You are on page 1of 7

ĐÁP ÁN MÔN: PHÁP LUẬT

1. Trình bày bản chất, chức năng của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN?
*Bản chất:
- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân trên cơ sở, nên tảng là
liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh của giai cấp
công nhân mà đội tiên phong là Đảng cộng sản.
**Chức năng** *Chức năng
đối nội:
- Tổ chức và quản lý nền kinh tế
- Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trấn áp sự phản kháng của giai cấp bóc lột đã bị
lật đổ và âm mưu phản cách mạng khác.
- Tổ chức, quản lý các mặt văn hoá giáo dục, KHCN
- Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN
- Chức năng thực hiện, bảo vệ và phát huy các quyền tự do, dân chủ của nhân dân
*Chức năng đối ngoại:
- Chức năng bảo vệ Tổ quốc XHCN
- Chức năng chính là mở rộng hợp tác quốc tế bằng cách xây dựng quan hệ với các nước và tổ chức
quốc tế, tuân theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
2. Quy phạm pháp luật là gì? Quy phạm pháp luật có mấy bộ phận? trình bày các bộ phận hợp
thành quy phạm pháp luật? cho ví dụ?
*Quy phạm pháp luật là bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật và không thể thiếu. Nó nêu lên quy
tắc xử sự mà mọi người phải thi hành khi xuất hiện những điều kiện mà phần giả định đã đặt ra.
*Quy phạm pháp luật bao gồm các bộ phận chính như sau:
● Giả định là là bộ phận trong đó nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong cuộc sống
mà con người gặp phải cần xử sự
Ví dụ: nếu ai đó cho thuê địa điểm để sử dụng ma túy, họ sẽ bị phạt tù theo quy định pháp luật. Trong ví
dụ này, "người nào cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc có hành vi nào khác chứa chấp" là phần giả định.
● Quy định là bộ phận trong đó nêu quy tắc xử sự, bắt buộc các chủ thể phải thực hiện khi ở vào
những điều kiện, hoàn cảnh đã nêu ở phần giả định.
Ví dụ: trong quy định về cha mẹ, họ có "nghĩa vụ và quyền yêu thương, trông nom, nuôi dưỡng, chăm
sóc…chăm lo sự phát triển lành mạnh của con về thể chất, trí tuệ và đạo đức."
● Chế tài là là bộ phận nêu lên những biện pháp tác động mà Nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với
những chủ thể không thực hiện mệnh lệnh của Nhà nước đã nêu ở phần quy định
Ví dụ: trong trường hợp câu kết với nước ngoài để gây nguy hại cho độc lập và chủ quyền, chế tài áp
dụng có thể bao gồm phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
**VD**: Một người lái xe (giả định ) vượt đèn đỏ (quy định), dẫn đến việc bị cảnh sát phạt tiền (chế tài).
3. Hệ thống pháp luật là gì? Trình bày các bộ phận cấu thành nên hệ thống pháp luật?
*Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng và mục đích của
pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau
*Hệ thống pháp luật được cấu thành từ các bộ phận sau:
- Quy phạm pháp luật
- Chế định pháp luật
- Ngành luật
=> Tất cả các bộ phận này cùng nhau tạo nên hệ thống pháp luật, đảm bảo sự công bằng, an ninh và
quản lý hiệu quả trong xã hội.
4. Nêu vị trí Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam *Hiến pháp trong hệ thống
pháp luật Việt Nam đóng vai trò là:
- Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực
pháp lý cao nhất.
- Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. - Mọi hành vi vi phạm
Hiến pháp đều bị xử lý.
6. Trình bày khái niệm của Luật Dân sự? Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh Luật
Dân sự?
*Khái niệm:
- Luật dân sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật, là tổng hợp những quy phạm điều chỉnh các
quan hệ tài sản và một số quan hệ nhân thân trong giao lưu dân sự trên cơ sở bình đẳng, tự định
đoạt và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia các quan hệ dân sự.
*Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh
- Quan hệ tài sản: là qh giữa người với người thông qua tài sản được biểu hiện dưới những dạng
khác nhau
- Quan hệ nhân thân: là qh liên quan đến các giá trị tinh thần của con người, về nguyên tắc luôn
gắn với 1ng nhất định *Phương pháp điều chỉnh:
- Phương pháp điều chỉnh đặc trưng của LDS là tôn trọng sự bình đẳng, thỏa thuận của các chủ thể
tham gia quan hệ pháp luật dân sự.

7. Trình bày điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự? cho ví dụ?
Điều 117, Bộ Luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng dân sự, giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ
các điều kiện sau:
● Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được
xác lập;
● Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
● Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức
xã hội.
● Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có
quy định.
Ví dụ: Một hợp đồng mua bán ô tô sẽ có hiệu lực khi cả người bán và người mua đồng ý về giá cả, điều
kiện giao hàng và có hợp giấy viết tay, in hoặc tin nhắn đồng ý thỏa thuận giữa các bên, và khi cả hai đều
có đầy đủ khả năng pháp lý để thực hiện giao kèo.
8. Trình bày các nội dung cơ bản của hợp đồng dân sự?
Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận nội dung, nhưng theo Quy định tại Điều 398 Bộ luật Dân sự
2015, hợp đồng có thể bao gồm nội dung:
● Đối tượng của hợp đồng;
● Số lượng, chất lượng;
● Giá, phương thức thanh toán;
● Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
● Quyền, nghĩa vụ của các bên; ● Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
● Phương thức giải quyết tranh chấp.

=> Điều 292 đến 350 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng,
bao gồm cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỷ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín
chấp, cầm giữ tài sản.
9.Trình bày khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh của Luật Lao động? *Khái niệm:
Luật lao động là ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Luật lao động điều chỉnh nhóm quan hệ
xã hội trong lĩnh vực lao động, bao gồm hai loại :
+Quan hệ lao động.
+Quan hệ liên quan đến lao động.
*Đối tượng:
Luật Lao động điều chỉnh quan hệ lao động thông qua hợp đồng lao động giữa người lao động và các đối
tượng bao gồm cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, gia đình,
và cá nhân sử dụng lao động tại Việt Nam.
*Phương pháp điều chỉnh:
● Phương pháp thỏa thuận
● Phương pháp mệnh lệnh
● Phương pháp tác động thông qua hoạt động của tổ chức đại diện người lao động để ảnh hưởng
đến các quan hệ lao động.
3. Hãy nêu thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi của người lao động được quy định trong Bộ
luật Lao động? (11)
*Thời gian làm việc theo Bộ Luật Lao động 2012:
a) Thời Gian Làm Việc Tiêu Chuẩn:
- Không quá 8 giờ/ngày và 48 giờ/tuần trong điều kiện lao động bình thường. - Có thể quy định làm
việc theo giờ, ngày, hoặc tuần, nhưng không quá 10 giờ/ngày và 48 giờ/tuần nếu làm theo tuần.
- Thời gian làm việc tiêu chuẩn có thể rút ngắn trong điều kiện đặc biệt.
b) Thời Gian Làm Thêm:
- Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận làm thêm giờ. - Số giờ làm thêm không
quá 50% số giờ làm việc bình thường/ngày và không quá 200 giờ/năm.
- Có trường hợp Chính phủ cho phép làm thêm đến 300 giờ/năm.
- Tổng số giờ làm việc bình thường và làm thêm không quá 12 giờ/ngày và không quá 30 giờ/tháng.
=> Luật Lao động 2012 đặt ra các quy định để bảo vệ quyền lợi và tạo điều kiện làm việc lành mạnh cho
người lao động.
12. Hãy nêu các quy định về trả lương trong thời gian làm thêm và tiền lương trong trường hợp
ngừng việc đối với người lao động? cho ví dụ?
*Tiền Lương Trong Thời Gian Làm Thêm:
- Được tính trả theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm.
- Mức tiền lương làm thêm:
- Trong ngày làm việc bình thường: ít nhất bằng 150%.
- Trong ngày nghỉ hàng tuần: ít nhất bằng 200%.
- Trong ngày lễ, tết: ít nhất bằng 300%.
- Nếu làm thêm vào ban đêm, được cộng thêm từ 30% đến 35%.
- Nếu người lao động đã được nghỉ bù những giờ làm thêm, thì người sử dụng lao động chỉ phải trả phần
tiền chênh lệch so với tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm
của ngày làm việc bình thường.

Ví dụ: A làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần. Lương cơ bản của A là 100,000 VND/ngày làm việc
bình thường. Theo quy định, A sẽ nhận được ít nhất là 200,000 VND (200% của lương cơ bản) cho mỗi
giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần.

*Tiền Lương Trong Trường Hợp Ngừng Việc:


- Ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động: Người lao động được trả đủ lương.
- Ngừng việc do lỗi của người lao động: Người lao động không được trả lương. - Ngừng việc do sự cố
điện nước hoặc lý do bất khả kháng: Tiền lương do thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối
thiểu.
Ví dụ: Một nhân viên B, bất ngờ bị sa thải do vi phạm nội quy công ty. Trong trường hợp này, B không
được trả lương do lỗi của chính mình, nhưng nếu sự cố là do điện nước hay lý do bất khả kháng, thì tiền
lương cần phải thỏa thuận, không thấp hơn mức lương tối thiểu.

=> Luật Lao động 2012 chi tiết quy định về tiền lương trong các tình huống khác nhau, đảm bảo công
bằng và minh bạch trong quy trình trả lương.
16. Hãy trình bày khái niệm hình phạt? nêu các hình phạt chính của Luật Hình sự theo quy định?
Khái niệm:
- Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước, được quy định trong Bộ luật Hình sự
2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Nó được áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội
nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của họ (Điều 30, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm
2017).
Các hình phạt chính của Luật Hình sự theo quy định:
Luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định các hình phạt chính.
+ Đối với người phạm tội, có cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù
chung thân, và tử hình (Điều 32).
+ Đối với pháp nhân thương mại phạm tội, có phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn, và đình chỉ
hoạt động vĩnh viễn (Điều 33).
14. Trình bày các hình thức xử phạt vi phạm hành chính? Cho ví dụ?
Khái niệm
- Hình phạt chính là hình phạt cơ bản được áp dụng cho một tội phạm và được tuyên độc lập. Với mỗi
tội phạm, tòa án chỉ có thể áp dụng một hình phạt chính.

1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính hiện nay:

 Theo điều 32, bộ luật hình sự 2915, sửa đổi, bổ sung 2017, hình phạt chính đối với người phạm
tội bao gồm:
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền;
- Cải tạo không giam giữ;
- Trục xuất;
- Tù có giới hạn;
- Tù chung thân;
- Tử hình;
 Theo điều 33, bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, hình phạt chính đối với pháp
nhân thương mại phạm tội bao gồm:
- Phạt tiền
- Đình chỉ hoạt động có thời hạn
- Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn
Ví dụ minh họa về vi phạm hành chính:

 Chị B bán trái cây trên vỉa hè, tại nơi có quy định cấm bán hàng rong. Việc chị B bán trái cây là
hành vi vi phạm hành chính, cụ thể là vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Hành vi của
chị B sẽ bị phạt tiền theo quy định pháp luật.

15. Trình bày khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật Hình sự?

1. Bộ luật hình sự là gì?


- Khái niệm:

Luật hình sự là hệ thống các quy phạm pháp luật xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị
coi là tội phạm và quy định vè hình phạt có thể áp dụng cho các tội phạm đó.
- Đối tượng và phương pháp điều chỉnh
a) Đối tượng điều chỉnh: Luật hình sự chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội khi có tội phạm
xảy ra – Đó cũng chính là các quan hệ pháp luật hành sự.
Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và
người phạm tội hay pháp nhân thương mại phạm tội khi thực hiện tội phạm.
Chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự là nhà nước, người phạm tội và pháp nhân thương mại
tội phạm.
- Nhà nước: Nhà nước buộc người phạm tội phải chịu hình phạt tương xứng với tính chất, mức
độ nguy hiểm của tội phạm mà họ đã gây ra. Nhà nước cũng có trách nhiệm và bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội.
- Người phạm tội là người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự coi là tội
phạm, phải chấp hành các biện pháp cưỡng chế hình sự mà nhà nước áp dụng với họ.
- Pháp nhân thương mại phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự coi là
tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự do nhà nước quy định.
b) Phương pháp điều chỉnh:
Phương pháp điều chỉnh của luật hình sự là phương pháp mệnh lệnh – phục tùng. Theo đó,
các quy phạm pháp luật hình sự đều có cách tác động chung là bắt buộc người phạm tội cũng
như pháp nhân thương mại trong trường hợp nhất định phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý là
trách nhiệm hình sự.
16. Hãy trình bày khái niệm hình phạt? nêu các hình phạt chính của Luật Hình sự theo quy định ?
Khái niệm:
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước được quy định trong bộ
luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, do tòa án quyết định áp dụng đổi với người
hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người,
pháp nhân thương mại phạm tội đó ( điều 30 bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm
2017).
Các hình phạt chính:
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, phân chia hệ thống hình phạt thành
hai nhóm: các hình phạt đối với người phạm tội( điều 32) và các hình phạt đối với pháp nhân
thương mại phạm tội (điều 33)
19. Trình bày khái niệm của người tiêu dùng và quyền của người tiêu dùng?
Khái niệm: Người tiêu dùng là lực lượng đông đảo trong xã hội nên có vị trí rất quan trọng
trong nền kinh tế và là mục tiêu hướng đến của mọi doanh nghiệp. Để đảm bảo quyền và lợi
ích hợp pháp của mình, người tiêu dùng ngoài việc quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ, người
tiêu dùng nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về quyền lợi, nghĩa vụ của mình.
a) Quyền của người tiêu dùng
Theo điều 8, Luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng (2010), người tiêu dùng có các quyền
sau;
- Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, và lợi ích hợp pháp khi
tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, các nhân kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ cung cấp;
- Được cung cấp các thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ; Nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; Nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa;
Được cung cấp hóa đơn,chứng từ tài liệu liên quan đến giao dịch, thông tin cần thiết
về hàng hóa, dịch vụ người tiêu dùng đã mua, sử dụng;
- Lựa chọn hàng hóa dịch vụ, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều
kiện thức tế của mình; Quyết định khi tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các
nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ;
- Góp ý với tổ chức, cá nhân tham gia hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng
hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch nội dung khác liên quan
đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
- Tham gia xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật và bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng;
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn
kĩ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng giá cả hoặc nội dung khác mà tổ
chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết quảng cáo hoặc
công bố;
- Khiếu nại hoặc tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội để khởi kiện bảo vệ
quyền lợi của mình theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật
liên quan;
- Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ
20. Bộ máy Nhà nước ta hiện có bao nhiêu Bộ và cơ quan ngang bộ? kể ra?

Khái niệm:
- Cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026470/470 đại biểu Quốc hội tham gia
biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 30/2021/QH15 về cơ cấu tổ chức của
chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15, với 22 cơ quan, gồm 18 Bộ và 4 cơ quan ngang Bộ.
Bao gồm 18 Bộ thuộc Chính phủ:
- Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Ngoại giao; Bộ Nội vụ; Bộ Tư pháp; Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Bộ Tài chính; Bộ Công thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Giao thông vận tải;
Bộ Xây dựng; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Giáo
dục và Đào tạo; Bộ Y tế. Các cơ quan ngang bộ gồm: Ủy ban Dân tộc; Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam; Thanh tra Chính phủ; Văn phòng Chính phủ.

You might also like