You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

(CHƯƠNG 1-4)
I. Kiến thức cơ bản về nhà nước:
1. Nguồn gốc nhà nước
- Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của XH bao gồm 1 lớp
người được tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực nhằm
tổ chức và quản lí xã hội, phục vụ lợi ích chung toàn XH cũng như
lợi ích của lực lượng cầm quyền.
- Có nhiều học thuyết về sự ra đời của nhà nước nhưng đúng đắn
hơn cả là học thuyết của chủ nghĩa Mác.
- Theo chủ nghĩa Mác, có hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự ra
đời của nhà nước là:
+ Kinh tế: sự xuất hiện tư hữu
+ Xã hội: xuất hiện giai cấp và đối kháng giai cấp trong xã hội
2. Bản chất và đặc điểm của nhà nước
- Bản chất:
+ Tính giai cấp: nhà nước thực hiện các chính sách là để bảo
vệ lợi ích của giai cấp thống trị, lực lượng cầm quyền.
+ Tính xã hội: nhà nước thực hiện các công việc chung để
phục vụ mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
- Đặc điểm:
+ Nhà nước có quyền lực công cộng đặc biệt
+ Quản lý dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ
+ Có chủ quyền quốc gia
+ Ban hành pháp luật, dùng pháp luật để quản lý xã hội
+ Có quyền quy định và thu các loại thuế
NN khác các tổ chức khác trong XH như thế nào?
3. Bộ máy NNVN: cách thức thành lập, vị trí, chức năng, mối quan
hệ của các cơ quan trong bộ máy NN.
- Cách thức thành lập: bộ máy Nhà nước là hệ thống các cơ quan
Nhà nước từ trung ương đến địa phương được tổ chức và hoạt
động theo những nguyên tắc nhất định của pháp luật để thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước
- Vị trí: trong xã hội, nhà nước là tổ chức có sức mạnh và quyền lực
lớn nhất. Vị trí của nhà nước trong hệ thống thống trị luôn được
xác định là trụ cột.
- Chức năng: là những hoạt động cơ bản của nhà nước phù hợp
với bản chất, mục đích, nhiệm vụ của nhà nước và được xác định
bởi điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong những giai đoạn
nhất định.
+ Chức năng đối nội: những hoạt động trong nội bộ đất nước
+ Chức năng đối ngoại: hoạt động trong quan hệ với các quốc
gia, các dân tộc khác
- Mối quan hệ của các cơ quan trong bộ máy NN: bộ máy nhà nước
có nhiệm vụ, chức năng, mục tiêu chung và mỗi cơ quan nhà
nước cũng có nhiệm vụ, chức năng riêng nhằm thực hiện mục tiêu
chung. Các cơ quan nhà nước có sự liên hệ chặt chẽ, tác động
qua lại, hỗ trợ lẫn nhau.
Bộ máy NN VN: cách thức thành lập, vị trí của QH, CP, Chủ tịch
nước, HĐND, UBND. Mqh của QH-CP, QH-CTN, HĐND-UBND
II. Những kiến thức cơ bản về pháp luật:
Khái niệm: Là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc
thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo
mục đích, định hướng của nhà nước.
1. Cách thức hình thành PL
- Thứ nhất, NN thừa nhận các tập quán có sẵn trong XH và đưa
chúng lên thành luật có giá trị bắt buộc trên toàn XH.
- Thứ hai, NN thừa nhận các quyết định của tòa án hoặc cơ quan
quản lý làm cơ sở để áp dụng cho những trường hợp tương tự
sau này
- Thứ ba, NN ban hành quy phạm PL mới
2. Bản chất của PL
- Bản chất giai cấp:
+ Pháp luật luôn thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã
hội
+ Pháp luật luôn hướng đến bảo vệ lợi ích của giai cấp thống
trị trong xã hội.
- Bản chất xã hội:
+ Trong chừng mực nhất định, PL thể hiện ý chí và bảo vệ lợi
ích của giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội.
3. Đặc điểm của PL:
- PL có tính quy phạm phổ biến:
+ Quy phạm: Khuôn mẫu, chuẩn mực.
+ Được áp dụng trong xã hội.
- PL có tính quyền lực NN (tính cưỡng chế):
+ Pháp luật quy định hành vi phải hoặc không được thực hiện.
+ Pháp luật có tính thi hành bắt buộc.
+ Pháp luật được đảm bảo thi hành băng bộ máy bạo lực.
- Pháp luật có tính hệ thống:
+ Các quy định PL được sắp xếp theo một hệ thống, với giá trị
pháp lý cao thấp khác nhau.
+ Các quy định PL có mối quan hệ nội tại, thống nhất.
+ Các quy định pháp luật có mối quan hệ nội tại, thống nhất.
+ Văn bản QPPL của cơ quan có vị trí cao hơn sẽ có giá trị
pháp lý cao hơn.
- Pháp luật có tính xác định về hình thức:
+ Các quy định thể hiện rõ ràng, chặt chẽ về nội dung và hình
thức
- Pháp luật mang tính ý chí:
+ PL luôn thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, kể cả
+ PL hình thành từ con đường tập quán
4. Kiểu PL, hình thức PL
- Khái niệm: kiểu PL là tổng thể những dấu hiệu, đặc thù cơ bản
của PL thể hiện bản chất GC và điều kiện tồn tại của PL trong một
hình thái kinh tế xã hội nhất định.
- Kiểu PL:
+ PL chủ nô:
● Thừa nhận sự bất bình đẳng trong XH.
● Thừa nhận sự bất bình đẳng trong gia đình.
● Quy định hệ thống hình phạt và cách thi hành hình
phạt rất tàn bạo, dã man.
● Chủ yếu tồn tại dưới hình thức tập quán pháp ( NN
đưa tập quán lên thành pháp luật).
+ PL PK:
● Thể hiện công khai sự đối xử bất bình đẳng giữa các
đẳng cấp khác nhau. Tầng lớp có đặc quyền ( vua,
chúa, lãnh đạo, địa chủ, tăng lữ…)
● Rất hà khắc và dã man: hình phạt hà khắc là đánh
bằng roi, trượng, thích chữ lên mặt, cho đi đày, xẻo
thịt, chém bêu đầu, tru di tam tộc,
● tru di cửu tộc…
+ PK TBCN:
● Bảo vệ chế độ tư hữu.
● Bảo đảm quyền tự do, dân chủ cá nhân về pháp lý
nhưng hạn chế nhiều quyền này trên thực tế.
● Chức năng XH phát triển hơn so với Pháp luật Phong
kiến.
● Thành công cụ điều tiết hậu quả đối với quan hệ XH,
đặc biệt là kinh tế.
● Định ra nhiều chuẩn mực cho Pháp luật quốc tế.
VD: các quy định của WTO, công ước quốc tế về mua
bán hàng hóa, trọng tài …
+ PL XHCN:
● Là kiểu pháp luật cuối cùng trong lịch sử, là công cụ
thực hiện sự thống trị của nhân dân lao động đối với
thiểu số phần tử bóc lột thể hiện.
● Pháp luật XHCN sử dụng biện pháp cưỡng chế kết
hợp với giáo dục thuyết phục.
● Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động.
● Có tính thống nhất nội tại cao.
- Hình thức PL:
+ Tập quán pháp
+ Tiền lệ pháp
+ Văn bản quy phạm PL
III. Thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý:
1. Các hình thức thực hiện pháp luật
Khái niệm: thực hiện pháp luật là hành vi thực tế, hợp pháp, có
mục đích của các chủ thể được hình thành trong quá trình hiện
thực hóa các quy định của pháp luật.
- Tuân thủ pháp luật (tuân thủ theo PL/hành vi bằng không hành
động) : chủ thể pháp luật kiềm chế, không tiến hành các hành vi
mà pháp luật cấm
- Thi hành pháp luật (chấp hành pháp luật/hành vi bằng hành động):
Chủ thể PL chủ động thực hiện các nghĩa vụ của mình
- Sử dụng pháp luật (lựa chọn hành vi mà pháp luật cho phép, linh
hoạt): chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình. VD: Bộ
luật Dân sự 2005 quy định người sở hữu tài sản hợp pháp có
quyền bán, tặng, cho, cầm cố, thế chấp theo quy định PL.
- Áp dụng pháp luật: nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm
quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định
của pháp luật hoặc ban hành quyết định làm phát sinh, thay đổi,
chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể.
VD: cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
đối với người đi vào đường ngược chiều
2. Vi phạm pháp luật
- Khái niệm: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do
chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các
quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
- Dấu hiệu của vi phạm PL:
+ Vi phạm PL là hành vi xác định:
● Chỉ thông qua hành vi, con người mới tác động và có
khả năng gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội
● Suy nghĩ chưa biểu hiện thành hành vi, không gây hại
và không có căn cứ xác định
● Hành vi biểu hiện dưới dạng: hành động và không
hành động
+ Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật
+ VPPL là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý
● Năng lực trách nhiệm pháp lý: khả năng điều khiển
hành vi và chịu trách nhiệm về hành vi của cá nhân
● Phụ thuộc: độ tuổi, khả năng nhận thức
Ví dụ: Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách
nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16
tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất
nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng”.
+ Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi của chủ thể
+ VPPL là hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp
luật xác lập và bảo vệ
- Cấu thành vi phạm pháp luật:
+ Khách thể của VPPL: là những QHXH được PL bảo vệ
+ Chủ thể của vi phạm pháp luật: là cá nhân hoặc tổ chức có
năng lực trách nhiệm pháp lý mà theo quy định của pháp
luật họ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi trái pháp luật
của mình.
+ Mặt khách quan của vi phạm pháp luật: là những biểu hiện
ra bên ngoài của vi phạm pháp luật.
+ Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật: là những biểu hiện tâm
lý bên trong của chủ thể vi phạm pháp luật
- Các loại vi phạm pháp luật:
+ Hình sự
+ Hành chính
+ Kỷ luật
+ Dân sự
IV. Hệ thống pháp luật:
1. Hệ thống quy phạm pháp luật
- Khái niệm: là các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và
bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo những
định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định.
- Đặc điểm:
+ Quy phạm pháp luật là các quy tắc xử sự chung: quy phạm
pháp luật đưa ra giới hạn, khuôn mẫu xử sự. QPPL áp dụng
cho toàn xã hội.
● QP bắt buộc: phải làm gì
● QP giải thích,hướng dẫn: làm như thế nào
● QP cấm: không được làm
+ Quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm
thực hiện:
● Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền ban hành các
quy phạm pháp luật.
● NN bảo đảm cho QPPL được thực thi: tuyên truyền,
khuyến khích, cưỡng chế
+ QPPL mang tính bắt buộc chung:
● QPPL áp dụng đối với mọi cá nhân, tổ chức trong XH
● NN có bộ máy cưỡng chế bảo đảm cho các QPPL
được thực hiện
+ QPPL được thực hiện nhiều lần: QPPL được áp dụng có
hiệu lực được áp dụng trong thời gian dài, đối với bất kỳ chủ
thể nào ở trong hoàn cảnh nêu ra trong QPPL
- Các loại QPPL:
+ QP nguyên tắc: nêu nguyên tắc chung
+ QP cấm: sử dụng các mệnh lệnh thức có từ “nghiêm cấm”
hoặc “cấm”
+ QP trao quyền: “Có quyền”
+ QP buộc thực hiện nghĩa vụ: phải, có nghĩa vụ, có trách
nhiệm, có nhiệm vụ…
+ QP giải thích, hướng dẫn: nêu cách thức thực hiện, giải
thích thuật ngữ..
- Cấu trúc của QPPL:
+ Giả định: Giả định là một bộ phận của quy phạm pháp luật
nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong đời
sống xã hội mà quy phạm pháp luật sẽ tác động đối với
những chủ thể nhất định. ( ai? khi nào?)
● 2 loại giả định:
➢ Giả định giản đơn − chỉ nêu lên một hoàn cảnh,
điều kiện
➢ Giả định phức tạp − nêu lên nhiều điều kiện hoàn
cảnh khác nhau
● Yêu cầu giả định phải rõ ràng, chính xác
+ Quy định: Quy định là một bộ phận của QPPL nêu lên những
quy tắc xử sự mà các chủ thể có thể hoặc buộc phải tuân
theo khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh đã nêu ra trong phần giả
định của quy phạm pháp luật. ( Được làm gì? Không được
làm gì? Phải làm như thế nào?)
● 2 dạng quy định:
➢ Quy định xác định: chỉ nêu ra một cách xử sự để
chủ thể phải tuân theo mà không có sự lựa chọn
nào khác.
➢ Quy định tùy nghi: nêu ra một số cách xử sự để
chủ thể phải lựa chọn.
+ Chế tài: Chế tài là một bộ phận của quy phạm pháp luật chỉ
ra những biện pháp tác động dự kiến sẽ áp dụng đối với các
chủ thể không thực hiện đúng mệnh lệnh đã nêu ra ở phần
quy định của quy phạm pháp luật.
● Chế tài cố định nêu chính xác biện pháp tác động sẽ
áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật.
● Chế tài không cố định: không nêu lên một cách chính
xác hậu quả phải gánh chịu mà chỉ nêu lên mức cao
nhất và mức thấp nhất của biện pháp tác động.
● Các loại chế tài:
➢ chế tài hình sự
➢ chế tài hành chính
➢ chế tài kỷ luật
➢ chế tài dân sự
2. Luật quốc tế:
- Khái niệm: là tập hợp các nguyên tắc, quy phạm pháp lý được các
quốc gia, các chủ thể khác của luật quốc tế xây dựng trên cơ sở
thỏa thuận, tự nguyện, bình đẳng nhằm điều chỉnh quan hệ nhiều
mặt giữa chúng
- Đặc điểm công pháp QT: Cho VD cụ thể???
+ Trình tự xây dựng:
● Không có cơ quan luật pháp chung
● Chủ thể cùng thỏa thuận
+ Đối tượng điều chỉnh:
● Quan hệ quốc tế giữa các quốc gia và tổ chức quốc tế
● Quan hệ vượt khỏi phạm vi quốc gia.
+ Chủ thể:
● Quốc gia
● Tổ chức quốc tế
● Dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết
● Các chủ thể đặc biệt
+ Tính cưỡng chế:
● Chủ thể tự nguyện thực hiện.
● Không có cơ quan cưỡng chế
● Biện pháp : buộc xâm lược, yêu cầu khôi phục nguyên
trạng, rút đại sứ về nước, cắt đứt quan hệ ngoại giao,
bao vây KT, trả đũa...

You might also like