You are on page 1of 3

Tên: Nguyễn Gia Hải

Mssv:2214180053

Lớp:LE22DH-LE1

LUẬT HÀNH CHÍNH


Đề bài: theo em luật hành chính có những dấu hiệu gì khác với luật dân sự? cho ví dụ làm rõ

1. Khái Niệm:

- Luật Hành Chính: Là hệ thống quy định chung về tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính, quyền
lợi và nghĩa vụ của người dân đối với cơ quan hành chính, cũng như quyền và trách nhiệm của cán bộ,
công chức trong quản lý, thi hành công vụ hành chính.

- Luật Dân Sự: Là hệ thống quy định về quan hệ dân sự, nghĩa là những quy định về quyền và nghĩa vụ
của cá nhân và tổ chức trong quan hệ tư nhân, gia đình, và kinh doanh.

2. Đối Tượng Điều Chỉnh:

- Luật Hành Chính: Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là những quan hệ xã hội mang tính chất
chấp hành và điều hành phát sinh giữa các chủ thể tham gia hoạt động của nhà nước trong những
trường hợp sau:
– Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ
quan quản lý nhà nước.
– Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động xây dựng, tổ
chức công tác nội bộ của các cơ quan nhà nước khác (như Tòa án, Viện kiểm sát).
– Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ
quan nhà nước khác hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý
nhà nước.

- Luật Dân Sự: Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là quan hệ nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp
nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu
trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự) (Điều 1 Bộ luật dân sự - BLDS năm 2015). Với quy
định này, luật dân sự nói chung và BLDS năm 2015 nói riêng đã mở rộng phạm vi điều chỉnh đến các
quan hệ thuộc lĩnh vực luật tư và trở thành luật chung điều chỉnh các quan hệ tài sản. Trong trường hợp
luật riêng không quy định trực tiếp để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực đó thì các quy định
của BLDS năm 2015 sẽ điều chỉnh. Tuy nhiên, các quy định của luật riêng không được trái với những
nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 3 BLDS năm 2015. Trường hợp lụật khác có liên quan không
quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm nguyên tác trên thì quy định của BLDS năm 2015 được áp
dụng.

3. Phương Pháp Điều Chỉnh:

Việc phân biệt hai ngành luật này chủ yếu dựa vào phương pháp điều chỉnh. Phương pháp
điều chỉnh chủ yếu của luật dân sự là bình đẳng, thoả thuận; phương pháp điều chỉnh của luật
hành chính là mệnh lệnh đơn phương. Trong quan hệ pháp luật dân sự các chủ thể bình đẳng
về quyền và nghĩa vụ. Trong quan hệ pháp luật hành chính các chủ thể không bình đẳng về
quyền và nghĩa vụ: Một bên có quyền ra mệnh lệnh còn bên kia có nghĩa vụ phải phục tùng.
Ngoài ra, để phân biệt hai ngành luật này còn có thể căn cứ vào đối tượng điều chỉnh của
chúng. Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là những quan hệ tài sản mang tính chất hàng hoá
- tiền tệ và các quan hệ nhân thân. Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là các quan hê xã
hội phát sinh trong lĩnh vực chấp hành - điều hành. Trong một số trường hợp, hai ngành luật
này cùng điều chỉnh những quan hệ về tài sản nhưng ở các góc độ khác nhau. Luật dân sự quy
định nội dung quyền sở hữu, những hình thức chuyển nhượng, sử dụng, định đoạt tài sản...
Luật hành chính quy định những vấn đề như thẩm quyền giải quyết ngân sách, quản lí và phân
phối nguồn vốn của nhà nước, công tác tín dụng, quản lí lưu thông tiền tệ V.V..
Các quy phạm của luật hành chính chủ yếu quy định thẩm quyền cùa bộ máy quản lí tài chính,
cơ cấu tổ chức cũng như trình tự, thủ tục hoạt động của bộ máy đó và thủ tục tiến hành các
quan hê tài chính. Còn các quy phạm của luật tài chính chủ yếu điều chỉnh bản thân các quan hệ
tài chính, xác định nội dung các quyết định của các cơ quan tài chính.

4. Nguồn Luật:

- Luật Hành Chính: Chủ yếu từ các văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính.

- Luật Dân Sự: Chủ yếu từ các văn bản pháp luật về quan hệ dân sự, hợp đồng, và các quy tắc của quan
hệ tư nhân.

5. Chủ Thể (Cơ Quan Hành Chính):

- Luật Hành Chính:Cơ quan hành chính của nhà nước, các cơ quan chức năng.
- Luật Dân Sự: Không có chủ thể cụ thể, áp dụng cho mọi cá nhân và tổ chức.

6. Năng Lực Chủ Thể:

- Luật Hành Chính: Các cơ quan hành chính có năng lực hành chính.

- Luật Dân Sự: Áp dụng cho mọi cá nhân và tổ chức, không phụ thuộc vào năng lực hành chính.

7. Năng Lực Hành Vi:

- Luật Hành Chính: Năng lực hành vi chủ yếu là quản lý, thi hành công vụ, và thực hiện quyền lợi, nghĩa
vụ theo quy định của pháp luật.

- luật Dân Sự:Năng lực hành vi đa dạng, bao gồm việc ký kết hợp đồng, thực hiện nghĩa vụ gia đình, và
các hành vi pháp lý khác.

8. Quan Hệ Pháp Luật:

- Luật Hành Chính: Quan hệ pháp luật giữa cơ quan hành chính và người dân, doanh nghiệp.

- Luật Dân Sự: Quan hệ pháp luật giữa cá nhân và tổ chức.

9. Vi Phạm Pháp Luật:

- Luật Hành Chính: Vi phạm các quy định hành chính, thủ tục, quản lý của cơ quan hành chính.

- Luật Dân Sự: Vi phạm quy định về quan hệ tư nhân, hợp đồng, và các quy tắc dân sự khác.

10. Cách Thức Xử Lý Vụ Việc (Tại Tòa Án):

- Luật Hành Chính: Thường có quy trình xử lý hành chính, có thể thông qua tòa án hành chính.

- Luật Dân Sự: Thường thông qua tòa án dân sự, với quy trình xử lý dân sự thông thường.

You might also like