You are on page 1of 6

Câu 1: Nguồn gốc hình thành và đặc trưng của nhà nước.

a. Nguồn gốc hình thành


*Một số quan điểm phi mác xit về nguồn gốc nhà nước giai đoạn trước Mac
-Theo thuyết thần học: Nhà nước do thượng đế tạo ra.
-Theo thuyết gia trưởng: nhà nước ra đời từ gia đình.
-Theo thuyết khế ước xã hội: nhà nước xuất hiện do các thành viên kí kết hợp đồng
với nhau.
-Theo thuyết bạo lực: nhà nước xuất hiện do chiến tranh.
-Theo thuyết tâm lí: do nhu cầu tâm lí của con người.
*Kết luận:
-Các quan điểm này do nhiều hạn chế nên đã giải thích sai lệch về nguyên nhân
dẫn đến sự xuất hiện nhà nước.
-Các học thuyết chỉ xem xét nhà nước 1 cách cô lập, không gắn với điều kiện vật
chất.
*Học thuyết Mac-lenin về nguồn gốc nhà nước.
-Chế độ cộng sản nguyên thủy, tổ chức thị tộc- bộ lạc và quyền lực xã hội.
+Là hình thái kinh tế xã hội đầu tiên của loài người.
+Có đặc trưng là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Không có người giàu, người
nghèo, xã hội chưa phân chia thành giai cấp.
+Tế bào của xã hội này là thị tộc, điều hành các hoạt động chung của thị tộc là 1 hệ
thống quản lý công việc của thị tộc do xh tổ chức ra.
+Trong thị tộc mọi thành viên đều tự do, bình đẳng, không 1 ai có đặc quyền, đặc
lợi gì.
=>Trong xã hội cộng sản nguyên thủy đã tồn tại quyền lực, nhưng đó là quyền lực
xã hội được tổ chức và thực hiện trên cơ sở dân chủ thực sự.
-Sư tan rã của tổ chức thị tộc và sự xuất hiện nhà nước: Những nguyên nhân làm
chế độ CSNT tan rã cũng chính là nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước. Đó là sự
phân công lao động xã hội.
Phân công lao động xã hội-> sản phẩm dư thừa-> chiếm hữu của cải dư thừa làm
của riêng-> xuất hiện chế độ tư hữu-> xã hội phân chia giai cấp.
*Định nghĩa nhà nước
Nhà nước là 1 tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên làm
nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lí nhằm duy trì trật tự xã hội, bảo
vệ địa vị và lợi ích giai cấp thồng trị trong xã hội có giai cấp.
b. Đặc trưng của nhà nước
-Thứ nhất, nhà nước phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ.
VD: Cấp TW chính phủ -> Cấp Tỉnh -> Xã, huyện, Thành phố -> Thôn, Thị xã,
Phường
-Thứ hai, nhà nước thiết lập quyền lực công: bộ máy quyền lực này mang tính
cưỡng chế với mọi thành viên trong xã hội nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống
trị.
VD: Hiến pháp -> Lập pháp Hành pháp Tư pháp
-Thứ ba, nhà nước có chủ quyền quốc gia.
+Thể hiện quyền tự quyết của nhà nước mà không phụ thuộc vào bất kì yếu tố bên
ngoài nào.
+Chủ quyền quốc gia là thuộc tính gắn liền với nhà nước. Quyền lực nhà nước phổ
biến trên toàn bộ lãnh thổ đất nước, với mọi dân cư.
VD: Quyền lực nhà nước CHXHCNVM thì phổ biến trên toàn lãnh thổ VN và ra
khỏi nước thì không còn hiệu lực
+Chủ quyền nhà nước thể hiện sự độc lập, bình đẳng giữa các quốc gia.
-Thứ tư, nhà nước ban hành pháp luật và buộc mọi thành viên trong xã hội phải
thực hiện
+Nhà nước ban hành pháp luật và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế.
+Nhà nước và pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
+Trong xã hội chỉ có nhà nước mới có quyền ban hành luật pháp và áp dụng pháp
luật.
-Thứ năm, nhà nước quy định và tiến hành thu các loại thuế.
+Để duy trì bộ máy nhà nước.
+Để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng.
+Để giải quyết các công việc chung của xã hội.
VD: Thu thuế thu nhập cá nhân để đầu tư phát triển kinh tế, cứu trợ,…
Câu 2: Quy phạm pháp luật
a.Khái niệm quy phạm pháp luật
-Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước
ban hành và bảo đảm thực hiện được thể hiện bằng các hình thức nhất định nhằm
mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội.
VD: Nghị định 100 phòng chống tai nạn khi tham gia giao thông
b. Đặc điểm
-Nội dung của quy phạm pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ
quyền lợi và địa vị của giai cấp thống trị.
-Quy phạm pháp luật là quy tắc hành vi có tính chất bắt buộc chung, phổ biến với
tất cả mọi chủ thể tham gia vào quan hệ mà nó điều chỉnh.
-Quy phạm pháp luật gắn với nhà nước. Quy phạm pháp luật do nhà nước đặt ra
hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
-Quy phạm pháp luật đặt ra không chỉ để điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể mà
nó điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể mà nó điều chỉnh một loạt quan hệ xã hôi,
không quy định trước số người cụ thể phải áp dụng, số lần áp dụng mà nó được sử
dụng trong tất cả mọi trường hợp khi xuát hiện những hoàn cảnh đã được quy
phạm dự liệu trước.
c. Cơ cấu của quy phạm pháp luật.
*Giả định
-Giả định là 1 bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện
cụ thể mà chủ thể ở vào hoàn cảnh, điều kiện đó thì sẽ chịu tác động điều chỉnh của
quy phạm pháp luật.
-Căn cứ vào môi trường của sự tác động, có thể phân thành giả định xác định và
giả định xác định tương đối.
-Căn cứ vào khối lượng, giả định được phân thành giả định đơn giản và giả định
phức tạp.
-Căn cứ theo tiêu chuẩn khả năng thể hiện có 2 loại: giả định cụ thể và giả định
trừu tượng.
*Quy định
-Quy định là bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật trong đó nêu ra các quy
tắc xử sự buộc chủ thể khi ở hoàn cảnh đã nêu trong phần giả định phải tuân theo.
VD Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật
không cấm-> có quyền tự do kinh doanh là quy định
-Phân loại:
+Theo mức độ xác định quy tắc của hành vi có 3 loại: quy định xác định, quy định
tùy nghi và quy định mẫu.
+Theo khả năng thể hiện: quy định đơn giản, quy định chi tiết.
*Chế tài
-Chế tài là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháo tác động mà
nhà nước dự kiến áp dụng đối với chủ thể không thực hiện đúng mệnh lệnh mà nhà
nước đã nêu trong phần quy định của quy phạm pháp luật.
Vd: Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ giao vật cùng loại thì phải
thanh toán giá trị của vật.
VD: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không
thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân sẽ bị phạt từ 2 đến 7 năm tù.
-Phân loại:
+Theo ngành luật: chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài kỷ luật, chế tài dân
sự.
+Theo mức độ xác định: chế tài xác định, chế tài xác định tương đối, chế tài lựa
chọn.
VD tổng: Khi tham gia giao thông đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm, nếu không đội
sẽ bị phạt từ 150k-300k/người
Giả định: Khi tham gia giao thông đi xe máy không đội mũ bảo hiểm
Quy định: Khi tham gia GT đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm
Chế tài: Bị phạt từ 150-300K
Câu 5: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
*Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
-Quyền là khả năng của mỗi công dân được tự do lựa chọn hành động. Khả năng
đó được nhà nước ghi nhận trong hiến pháp được đảm bảo thưc hiện bằng quyền
lực của nhà nước.
-Nghĩa vụ là sự tất yếu phải hành động của mỗi công dan vì lợi ích của toàn thể
nhà nước và xã hội. Sự tất yếu đó được quy định trong hiến pháp và được bảo đảm
thực hiện bằng mọi biện pháp kể cả biện pháp cưỡng chế.
*Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được xác lập trên các nguyên tắc sau:
-Nguyên tắc tôn trọng quyền con người.
-Nguyên tắc quyền công dân không tách rời với nghĩa vụ công dân.
-Nguyên tắc mọi công dân bình đẳng trước pháp luật.
-Nguyên tắc nhân đạo.
-Nguyên tắc tính thực hiện cua quyền nghĩa vụ công dân.
* Các quyền cơ bản của công dân
-Các quyền về chính trị:
+Quyền bầu cử và ứng cử vào quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp.
+Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
-Các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội
+Quyền kinh doanh
+Quyền lao động
+Quyền học tập
+Quyền được bảo vệ sức khỏe
+Quyền bình đẳng của nam giới và phụ nữ
+Quyền được bảo vệ hôn nhân và gia đình
+Quyền được nhà nước chăm sóc, bảo vệ
-Các quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân
+Quyền bất khả xâm phạm vào chỗ ở
+Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
+Quyền tự do đi lại và cư trú
+Quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng
+Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
+Quyền khiếu nại tố cáo của công dân
*Các nghĩa vụ của công dân
-Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc
-Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc
-Nghĩa vụ tuân theo hiến pháp, pháp luật ,tham gia bảo vệ an ninh, trật tự xã hội
-Nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật

You might also like