You are on page 1of 3

A.

CÂU HỎI LÝ THUYẾT


Dạng 1: Câu hỏi trình bày, phân tích, so sánh (4 điểm)

Câu 1: Quan hệ pháp luật là gì? Phân biệt quan hệ pháp luật và quan hệ xã hội?

Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội mà quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó các bên tham
gia quan hệ có quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước đảm bảo thực hiện.

Tiêu chí Quan hệ xã hội Quan hệ pháp luật


Cơ sở hình Luôn tồn tại khách quan, không lệ thuộc Xuất hiện trên cơ sở quan hệ xã hội
thành vào ý chí của con người thực tế xảy ra.
Việc nghiênĐược nhiều nhà khoa học xã hội nghiên Do khoa học pháp lý nghiên cứu.
cứu cứu
Ý nghĩa Là nội dung vật chất của QHPL Là hình thức pháp lý của QHXH.
Phạm vi điều Chịu sự điều chỉnh của quy phạm xã hội, Chịu sự tác động của qui phạm pháp
chỉnh quy tắc đạo đức, phong tục tập quán, luật - được đảm bảo thực hiện bằng sự
đảm bảo thực hiện bằng dư luận xã hội cưỡng chế của nhà nước
hoặc các biện pháp đặc thù của tổ chức
xã hội
Quyền và nghĩa Không phân biệt quyền và nghĩa vụ Chủ thể có các quyền và nghĩa vụ do
vụ trong quan pháp luật qui định và nhà nước thừa
hệ nhận

Câu 2: Phân tích khái niệm, đặc điểm, cấu thành của quan hệ pháp luật?
a. Khái niệm
Quan hệ pháp luật là quan hệ giữa người với người (quan hệ xã hội) do một quy phạm pháp luật điều
chỉnh, biểu hiện thành quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các bên, được đảm bảo bằng sự cưỡng chế
của nhà nước.
Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội thông qua việc tác động trực tiếp vào quan hệ ý chí, biến
chúng thành các quan hệ pháp luật, tức là buộc các bên trong quan hệ ý chí đó có cách xử sự phù hợp với
ý chí của giai cấp thống trị thể hiện trong pháp luật.
Việc dùng QPPL để điều chỉnh các quan hệ xã hội đã làm cho các quan hệ ấy có tính chất pháp lý,
nghĩa là nó đã quy định cho các bên khi tham gia quan hệ xã hội đó có các quyền và nghĩa vụ pháp lý
nhất định. Việc xác lập các quan hệ pháp luật là biểu hiện kết quả của việc thực hiện pháp luật trong đời
sống. Pháp luật đi vào thực tế đời sống chính là thông qua việc xác lập các quan hệ pháp luật cụ thể.
b. Đặc điểm
- QHPL xuất hiện trên cơ sở quy phạm pháp luật.
Không có quy phạm pháp luật thì không có QHPL. QHPL là phương tiện thực hiện quy phạm pháp luật,
vì quy phạm pháp luật được thực hiện trong đời sống thông qua QHPL.
- QHPL là quan hệ mang tính ý chí.
QHPL phát sinh trên cơ sở quy phạm pháp luật, mà nội dung quy phạm pháp luật phản ánh ý chí nhà
nước. Trong đa số các trường hợp, QHPL phát sinh, thay đổi và chấm dứt do ý chí của các bên tham gia.
- QHPL là quan hệ mà các bên tham gia (chủ thể) quan hệ đó mang quyền chủ thể và nghĩa vụ
pháp lý.
Quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý được quy phạm pháp luật quy định cấu thành nội dung của quan hệ
quy phạm. Quy phạm pháp luật luôn quy định sao cho quyền chủ thể của một bên phải tương ứng với
nghĩa vụ pháp lý của bên kia và ngược lại.
- Sự thực hiện quan hệ pháp luật được đảm bảo bằng cưỡng chế nhà nước.
QHPL xác định rõ trách nhiệm pháp lý của các chủ thể vi phạm nghĩa vụ pháp lý hoặc quyền chủ thể,
đồng thời quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các cơ quan bảo vệ pháp luật, giám sát việc thực hiện pháp
luật và xử lý khi có vi phạm. Tuy nhiên, QHPL được thực hiện trong đời sống không chỉ nhờ cưỡng chế
mà còn được thực hiện nhờ ý thức tự giác, tự nguyện của các bên.
- QHPL có tính xác định.
Trên cơ sở quy phạm pháp luật, nhiều QHPL được hình thành. QHPL có tính xác định cụ thể vì nó chỉ
xuất hiện khi có sự kiện pháp lý, khi có chủ thể nhất định tham gia.
c. Cấu thành của quan hệ pháp luật, gồm: chủ thể, nội dung, khách thể.
*Chủ thể của quan hệ pháp luật
- Khái niệm: Chủ thể của QHPL là những cá nhân hay tổ chức dựa trên cơ sở của các quy phạm pháp luật
mà tham gia vào các quan hệ pháp luật, trở thành người mang các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể.
- Các loại chủ thể: cá nhân, tổ chức.
- Năng lực chủ thể gồm hai yếu tố: năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
+ Năng lực pháp luật: là khả năng hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp
luật.
+ Năng lực hành vi: là khả năng của cá nhân, tổ chức được Nhà nước thừa nhận, bằng hành vi của
chính mình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng như độc lập chịu trách nhiệm về
những hành vi của mình.
* Nội dung của quan hệ pháp luật
Bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên chủ thể tham gia quan hệ pháp luật.
- Quyền là khả năng lựa chọn cách xử sự của các chủ thể và được nhà nước bảo vệ, khuyến khích, gồm:
+ Khả năng xử sự theo cách thức nhất định được pháp luật cho phép.
+ Khả năng yêu cầu các chủ thể khác cản trở mình thực hiện các quyền phù hợp với pháp luật.
+ Khả năng yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích của mình.
- Nghĩa vụ pháp lý là khả năng xử sự cần phải có của các chủ thể, được bảo đảm bằng sự cưỡng chế của
nhà nước, gồm:
+ Phải tiến hành những hành vi nhất định theo quy định của pháp luật nhằm đáp ứng quyền của chủ thể
khác.
+ Phải kiềm chế không thực hiện một số hành vi nhất định theo quy định.
+ Phải chịu trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện các xử sự bắt buộc
* Khách thể của quan hệ pháp luật
- Là những lợi ích mà các bên tham gia quan hệ pháp luật mong muốn đạt được: lợi ích vật chất, tinh
thần, chính trị, xã hội...
- Khách thể là yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia quan hệ pháp luật. Thái độ xử lý của nhà nước có căn cứ
vào khách thể của quan hệ pháp luật khi một quan hệ pháp luật bị xâm phạm.

Câu 3: Phân biệt hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước và hệ thống cơ quan quản lí nhà nước của
nước CHXHCN Việt Nam? Trên cơ sở đó hãy xác định mối quan hệ giữa 2 hệ thống cơ quan nhà
nước này?
 Phân biệt hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước và hệ thống cơ quan quản lí nhà nước:

Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước Hệ thống cơ quan quản lí nhà nước
Cơ cấu tổ - Cấp Trung ương: - Cấp Trung ương:
chức + Quốc hội. + Chính phủ.
- Cấp địa phương: + Các Bộ và cơ quan ngang Bộ.
+ Hội đồng nhân dân các cấp (tỉnh, - Cấp địa phương:
huyện, xã) + Ủy ban nhân dân các cấp (tỉnh,
huyện, xã).
Chế độ hoạt Hoạt động theo ngành dọc, tức cơ quan cấp Hoạt động theo nguyên tắc song trùng
động dưới chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan trực thuộc, vừa chịu sự kiểm tra giám sát
cấp trên của cơ quan Nhà nước cấp trên, vừa chịu
sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền
lực cùng cấp và có trách nhiệm báo cáo
với cơ quan đó
Chức năng, + Là cơ quan lập pháp. + Là cơ quan hành pháp
nhiệm vụ + Quyết định các chính sách cơ bản về kinh + Là cơ quan chấp hành của cơ quan
tế - xã hội, quốc phòng an ninh,… và quan quyền lực nhà nước.
hệ xã hội và hoạt động của công dân.
+ Giám sát toàn bộ hoạt động của Nhà
nước. + Trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào
cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp
Nguồn gốc + Do cử tri Việt Nam bầu ra theo nguyên + Được thành lập trong kỳ họp thứ nhất
tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ của Quốc hội mỗi khóa. Chính phủ do
phiếu kín. Các đại biểu được bầu chịu trách Quốc hội bầu ra; UBND các cấp do
nhiệm trước cử tri bầu ra mình và trước cử HĐND cùng cấp bầu ra
tri cả nước. + Được thành lập theo hiến pháp và pháp
luật.

 Mối quan hệ giữa 2 hệ thống cơ quan nhà nước này:


- Cơ quan quyền lực nhà nước quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động, quy định nhiệm vụ và
quyền hạn, các chức danh quan trọng của cơ quan quản lí nhà nước; giám sát hoạt động và thực
hiện việc chất vấn.
- Cơ quan quản lí nhà nước phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện các nhiệm vụ được hệ thống cơ
quan quyền lực nhà nước giao phó.
- Vì hệ thống cơ quan quản lí nhà nước do Quốc hội bầu ra nên các thành viên của hệ thống cơ
quan này có thể là đại biểu Quốc hội hoặc thành viên của UBTVQH.

You might also like