You are on page 1of 5

Câu 1: Phân tích khái niệm,đặc điểm của pháp luật đại cương

- Khái niệm
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, ban hành hoặc là
thừa nhận, mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bằng các
biện pháp giáo dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền
và lợi ích của giai cấp mình.
Qua đây có thể thấy định nghĩa của pháp luật có chứa đựng các yếu tố như:
+ Thứ nhất: Pháp luật được xác định là hệ thống các quy tắc xử sự chung, bao gồm
các quy phạm mang tính pháp luật và tính đạo đức, được áp dụng trên phạm vi cả
nước, đối với mọi chủ thể trong xã hội
+ Thứ hai: Pháp luật mang tính bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện. Tức là đối
với các quy định của pháp luật được áp dụng chung trong cộng đồng, chủ thể không
có quyền đặt ý chí chủ quan của mình vào quyết định là thực hiện hay không.
Vì vậy nên pháp luật cũng đảm bảo cho việc thực hiện này bằng các biện pháp giáo
dục, tuyên truyền, ở mức độ có hành vi chống đối thì sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng
chế. Điều này đã góp phần tạo ra sự công bằng và bình đẳng trong việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ của chủ thể
+ Thứ ba: Con đường hình thành của pháp luật là được Nhà nước ban hành hoặc thừa
nhận của Nhà nước đối với những tập quán, tiền lệ đã có sẵn và được nâng lên thành
pháp luật
+ Thứ tư: Bản chất nội dung của pháp luật là nhằm thể hiện ý chí của giai cấp thống
trị
Với những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung pháp luật chính là những yêu cầu, đòi
hỏi hoặc cho phép của nhà nước đối với hành vi ứng xử của các chủ thể trong xã hội.
Nói cách khác, pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước; thông qua pháp luật, nhà nước
cho phép người dân được làm gì, không cho phép họ làm gì hay bắt buộc họ phải làm
gì, làm như thế nào…
Như vậy khi nói đến pháp luật thì thường sẽ nói đến những quy phạm mang tính phổ
biến, tức là nói đến những khuôn mẫu chung và có tính phổ biến. Trong xã hội hiện
nay không chỉ pháp luật có tính quy phạm mà đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo, các
tổ chức chính trị-xã hội đều có tính quy phạm.
Tính quy phạm của pháp luật được thể hiện ở chỗ đây chính là khuôn mẫu chung cho
nhiều người cùng thực hiện và cần phải tuân theo; khuôn mẫu này sẽ được áp dụng
nhiều lần trong không gian và thời gian và thời gian rộng lớn.
- Đặc điểm
+ Chủ thể duy nhất có quyền ban hành pháp luật là Nhà nước
Để ban hành ra được pháp luật thì phải trải qua rất nhiều các quy trình, thủ tục phức
tạp với sự tham gia làm việc của rất nhiều các chủ thể như các tổ chức, cá nhân, cơ
quan nhà nước để đảm bảo được nội dung của pháp luật luôn có tính chặt chẽ, khả
năng áp dụng rộng rãi.
Ngoài việc ban hành pháp luật thì nhà nước còn có thể thừa nhận những tập quán
trong xã hội bằng cách là ghi nhận những tập quán đó trong luật thành văn.
+ Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước
Do pháp luật là quy tắc xử sự chung trong toàn xã hội nên được Nhà nước đảm bảo
thực hiện bằng nhiều biện pháp, từ giáo dục, thuyết phục rồi đến cưỡng chế.
Pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp như đã nêu ở trên
trong đó có các biện pháp cưỡng chế của nhà nước rất nghiêm khắc như phạt tiền,
phạt tù có thời hạn, tù chung thân … Với sự bảo đảm thực hiện pháp luật của nhà
nước đã làm cho pháp luật luôn được các tổ chức và cá nhân tôn trọng và thực hiện
nghiêm chỉnh, có hiệu quả trong đời sống xã hội.
+ Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về hình thức
Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật được quy định rõ
ràng, cụ thể, chặt chẽ trong từng điều khoản để tránh việc hiểu sai dẫn đến việc lạm
dụng pháp luật.
Việc quy định cụ thể như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện pháp
luật của người dân cũng như việc áp dụng và giải quyết của các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.

+ Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, gồm những quy tắc xử sự mang tính bắt
buộc chung

Pháp luật gồm các quy tắc xử sự chung, được thể hiện trong những hình thức xác
định, có kết cấu logic rất chặt chẽ và được đặt ra không phải xuất phát từ một trường
hợp cụ thể mà là sự khái quát hóa từ rất nhiều những trường hợp có tính phổ biến
trong xã hội. Điều này đã làm cho quy định pháp luật có tính khái quát hóa cao, là
những khuôn mẫu điển hình để các chủ thể (tổ chức, cá nhân) thực hiện theo khi gặp
phải những tình huống mà pháp luật đã dự liệu.

Pháp luật mang tính bắt buộc chung, các quy định pháp luật được dự liệu không phải
cho một tổ chức hay cá nhân cụ thể mà cho tất cả các tổ chức và cá nhân có liên quan.
Xuất phát từ vị trí, vai trò của nhà nước trong xã hội (tổ chức đại diện chính thức cho
toàn xã hội), nên pháp luật là bắt buộc đối với tất cả, việc thực hiện pháp luật

+ Thể hiện ý chí của nhà nước, của giai cấp thống trị:
Pháp luật bao giờ cũng là một hiện tượng xã hội mang tính giai cấp. Pháp luật luôn
luôn là hệ thống các quy tắc xử sự thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền trong xã hội.
- So sánh pháp luật với các quy tắc khác
+ Giống nhau
Pháp luật và các quy tắc điều chỉnh khác trong xã hội đều là những công cụ điều
chỉnh hành vi của con người, đưa ra những quy tắc xử sự, hành vi khuôn mẫu để mọi
người thực hiện đảm bảo tuân theo định hướng chung đã được đề ra.
+ Khác nhau
Tiêu chí Pháp luật Các quy tắc khác
Nội dung – Pháp luật có tính quyền lực nhà – Các quy tắc khác có thể được
nước, bởi vì pháp luật được hình hình thành một cách tự phát trong
thành bằng con đường nhà nước, một cộng đồng dân cư nào đó (ví
do nhà nước đặt ra (ví dụ như các dụ như đạo đức, phong tục, tập
quy định về tổ chức bộ máy nhà quán, luật tục…), có thể do các tổ
nước), hoặc do nhà nước thừa nhận chức phi nhà nước đặt ra (ví dụ
(các phong tục, tập quán, các quan như điều lệ đoàn, công đoàn, giáo
niệm, quy tắc đạo đức…) nên pháp luật…) nên chỉ thể hiện ý chí của
luật luôn thể hiện ý chí của nhà một cộng đồng dân cư hoặc ý chí
nước của tổ chức phi nhà nước.
– Pháp luật được nhà nước bảo – Các quy tắc đó được bảo đảm
đảm thực hiện bằng nhiều biện thực hiện bằng thói quen, bằng
pháp, từ tuyên truyền, phổ biến, lương tâm, niềm tin của mỗi cá
giáo dục, thuyết phục, động viên, nhân, bằng dư luận xã hội cũng
khen thưởng, tổ chức thực hiện cho như các hình thức kỷ luật của tổ
đến áp dụng các biện pháp cưỡng chức.
chế nhà nước.

Tính chất – Pháp luật có tính quy phạm – Các quy tắc khác cũng có tính
phổ biến, nó có giá trị bắt buộc quy phạm nhưng không phổ biến
phải tôn trọng và thực hiện đối với bằng pháp luật, bởi vì chúng chỉ
mọi tổ chức và cá nhân có liên có giá trị bắt buộc phải tôn trọng
quan trong phạm vi lãnh thổ quốc và thực hiện đối với cộng đồng
gia dân cư trong một địa phương hoặc
– Pháp luật có tác động bao với các hội viên trong một tổ chức
trùm lên toàn xã hội, tới mọi tổ – Do vậy, các quy tắc khác chỉ tác
chức và cá nhân có liên quan động tới một bộ phận dân cư.
trong xã hội; đồng thời có tác động
thường xuyên, liên tục trên toàn
lãnh thổ và trong nhiều lĩnh vực
hoạt động của xã hội.

Tính hệ Pháp luật có tính hệ thống, bởi vì Các công cụ khác có thể có tính hệ
thống pháp luật là một hệ thống các quy thống, ví dụ như quy định của các
phạm để điều chỉnh nhiều loại tổ chức phi nhà nước, song cũng
quan hệ xã hội phát sinh trong các có thể không có tính hệ thống, ví
lĩnh vực khác nhau của đời sống dự như đạo đức, phong tục, tập
như dân sự, kinh tế, lao động…, quán..
song các quy phạm đó không tồn
tại một cách biệt lập mà giữa
chúng có mối liên hệ nội tại và
thống nhất với nhau để tạo nên một
chỉnh thể là hệ thống pháp luật.

Tính xác Pháp luật có tính xác định về hình – Các công cụ khác có thể có tính
định về thức, tức là pháp luật thường đuợc xác định về hình thức, ví dụ như
hình thức thể hiện trong những hình thức điều lệ, chỉ thị, nghị quyết của các
nhất định, có thể là tập quán pháp, tổ chức phi nhà nước, giáo luật
tiền lệ pháp hoặc văn bản quy của các tổ chức tôn giáo; cũng có
phạm pháp luật. thể chỉ tồn tại dưới dạng bất thành
Trong các văn bản quy phạm pháp văn, lưu truyền chủ yếu theo hình
luật, các quy định của pháp luật thức truyền miệng nên không có
thường rõ ràng, cụ thể, bảo đảm có tính xác định về hình thức, ví dụ
thể được hiểu và thực hiện thống như phong tục, tập quán, đạo
nhất trong một phạm vi rộng. đức…

Câu 2: Phân tích quy phạm pháp luật


1. Quy phạm pháp luật là gì?
- Là những quy tắc, chuẩn mực mang tính bắt buộc chung phải thi hành hay thực hiện
đối với tất cả tổ chức, cá nhân có liên quan, và được ban hành hoặc thừa nhận bởi các
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Quy phạm pháp luật là tế bào, đơn vị cơ bản của
pháp luật theo cấu trúc (bao gồm chế định pháp luật, ngành luật và hệ thống pháp
luật).
- Ví dụ: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không
thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07
năm. (Khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
2. Cấu trúc của quy phạm pháp luật
Các yếu tố cấu thành quy phạm pháp luật bao gồm 3 bộ phận là Giả định, quy
định và chế tài. Tuy nhiên, không phải mọi quy phạm pháp luật luôn có đủ 3 bộ phận
này.
a) Giả định
- Là bộ phận quy định địa điểm, thời gian, chủ thể, các hoàn cảnh, tình huống có thể
xảy ra trong thực tế mà nếu hoàn cảnh, tình huống đó xảy ra thì các chủ thể phải hành
động theo quy tắc xử sự mà quy phạm đặt ra. Đây là phần nêu lên trường hợp sẽ áp
dụng quy phạm đó.
- Ví dụ về giả định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình
trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện
hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm
đến 07 năm.” (khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Bộ
phận giả định của quy phạm là: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc
lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu
hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân”.
b) Quy định
- Quy định là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu cách xử sự mà tổ
chức hay cá nhân ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định của quy
phạm pháp luật được phép hoặc buộc phải thực hiện.
Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật trả lời câu hỏi: Phải làm gì? Được làm
gì? Không được làm gì? Làm như thế nào?
- Ví dụ về quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề
mà pháp luật không cấm.” (Điều 33 Hiến pháp năm 2013). Bộ phận quy định của
quy phạm là “có quyền tự do kinh doanh” (được làm gì).
c) Chế tài
- Chế tài là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp tác động
mà nhà nước dự kiến để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh.
Các biện pháp tác động nêu ở bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật có thể sẽ được
áp dụng với tổ chức hay cá nhân nào vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng mệnh
lệnh của Nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật.
- Ví dụ về chế tài: Điều 161. Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý
dân: ” Người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, tổ chức
trưng cầu ý dân mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm
sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ
đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”Trong điều 161 Bộ luật hình sự
2015 thì phần chế tài là "bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ
03 tháng đến 02 năm."

3. Đặc điểm của quy phạm pháp luật


Quy phạm pháp luật sẽ mang trong mình những đặc điểm như sau:
 Là quy tắc có tính bắt buộc chung
 Được thể hiện dưới hình thức xác định là văn bản
 Thể hiện ý chí của Nhà nước, do các cơ quan có thẩm quyền ban hành;
 Được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước;
Quy phạm pháp luật được đặt ra thực chất là bắt nguồn từ những mối quan hệ trong
xã hội nảy sinh cần pháp luật điều chỉnh. Những nội dung mà quy phạm pháp luật nêu
ra là nhằm chấn chỉnh những xử sự sai phạm của con người vào đúng khuôn khổ của
chúng.
Quy phạm pháp luật vừa mang tính xã hội, vừa mang tính giai cấp. Giữa các quy
phạm pháp luật luôn có sự liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau tạo nên một hệ
thống pháp luật thống nhất cùng điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội vì sự
nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
4. Các loại quy phạm pháp luật
– Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh, quy phạm pháp
luật có thể phân chia theo các ngành luật theo:
+ Quy phạm pháp luật hình sự;
+ Quy phạm pháp luật dân sự;
+ Quy phạm pháp luật hành chính,…
– Căn cứ vào nội dung của quy phạm pháp luật có thể chia thành:
+ Quy phạm pháp luật định nghĩa
+ Quy phạm pháp luật bảo vệ: Đây là loại quy phạm xác định các biện pháp cưỡng
chế mang tính nhà nước đối với hành vi vi phạm pháp luật.
– Căn cứ vào hình thức mệnh lệnh nêu trong quy phạm pháp luật có thể phân
chia thành:
+ Quy phạm pháp luật dứt khoát
+ Quy phạm pháp luật không dứt khoát
+ Quy phạm pháp luật tùy nghi
+ Quy phạm pháp luật hướng dẫn
– Căn cứ vào cách thức trình bày quy phạm pháp luật có thể chia thành:
+ Quy phạm pháp luật bắt buộc
+ Quy phạm pháp luật cấm đoán
+ Quy phạm pháp luật cho phép

You might also like