You are on page 1of 14

Chương I: Những vấn đề cơ bản về Nhà nước và Pháp luật

I. Những kiến thức cơ bản về Nhà nước:


1. Nguồn gốc ra đời của Nhà nước:
Cộng sản nguyên thủy → Chiếm hữu nô lệ → Phong kiến → Tư bản chủ nghĩa → Xã hội chủ nghĩa
(1) (2)
(1) Cộng sản nguyên thủy
- Nhà nước là sản phẩm của những biến đổi trực tiếp trong lòng xã hội Cộng sản nguyên thủy
+ Kinh tế:
 Săn bắt và hái lượm
 Phân công lao động tự nhiên, theo giới tính, độ tuổi
 Phụ thuộc vào thiên nhiên
 Công hữu về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động
→ Lực lượng sản xuất thấp kém
+ Xã hội:
 Chế độ mẫu hệ → chế độ phụ hệ → thị tộc (→ bào tộc → bộ lạc)
 Không có giai cấp vì chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động
+ Quyền lực công cộng:
 Quy phạm xã hội: theo tập quán & tôn giáo
 Quản lý xã hội:
 Tù trưởng, bên cạnh đó là các thủ lĩnh quân sự
 Hội đồng thị tộc
→ Quyền lực của thị tộc được đảm bảo bằng uy tín người đứng đầu, và bằng dư luận xã hội
- Tổ chức xã hội thị tộc
+ Không có quyền lực tách riêng
+ Quyền lực gắn liền với lợi ích chung cộng đồng
+ Không có hộ máy cưỡng chế
→ QUYỀN LỰC XÃ HỘI
(2) Sự tan rã của chế độ thị tộc và nhà nước ra đời
- Ba lần phân công lao động xã hội
+ Phân công lao động thứ nhất: Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt
 Con người có khả năng lao động độc lập
 Xuất hiện tư hữu
 Xuất hiện mâu thuẫn giai cấp (mẫu thuẫn chủ nô >< nô lệ ít)
+ Phân công lao động thứ hai: Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp
 Xuất hiện nghề thủ công nghiệp: dệt, gốm, đồ trang sức, làm rượu...
 Tư hữu hoàn toàn
 Mẫu thuẫn chủ nô >< nô lệ là chủ yếu
+ Phân công lao động thứ ba: Thương nghiệp ra đời
 Phân hóa giàu >< nghèo
 Mẫu thuẫn chủ nô >< nô lệ gay gắt
→ Kinh tế: xuất hiện chế độ tư hữu về tài sản
Xã hội: mâu thuẫn gay gắt giữa các giai cấp đối kháng
- Nguyên nhân
+ Lực lượng sản xuất phát triển
+ Kinh tế phát triển
+ Xuất hiện sản phẩm dư thừa
+ Xuất hiện giai cấp
+ Mâu thuẫn giai cấp không điều hòa được
→ Thị tộc bị phá vỡ → Nhà nước ra đời
- Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của mâu thuẫn không thể điều hòa được
2. Khái niệm, đặc trưng, bản chất và chức năng của nhà nước:
a) Khái niệm của nhà nước:
- Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ
cưỡng chế và thực hiện các chức năng đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội và bảo vệ địa vị thống
trị của giai cấp thống trị trong xã hội
b) Đặc trưng của nhà nước:
- Thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt
- Phân chia lãnh thổ theo đơn vị hành chính và quản lý dân cư theo lãnh thổ
- Có chủ quyền quốc gia
- Ban hành pháp luật và đảm bảo thực hiện pháp luật
- Quy định và thu các loại thế
c) Bản chất của nhà nước:
- Tính giai cấp
 Nhà nước xác lập và bảo vệ chế độ sở hữu của giai cấp thống trị
 Nhà nước nắm quyền kiểm soát bộ máy nhà nước và công cụ bạo lực vật chất
 Thiết lập hệ tư tưởng của giai cấp và áp đặt hệ tư tưởng đó trong xã hội
- Tính xã hội
 Sự ra đời và phát triển của nhà nước bị quyết định bởi ý chí chung và lợi ích chung của
xã hội
 Nhà nước phản ánh ý chí chung, lợi ích chung của xã hội, thực hiện những nhiệm vụ
chung của nhà nước
d) Chức năng của nhà nước:
- Đối nội: những hoạt động của nhà nước trong phạm vi một đất nước
- Đối ngoại: những hoạt động của nhà nước trong quan hệ với các quốc gia khác
3. Kiểu và hình thức nhà nước:
a) Kiểu nhà nước:
- Nhà nước chủ nô
- Nhà nước phong kiến
- Nhà nước tư sản
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa
→ Mỗi hình thái kinh tế - xã hội tương ứng với một giai cấp
b) Hình thức nhà nước:

Chính thể quân chủ Chính thể cộng hòa


- Quyền lực thuộc về cá nhân như - Một tập thể người được bầu
vua, hoàng đế... theo nhiệm kỳ
- Không có hiến pháp - Có hiến pháp
- Phân loại: - Phân loại:
+ Quân chủ chuyên chế (tuyệt + Cộng hòa dân chủ: quyền
đối) bầu cử thuộc về toàn thể nhân
 Nhà vua có quyền lực dân, mọi cử tri
vô hạn + Cộng hòa quý tộc: quyền
 Vua nắm 3 quyền: lập bầu cử thuộc về một tầng lớp
pháp, hành pháp, tư người (quý tộc) trong xã hội
pháp
Hình thức + Quân chủ lập hiến: vua và nghị
chính thể viên
 Nhà vua chỉ nắm 1 phần
quyền lực
 Quân chủ nhị nguyên:
vua và nghị viên đều có
quyền lực chính trị
 Quân chủ đại nguyên:
vua không có quyền lực
chính trị
- Nhược điểm:
 Tập trung quyền lực cá
nhân → độc quyền
 Di truyền → “cha truyền
con nối” – cha giỏi
nhưng chưa chắc con
giỏi
Hình thức Nhà nước đơn nhất Nhà nước liên bang
cấu trúc - Lãnh thổ thống nhất và toàn vẹn - Do nhiều quốc gia hợp thành
(theo đơn vị - Công dân có 1 quốc tịch - Công dân có 2 quốc tịch
lãnh thổ) - Chủ quyền từ cơ quan đến nhà - Có 2 hệ thống cơ quan nhà
nước nước và 2 hệ thống pháp luật
- Hệ thống pháp luật thống nhất của từng bang và của liên bang
trên cả nước
Chế độ
chính trị
(cách thức,
thủ đoạn
giai cấp Phương pháp dân chủ Phương pháp phản dân chủ
thống trị
dùng để
thực hiện
quyền lực
nhà nước)
II. Những kiến thức cơ bản về pháp luật:
1) Khái niệm:
- Hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung
- Do nhà nước ban hành hoặc thừa nhân
- Được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế
- Điều chỉnh các quan hệ xã hội theo trật tự hoặc định hướng phù hợp với ý chí của nhà nước
2) Đặc điểm:
- Tính quy phạm phổ biến: là khuôn mẫu, là quy tắc xử sự chung
- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: nội dung của pháp luật được xác định rõ ràng, chặt chẽ,
khái quát trong các nguồn luật
- Tính được bảo đảm bằng nhà nước: Pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và được nhà
nước bảo đảm thực hiện
3) Bản chất:
- Tính giai cấp:
 Pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị
 Mục đích điều chỉnh của pháp luật: công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp
- Tính xã hội
 Xuất phát từ nhu cầu của đời sống chung của con người
 An toàn sinh mạng
 Ổn định kinh doanh
 Xây dựng hạnh phúc gia đình
 Xây dựng đất nước vững mạnh
 Phát triển nền văn minh nhân loại
- Trong thực tiễn, chỉ những quy phạm nào phù hợp với thực tiễn mới được thực tiễn giữ lại thông
qua nhà nước
4) Kiểu và hình thức pháp luật:
a) Kiểu pháp luật:
- Kiểu pháp luật là một nhóm pháp luật có những đặc điểm cơ bản, đặc thù giống nhau, thể hiện tập
trung ở cơ sở kinh tế và tính giai cấp của các pháp luật đó
- Trên cơ sở các quan điểm về hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác Lê nin, có 4 kiểu pháp
luật
 Kiểu pháp luật chủ nô
 Kiểu pháp luật phong kiến
 Kiểu pháp luật tư bản
 Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa
b) Hình thức pháp luật

Tập quán pháp Tiền lệ pháp (án lệ) Văn bản quy phạm pháp luật
Là hình thức nhà nước thừa Là hình thức nhà nước thừa Là hình thức pháp luật tiến bộ
nhận một số tập quán lưu truyền nhận các quyết định của cơ quan nhất. Văn bản quy phạm pháp
trong xã hội, phù hợp lợi ích giai hành chính hoặc xét xử giải luật là văn bản do cơ quan nhà
cấp thống trị, nâng chúng thành quyết những vụ việc cụ thể để nước có thẩm quyền ban hành
những quy tắc xử sự chung được áp dụng đối với các vụ việc trong đó quy định những quy tắc
nhà nước đảm bảo thực hiện tương tự về sau xử sự chung được áp dụng nhiều
lần trong đời sống xã hội
→ Nhìn chung các văn bản quy
phạm pháp luật đều được ban
hành theo thứ tự, thủ tục nhất
định và chứa đựng những quy
định cụ thể
→ Đây là hình thức pháp luật
phổ biến nhất tại nước ta hiện
nay

Chương 2: Bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
I. Khái niệm:
- Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống đến
địa phương, được tổ chức và hoạt động dựa trên những nguyên tắc chung thống nhất tạo thành
một cơ chế đồng bộ thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
II. Các nguyên tắc tổ tức và hoạt động của Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam:
1) Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan
nhà nước trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước
- Quyền lực nhà nước bao gồm quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
→ Được trao cho quốc hội – là cơ quan đại biểu cao nhất, do nhân dân trực tiếp bầu ra
- Chính phủ - cơ quan hành pháp nhưng cũng có vai trò quan trọng trong lập pháp và tư pháp
- Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân là những cơ quan tư pháp nhưng cũng có thẩm quyền
nhất định trong lĩnh vực lập pháp và hành pháp
- Tất cả hoạt động đều dưới sự giám sát của Quốc hội
2) Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với tổ chức và hoạt động của Bộ máy
nhà nước
3) Nguyên tắc bảo đảm sự tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lý của nhà nước
- Nhân dân trực tiếp tham gia quản lý nhà nước: ứng cử
- Nhân dân gián tiếp tham gia quản lý nhà nước: bầu cử, tham gia thảo luận, trưng cầu ý kiến
4) Nguyên tắc tập trung dân chủ
- Chính quyền trung ương (cấp trên) chỉ đạo → chính quyền địa phương (cấp dưới) phục tùng
5) Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
- Lập ra Bộ máy nhà nước phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật
III. Hệ thống các cơ quan của Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam:

Hệ thống cơ Hệ thống cơ quan


quan quyền lực quản lý hành chính Hệ thống cơ quan tư pháp Nguyên thủ quốc gia
nhà nước nhà nước
- Quốc hội - Chính phủ - Cơ quan xét xử (Tòa - Chủ tịch
- Hội đồng - Bộ, cơ quan án nhân dân tối cao, nước
Nhân dân ngang bộ Tòa án nhân dân các
các cấp - Ủy ban nhân cấp)
dân các cấp - Cơ quan kiểm sát
(Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân các
cấp)
1) Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp:
a) Vị trí:
- Cơ quan có quyền lực cao nhất
 Quyền lập hiến và lập pháp
 Quyền giám sát tối cao Bộ máy nhà nước
 Quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước
- Cơ quan đại biểu cao nhất
 Cơ quan được nhân dân bầu
 Đại diện cho ý chí, lợi ích của nhân dân
b) Quyền hạn:
- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm Luật và sửa đổi Luật; quyết định chương trình xây
dựng luật, pháp lệnh
- Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, Luật và Nghị quyết của Quốc hội; xét
báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân
tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
- Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phân
bổ ngân sách Nhà nước, phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc
bãi bỏ các thứ thuế
- Quyết định chính sách dân tộc của Nhà nước
- Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện
kiểm sát nhân dân và chính quyền địa phương
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ
tịch Quốc hội và các ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà
án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
c) Cơ cấu tổ chức:
- Kì họp Quốc hội (quan trọng nhất: tổ chức 1 năm 2 lần)
- Ủy ban thường vụ Quốc hội (khi không tổ chức)
- Hội đồng dân tộc (tư vấn về chuyên môn)
- Các Ủy ban của Quốc hội
d) Cơ chế hoạt động:
- Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 5 năm
 Rút giảm: 4 năm
 Tăng thêm: 6 năm
2) Chủ tịch nước:
- Chức danh nguyên thủ quốc gia, mang tính biểu tượng quốc gia
- Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước CHXHCN Việt Nam về đối nội và
đối ngoại
- Đối nội:
 Công bố Hiến pháp, luật và pháp lệnh
 Thống lĩnh các lực lượng vũ trang
 Công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh
 Quyết định đặc xá
- Đối ngoại:
 Quyền xử, triệu hồi đại dứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam
 Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài
 Nhân danh nhà nước ký kết các điều ước quốc tế
 Quyết định cho nhập hoặc tước quốc tịch Việt Nam
3) Chính phủ:
- Cơ quan chấp hành của Quốc hội nhưng là cơ quan hành chính cao nhất cùa nước CHXHCN Việt
Nam
- Chính phủ do Quốc hội lập ra, có thẩm quyền của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, quyết
định những vấn đề quan trọng của đất nước
- Cơ cấu tổ chức:
 Vụ, thanh tra, văn phòng bộ
 Cục, tổng cục (không nhất thiết các bộ đều thành lập)
 Các tổ chức sự nghiệp
 Thành viên Chính phủ gồm: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, Bộ Trưởng và Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ do quốc hội quyết định
- Phiên họp Chính phủ: mỗi tháng 1 lần nếu không có gián đoạn, các quyết định được thông qua
lãnh đạo tập thể hoặc Thủ trưởng cá nhân
4) Tòa án và Viện kiểm soát nhân dân:
- Chỉ có tòa án mới có thẩm quyền xét xử
- Xét xử công khai hoặc kín
- Xét xử không hội thẩm hoặc có hội thẩm
Chương 3: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật
I. Quy phạm pháp luật:
1) Khái niệm:
- Là một quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung
- Do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện
- Để điều chỉnh các quan hệ xã hội
- Phân biệt quy phạm pháp luật và quy phạm xã hội:

Tiêu chí so sánh Quy phạm pháp luật Quy phạm xã hội
Chủ thể ban hành Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận Các tổ chức xã hội
Ý chí Thể hiện ý chí nhà nước Thể hiện ý chí của các thành viên
Tính chất Mang tính bắt buộc chung Mang tính tự nguyện
Cơ chế thực hiện Được bảo đảm thực hiện Dựa trên tinh thần tự nguyện

2) Cơ cấu (cấu trúc của quy phạm pháp luật):


- Giả định, quy định, chế tài
a) Giả định:
- Là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy
ra trong cuộc sống và cá nhân hay tổ chức nào ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự
tác động của quy phạm pháp luật đó
→ Trả lời cho câu hỏi: Ai? Tổ chức nào? Trong hoàn cảnh điều kiện nào?
Vd: “người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao
thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của
người khác, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ/ đến 3
năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm”
b) Quy định:
- Là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó xác định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức hay
cá nhân ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật
→ Phải làm gì? Được làm gì? Không được làm gì? Làm như thế nào?
Vd: “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không thoả thuận, thì có thể áp dụng tập
quán hoặc quy định tương tự của pháp luật, nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định
trong bộ luật này”
→ Phần quy định của QPPL thường có: cấm, không được, được, phải, thì, có...
c) Chế tài:
- Là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp tác động đến chủ thể nếu chủ
thể không tuân theo quy tắc xử sự đã được nêu ra ở phần quy định
→ Phải chịu hậu quả gì?
Vd: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo,
cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm”
3) Phương thức diễn đạt QPPL:
- Một điều luật có thể chưa một hoặc nhiều quy phạm pháp luật
- Được trình bày theo một kết cấu
 Giả định
 Quy định (có thể thiếu 1,2 phần)
 Chế tài
- Trật tự có thể thay đổi
II. Quan hệ pháp luật:
1) Khái niệm:
- Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội, xuất hiện dưới sự tác động của các
quy phạm pháp luật, theo đó các bên tham gia quan hệ có quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý theo
quy định của quy phạm pháp luật, quyền và nghĩa vụ đó được pháp luật ghi nhận và nhà nước bảo
đảm thực hiện bằng các biện pháp tổ chức, cưỡng chế nhà nước
→ “Quan hệ pháp luật là những quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh”.
2) Cấu thành quan hệ pháp luật:
a) Chủ thể:
- Khái niệm: Chủ thể quan hệ pháp luật là những cá nhân, tổ chức đáp ứng được những điều kiện
mà pháp luật quy định cho mỗi loại quan hệ pháp luật và tham gia vào quan hệ pháp luật đó
- Năng lực của chủ thể:
 Năng lực pháp luật (thụ động)
 Năng lực hành vị (chủ động)
- Quan hệ pháp luật dân sự của mỗi cá nhân:
 Năng lực pháp luật
+ Năng lực pháp luật là khả năng của chủ thể được hưởng quyền và nghĩa vụ mà nhà
nước quy định cho cá nhân hoặc tổ chức
 Năng lực hành vi
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
+ Có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ (đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi)
+ Không có năng lực hành vi dân sự (đủ 18 tuổi nhưng mất khả năng điều khiển hành vi
– vì bệnh hoặc do tòa án tuyên bố)
+ Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (đủ 18 tuổi nhưng nghiện ngập...)
→ được thực hiện thông qua người đại diện
- Quan hệ pháp luật dân sự của pháp nhân:
 Năng lực pháp luật
 Năng lực hành vi: thực hiện theo từng cá nhân đại diện
- Tùy theo loại chủ thể và thời điểm:
 Khi pháp nhân ra đời → NLPL và NLHV xuất hiện cùng lúc
 Khi cá nhân ra đời
+ NLPL xuất hiện từ khi cá nhân được sinh ra và chỉ mất đi khi người đó chết
+ NLHV chỉ xuất hiện khi cá nhân đến độ tuổi và đạt được những điều kiện nhất định
b) Khách thể:
- Là những lợi ích vật chất, tinh thần và những lợi ích xã hội có thể thỏa mãn những nhu cầu, đòi
hỏi của các tổ chức hoặc cá nhân mà vì chúng các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật, thực
hiện các quyền và nghĩa vụ chủ thể của mình
c) Nội dung
 Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên chủ thể trong quan hệ pháp luật
 Quyền bên này là nghĩa vụ của phía bên kia
3) Sự kiện pháp lý:
- Sự kiện pháp lí là những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống được dự kiến trong quy phạm pháp luật
gắn với việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật chủ thể khi chúng diễn ra trong
thực tế đời sống
- Phân loại sự kiện pháp lý dựa trên ý thức của chủ thể:
 Sự biến pháp lí: là những hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội không thuộc ý chí của chủ thể
những vẫn ràng buộc chủ thể với những sự kiện pháp lý
Vd: một vụ tai nạn, những biến cố trong thiên nhiên cũng làm phát sinh các quan hệ pháp
luật về bảo hiểm
 Hành vi pháp lí: là những xử sự có ý thức của chủ thể, ràng buộc chủ thể với những sự
kiện pháp lý cụ thể (hợp pháp hoặc bất hợp pháp)
4) Bài tập xác định chủ thể, khách thể, nội dung quan hệ pháp luật và sự kiện pháp lý
a) Tình huống:
Tháng 10/2009 bà B có vay của chị T số tiền 300 triệu đồng để hùn vốn kinh doanh. Bà B hẹn
tháng 2/2010 sẽ trả đủ vốn và lãi là 30 triệu đồng cho chị T. Hai người cùng kí vào biên bản cho
vay tiền.
b) Đáp án:
- Chủ thể: Bà B và chị T
Bà B:
 Có năng lực pháp luật vì bà B không bị Tòa án hạn chế hay tước đoạt năng lực pháp luật
 Có năng lực hành vi vì bà B đã đủ tuổi được tham gia và quan hệ dân sự theo quy định
của Bộ luật Dân sự và không bị mắc các bệnh tâm thần
→ Như vậy, bà B có đầy đủ điều kiện để trở thành chủ thể QHPL
Chị T:
 Có năng lực pháp luật vì chị T không bị Tòa án hạn chế hay tước đoạt năng lực pháp luật
 Có năng lực hành vi vì chị T đã đủ tuổi được tham gia và quan hệ dân sự theo quy định
của Bộ luật Dân sự và không bị mắc các bệnh tâm thần
→ Như vậy, chị T có đầy đủ điều kiện để trở thành chủ thể QHPL
- Nội dung:
Bà B có quyền và nghĩa vụ như sau:
 Quyền: được nhận số tiền vay để sử dụng
 Nghĩa vụ: trả nợ gốc và lãi theo đúng thỏa thuận và thời hạn
Chị T có quyền và nghĩa vụ như sau:
 Quyền: nhận lại khoản tiền
 Nghĩa vụ: giao khoản tiền vay cho bà B
- Khách thể: khoản tiền vay và lãi
- Sự kiện pháp lý: là hành vi pháp lý: bà B và chị T kí vào biên bản cho vay tiền
Chương 4: Thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
I. Thực hiện pháp luật:
1) Khái niệm:
Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp
luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.
2) Các hình thức thực hiện pháp luật:
a) Tuân thủ pháp luật:
- Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể kiềm chế, không tiến hành những hoạt
động mà pháp luật cấm
Vd: không nhận hối lộ, không sử dụng chất ma tuý, không thực hiện hành vi lừa đảo, không lái xe
trong tình trạng say rượu…
b) Thi hành (chấp hành) pháp luật:
- Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của
mình bằng hành động tích cực
Vd: thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, nghĩa vụ lao động công ích, nghĩa
vụ nuôi dạy con cái, chăm sóc ông bà, cha mẹ khi già yếu
c) Sử dụng pháp luật:
- Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền, tự do pháp lý
của mình (những hành vi mà pháp luật cho phép chủ thể thực hiện)
Vd: công dân có quyền đi lại trong nước, ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về nước theo quy
định của pháp luật.
Công dân có quyền kết hôn nếu đáp ứng đủ các điều kiện về kết hôn do pháp luật quy định
d) Áp dụng pháp luật:
- Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà
chức trách có thẩm quyền thực hiện những quy định của pháp luật
Vd: Cán bộ UBND xem xét hồ sơ đăng kí kết hôn của công dân và cấp giấy chứng nhận đăng ký
kết hôn là áp dụng pháp luật; Cán bộ cảnh sát giao thông lập biên bản người điều khiển phương
tiện vi phạm pháp luật về GTĐB; UBND thực hiện thu hồi đất; Công an phường cấp CCCD
Dạng hành vi Quy phạm tương ứng Loại chủ thể
Tuân thủ Không hành động Quy phạm cấm Với mọi chủ thể
pháp luật
Chấp hành Hành động Quy phạm bắt buộc Với mọi chủ thể
pháp luật
Sử dụng Hành động Quy phạm cho phép Với mọi chủ thể
pháp luật
Áp dụng Luôn luôn hành động Quy phạm các loại khác Chủ thể có thẩm quyền
pháp luật nhau

II. Vi phạm pháp luật:


1) Khái niệm:
- Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội (gây ra hoặc đe dọa cho xã hội)
- Trái pháp luật (ngược với những gì pháp luật quy định)
- Có lỗi của chủ thể (trạng thái tâm lý tiêu cực, nhận thức được hành vi, lựa chọn của mình)
- Do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
→ Thiếu 1 trong 4 điều trên thì không được coi là vi phạm pháp luật
2) Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật:
a) Mặt khách quan (bên ngoài):
- Hành vi trái pháp luật: là xử sự nguy hại cho xã hội của con người được thể hiện dưới dạng hành
động hoặc không hành động
Vd: trộm cắp, hiếp dâm (hành động); trốn thuế, không tố giác người phạm tội (không hành động);
giết con mới sinh (hành động hoặc không hành động)
- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: là thiệt hại gây ra
Vd: Vật chất: thể chất (tính mạng, sức khỏe), tài sản (chiếm đoạt, giữ, sử dụng hoặc hủy hoại trái
phép) ≠ Phi vật chất: tinh thần (uy tín, danh dự cá nhân)
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả nguy hiểm cho xã hội
- Các yếu tố khác: công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, địa điểm, hoàn cảnh vi phạm…
b) Mặt chủ quan (bên trong):
- Là hoạt động tâm lí bên trong của người vi phạm pháp luật, bao gồm: lỗi, động cơ và mục đích vi
phạm pháp luật
- Lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật:

Trực tiếp Gián tiếp


Người VPPL nhận thức rõ hành vi của của Chủ thể vi phạm pháp luật nhận thức rõ hành
Lỗi cố ý mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy
hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu trước hậu quả của hành vi đó, tuy không
quả đó xảy ra mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu
quả đó xảy ra
A vay của chị B một số tiền là 600 triệu A nuôi thả gà với số lượng lớn. Dạo gần đây
VNĐ với lãi suất cao, đã nảy ra ý định giết gà nhà A thường bị mất trộm vào ban đêm
chị B để quỵt nợ. A đã chuẩn bị băng keo nên A rất ức chế. Để phòng trộm cắp, A đã
và roi chích điện, lên kế hoạch thực hiện giăng sợi dây thép trên nóc chuồng gà và
Ví dụ âm mưu. Ngày 10/04/2020, A qua nhà chị nối với nguồn điện 220v. Khoảng 2h sáng,
B. Thấy không có ai ở nhà, A đã bắt trói, hàng xóm nhà A là C đã lén lút chui vào
khống chế chị B và dùng roi điện chích vào chuồng gà để bắt, vướng dây thép và bị dây
nạn nhân đến chết, sau đó thả thi thể xuống điện giật chết
sông
Vì quá tự tin Do cẩu thả
Chủ thể VPPL thấy trước hành vi Chủ thể VPPL đã gây ra hậu quả nguy hại
của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy
Lỗi vô ý cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả
không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được đó, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy
nên đã thực hiện hành vi trái pháp luật và trước hậu quả ấy
gây ra hậu quả cho xã hội
Ông A hút thuốc lá và ném tàn vào đống Ê kíp phẫu thuật quên băng gạc trong bụng
Ví dụ rơm khô. Rơm bắt lửa cháy, lan sang ngôi bệnh nhân khi phẫu thuật. Dẫn đến bệnh
nhà mái rạ bên cạnh, gây thiệt hại 100 triệu nhân bị biến chứng, nhiễm trùng và chết

- Động cơ VPPL: Là động lực bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
Vd: A (hung thủ) giết B (người tình) đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm làm cha;
B đi cướp để lấy tiền xây nhà cho người yêu
- Mục đích VPPL: Là kết quả trong ý thức chủ quan mà chủ thể VPPL đặt ra phải đạt được khi
VPPL
Vd: A (hung thủ) dùng súng tự chế nhằm tước đoạt mạng sống của B(nguyên thủ quốc gia) nhằm
chống phá nhà nước đó; A (con nợ) giết B (chủ nợ) để quỵt món tiền đã vay
c) Chủ thể:
- Các cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý
d) Khách thể:
- Là những quan hệ xã hội được nhà nước xác lập và bảo vệ bị chủ thể VPPL xâm hại hoặc đe dọa
xâm hại
Vd: Khách thể của vi phạm hành chính là các quy tắc quản lý nhà nước hoặc trật tự quản lí hành
chính nhà nước được pháp luật hành chính quy định và bảo vệ
A giết B → Khách thể: quyền tôn trọng và bảo vệ tính mạng
C trộm cắp tài sản của D → Khách thể: quyền sở hữu tài sản
3) Phân loại:
- Vi phạm hình sự (tội phạm)
- Vi phạm hành chính
Vd: vi phạm an toàn giao thông
- Vi phạm dân sự
Vd: A thỏa thuận mua bán tài sản với B → sau khi giao hết tiền, B không giao tài sản cho A
- Vi phạm kỉ luật (trường, bệnh viện, cơ quan nhà nước...)
Chương 5: Hệ thống pháp luật – Ý thức pháp luật pháp chế xã hội chủ nghĩa
I. Hệ thống pháp luật:
1) Khái niệm:
- Tổng thể các QPPL có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân định thành các chế tìa
PL, cách ngành luật và được thể hiện trong các văn bản do nhà nước ban hành theo trình tự, thủ
tục và hình thức nhất định
- Hệ thống văn bản QPPL gồm:
 Quy phạm pháp luật
 Chế định pháp luật
 Ngành luật
2) Các văn bản QPPL:
a) Khái niệm:
- Là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
- Theo thủ tục, trình tự luật định
- Có quy tắc xử sự chung
- Được Nhà nước bảo đảm thực hiện

Quốc hội - Hiến pháp


- Luật hoặc bộ luật
- Nghị quyết
Ủy ban thường vụ quốc hội - Pháp lệnh
- Nghị quyết
Chủ tịch nước - Lệnh
- Quyết định
Chính phủ - Nghị định
Thủ tướng chính phủ - Quyết định
Bộ trưởng, thủ trưởng các ngành bộ, Chánh án - Thông tư (liên tịch)
Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao
Tổng kiểm toán nhà nước - Quyết định
Hội đồng thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao - Nghị quyết
Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ - Nghị quyết (liên tịch)
quốc Việt Nam
Chính quyền địa phương, Hội đồng nhân dân, - Nghị quyết
Ủy ban nhân dân - Quyết định

b) Các văn bản luật:


- Hiến pháp:
 Là luật cơ bản → văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất
 Các VBQPPL phải phù hợp với nguyên tắc cơ bản của hiến pháp
 Điều chỉnh các quan hệ pháp luật
 Quyền và nghĩa vụ cơ bản của nhân dân
- Luật (bộ luật):
 Điều chỉnh các quan hệ xã hội
 Cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản của hiến pháp
c) Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật:
- Hiệu lực về đối tượng:
 Không áp dụng với người dưới 14 tuổi (trách nhiệm hình sự)
 Không có năng lực trách nhiệm hình sự
- Hiệu lực về không gian: dựa vào phạm vi hoạt động của chủ thể ban hành
- Hiệu lực về thời gian:
+ Có hiệu lực sau một khoảng thời gian quy định để công bố, thông báo với những đối tượng liên
quan
+ Tùy theo từng loại văn bản (ít nhất 45 ngày kể từ thời điểm thông qua và ký ban hành)
+ Đối với những văn bản gấp rút có thể rút gọn thủ tục hoặc có hiệu lực ngay
 Hiệu lực trở về trước của VBQPPL → Áp dụng nó có lợi cho người được áp dụng (người
phạm tội)
Vd: 20 năm trước A phạm tội nhưng tới 20 năm sau mới bị phát hiện → không áp dụng
VBQPPL của 20 năm trước vì VBQPPL của 20 năm sau có lợi hơn cho người phạm tội
 Những trường hợp ngưng hiệu lực VBQPPL:
 Dừng tạm thời để xử lý nhưng không hủy bỏ → hết dừng → tiếp tục hiệu lực
 Quyết định xử lý và hủy bỏ → hết hiệu lực
 Những trường hợp:
 Hết thời hạn có hiệu lực được quy định trong văn bản
 Được thay thế bằng một văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành
trước đó
 Bị bãi bỏ bằng một văn bản mới (có giá trị pháp lý cao hơn)
 Bị hủy bỏ (từ thời điểm ban hành) có yếu tố VPPL, không phù hợp
 Áp dụng thử
3) Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam:
- Luật Hiến pháp (luật nhà nước)
- Luật hành chính
- Luật tài chính
- Luật ngân hàng
- Luật dân sự
- Luật hình sự
- Luật lao động
- Luật hôn nhân và gia đình
- Luật đất đai
- Luật môi trường
- Luật kinh tế
- Luật tố tụng hình sự
- Luật tố tụng dân sự
- Công pháp quốc tế
- Tư pháp quốc tế
4) Hệ thống hóa pháp luật:
- Pháp điển hóa: do chủ thể có thẩm quyền tiến hành (ngoài sắp xếp còn loại bỏ những sản phẩm
lỗi thời)
- Tập hợp hóa: do bất kỳ cá nhân nào tiến hành (ban hành các QPPL mới)
II. Ý thức pháp luật:
- Là tổng thể những tư tưởng, quan điểm, thái độ, sự hiểu biết của con người đối với pháp luật hiện
hành cũng như tinh thần chung của pháp luật
- Cấu trúc: hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật
III. Pháp chế xã hội chủ nghĩa:
- Là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị - xã hội, trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, tổ
chức, kinh tế, tổ chức xã hội, nhân viên nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và mọi công dân
phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác

You might also like