You are on page 1of 13

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

VIỆN KINH TẾ BƯU ĐIỆN

BỘ MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG


ĐIỂM BÀI TẬP NHÓM

BÀI TẬP LỚN NHÓM 7


PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
STT SINH VIÊN THỰC HIỆN ĐIỂM THÀNH PHẦN

1 Mai Thu Trang – B22DCPT288

2 Nguyễn Anh Tuấn – B22DCCN758

3 Lê Xuân Vũ – B22DCPT308

4 Phạm Thành Long - B22DCCN505

5 Lê Trung Hiếu - B22DCDT112

6 Trần Đức Tài - B22DCKH106

7 Bùi Hồng Quân - B22DCDT244

8 Ngô Minh Phong - B22DCKH085

9 Đỗ Anh Tuấn - B22DCVT483

10 Nguyễn Đức Thuận - B22DCPT268

HÀ NỘI, THÁNG 3/2024


I. Tập quán pháp:

1. Khái niệm:
- Tập quán: tập quán là những quy tắc xử sự trong xã hội, được hình thành trong
đời sống xã hội hoặc giao lưu quốc tế, đang tồn tại và được các chủ thể thừa
nhận như là những quy tắc xử sự chung.
- Tập quán pháp: được hình thành trên cơ sở tập quán; tập quán pháp là tập quán
được nhà nước công nhận nên trở thành những quy tắc xử sự mang tính chất bắt
buộc và có tính chất pháp lý.

2. Sự hình thành tập quán pháp:


- Ra đời cùng với sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy, tập quán pháp được
sử dụng phổ biến trong các nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến.
- Tập quán pháp có ưu điểm là có nguồn gốc trực tiếp từ cuộc sống nên gần gũi
với các đối tượng điều chỉnh trong cuộc sống hàng ngày.
- Ngoài ra, tập quán pháp vừa hình thành chậm, vừa có tính bảo thủ và rất khó
thay đổi nên không phải là hình thức có thể đáp ứng linh hoạt các yêu cầu của
cuộc sống vốn biến đổi không ngừng.
- Hiện nay, hình thức tập quán pháp vẫn được sử dụng một cách hạn chế trong các
trường hợp cần bổ sung cho khiếm khuyết của các quy định pháp luật thành văn.

3. Đặc điểm của tập quán pháp:

Từ khái niệm nêu trên có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của tập quán pháp như
sau:
- Là những quy tắc xử sự chung tồn tại trong đời sống xã hội được Nhà nước thừa
nhận để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Trong bất cứ xã hội nào, để xã hội tồn tại
và phát triển thì các quan hệ giữa cá nhân với nhau và với xã hội, phải tuân theo
các quy tắc chung nhất định. Những quy tắc đó tồn tại trong tất cả các lĩnh vực
của đời sống hoạt động xã hội. Tập quán pháp là một trong các loại quy tắc
chung đó.
- Tập quán pháp được Nhà nước thừa nhận. Để được coi là tập quán pháp thì bản
thân quy phạm tập quán đó bắt buộc phải được Nhà nước thừa nhận bằng một
trong hai cách: hoặc thông qua một quy định mang tính nguyên tắc cho mọi
trường hợp, hoặc thông qua một quy định chi tiết cho từng trường hợp cụ thể.
- Tập quán pháp điều chỉnh các quan hệ xã hội. Với mục đích là điều chỉnh các
hành vi sai lệch, trái với chuẩn mực xã hội nhằm tạo lập xã hội phát triển ổn định
và lành mạnh.
- Tập quán pháp có phạm vi điều chỉnh rộng, chứa đựng cả luật nội dung và luật
hình thức. Do tập quán được hình thành từ cộng đồng dân cư, từ đời sống xã hội,
nên bản thân tập quán pháp có phạm vi điều chỉnh rộng trong các lĩnh vực khác
nhau của đời sống xã hội.

4. Mối quan hệ giữa tập quán pháp và pháp luật:


- Tập quán pháp và pháp luật có mối quan hệ tác động qua lại rất chặt chẽ với
nhau. Tập quán pháp tác động đến quá trình hình thành các qui định của pháp
luật. Nó được coi là một nguồn luật quan trọng đối với một số hình thức nhà
nước ở các giai đoạn lịch sử khác nhau.
- Tuy nhiên, tập quán pháp cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực. Về vấn đề
thực thi pháp luật, tập quán pháp có một số nội dung lạc hậu gây cản trở đối với
việc thực hiện pháp luật của nhà nước.
- Tập quán pháp có một đời sống thực tế đa dạng, phong phú về cả con đường
hình thành và phương thức tồn tại. Có những tập quán pháp phù hợp với pháp
luật, thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc nhưng cũng có những tập quán trở
thành hủ tục, trái pháp luật.
- Cùng với việc ghi nhận, củng cố, bảo vệ và giữ gìn phong tục tập quán tốt đẹp,
pháp luật giữ vai trò quan trọng trong việc hạn chế, loại trừ những tập quán
không phù hợp với đời sống cộng đồng và pháp luật. Bằng những qui định cụ
thể, pháp luật không cho phép hay liệt kê những tập quán bị cấm.
5. Lợi ích của việc áp dụng tập quán pháp:
- Thứ nhất, tập quán pháp có khả năng thay thế sự điều chỉnh của pháp luật trong
những phạm vi nhất định và ở một số lĩnh vực quan hệ xã hội nhất định. Khác
với pháp luật, tập quán pháp rất linh hoạt và mang tính thích ứng cao trong việc
áp dụng trên thực tế, nhất là với các cộng đồng nhỏ là nơi mà chính tập quán
được hình thành. Trong điều kiện mà trình độ phát triển của các cộng đồng còn
khác biệt nhau thì các quy phạm pháp luật ở trình độ khái quát cao khó xâm
nhập vào các lĩnh vực cụ thể của đời sống cộng đồng. Chẳng hạn, các quy định
về chế độ sở hữu, về sử dụng tài nguyên cũng khó đưa vào áp dụng với một số
tộc người du canh du cư. Vì vậy, tập quán ở các trường hợp này có ý nghĩa quan
trọng để thay thế pháp luật
- Thứ hai, tập quán pháp có vai trò bổ sung cho pháp luật trong những điều kiện
nhất định. Bởi lẽ, trong thực tiễn luôn tồn tại những vấn đề cụ thể mà pháp luật
chưa quy định hoặc quy định chưa đầy đủ. Trong những trường hợp đó, áp dụng
tập quán pháp có ý nghĩa bổ sung cho pháp luật để điều chỉnh các hành vi xã hội.
- Thứ ba, đối với việc thực hiện pháp luật, những tập quán pháp phù hợp lại góp
phần làm cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, tự giác hơn, dựa
trên lòng tin và sự tuân thủ sẵn có của người dân đối với các tập quán. Ngoài ra,
tập quán có tác dụng hỗ trợ cho việc thực hiện pháp luật trong nhiều lĩnh vực,
thể hiện rõ nhất trong việc thực hiện áp dụng các quy định của pháp luật, cho
việc chi tiết hoá, cụ thể hoá pháp luật.

6. Tập quán pháp ở Việt Nam:


- Công nhận và áp dụng: Tập quán pháp có thể được mỗi nhà nước công nhận và
bảo đảm thực hiện bằng cách ghi nhận tập quán pháp trong một văn bản pháp
luật hoặc/và trong bản án, quyết định của Tòa án. Ở Việt Nam, tập quán pháp
được Nhà nước thừa nhận qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.
Điều này phù hợp với nguyên tắc pháp chế, vốn là nguyên tắc cốt lõi trong tổ
chức Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa. Nhiều nước trên thế giới trao thẩm
quyền công nhận tập quán pháp cho Tòa án, ở nước ta việc công nhận tập quán
pháp như là một nguồn của luật chỉ liên quan đến cơ quan lập pháp. Quốc hội là
cơ quan lập hiến, lập pháp duy nhất tại Việt Nam. Quốc hội có thẩm quyền đưa
ra các quy định về vị trí và vai trò của tập quán pháp trong Hiến pháp. Những
quy định cơ bản này là căn cứ để các cơ quan khác thực hiện việc áp dụng tập
quán pháp trên thực tế. Thừa nhận tập quán pháp qua việc ban hành các luật là
con đường phù hợp và phổ biến nhất tại Việt Nam. Với chức năng lập pháp này,
Quốc hội có thẩm quyền công nhận tập quán pháp. Tuy nhiên việc công nhận tập
quán pháp tại Việt Nam cũng có những tiêu chuẩn nhất định. Thứ nhất, tập quán
pháp phải bắt nguồn từ chính phong tục tập quán tồn tại trong cộng đồng dân cư.
Thứ hai, tập quán đó phải tồn tại vào thời điểm được công nhận và áp dụng. Thứ
ba, tập quán đó phải phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng, đảm bảo sự ổn
định và phát triển của xã hội. Đây là các yếu tố cơ bản để thực hiện việc công
nhận tập quán pháp tại Việt Nam.
- Tập quán và vấn đề tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền ở Việt Nam:
nếu việc áp dụng các tập quán của cộng đồng, cả về nội dung và hình thức, mà
không trái với lợi ích chung và các quy định pháp luật khác của Nhà nước, sẽ
góp phần giải quyết các tranh chấp một cách có hiệu quả, nhanh chóng và kịp
thời, góp phần giữ gìn đoàn kết và ổn định trong đời sống cộng đồng dân cư đó,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể liên quan. Cũng nhờ đó, người
dân tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào tôn giáo hay các địa bàn gặp nhiều
khó khăn về kinh tế - xã hội sẽ có khả năng tiếp cận công lý và được bảo vệ
quyền tốt hơn. Như vậy, áp dụng tập quán pháp giúp tăng cường việc tiếp cận
công lý và bảo vệ quyền cho người dân.

II. Tiền lệ pháp:

1. Định nghĩa:
- Tiền lệ pháp hay phép xét xử theo tiền lệ là một hình thức của pháp luật, theo đó
Nhà nước thừa nhận những bản án, quyết định giải quyết vụ việc của tòa án
(trong các tập san án lệ) làm khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho
những vụ việc hoặc trường hợp có tình tiết hay vấn đề tương tự sau đó. Tiền lệ
pháp còn là quá trình làm luật của tòa án trong việc công nhận và áp dụng các
nguyên tắc mới trong quá trình xét xử.
2. Nguồn gốc:
- Án lệ xuất hiện khá sớm trong lịch sử phát triển loài người vào khoảng thế kỉ III
TCN ( túc thời La Mã cổ đại ) và tồn tại dưới hình thức các sắc dụ, phán quyết,
nhằm điều chỉnh các mối quan hệ phù hợp với sự phát triển của xã hội lúc bấy
giờ.
- Trải qua nhiều nét thăng trầm của lịch sử phát triển loài người án lệ được duy trì
và phát triển trong hệ thống pháp luật các nước trên thế giới với một cách chính
thức hoặc không chính thức tồn tại đan xen.
3. Đặc điểm:
- Tiền lệ pháp là bản án, quyết định của Tòa án, tuy nhiên tiền lệ pháp không phải
là mọi bản án, quyết định của tòa án mà là những bản án, quyết định có chứa
đựng trong đó các nguyên tắc, lập luận, phán quyết được Tòa án áp dụng trong
việc giải quyết các vấn đề pháp luật. Những lập luận đó phải là lập luận để giải
thích cho những vấn đề pháp luật còn nhiều cách hiểu khác nhau, có nhiều cách
giải quyết, áp dụng khác nhau hoặc thậm chí là những lập luận để giải quyết một
vấn đề hoàn toàn mới mà chưa có quy định nào của pháp luật điều chỉnh.
- Bản thân tiền lệ pháp được hình thành thông qua hoạt động xét xử của tòa án.
(Tòa án có thẩm quyền bởi không phải Tòa án nào cũng có đủ điều kiện và khả
năng để tạo ra tiền lệ pháp; án lệ được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao lựa chọn, quyết định áp dụng và được công bố bởi Chánh án Tòa án nhân
dân Tối cao). Chỉ khi Tòa án xét xử, giải quyết một vụ việc cụ thể, trả lời câu hỏi
pháp luật cụ thể, gắn liền với vụ việc thực tiễn thì mới có thể tạo ra quyết định,
bản án có thể trở thành tiền lệ pháp.
- Tiền lệ pháp là cơ sở để cho các Tòa án cấp dưới có thể căn cứ vào đó, vận dụng
để đưa ra các quyết định của mình trong khi xét xử một vụ việc tương tự, tức là
có sự lặp đi lặp lại giải pháp của Tòa án khi xét xử các vụ việc có tình tiết tương
tự như nhau. Cơ sở này có thể mang tính chất bắt buộc phải tuân theo hoặc chỉ
mang tính chất tham khảo. Tính tương tự ở đây được hiểu là tương tự nhau về
tình tiết, sự kiện cơ bản và tương tự về vấn đề pháp lý.
- Phạm vi áp dụng của tiền lệ pháp: áp dụng trong quá trình xét xử tại Tòa án nhân
dân có thẩm quyền.
- Tiền lệ pháp phải được công bố và hệ thống hóa.
4. Tiêu chí để chọn án lệ.
- Một là, có giá trị làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau,
phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối
xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể hoặc thể hiện lẽ
công bằng đối với những vấn đề chưa có điều luật quy định cụ thể.
- Hai là, có tính chuẩn mực.
- Ba là, có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
5. Ưu điểm và nhược điểm của tiền lệ pháp
- Ưu điểm:
 Quyết định chính xác: Tiền lệ pháp giúp tạo ra quyết định chính xác và rõ
ràng trên cơ sở các vụ án trước đó. Điều này giúp giảm bất đồng quan
điểm và tăng tính nhất quán trong hệ thống pháp luật.
 Linh hoạt: Có thể điều chỉnh và phát triển theo thời gian và điều kiện mới,
giúp hệ thống pháp luật trở nên linh hoạt hơn để đối mặt với các thách
thức và biến đổi xã hội.
 Tiết kiệm thời gian và chi phí: Tránh việc phải tạo ra luật mới cho mỗi
vấn đề mới xuất hiện, tiền lệ pháp giúp tiết kiệm thời gian và chi phí so
với việc lập ra luật mới cho mỗi trường hợp.
 Tăng tính thuyết phục: Tiền lệ pháp có thể tăng tính thuyết phục của quyết
định, vì nó dựa trên những quyết định đã được kiểm chứng từ trước đó.
- Nhược điểm:
 Giới hạn tính sáng tạo và phát triển: Có thể ngăn chặn tính sáng tạo và
phát triển mới trong lĩnh vực pháp luật, đặc biệt là khi mặc định rằng quy
định của quá khứ là duy nhất và không thể thay đổi.
 Rủi ro thiên vị: Có khả năng tạo ra sự thiên vị và không công bằng, đặc
biệt là trong trường hợp nếu tiền lệ pháp không được cập nhật để phản
ánh giá trị và quan điểm mới của xã hội.
 Phức tạp và khó hiểu: Tiền lệ pháp có thể tạo ra sự mơ hồ trong hệ thống
pháp luật, khiến cho quy định trở nên khó áp dụng.
 Nguy cơ giữ lại quy định lạc hậu: Có thể dẫn đến việc giữ lại những quy
định pháp lý lỗi thời, lạc hậu, không còn phản ánh đúng nhu cầu và giá trị
của xã hội hiện đại.
 Khả năng mắc kẹt trong quyền lực: Có thể dẫn đến việc một số quyền lực
quá mạnh mẽ và ổn định, do không có sự thay đổi lớn trong tiền lệ pháp.
III. Văn bản quy phạm pháp luật

1. Khái niệm:

- Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức thể hiện của các quyết định pháp luật
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự và dưới hình thức
nhất định, có chứa đựng các quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh một loại quan
hệ xã hội nhất định, đước áp dụng nhiều lần trong thực tiễn đời sống và việc thực
hiện văn bản đó không làm chấm dứt hiệu lực của nó.
- Văn bản quy phạm pháp luật là loại nguồn trực tiếp của pháp luật, do đó nó có ý
nghĩa rất lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội tạo lập một trật tự pháp
luật vì sự phát triển lành mạnh của cả xã hội và của từng cá nhân. Yêu cầu đặt ra
là phải xây dựng được những văn bản quy phạm pháp luật có chất lượng, phù
hợp với các đòi hỏi của cuộc sống.
2. Đặc điểm:
- Là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
- Là văn bản được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội đối với những trường
hợp khi có những sự kiện pháp lý xảy ra. Sự thực hiện văn bản không làm chấm dứt
hiệu lực của nó.
- Tên gọi, nội dung, trình tự ban hành được quy định cụ thể trong luật.

3. Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- Văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội và uỷ ban thường vụ quốc hội:

+ Nghị quyết của Quốc hội.

+ Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

- Văn bản quy phạm pháp luật của chủ tịch nước:Lệnh, quyết định của Chủ tịch
nước.
- Văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ
quan ngang Bộ:
+ Nghị quyết, nghị định của Chính phủ.

+ Quyết định chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

+ Quyết định, chỉ thị, thông tư của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ và các
cơ quan khác thuộc Chính phủ.

- Văn bản quy phạm pháp luật của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân
dân tối cao:
+ Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao.

+ Quyết định chỉ thị, thông tư của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối
cao.

- Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch:

Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc
giữa các cơ quan Nhà nước với các tổ chức xã hội.
- Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân:

+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp.

+ Quyết định, chỉ thị của UBND các cấp.

4. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật:


- Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật theo thời gian: Là giới hạn xác định
thời
điểm phát sinh và chấm dứt hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật.

- Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật theo không gian: Là giới hạn tác động
về không gian của văn bản quy phạm pháp luật được xác định bằng lãnh thổ quốc gia
hay địa phương hoặc một vùng nhất định.
- Hiệu lực theo đối tượng tác động: Hiệu lực theo không gian của văn bản quy
phạm pháp luật gắn liền với tác động của nó đối với nhóm người cụ thể.
Thông thường văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trong một lãnh thổ nhất
định cũng có hiệu lực với mọi cá nhân tổ chức thuộc lãnh thổ đó. Tuy nhiên có những
văn bản chỉ tác động tới những công chức Nhà nước hoặc những người thuộc những
ngành nghề nhất định. Cũng có văn bản chỉ liên quan đến người nước ngoài và người
không có quốc tịch v.v...

5. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật:


- Áp dụng từ thời điểm có hiệu lực.
- Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng
một vấn đề, thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
- Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật về cùng một vấn đề do cùng một
cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau thì áp dụng quy định văn bản được ban
hành sau.
- Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm
pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày
văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.
IV. So sánh tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật
Tiêu Tập quán Văn bản quy phạm pháp
Tiền lệ pháp
chí pháp luật
Là tập quán được Là việc làm luật của Tòa án là hình thức thể hiện của các
nhà nước công trong việc công nhận và áp dụng quyết định pháp luật do cơ quan
nhận nên trở các nguyên tắc mới trong quá nhà nước có thẩm quyền ban
thành những quy trình xét xử dựa trên cơ sở hành theo trình tự và dưới hình
tắc xử sự mang những vụ việc đã được quyết thức nhất định, có chứa đựng
tính chất bắt buộc định trước đây cho những trường các quy tắc xử sự chung nhằm
Khái
và có tính chất hợp và vấn đề tương tự. điều chỉnh một loại quan hệ xã
niệm
pháp lý. hội nhất định, được áp dụng
nhiều lần trong thực tiễn đời
sống và việc thực hiện văn bản
đó không làm chấm dứt hiệu lực
của nó.

Giúp điều chỉnh Là một nguồn bổ trợ quan trọng Dễ hiểu, dễ áp dụng trong thực
các quan hệ xã cho pháp luật, đặc biệt trong tế.
hội chưa được những trường hợp chưa có quy Được ban hành theo một trình tự
điều chỉnh bởi phạm pháp luật để giải quyết. chặt chẽ, thường mang tính khoa
văn bản pháp Hình thành nhanh chóng nên học, dân chủ và khái quát cao.
luật. kịp thời điều chỉnh các quan hệ
Là một nguồn xã hội phát sinh trong thực tế.
Ưu
bổ trợ quan Xuất phát từ những việc thực tế
điểm
trọng cho pháp trong xã hội.
luật, đặc biệt
trong những
trường hợp
chưa có quy
phạm pháp luật
để giải quyết.
Thường mang Có thể mang tính chủ quan và Cần có hệ thông các văn bản
tính cục bộ, tính bị hạn chế về hiệu lực pháp hướng dẫn thi hành nên số
bảo thủ và khó luật. lượng các văn bản được áp dụng
áp dụng một Tính khái quát chưa cao nên để giải quyết vụ việc cụ thể tăng
cách thống nhất. gặp nhiều khó khăn trong đánh lên.
Thường hình giá tình tiết để xác định vụ việc Phụ thuộc vào nhiều cơ quan
Nhược thành chậm và có tương tự trên thực tế. ban hành.
điểm ít thay đổi nên Có thể thi thoảng có những lỗ
có thể không hổng pháp lý do chưa dự liệu
đáp ứng được hết tất cả tình huống.
nhu cầu một Công tác lập pháp tốn nhiều thời
cách linh hoạt gian, công sức và chi phí.
trong việc điều
hòa xã hội.

Ví dụ Theo khoản 1 Bộ luật Dân sự (BLDS) nước ta Vào ngày 30/12/2019, Nghị
điều 175 Bộ quy định nghĩa vụ cấp dưỡng định 100/2019/NĐ-CP được
luật Dân Sự: đối với người thân của người Chính phủ ban hành. Nghị định
Ranh giới cũng có tính mạng bị xâm phạm 100/2019/NĐ-CP là văn bản
có thể được xác là cho đến khi chết nếu người mới nhất quy định xử phạt vi
định theo tập được hưởng cấp dưỡng là phạm hành chính. Trong đó, các
quán hoặc theo người đã thành niên và cho khía cạnh quy định và điều
ranh giới đã tồn đến khi đủ 18 tuổi nếu người chỉnh trong hoạt động quản lý
tại từ 30 năm được hưởng cấp dưỡng là nhà nước bao gồm:
trở lên mà người chưa thành niên hay đã – Điều chỉnh các nhóm hành vi
không có tranh thành thai. Tuy nhiên, BLDS về hành vi vi phạm hành chính;
chấp. lại không cho biết nghĩa vụ này – Hình thức, mức xử phạt, biện
bắt đầu vào thời điểm nào nên pháp khắc phục hậu quả đối với
các tòa rất lúng túng. Sau đó, từng hành vi vi phạm hành
một quyết định giám đốc thẩm chính;
của TAND Tối cao phân tích: – Thẩm quyền lập biên bản,…
Theo tinh thần quy định tại
Điều 616 BLDS và hướng dẫn
tại Nghị quyết số 01/2005/NQ-
HĐTP của Hội đồng Thẩm
phán TAND Tối cao thì trong
trường hợp cụ thể này, thời
điểm phát sinh nghĩa vụ cấp
dưỡng phải được tính từ ngày
người bị hại chết.

You might also like