You are on page 1of 3

BÀI 1.

KHÁI QUÁT VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH


- Luật Hành chính là ngành luật về quản lý hành chính nhà nước
1. Quản lí
- Là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay 1 quá trình, phù hợp với quy luật, nguyên
tắc tương ứng, theo ý muốn của chủ thể quản lí, nhằm đạt được mục đích nhất
định.
- Chủ thể quản lý là các cá nhân, tổ chức có quyền uy trong mối quan hệ với đối
tượng quản lý
- Phương tiện: Quyền uy là phương tiện quan trọng để chủ thể quản lí điều khiển,
chỉ đạo đối tượng quản lí, buộc đối tượng quản lí phải phục tùng theo.
- Khách thể: Khách thể của quản lí là trật tự quản lí. Trật tự này được quy định bởi
nhiều loại quy phạm xã hội.

a. Quản lí nhà nước


- Khái niệm: Quản lí nhà nước là sự tác động của các cá nhân, tổ chức mang quyền
lực nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật, tới các cá nhân, tổ chức liên quan nhằm
thực hiện các chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nước trên các lĩnh vực lập
pháp, hành pháp và tư pháp.
- Chủ thể: Chủ thể quản lí nhà nước là các cá nhân, tổ chức có quyền lực nhà nước
trong mối quan hệ với đối tượng quản lí. Chủ yếu là các cơ quan nhà nước và
người có thẩm quyền trong các cơ quan này.
- Phương tiện: Pháp luật là phương tiện chủ yếu để quản lí nhà nước.
- Khách thể: Khách thể của quản lí nhà nước là trật tự quản lí nhà nước. Trật tự này
được quy định bởi các quy phạm pháp luật.

b. Quản lí hành chính nhà nước


- Khái niệm: Là một hình thức hoạt động của nhà nước được thực hiện trước hết và
chủ yếu bới các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm sự chấp
hành Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước,
nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng
kinh tế, văn hoá – xã hội, hành chính – chính trị.
- Đặc điểm:
o Là hoạt động có tính chủ động, sáng tạo
o Là hoạt động có tính chính trị rõ nét
o Là hoạt động có tính dưới luật, không bao gồm hoạt động lập pháp.
o Được đảm bảo về bộ máy, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực.
- Chủ thể:
o Là các cá nhân, tổ chức có quyền lực nhà nước trong lĩnh vực hành pháp.
o Chủ thể quản lí hành chính nhà nước chủ yếu là các cơ quan hành chính
nhà nước và người có thẩm quyền trong các cơ quan này. Ngoài ra, còn có
các tổ chức, cá nhân được NN trao quyền thực hiện hoạt động QLHCNN.
- Phương tiện: Chủ yếu được điều chỉnh bởi pháp luật hành chính, các VBQPPLH.
- Khách thể: là trật tự quản lý hành chính nhà nước. Trật tự này được quy định bởi
các quy phạm pháp luật hành chính.

2. Ngành luật hành chính


a. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của luật hành chính
- Đối tượng điều chỉnh
o Khái niệm: Là các quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực quản lí hành
chính của nhà nước.
o Nội dung: Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính được chia thành 3
nhóm
 Các quan hệ quản lí phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính
nhà nước thực hiện trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước
trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
 Các quan hệ quản lí phát sinh trong quá trình các cơ quan, đơn vị
nhà nước xây dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan
đơn vị mình.
 Các QH quản lí phát sinh trong quán trình các cá nhân, tổ chức được
nhà nước trao quyền quản lý hành chính nhà nước trong một số
trường hợp cụ thể do PL quy định.
o Các quan hệ quản lí hành chính nhà nước
 CQHCNN cấp trên – CQHCNN cấp dưới
 CQHCNN có thẩm quyền chung – CQHCNN có thẩm quyền chuyên
môn cùng cấp/ CQ chuyên môn trực thuộc.
 CQHCNN có thẩm quyền chuyên môn ở TƯ – CQHCNN có thẩm
quyền chung cấp tỉnh.
 Giữa các CQHCNN có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương.
 CQHCNN – Đơn vị cơ sở trực thuộc
 CQHCNN ở địa phương – ĐVCS trực thuộc TƯ đóng tại địa
phương
 CQHCNN – tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh
 CQHCNN – tổ chức xã hội
 CQHCNN – cá nhân (công dân VN, người nước ngoài,..)
- Phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính
o Nhà nước sử dụng phương pháp mệnh lệnh – đơn phương để điều chỉnh các
quan hệ quyền lực – phục tùng.
o Biểu hiện của sự bất bình đẳng về ý chí giữa các bên tham gia quan hệ
quyền lực – phục tùng
 Chủ thể quản lí HCNN có quyền nhân danh nhà nước, áp đặt ý chí
nhà nước tới đối tượng quản lí.
 Chủ thể quản lí có quyền áp dụng một số biện pháp cưỡng chế NN
đối với đối tượng quản lí
 Tính chất đơn phương và bắt buộc của các QĐHC.
o Bên cạnh phương pháp mệnh lệnh – phục tùng, một số trường hợp chúng ta
bắt gặp trong quan hệ pháp luật hành chính phương pháp thoả thuận. Bởi vì
trong trường hợp đó tồn tại sự bất bình đẳng về ý chí của các bên tham gia
quan hệ.
 VD khi ban hành các quyết định liên tịch
 Ở đây tồn tại quan hệ hành chính ngang bằng. Nhưng khi các quyết
định này được ban hành ra, nó lại trở thành mệnh lệnh đối với các cơ
quan cấp dưới. Lúc này không còn quan hệ bình đẳng nữa. Chính vì
thế trong quan hệ PLHC phương pháp quyền uy phục tùng là
phương pháp được sử dụng trong hầu hết các quan hệ.

 Khái niệm: Luật hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật
VN, bao gồm hệ thống các QPPL điều chỉnh các QH chấp hành và điều
hành phát sinh trong quá trình thực hiện chức năng quản lí HC của Nhà
nước bằng phương pháp điều chỉnh đặc thù là phương pháp mệnh lệnh –
phục tùng.

You might also like