You are on page 1of 3

- Định nghĩa nhà nước : Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao gồm

một lớp người


được tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằm tổ chức và quản lý xã hội, phục vụ lợi ích
chung của toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền.

- Khái niệm kiểu nhà nước là tổng thể tất cả những đặc điểm, đặc thù của một nhóm nhà nước, qua đó
phân biệt với các nhóm nhà nước khác.

- Khái niệm bản chất nhà nước : Bản chất nhà nước là tổng hợp những mặt, những mối liên hệ, những
thuộc tính tất nhiên, tương đối ổn định bên trong nhà nước, quy định sự tồn tại, phát triển của nhà nước.

- Nhà nước dân chủ là nhà nước mà ở đó, người dân có quyền tham gia vào việc tổ chức, hoạt động của
các CQNN, bàn bạc, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Hay hiểu một cách
đơn giản hơn, một nhà nước dân chủ là nhà nước mà ở đó người dân làm chủ, quyền làm chủ thuộc về
nhân dân, chính quyền thuộc về nhân dân.

- Chức năng nhà nước là những mặt hoạt động cơ bản, phù hợp với bản chất, mục đích, nhiệm vụ của
nhà nước và được xác định bởi điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong những giai đoạn phát triển
của nó. Hiểu một cách đơn giản hơn, chức năng nhà nước là những việc nhà nước phải làm và nhà nước
có thể làm được, những công việc đó gắn liền với tính chất vốn có, sự tồn tại và phát triển của nhà nước.
Như vậy, chức năng của nhà nước là mặt hoạt động cơ bản, thường xuyên và ổn định của nó.

- Cơ quan nhà nước là bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước, bao gồm số lượng người nhất định, được tổ
chức và hoạt động theo quy định của pháp luật, nhân danh nhà nước thực hiện QLNN.

- Nguyên tắc phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản là nguyên tắc cơ bản,
quan trọng bậc nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản và hiện được áp dụng vào
tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước của rất nhiều nhà nước đương đại.

- Cấu trúc đơn nhất là hình thức của nhà nước mà theo đó chỉ tồn tại duy nhất một nhà nước trên phạm
vi quốc gia, nắm giữ và thực hiện chủ quyền quốc gia. Trong nhà nước đơn nhất, địa phương là các đơn
vị hành chính cấp dưới của trung ương, không có chủ quyền quốc gia.

- Cấu trúc liên bang là hình thức của nhà nước mà trong đó nhà nước liên bang được tạo thành từ nhiều
nhà nước thành viên (bang). Tại nhà nước liên bang, các bang từ bỏ một phần chủ quyền quốc gia của
mình để tạo thành chủ quyền quốc gia của toàn liên bang.

- Quân chủ là chính thể mà trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hoặc một phần
vào tay một cá nhân (vua, quốc vương…). Trong chính thể này, về mặt pháp lý, người đứng đầu nhà
nước được coi là người có quyền lực cao nhất của nhà nước. Thông thường, nhà vua lên ngôi bằng con
đường cha truyền con nối. Trên thực tế cũng có những trường hợp nhà vua lên ngôi do được chỉ định,
suy tôn, bầu cử, tự xưng… Tuy nhiên, thường các triều vua sau, phương thức truyền kế ngôi vua lại
được củng cố và duy trì. Vua thường tại vị suốt đời nếu không bị truất ngôi hay tự nhường ngôi.

- Cộng hoà là chính thể mà trong đó quyền lực cao nhất của nhà nước thuộc về cơ quan (tập thể) đại
diện của nhân dân. Cơ quan này thường được hình thành bằng con đường bầu cử và hoạt động trong
một thời hạn nhất định được gọi là nhiệm kỳ. Cơ quan này có thể mang các tên gọi như quốc hội, nghị
viện, Xô Viết tối cao…

- Nhà nước pháp quyền là nhà nước đề cao vai trò của pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội,
được tổ chức, hoạt động trên cơ sở một hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng và các nguyên tắc chủ
quyền nhân dân, phân công và kiểm soát QLNN nhằm đảm bảo quyền con người, tự do cá nhân, công
bằng, bình đẳng trong xã hội.

- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực
hiện để điều chỉnh các QHXH theo mục đích và định hướng của nhà nước.

- Đạo đức là truyền thống nhân văn và tiến bộ được thừa nhận chung của toàn nhân loại lấy con người
làm trung tâm và vì lợi ích, sự tự do và phát triển của con người. Đạo đức gồm tổng hợp những nguyên
tắc, quan điểm, chuẩn mực về điều thiện, điều ác, danh dự, lương tâm, lẽ công bằng, điều vinh, điều
nhục… nhằm hướng con người đến cái chân, thiện, mỹ,.... Chống lại cái giả, các ác, cái xấu.

- Điều chỉnh QHXH là sử dụng các công cụ tác động lên các QHXH, làm cho chúng hình thành hoặc
thay đổi và phát triển theo những mục đích, định hướng nhất định, nhằm thiết lập, duy trì và bảo vệ trật
tự xã hội.

- Bản chất pháp luật là tổng hợp những mặt, những thuộc tính bên trong, cố định, khó thay đổi của pháp
luật.

- Nguồn của pháp luật là tất cả các yếu tố chứa đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp lý để tất cả các chủ thể
thực hiện hành vi thực tế. Nói cách khác, nguồn của pháp luật là tất cả các yếu tố chứa đựng hoặc cung
cấp căn cứ pháp lý cho hoạt động của CQNN, nhà chức trách có thẩm quyền cũng như các chủ thể khác
trong xã hội.

- Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do chủ thể có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình
thức do pháp luật quy định, trong đó chứa đựng các quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung,
được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần để điều chỉnh các mối QHXH.

- Tập quán pháp có thể hiểu là những thói quen xử sự của một khu vực, một địa phương đã ăn sâu vào
đời sống được Nhà nước thừa nhận trở thành những quy tắc xử sự chung và được Nhà nước đảm bảo
thực hiện.

- Tiền lệ pháp là những bản án, quyết định của chủ thể có thẩm quyền khi giải quyết các vụ việc cụ thể,
được NN thừa nhận có chứa đựng khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc khác tương tự.

- Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực
hiện để điều chỉnh QHXH theo những định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định.

- Giả định: là bộ phận của QPPL nêu lên những tình huống (hoàn cảnh, điều kiện) có thể xảy ra trong
đời sống xã hội mà QPPL sẽ tác động đối với những chủ thể (tổ chức, cá nhân) nhất định. Giả định là bộ
phận không thể thiếu của QPPL, nó thường trả lời cho câu hỏi “ai”, “khi nào”, “trong điều kiện, hoàn
cảnh nào”.

- Quy định: là một bộ phận của QPPL nêu lên những cách xử sự mà các chủ thể được, không được,
hoặc buộc phải thực hiện khi gặp phải tình huống đã nêu ở bộ phận giả định của QPPL. Đây là bộ phận
trực tiếp thể hiện ý chí của NN, là mệnh lệnh của NN đối với các chủ thể. Bộ phận quy định thường trả
lời cho câu hỏi “được làm gì”, “không được làm gì” hay “phải làm gì và làm như thế nào”.

- Chế tài: là một bộ phận của QPPL quy định các biện pháp cưỡng chế mang tính chất trừng phạt mà
nhà nước dự kiến có thể áp dụng đối với các chủ thể VPPL, không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng, không đầy đủ những mệnh lệnh đã được nêu trong phần quy định pháp luật.
- Hệ thống PL là một chỉnh thể các hiện tượng PL (mà cốt lõi là các QPPL, được thể hiện trong các
nguồn PL) có sự liên kết, ràng buộc chặt chẽ thống nhất với nhau, luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau
để thực hiện việc điều chỉnh PL đối với các QHXH.

- Hệ thống nguồn của pháp luật là tập hợp tất cả các nguồn pháp luật, quan trọng hơn cả là các
VBQPPL có mối liên hệ mật thiết với nhau, được sắp xếp một cách thống nhất, phù hợp với nhau vừa
theo tính chất của các QHXH mà chúng điều chỉnh, vừa theo trật tự thang bậc hiệu lực pháp luật của
chúng.

- Pháp điển hoá là hoạt động của CQNN có thẩm quyền nhằm tập hợp các quy định, các nguồn PL hiện
hành, có thể chỉnh sửa, loại bỏ hoặc bổ sung thêm các quy định cần thiết và sắp xếp chúng lại trong một
chỉnh thể thống nhất, khoa học theo lĩnh vực hoặc theo chủ đề để tạo thành một VBQPPL mới hoặc bộ
pháp điển.

- Tập hợp hóa pháp luật là hình thức thu thập và sắp xếp các quy định pháp luật hoặc các nguồn pháp
luật theo những trật tự nhất định như theo chuyên đề, theo ngành quản lý, theo cơ quan ban hành, tên
gọi, thời gian ban hành văn bản… thành các tập luật lệ đáp ứng yêu cầu của các chủ thể tập hợp và chủ
thể sử dụng.

- Quan hệ pháp luật là QHXH do pháp luật điều chỉnh, trong đó các bên chủ thể tham gia quan hệ có
các quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước quy định hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện.

- Thực hiện PL là hành vi thực tế, hợp pháp, có mục đích của chủ thể có NLHVPL được hình thành
trong quá trình hiện thực hóa các quy định của PL.

- Áp dụng pháp luật một hình thức thực hiện pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền,
được tiến hành nhằm cá biệt hoá QPPL để xác định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý cho các chủ
thể trong trường hợp cụ thể.

- Giải thích pháp luật là làm sáng tỏ nội dung, tư tưởng, ý nghĩa của QPPL, bảo đảm cho pháp luật được
nhận thức và thực hiện đúng đắn, thống nhất.

- Truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động thể hiện QLNN do CQNN hay nhà chức trách có thẩm
quyền tiến hành nhằm cá biệt hoá bộ phận chế tài của QPPL đối với các chủ thể VPPL.

- Các yếu tố cấu thành VPPL là căn cứ để xác định tính chất và mức độ nguy hiểm cho XH của VPPL,
để từ đó áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước một cách phù hợp, đảm được mục đích của việc
truy cứu TNPL.

- Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm, tâm trạng, thái độ,
tình cảm của con người đối với pháp luật và các hiện tượng pháp lý khác, thế hiện mối quan hệ của con
người đối với pháp luật, sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi của các chủ
thể.

- Giáo dục pháp luật là quá trình tác động một cách có hệ thống, có mục đích và thường xuyên tới nhận
thức của con người nhằm trang bị cho mỗi người trình độ pháp lý nhất định để từ đó có ý thức đúng đắn
về PL, tôn trọng và tự giác xử sự theo yêu cầu của PL.

You might also like