You are on page 1of 15

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC

1. Khái niệm Nhà nước:


- Là bộ máy quyền lực đặc biệt
- Thực hiện chức năng quản lý xã hội
- Do giai cấp thống trị đặt ra, phục vụ lợi ích cho giai cấp thống
trị
1.1 Định nghĩa về Nhà nước:
“Nhà nước là một tổ chức có quyền lực chính trị đặc biệt, có quyền quyết định cao
nhất trong phạm vi lãnh thổ, thực hiện sự quản lý xã hội bằng pháp luật và bộ máy
được duy trì bằng nguồn thuế đóng góp từ xã hội”
1.2 Nguồn gốc Nhà nước:
- Nhà nước có nguồn gốc ở Châu Á, Bắc Phi, Châu Âu
- Học thuyết Mác-xít: nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện nhà
nước có sự phân hóa giai cấp => 5 hình thái KT-XH
- Học thuyết phi Mác-xít:
+ Thuyết thần quyền
+ Thuyết gia trưởng
+ Thuyết khế ước (hợp đồng)
+ Thuyết bạo lực
1.2.1 Quan điểm Mác-xít:
- Nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện Nhà nước là có sự phân hóa giai cấp và đấu
tranh giai cấp
- KT: có sự tư hữu về tư liệu sản xuất
- XH: có sự phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp
- Có 5 hình thái KT-XH trong lịch sử loài người:
1. Xã hội Cộng sản nguyên thủy ( không có nhà nước ):
- Cơ sở kinh tế: chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động.
- Cơ sở xã hội: Xã hội được tổ chức theo huyết thống dưới hình thức thị tộc. Xã hội
chưa phân chia giai cấp và không có đấu tranh giai cấp.
2. Xã hội Chiếm hữu nô lệ
3. Xã hội Phong kiến
4. Xã hội Tư bản chủ nghĩa
5. Xã hội XHCN
- Xã hội loài người: trải qua 3 lần phân công lao động XH:
+ I: Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt
Căn nguyên => Nghề chăn nuôi phát triển.
Hệ quả => Tư hữu bắt đầu xuất hiện. Xã hội dần phân chia
thành giai cấp chủ nô – nô lệ
+ II: Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp
=> Phân hóa xã hội, phân biệt giàu nghèo – mâu thuẫn chủ nô – nô lệ sâu sắc
+ III: Thương mại trở thành nghề độc lập
=> Xã hội hình thành giai cấp thống trị có quyền và lợi ích sâu
sắc với giai cấp bị trị
Nhà nước xuất hiện để duy trì trật tự xã hội.
1.3 Bản chất, đặc trưng của Nhà nước:
- Bản chất: + Tính giai cấp
+ Tính xã hội
- 5 đặc trưng:
+ NN thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt
+ NN phân chia dân cư theo các ĐV hành chính lãnh thổ
+ NN ban hành pháp luật
+ NN có chủ quyền quốc gia
+ NN thu thuế & phát hành tiền
1.4 Chức năng của Nhà nước:
- Đối nội:
+ Tổ chức, quản lý nền kinh tế
+ Tổ chức và quản lý nền văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ...
+ Giữ vững an ninh, chính trị, trấn áp sự phản kháng của giai cấp đối kháng.
+ Bảo vệ trật tự pháp luật và quyền lợi của giai cấp cầm quyền
- Đối ngoại:
+ Thể hiện vai trò Nhà nước với các quốc gia, dân tộc và các tổ chức quốc tế.
+ Phòng thủ đất nước.
+ Chống sự xâm lược từ nước ngoài.
+ Thiết lập mối quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác, tham gia các tổ chức quốc
tế.
1.5 Hình thức NN:
Qchủ tuyệt đối
Quân chủ Qchủ hạn chế Qchủ nhị nguyên
Qchủ đại nghị
Cộng hòa quý tộc
+ hòa tổng thống
3 HT: Chính thể Cộng hòa Cộng hòa dân chủ + hòa đại nghị
(thuộc về tập thể) + hòa hỗn hợp
Cấu trúc Đơn nhất
Liên bang
Chế độ chính trị Dân chủ
Phản dân chủ
1.6 Kiểu Nhà nước:
“ Kiểu Nhà nước là tổng thể những đặc điểm cơ bản của Nhà nước thể hiện bản chất
giai cấp, vai trò xã hội, những điều kiện phát sinh, tồn tại và phát triển của Nhà nước
trong một hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp nhất định”
4 Kiểu: + Chiếm hữu nô lệ
+ Phong kiến
+ Tư bản chủ nghĩa
+ Xã hội chủ nghĩa
1.7 Bộ máy Nhà nước: thường gồm 3 bộ phận lớn hợp thành để tổ chức và thực thi
quyền lực
+ Lập pháp
+ Hành pháp
+ Tư pháp

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT


2.1 Khái niệm, nguồn gốc pháp luật:
NN & PL ra đời chung với nhau
- Định nghĩa:“Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành (hoặc
thừa nhận) để điều chỉnh các quan hệ xã hội phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị
và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.”
- Có rất nhiều quan điểm trường phái;
+ Phương Tây: luật tự nhiên & luật thực định
+ Phương Đông: phái Nho gia - Pháp gia
Các nhà tư tưởng vĩ đại phương đông: Khổng Tử, Hàn Phi Tử,
Mạnh Tử, Trang Tử, Mặc Tử, Tuân Tử, Lão Tử.
2.1.2 Nguồn gốc của PL
+ Về cơ sở kinh tế: khi có sự chuyển biến từ nền kinh tế tự nhiên nguyên thủy sang
nền kinh tế mang tính sản xuất, xã hội và trao đổi.
+ Về cơ sở xã hội: khi xuất hiện sự phân chia xã hội thành những cực đối lập không
điều hòa (tức là các giai cấp đối kháng)
Quan điểm pháp lý Việt Nam:
- Quan điểm Mác-xít là nền tảng xuyên suốt
- Thuyết nhất nguyên & pháp luật thực định
2.2.1 Bản chất của pháp luật: Tính giai cấp
Tính xã hội
2.2.2 Đặc trưng của pháp luật:
- Thuộc tính cơ bản PL:
+ Tính quy phạm phổ biến
+ Xác định chặt chẽ về mặt hình thức
+ Tính quyền lực nhà nước (đảm bảo bằng Nhà nước – tính cưỡng chế)
- PL do NN ban hành hoặc thừa nhận
- PL mang tính bắt buộc
- Được NN tổ chức thực hiện PL bằng những biện pháp hiệu quả nhất
- NN có bộ máy cưỡng chế bảo vệ PL
=> Tính quyền lực chỉ có ở PL, không thể có ở các loại quy tắc xử sự khác
- Chức năng của pháp luật: có 3 chức năng chủ yếu
+ Chức năng điều chỉnh
+ Chức năng giáo dục
+ Chức năng bảo vệ pháp luật
- Vai trò của pháp luật trong các mối quan hệ xã hội:
PHÁP LUẬT LÀ TRUNG TÂM
2.3 Kiểu pháp luật
2.4 Hình thức pháp luật
Có hai loại là:
+ Hình thức bên trong ( 3HT )
+ Hình thức bên ngoài của pháp luật ( 3HT )
- Hình thức bên trong của pháp luật:
“Cơ cấu bên trong của pháp luật bao gồm các quy tắc xử sự, là mối liên hệ, sự liên kết
giữa các yếu tố cấu thành pháp luật.”
- Hình thức bên ngoài của pháp luật: “Là dáng vẻ bề ngoài, là dạng (phương thức) tồn
tại của pháp luật.”
+ Tập quán pháp:đến nay nguồn luật tập quán chính thức được thừa nhận, sử dụng
nhất là tại Bộ Luật dân sự .
+ Tiền lệ pháp (án lệ):Ở Việt Nam áp dụng án lệ trong trường hợp pháp luật không
quy định hoặc quy định không rõ ràng.
Ưu điểm: nhanh gọn
Nhược diểm: tòa làm luật
+ Văn bản quy phạm pháp luật:
Đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật: là cơ quan, tổ
chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc áp
dụng văn bản đó sau khi được ban hành.
2.5 Hệ thống pháp luật
- Khái niệm:“Là cấu trúc bên trong của pháp luật, bao gồm tổng thể các quy phạm
pháp luật có mối liên hệ nội tại và thống nhất với nhau được phân thành các chế định
pháp luật,các ngành luật và được quy định bởi tính chất, cơ cấu các quan hệ xã hội
mà nó điều chỉnh ”
- Có 3 yếu tố:
+ Quy phạm pháp luật
+ Chế định pháp luật
+ Ngành luật
- Căn cứ phân định ngành luật:
+ Đối tượng điều chỉnh
+ Phương pháp điều chỉnh
- Các ngành luật trong hệ thống pháp luật VN:
1. Luật Hiến pháp (Constitutional Law) (Luật Nhà nước - luật
gốc)
2. Luật hình sự (Criminal Law)
3. Luật dân sự (Civil Law)
4. Luật hôn nhân và gia đình (Marriage and Family Law)
5. Luật tài chính (Finance Law)
6. Luật đất đai (Land Law)
7. Luật hành chính (Administrative Law)
8. Luật lao động (Labour Law)
9. Luật tố tụng hình sự (Criminal Procedure Law)
10. Luật tố tụng dân sự (Civil Procedure Law)
11. Luật kinh tế (Economic Law)
12. Luật quốc tế (International Law)
2.6 Quy phạm pháp luật:
- “Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung có hiệu lực bắt buộc chung, được áp
dụng lặp đi lặp lại đối cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước, do cơ quan
nhà nước, người có thẩm quyền ban hành được nhà nước bảo đảm thực hiện”
- “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban
hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này. Văn
bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình
thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm
pháp luật.”
- Đặc điểm:
1. Thể hiện ý chí nhà nước.
2. Có tính lặp đi lặp lại và bắt buộc chung
3. Được xác định chặt chẽ về hình thức
4. Được nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện
5. Chỉ ra các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ mà nó điều
chỉnh
6. Nội dung QPPL thường được thể hiện dưới dạng cho phép hoặc bắt buộc.
7. Có tính hệ thống.
Cấu trúc gồm 3 bộ phận:
+ Giả định
+ Quy định
+ Chế tài
2.7. Quan hệ pháp luật
2.7.1.Khái niệm: “Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật
điều chỉnh trong đó các bên tham gia có những quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định
và được bảo đảm bởi nhà nước”.
CHƯƠNG 3: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM NĂM 2013
3.1 Khái quát về Hiến pháp và hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Phần 3.1.1. Khái quát về hiến pháp
Khái niệm.
- Luật Hiến Pháp: Là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam điều
chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất liên quan đến tổ chức quyền lực
nhà nước: chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân;
kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục... bảo vệ tổ quốc; tổ chức và hoạt động của bộ máy
Nhà nước.
- Luật Hiến pháp là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, môn khoa học
pháp lý chuyên ngành, một môn học cơ bản trong chương trình cử nhân.
- Định nghĩa hiến pháp: Theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin Hiến pháp là (đạo)
luật cơ bản của nhà nước, do cơ quan đại diện quyền lực nhà nước cao nhất của nhân
dân thông qua (hoặc trưng cầu ý dân) có hiệu lực pháp lý cao nhất , quy định những
vấn đề cơ bản và quan trọng nhất…
- Vị trí của hiến pháp:

- Những năm xưa khi còn vua hiến pháp ra được là để hạn chế quyền lực của nhà vua.
- Văn bản tính chất hiến pháp đạo luật 1653 (Anh) (CMTS 1640-1654)
- Hình thức cai quản nhà nước Anh, Scotland, Ailan, Xử Wales và những địa phận
thuộc địa.
- Hiến pháp đầu tiên ra đời thành văn của Mỹ năm 1787.
- Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô 1924.
Sự ra đời của hiến pháp

- GĐ1: 1787-1917.

- GĐ2: 1917-1945.
- GĐ3: 1946-cuối năm 80 đầu 90. Nội dung: Hiến pháp XHCN xu thế mở rộng hơn
nữa : về văn hóa, giáo dục, môi trường, bảo vệ tổ quốc chỉ rõ hơn, chi tiết hơn và cụ
thể hơn
- GĐ4: 80,90-hiện nay.
Phân Loại Hiến Pháp
- Hiến pháp thành văn, không thành văn.
- Hiến pháp cổ điển và hiện đại.
- Hiến pháp đơn nhất và liên bang.
- Hiến pháp tạm thời và lâu dài.
- Hiến pháo nhu tính và cương tính.
- Hiến pháp CNXH và TBCN.
Bản chất của giai cấp: tính giai cấp và tính xã hội.

3.1.2 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
-Tư tuởng lập hiến trước cách mạng tháng 8 năm 1945.
+ Khuynh hướng 1: Quân chủ lập hiến thừa nhận bảo hộ Pháp.
+ Khuynh hướng 2: Giành độc lập tự do dân tộc và xây dực hiến pháp.
- Tám yêu sách của nhân dân An Nam: điều thứ 7 “Bảy xin Hiến pháp ban hành”
LỊCH SỬ LẬP HIẾN TẠI VN

- Hoa kì chỉ có một bản hiến pháp từ 1787 đến nay.

- Hiến pháp: + 1946


+ 1959
+ 1980
+ 1992
+ 2013
- Hiến pháp năm 2013 gồm Lời nói đầu, 11 chương, 120 điều. So với Hiến pháp năm
1992, Hiến pháp năm 2013 giảm 1 chương, 27 điều, trong đó có 12 điều mới; giữ
nguyên 7 điều và sửa đổi, bổ sung 101 điều còn lại.
- Hiệu lực của hiến pháp:
+ Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng nhất, là đạo luật gốc, quy định
những vấn đề hết sức cơ bản của một Nhà nước...
+ Là văn bản pháp luật có giá trị pháp ý cao nhất trong hệ thống pháp luật. Mọi văn
bản pháp luật khác không được mâu thuẫn với Hiến pháp, nếu không đều không có
hiệu lực pháp luật.
+ Hiến pháp do Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành. Đề nghị
ban hành hoặc sửa đổi Hiến pháp: Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính
phủ hoặc 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội.
+ Hiến pháp được thông qua: Khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu quốc hội tán thành.
Phần 3.2. Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
Hệ thống chính trị Đảng cộng sản
Bộ chính trị
Lãnh đạo
Nhà nước

Chủ Tịch Nước

Nguyên thủ quốc gia là người


đứng đầu nhà nước (đối nội-
đối ngoại).
Lập Pháp Hành Pháp Tư Pháp

Quốc Hội Chính Phủ TAND

Cơ quan quyền lực Thủ tướng đứng đầu chính phủ


Nhà nước cao nhất

- Người dân bầu cử Quốc Hội


+ Chủ tịch nước.
- Quốc Hội: bầu cử + Thủ tướng.
+ Toà án nhân dân tối cao.
- Cơ quan hành chính cao nhất ở Việt Nam là chính phủ, dưới chính phủ là các bộ,
dưới các bộ là UBND.

TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI.


- Tổ chức chính trị là Đảng Cộng Sản.
- Tổ chức chính trị xã hội có 6 tổ chức nằm trong hệ thống chính trị.
+ Công đoàn Việt Nam.
+ Hội nông dân Việt Nam.
+ Đoàn thanh niên cộng sản Việt Nam.
+ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
+ Hội cựu chiến binh Việt Nam.

CHƯƠNG 4: PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH


1. Khái quát về luật hành chính
1.1 Khái niệm:
- Luật hành chính bao gồm các quy phạmpháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội
phát sinh trong quá trình tổ chức và thựchiện hoạt động chấp hành và điều hành của
CQNN có thẩm quyền, các tổ chức xã hộiđược Nhà nước trao quyền quản lý trong
các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội…
a. Đối tượng điều chính: Là những quan hệ có nội dung cơ bản sau:
+ Hoạt động quản lý nền KT-VH-KH-CN-Y tế-An ninh-Trật tự-Xã hội trên phạm vi
của nước, trong từng địa phương hay từng ngành cụ thể
+ Hoạt động mà luật Hành chính điều chỉnh nhằm trực tiếp phục vụ nhu cầu về vật
chất và tinh thần của người lao động
+ Hoạt động kiểm tra, giám sát đối với các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện
pháp luật của cơ quan đó
+ Hoạt động xử lý các hành vi vi phạm trật tự quản lý hành chính nhà nước
+ Những quan hệ liên quan đến việc thành lập, cải tiến cơ cấu bộ máy, chế độ làm
việc, hoàn chỉnh các quan hệ công tác của các cơ quan nhà nước.
b. Phương pháp điều chỉnh:
Có hai phương pháp: + Hành chính- mệnh lệnh
+ Phương pháp thỏa thuận
c. Các chế định cơ bản:
+ Chế định về cán bộ, công chức
+ Tài phán hành chính
+ Quy chế về xử phạt vị phạm hành chính
+ Xác định địa vị pháp lý của các cơ quan hành chính nhà nước
+ Chế định về ban hành văn bản hành chính
d. Nguồn của Luật hành chính
- Là văn bản quy phậm pháp luật:
+ Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội
+ Pháp lệnh của Chủ tịch nước, Nghị định của Chính phủ
 Không phải mọi văn bản đều là nguồn của luật hành chính, chỉ những văn bản
nào chứa đựng quy phạm pháp luậ hành chính mới là nguồn của luậ hành chính
2. Cơ quan hành chính nhà nước
a. Khái niệm
- Thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước
- Thẩm quyền theo quy định của pháp luật
- Phân loại cơ quan hành chính:
+ Theo địa giới hành chính: CQHC TW, địa phương
+ Theo thẩm quyền: CQHC có thẩm quyền chung, CQHC có thẩm quyền
chuyên môn (Bộ, Sở,Phòng)
b. Đặc điểm
- Là một loại cơ quan trong Bí Mật Nhà Nước
- Hoạt động thường xuyên liên tục, có vị trí tương đối ổn định
- Là cầu nối giữa đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước vào
cuộc sống
- Được thành lập để thực hiện chức năng quản lý nhà nước
- Chủ thể cơ bản của luật hành chính

Cán bộ Công chức Viên chức


- Là công dân VN - Công dân VN - Công dân VN
- Được bầu cử, phê - Được tuyển dụng bổ - Được tuyển dụng theo
chuẩn, bổ nhiệm, giữ nhiệm vào chức vụm vị trí việc làm tại đơn
chức vụ, chức danh chức danh cơ quan của vị sự nghiệp công lập
theo nhiệm kỳ trong Đảng, NN, tổ chức theo chế đọ hợp đồng
các cơ quan Đảng, NN, chính trị-xã hội ở trung làm việc
tổ chức Chính trị ở ương, cấp tỉnh, cấp - Hưởng lương từ quỹ
trung ương, cấp tỉnh, huyện lương của đơn vị sự
cấp huyện - Trong biên chế và nghiệp công lập theo
- Trong biên chế và hưởng lương từ ngân quy định của pháp luật
hướng lương từ ngân sách nhà nước
sách nhà nước

3. Quan hệ pháp luật hành chính


-Khái niệm: là các quan hệ quản lý phát sinh hình thành
+ Trong quá trình các CQHCNN thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành trên các
lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
+ Trong quá trình các CQNN xây dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan
nhằm ổn định về tổ chức để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình.
+ Trong quá trình các cá nhân và tổ chức được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt
động quản lý HC NN trong một số trường hợp cụ thể do pháp luật quy định
-Điều kiện xuất hiện QHPLHC: Tồn tại các chủ thể
Xuất hiện sự kiện pháp lý
Tồn tại QHPLHC điều chỉnh tương ứng
-Đặc điểm:
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia luôn gắn với hoạt động chấp hành và điều
hành của các cơ quan quản lý nhà nước.
+ QHPLHC có thể phát sinh do yêu cầu hợp pháp của bất kỳ bên nào (không có thỏa
thuận của bên kia)
+ Trong QHPLHC có ít nhất 1 chủ thể mang quyền lực nhà nước
+ Tranh chấp phát sinh trong QHPLHC được giải quyết theo thủ tục pháp luật hành
chính/Tòa án hành chính
+ Bên vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lý trước nhà nước
4. Vi phạm pháp luật hành chính
- Khái niệm: hành vi có lỗi do cánhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định
của pháp luật về quản lý nhà nước mà khôngphải là tội phạm và theo quy định của
phápluật phải bị xử phạt vi phạm hành chính
-Dấu hiệu:
+ Khách quan: Có hành vi xâm hại các quy tắc quản lý hành chính nhà nước và bị
pháp luật hành chính ngăn cấm; hậu quả và mối liên hệ nhân quả (không nhất thiết có
hậu quả)
+ Chủ quan: lỗi
+Chủ thể: Cá nhân, tổ chức
 Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm trong trường hợp thực
hiện lỗi cố ý;
 Người từ 16 tuổi trở lên là chủ thể của vi phạm hành chính trong mọi trường
hợp;
❖ CQNN, TCXH, đơn vị kinh tế phải chịu trách nhiệm về hành vi do cơ quan,
tổ chức gây ra.
❖ Quân nhân.
❖ Cá nhân, tổ chức nước ngoài VPHC tại Việt Nam.
+Khách thể: Khách thể là trật tự quản lý hành chính nhà nước được pháp luật hành
chính bảo vệ
5. Trách nhiệm hành chính và xử lý vi phạm hành chính
- Khái niệm: là loại trách nhiệm pháp lý do các CQNN hay nhà chức trách có thẩm
quyền áp dụng đối với các chủ thể vi phạm hành chính.
- Đặc điểm:
+ Chỉ áp dụng đối với các vi phạm hành chính
+ Áp dụng đối với các cá nhân,tổ chức vi phạm hành chính
-Thời hiệu xử lý:
+ Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thì được tính vào thời hiệu xử phạt VPHC
+ Nếu cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở thì thời hiệu được tính lại từ thời
điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
 Thời điểm đế tính thời hiệu:…
➢ Đối với VPHC đang thực hiện
➢ Đối với VPHC đã kết thúc thì thời hiệu tính từ thời điểm chấm dứt hành vi
- Cảnh cáo: VPHC không nghiệm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định
thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi VPHC do
người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 16 thực hiện.
- Phạt tiền: áp dụng mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.
Cá nhân (từ 50.000đ → 1 tỷ đồng); Tổ chức (từ 100.000đ → 2 tỷ đồng).
- Trục xuất: chỉ áp dụng với người nước ngoài
Nguyên tắc xử lý:
- Một hành vi chỉ bị xử phạt một lần. Một người thực hiện nhiều hành vi thì xử
phạt theo từng hành vi. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi thì mỗi người đều
bị xử phạt;
- Không xử phạt hành chính trong tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ, phòng vệ
chính đáng, sự kiện bất khả kháng hoặc chủ thể không có năng lực TNHC, chưa đủ
tuổi.
- Người có thẩm quyền xử phạt phải chứng minh VPHC
- Mức phạt tiền của tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân
Biện pháp khắc phục
1. Buộc khôi phục lại tình trạng ban 6. Buộc cải chính thông tin sai sự thật
đầu; hoặc gây nhầm lẫn;
2. Buộc tháo dỡ công trình, phần công 7. Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên
trình xây dựng không có giấy hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương
phép hoặc xây dựng không đúng với tiện kinh doanh, vật phẩm;
giấy phép; 8. Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa
3. Buộc thực hiện biện pháp khắc phục không bảo đảm chất lượng;
tình trạng ô nhiễm môi trường, 9. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có
lây lan dịch bệnh; được do thực hiện vi phạm hành
4. Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giá tang vật, phương tiện vi
hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán,
phương tiện; tiêu hủy trái quy định của
5. Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm pháp luật;
gây hại cho sức khỏe con người, 10. Các biện pháp khắc phục hậu quả
vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn khác do Chính phủ quy định
hóa phẩm có nội dung độc hại;

Biện pháp xử lý hành chính


1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn
2. Đưa vào trường giáo dưỡng
3. Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
4. Đưa vào cơ sở cai nghiệm bắt buộc
Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
-Chỉ áp dụng đối với cá nhân
- Không áp dụng đối với người nước ngoài
- Căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết
giảm nhẹ, tăng nặng
- Người có thẩm quyền áp dụng phải chứng minh VPHC
Thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền quyết định áp dụng biện
pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
2. Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp
đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc
-LUẬT KHIẾU NẠI:
+ Là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc CBCC theo thủ tục do Luật này quy định,
đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính,
hành vi hành chính của CQHCNN, của người có thẩm quyền trong CQHCNN hoặc
quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi
đó là trái PL, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình
+ Thời hiệu khiếu nại: trong 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết dịnh hành chính/
hành vi hành chính
+ Thời hạn giải quyết: không quá 30 ngày (vùng sâu=45 ngày; trường hợp phức tạp
tối đa 60 ngày) kể từ ngày thụ lý đơn
-LUẬT TỐ CÁO:
+ Luật này quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật
của cán bộ,công chức, viên chức trong việc thực hiệnnhiệm vụ, công vụ; tố cáo và giải
quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân về quản
lý nhà nước trong các lĩnh vực; bảo vệ người tố cáo và quản lý công tác giải quyết tố
cáo.
THAM NHŨNG: là những hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng
chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi

You might also like