang.
- Mỗi tiểu bang có hệ thống cơ quan NN và hệ thống PL riêng những kh đc trái với các
nguyên tắc đc quy định trong Hiến Pháp và pháp luật Liên Bang.
Vd: Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa Liên bang Nga, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, ….
 Chế độ chính trị
 Phương pháp dân chủ: biện pháp NN thực hiện quyền lực NN bằng biện pháp dân chủ
như bộ máy NN được thành lập bằng cách bầu cử tự do, bình đẳng; mở rộng quyền tự do,
dân chủ cho ND ….
 Phương pháp phản dân chủ: biện pháp NN thực hiện quyền lực NN bằng biện pháp
không dân chủ như lừa dối, hạn chế các quyền tự do, dân chủ của công dân, …
1.1.2.3. Đặc điểm bộ máy NN
- Là hệ thống cơ quan NN từ Trung ương  Địa phương
- Được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất.
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT.
1.2.1. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA
PHÁP LUẬT.
1.2.1.1. Nguồn gốc
- Xã hội nguyên thủy: Chưa có Nhà nước thì chưa có pháp luật
- Nguyên nhân làm xuất hiện NN cũng chính là nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật:
Tư hữu về tư liệu sản xuất và Mâu thuẫn giai cấp
- PL ra đời do nhu cầu để quản lí xã hội đã phát triển ở một giai đoạn nhất định.
1.2.1.2. Các con đường hình thành pháp luật.
- Thứ nhất nhà nước thừa nhận các quy phạm xã hội - phong tục, tập quán chuyển chúng thành
pháp luật
- Thứ hai, nhà nước, bằng hoạt động xây dựng pháp luật, định ra những quy phạm mới.
1.2.1.3. Bản chất: Tính giai cấp (luôn có) và tính xã hội
1.2.1.4. Khái niệm: Pháp luật là:
- Hệ thống các quy tắc mang tính xử sự chung.
- Do NN ban hàng và thừa nhận.
- Được NN đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế
- Mục đích: để điều chỉnh các quan hệ XH theo 1 trật tự hoặc định hướng phù hợp với ý chí của
NN.
1.2.1.5. Đặc điểm
- Pháp luật mang tính ý chí
- Pháp luật mang tính quy phạm phổ biến.
- Pháp luật mang tính quyền lực NN – mang tính cưỡng chế được NN đảm bảo thực hiện
- Pháp luật mang tính ổn định tương đối.
1.2.2. KIỂU VÀ HÌNH THỨC PL
1.2.2.1. Kiểu pháp luật
- Là tổng thể các dấu hiệu cơ bản đặc thù của pháp luật, thể hiện bản chất giai cấp và nhưng điều
kiện tồn tại, phát triển pháp luật trong một hình thái KT-XH nhất định
- Có 4 kiểu pháp luật: chủ nô, phong kiến, tư sản, XHCN.
1.2.2.2. Hình thức pháp luật
 Tập quán pháp: những quy tắc xử sự hình thành trong đời sống XH, được con ng áp dụng
một cách thường xuyên, liên tục, lâu dài, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
* Được NN thừa nhận và coi đó là pháp luật.
* Là hình thức pháp luật ra đời sớm nhất.
 Tiền lệ pháp (án lệ): là hình thức PL được coi là khuôn mẫu để cơ quan NN giải quyết vụ việc
tương tự.
 Văn bản quy phạm PL:
- Do các cơ quan NN có thẩm quyền ban hành theo
+ Trình tự thủ thục
+ Chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung
+ Được NN đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế.
 Đây là hình thức pháp luật phổ biến nhất tại nước ta hiện nay
* Mối quan hệ giữa pháp luật với các hiện tượng XH khác:
- Kinh tế quy định Pháp luật.
- Giá trị: PL là biểu hiện cụ thể của đời sống chính trị.
- NN – PL: gắn bó chặt chẽ và đi liền với nhau.
- Đạo đức: PL phản ánh đặc điểm của các g/c thống trị và các tầng lớp dân cư khác.
CHƯƠNG 2: BỘ MÁY NN XHCNVN
I. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của BMNNXHCNVN
II. Các cơ quan trong BMNNXHCNVN
1. Quốc hội.
- Là cơ quan đại biểu cao nhất của ND, cơ quan quyền lực NN cao nhất của nước CHXNCNVN.
- Chủ tịch Quốc hội: VƯƠNG ĐÌNH HUỆ.
- Cơ cấu tổ chức:
+ Kì họp QH ( 1 năm 2 lần)
+ Ủy ban thường vụ Qhoi
- Cơ chế hoạt động: làm việc theo nhiệm kỳ (5 năm).
2. Các nguyên tắc cơ bản
 Quyền lực NN là thống nhất, có sự phân công và phối hợp, kiểm soát giữa caccs cơ quan NN trong
việc thực hiện các quyền lập/ hành/ tư pháp.
- Tất cả các quyền lực NN thuộc về ND  thống nhất quyền lực NN là toàn bộ quyền lực NN
thuộc về ND, tập trung thống nhất ở ND.
- Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, lập pháp.
- Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp.
- Toàn án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp.
 Đảm bảo vai trò lãnh đjao của ĐCSVN đối với BMNN.
 Đảm bảo ND tham gia vào quản lý NN.
 Kết hợp nguyên tắc tập trung với dân chủ.
 Nguyên tắc pháp chế XHCN.
3. Hệ thống cơ quan hành chính NN.
3.1. Chính phủ.
- Cơ quan hành chính cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
- Chính phủ gồm: Thủ tướng Chính phủ, các Phó thủ tướng Chính phủ, các Bọ trưởng và Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ.
- Cơ cấu, số lượng thành viên của Chính phủ do Quốc hội quyết định.
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Quản lý hành chính NN, thực hiện quyền hành pháp.
+ Chấp hành cơ quan hành chính cao nhất ở nước ta – Quốc hội.
- Phương thức thành lập, nhiệm kỳ và phương thức hoạt động:
+ Nhiệm lỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc Hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính
phủ tiếp tục làm việc cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ.
- + Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.
3.2. Chủ tịch nước.
- Người đứng đầu NN, thay mặt nước CHXHCNVN để đối nội và đối ngoại.
- Do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội.
CHƯƠNG 3: QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT XHCN
I. QUY PHẠM PHÁP LUẬT.
1. Khái niệm: Quy phạm pháp luật là:
- Các nguyên tắc xử sự mang tính bắt buộc chung.
- Do NN ban hành và đảm bảo thực hiện.
- Để điều chỉnh quan hệ XH theo ý của NN.
2. Cấu trúc: Giả định, quy định và chế tài.
a) Giả định
 Trả lời cho câu hỏi: Ai? Tình huống nào? Điều kiện nào?
Vd: “ Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao
thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của
người khác, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ/ đến 3
năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm”
b) Quy định.
 Trả lời cho câu hỏi: Phải làm gì? Được hay không được làm gì? Làm ntn?
 Phần quy định thường có: cấm, không được, được, phải, thì, có,…
Vd: “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không thoả thuận, thì có thể áp dụng tập
quán hoặc quy định tương tự của pháp luật, nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định
trong bộ luật này”
c) Chế tài
 Trả lời cho câu hỏi: Phải chịu ảnh hưởng/ hậu quả gì?
Vd: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải
tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm”
3. Phương thức diễn đạt quy phạm pháp luật.
 1 điều luật có thể chứa 1 hay nhiều quy phạm pháp luật.
 1 quy phạm pháp luật không bắt buộc phải có đầy đủ ba bộ phận: giả định, quy định, chế tài.
 Trật tự của các bộ phận có thể được đảo ngược.
II. QUAN HỆ PHÁP LUẬT
1. Khái niệm:
“Quan hệ pháp luật là những quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh”.
2. Cơ cấu QHPL: CHỦ THỂ - NỘI DUNG – KHÁCH THỂ
a) Chủ thể: Chủ thể quan hệ pháp luật là những cá nhân, tổ chức đáp ứng được những điều kiện
mà pháp luật quy định cho mỗi loại quan hệ pháp luật và tham gia vào quan hệ pháp luật đó.
- Chủ thể phải có năng lực chủ thể: năng lực pháp luật + năng lực hành vi
+ Năng lực pháp luật: có từ khi chủ thể được sinh ra, một số TH đặc biệt có trong bụng mẹ.
nghĩa là từ khi sinh ra, công dân đã có quyền và nghĩa vụ theo quy định của PL và chấm dứt
khi công dân chết đi.
+ Năng lực hành vi: công dân có từ khi công dân đạt đến độ tuổi do pháp luật quy định và có
khả năng nhận thức + khả năng điều khiển hành vi.
o Dưới 6 tuổi: kh có NLHV dân sự
o Đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi: bắt đầu có NLHV dân sự (NLHV dân sự ch đầy đủ)
o Đủ 18 tuổi trở lên: có NLHV dân sự đầy đủ
o Người bị mất NLHV dân sự: Đủ 18 tuổi nhưng mất đi khả năng điều khiển hành
vi (bệnh, tòa án tuyên bố…)
o Người bị thiếu NLHV dân sự: Đủ 18 tuổi nhưng nghiện các chất kích thích …
* Các loại chủ thể của QHPL: “CÁ NHÂN & TỔ CHỨC”
 Cá nhân: gồm công dân VN, người nc ngoài cư trú ở VN (NLPL và NLHV bị hạn chế)
 Tổ chức: do nhiều cá nhân tham gia và hình thành theo quy định của PL.
* Chủ thể là cá nhân:
Giữa Năng lực pháp luật và Năng lực hành vi có mối quan hệ mật thiết với nhau, cụ thể như sau:
– Năng lực pháp luật là điều kiện cần, năng lực hành vi là điều kiện đủ để cá nhân, tổ chức có thể trở
thành chủ thể của quan hệ pháp luật.
– Nếu chủ thể có năng lực pháp luật mà không có hoặc mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi thì họ
không thể tham gia một cách tích cực vào các quan hệ pháp luật. Trong một số trường hợp pháp luật
cho phép, họ chỉ được tham gia vào quan hệ pháp luật một cách thụ động thông qua hành vi của người
thứ ba.
- Năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực chủ thể. Vì vậy cá nhân, tổ chức không thể trở thành chủ
thể của quan hệ pháp luật nếu không có năng lực pháp luật.
* Chủ thể là tổ chức:
Tổ chức bao gồm 02 loại: tổ chức có tư cách pháp nhân và tổ chức không có tư cách pháp nhân.
3. Nội dung của QHPL: gồm quyền chủ thể & nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể
- Quyền chủ thể: là những cách xử sự mà pháp luật cho phép chủ thể được tiến hành nhằm đáp
ứng các lợi ích của mình
- Nghĩa vụ pháp lý: cách xử sự mà NN bắt buộc chủ thể phải tiến hành nhằm đáp ứng quyền và lợi
ích của chủ thể khác

4. KHÁCH THỂ. (điều kiện nhât định)


Là những lợi ích vật chất, tinh thần và các lợi ích khác mà các bên tham gia QHPL mong muốn đạt đc.
5. Sự kiện pháp lý.
- Sự kiện pháp lí là sự việc, hiện tượng thực tế xảy ra trong đời sống XH mà gắn với nó là sự phát
sinh hay thay đổi, chấm dứt 1 quan hệ cụ thể.
- Căn cứ vào dấu hiệu ý chí phân loại thành sự biến pháp lí và hành vi pháp lí:
• Sự biến pháp lí: Là những hiện tưởng tự nhiên xảy ra ngoài khả năng dự đoán và kiểm soát
của chủ thể.
Vd: hiện tượng tự nhiên, tai nạn,…
• Hành vi pháp lí: Là xử xự có ý thức của chủ thể.
Vd: ly hôn, vượt đè đỏ, nộp thuế, giết người, …
Bài tập nhỏ:
2. Nội dung:
- Bà B có các quyền và nghĩa vụ sau:
• Quyền: được nhận số tiền vay để sử dụng;
• Nghĩa vụ: trả nợ gốc và lãi theo đúng thỏa thuận và thời hạn.
- Chị T có các quyền và nghĩa vụ sau
• Quyền: nhận lại khoản tiền
• Nghĩa vụ: giao khoản tiền vay cho bà B.
3. Khách thể: khoản tiền vay và lãi.
4. Sự kiện pháp lý Là hành vi pháp lý: bà B và chị T kí vào biên bản cho vay tiền.
CHƯƠNG 4: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT, VPPL VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
I. VI PHẠM PHÁP LUẬT.
1. Khái niệm:
- hành vi nguy hiểm cho XH – gây ra thiệt hại, đe dọa đến cho XH.
- Trái pháp luật
- Hành vi có lỗi của chủ thể
- Do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
2. Cấu trúc của VPPL:

a) Mặt khách quan: biểu hiện của VPPL diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.
 Hành vi khách quan của VPPL (luôn luôn có trong VPPL)là hvi nguy hiểm cho XH, mang
tính trái pháp luật cho XH dưới dạng hành động (làm điều PL cấm) or không hành động
(không làm điều mà PL quy định hay buộc phải làm).
Vd: - Dưới dạng hành động: trộm cắp, hiếp dâm, cướp của, ….
- Dưới dạng không hành động: không nộp thuế, không tố giác người phạm tội, …
 Hậu quả nguy hiểm cho XH
- Thể chất: tính mạng + sức khỏe Vật chất
- Tài sản: tsan bị chiếm đoạt/ chiếm giữ trái phép.

- Tinh thần: uy tín, danh dự Tinh thần

 Yếu tố khác: tgian, địa điểm, phương tiện, hoàn cảnh, phương thức, thủ đoạn, công cụ,…
Vd: buôn lậu biên giới, dao ò vũ khí
b) Mặt chủ quan: trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể khi thực hiện hành vi VPPL
Gồm: LỖI  ĐỘNG CƠ  MỤC ĐÍCH
 LỖI: là sự kết hợp giữa yếu tố “lý trí” - “năng lực nhận thức tực tại khách quan”
“ ý chí” – “khả năng điều khiển hành vi trên cơ sở của nhận thức
 Lỗi cố ý:

Cố ý trực tiếp: thực hiện hvi nguy hiểm cho XH nhưng vẫn nhận thức đc hvi của mình là
nguy hiểm cho XH, thấy trc hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Ví dụ: A vay của chị B một số tiền là 600 triệu VNĐ với lãi suất cao, đã nảy ra ý định giết chị B để
quỵt nợ. A đã chuẩn bị băng keo và roi chích điện, lên kế hoạch thực hiện âm mưu. Ngày 10/04/2020,
A qua nhà chị B. Thấy không có ai ở nhà, A đã bắt trói, khống chế chị B và dùng roi điện chích vào
nạn nhân đến chết, sau đó thả thi thể xuống sông.

Cố ý gián tiếp: thực hiện hvi nguy hiểm cho XH nhưng vẫn nhận thức đc hvi của mình là
nguy hiểm cho XH, uy kh mong muốn nhưng vẫn bỏ mặc cho hậu quả xra.

Ví dụ: A nuôi thả gà với số lượng lớn. Dạo gần đây gà nhà A thường bị mất trộm vào ban đêm nên A
rất ức chế. Để phòng trộm cắp, A đã giăng sợi dây thép trên nóc chuồng gà và nối với nguồn điện
220v. Khoảng 2h sáng, hàng xóm nhà A là C đã lén lút chui vào chuồng gà để bắt, vướng dây thép và
bị dây điện giật chết.

 Lỗi vô ý:

Vô ý vì quá tự tin: : Chủ thể VPPL thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy
hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên
đã thực hiện hành vi trái pháp luật và gây ra hậu quả cho xã hội.

Ví dụ: Ông A hút thuốc lá và ném tàn vào đống rơm khô. Rơm bắt lửa cháy, lan sang ngôi nhà mái rạ
bên cạnh, gây thiệt hại 100 triệu.

Vô ý do cẩu thả: : Chủ thể VPPL đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng do cẩu thả
nên không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó, mặc dù phải thấy trước và
có thể thấy trước hậu quả ấy.

Ví dụ: Ê kíp phẫu thuật quên băng gạc trong bụng bệnh nhân khi phẫu thuật. Dẫn đến bệnh nhân bị
biến chứng, nhiễm trùng và chết.
 ĐỘNG CƠ:
Là động lực bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
Ví dụ:
⦁ A (hung thủ) giết B (người tình) đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm làm cha
⦁ B đi cướp để lấy tiền xây nhà cho người yêu
Lưu ý:
Động cơ là yếu tố KHÔNG BẮT BUỘC PHẢI CÓ trong mặt chủ quan của mọi vi phạm pháp luật.
 MỤC ĐÍCH:
Là kết quả trong ý thức chủ quan mà chủ thể VPPL đặt ra phải đạt được khi VPPL.
Ví dụ:
⦁ A (hung thủ) dùng súng tự chế nhằm tước đoạt mạng sống của B (nguyên thủ quốc gia) nhằm
chống phá nhà nước đó.
⦁ A (con nợ) giết B (chủ nợ) để quỵt món tiền đã vay.
 CHỦ THỂ: là tổ chức, cá nhân có năng lực pháp lý khi thực hiện hành vi VPPL.
 KHÁCH THỂ: của VPPL những quan hệ xã hội được NN xác lập và bảo vệ bị chủ thể VPPL
xâm hại hoặc đe dọa xâm hại.

II. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ


1. Khái niệm:
TNPL là việc nhà nước bằng ý chí đơn phương của mình, buộc chủ thể vi phạm pháp luật phải
gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định ở bộ phận
chế tài của quy phạm pháp luật do ngành luật tương ứng xác định.
2. Các loại trách nhiệm pháp lí: TNPL hình sự, TNPL dân sự, TNPL hành chính, TNPL kỉ luật.
III. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
1. Khái niệm: là hoạt động có chủ đích của các chủ thể nhằm đưa các quy định của PL vào đời sống
xã hội biến thành hành vi thực tế và hợp pháp do nhiều chủ thể khác nhau tiến hành dưới nhiều
hình thức khác nhau.
2. Các hình thức THPL.
- Tuân thủ PL – các chủ thể kiềm chế, không làm những hành vi mà PL cấm
Ví dụ: Không buôn bán và tàng trữ chất cấm, không vượt đèn đỏ, không cướp của giết người,
không chống người thi hành công vụ, …
- Thi hành PL – chủ thể thực hiện pháp lý bằng hành động tích cực.
Ví dụ: nộp thuế, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, thực hiện NVQS,…
- Sử dụng PL – chủ thể thực hiện quyền tự do pháp lý của mình bằng những hành vi mà PL cho
phép chủ thể thực hiện.
Ví dụ: công dân có quyề đi lại trong nước ra nước ngoài và từ nc ngoài trở về nước theo quy
định của PL
- Áp dụng PL: NN thông qua các cơ quan NN or NN chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các
chủ thể PL thực hiện những quy định.
Ví dụ: Tòa ra bản án phạt tử hình đối với người phạm tội; Ủy ban ND xã cấp giấy khai sinh
cho trẻ em vừa mới ra đời, …
3. Áp dụng pháp luật.
 Các trường hợp cần áp dụng PL.
o Khi cần truy cứu TNPL đối với chủ thể VPPL or cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế NN
đối với tổ chức hay cá nhân nào.
o Khi quyền or nghĩa vụ của chủ thể không tự động phát sinh, thay đổi or chấm dứt.
o Các bên giải quyết tranh chấp kh tự giải quyết tranh chấp được mà yêu cầu chủ thể có
quyền giải quyết tranh chấp cho mình.
o Cần quan sát hoạt động của các bên.
Vd: công chứng giấy tờ đất, …
 Đặc điểm của áp dụng PL.
o Mang tính quyền lực NN.
o Mang tính cá biệt, cụ thể đối với quan hệ xã hội xác định.
o Tuân theo hình thức và thủ tục chặt chẽ do pháp luật quyết định.
o Mang tính sáng tạo.
 Văn bản ADPL
o Do cơ quan NN, người có thẩm quyền or tổ chức XH được quyền ADPL ban hành và bảo
đảm thực hiện.
o Có tính cá biệt, thường đc áp dụng 1 lần với cá nhân, tổ chức cụ thể trong những trường
hợp cụ thể.
o Được đảm bảo thực hiện bằng các biên pháp cưỡng chế.

You might also like