You are on page 1of 105

CHƯƠNG 3.

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT

● Nội dung chủ yếu:


● Nguồn gốc, khái niệm, thuộc tính của pháp luật
● Bản chất, chức năng và hình thức pháp luật
● Quy phạm pháp luật
● Quan hệ pháp luật và sự kiện pháp lý
● Thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật
● Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý

1
Bài 4.
Nguồn gốc, khái niệm và thuộc tính của pháp luật

2
1. Nguồn gốc ra đời Pháp luật

● Trong xã hội CSNT không có pháp luật, tồn tại những quy
tắc xử sự chung thống nhất. Đó là tập quán và các tín điều
tôn giáo.
 Điều chỉnh cách xử sự của con người với nhau theo

tinh thần hợp tác cộng đồng

Đặc điểm  Thể hiện ý chí chung của các thành viên trong xã
hội, được mọi người tự giác tuân theo, thói quen.
 Nếu có ai không tuân theo thì bị cả xã hội lên án,
dư luận xã hội.

3
Nguyên nhân ra đời pháp luật

Khi Nhà nước ra đời, thì:


● Tập quán không còn phù hợp lợi ích của giai cấp thống trị.
● Những tập quán có lợi được giữ lại, vận dụng và biến đổi
để phù hợp ý chí giai cấp thống trị.
● Mặt khác, xã hội xuất hiện các quan hệ phát sinh mới, đòi
hỏi nhà nước phải có những quy định để điều chỉnh theo ý
chí của nhà nước.

4
2. Khái niệm pháp luật

Pháp luật là gì ?

Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự do nhà nước


ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, nhằm
điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí của nhà nước.

5
a. Hệ thống các quy tắc xử sự

Là những quy tắc quy ước ấn định cho sự hoạt động của con
người, được xã hội coi là những chuẩn mực nhất định.

- Cho phép con người được làm gì, không được làm gì và
làm như thế nào?

=> Do vậy, các quy tắc xử sự không chỉ chứ đựng trong pháp
luật, mà còn trong đạo đức, tập quán...

6
b. Ban hành hoặc Thừa nhận

+ Ban hành: Các QTXS được chứa đựng trong các văn bản
QPPL do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành
+ Thừa nhận:
Bằng 02 cách:
- Được quy định trong các văn bản do cơ quan nhà nước ban
hành
- Được các CQNN áp dụng để giải quyết vụ việc cụ thể

7
c. Đảm bảo thực hiện

● Bằng 03 cách:
● Giáo dục, nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật
● Bắt buộc thực hiện
● Cưỡng chế thi hành

8
d. Điều chỉnh các QHXH

Pháp luật chia ra thành các lĩnh vực, ngành luật để điều
chỉnh các quan hệ pháp luật phù hợp

Ví dụ: Ngành luật dân sự; Ngành luật hình sự….

9
3. Các thuộc tính của pháp luật

Tính quy phạm phổ


biến

Tính xác định chặt


chẽ về mặt hình thức

Tính được đảm bảo


bằng nhà nước

10
a. Tính quy phạm phổ biến

● Pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực cho cách xử sự


của con người
● Đưa ra giới hạn cần thiết mà nhà nước đặt ra cho các
chủ thể
● Phạm vi tác động rộng lớn, trên toàn bộ lãnh thổ của
nhà nước

11
b. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

● Pháp luật thể hiện dưới những hình thức nhất định
● Bằng ngôn ngữ pháp lý chính xác, phổ thông, cách diễn
đạt phải rõ ràng, dễ hiểu.
● Xây dựng theo trình tự, thủ tục, thẩm quyền chặt chẽ,
minh bạch

12
c. Tính được đảm bảo bằng nhà nước

● Có tính bắt buộc chung cho các chủ thể


● Nhà nước sử dụng các công cụ, biện pháp để bắt
buộc thực hiện

13
Bài 5.

BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ HÌNH THỨC PHÁP LUẬT

14
1. Bản chất của pháp luật
 Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị được nhà nước thể
chế hoá. Nội dung của ý chí đó được đảm bảo bằng lực lượng vật

Bản chất của giai cấp thống trị

chất  Pháp luật là nhân tố điều chỉnh về mặt giai cấp các mối quan hệ xã
giai hội: thể hiện sự thống trị giai cấp, củng cố và bảo vệ lợi ích của giai
cấp cấp thống trị .

Pháp luật đảm bảo lợi ích của các tầng lớp, giai cấp
khác trong xã hội:
Bản Pháp luật là phương tiện để con người xác lập các
chất QHXH;
xã hội Pháp luật là phương tiện mô hình hoá cách thức xử
sự của con người;
15
Bản chất (tiếp)

Tính
Pháp luật phản ánh phong tục, tập quán, đặc điểm lịch
dân sử, trình độ văn hóa của dân tộc
tộc

Tính Là việc sẵn sàng tiếp nhận những thành tựu của nền
mở văn minh, văn hóa pháp lý của nhân loại để bổ sung,
sửa đổi pháp luật của quốc gia mình

16
2. Chức năng của pháp luật

Chức năng của pháp luật là những phương diện, mặt tác
động chủ yếu của pháp luật, thể hiện bản chất và giá trị
xã hội của pháp luật.

17
Các chức năng chủ yếu

● Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội của pháp luật: thể hiện
2 mặt:
- Pháp luật ghi nhận các quan hệ xã hội chủ yếu trong xã hội;

- Pháp luật bảo đảm các quan hệ xã hội theo định hướng.

● Chức năng bảo vệ của pháp luật: Bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
của xã hội và các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trước
các vi phạm.

18
Các chức năng chủ yếu (tiếp)

● Chức năng giáo dục của pháp luật: Thông qua sự tác động
của pháp luật vào ý thức của con người, làm cho con
người xử sự phù hợp với cách xử sự được quy định
trong các quy phạm pháp luật. Thực hiện thông qua tuyên
truyền hoặc việc xử lý những cá nhân, tổ chức vi phạm.

19
3. HÌNH THỨC CỦA PHÁP LUẬT

3.1. Khái niệm


Hình thức của pháp luật được hiểu là cách thức thể hiện
ý chí của giai cấp thống trị. Là hình thức tồn tại thực tế
của pháp luật, đồng thời là ranh giới tồn tại của pháp
luật trong hệ thống các qui phạm xã hội khác..
HTPL có 02 dạng: Hình thức bên trong (nội tại); Hình
thức bên ngoài của pháp luật.

20
Hình thức của pháp luật

Hình thức bên trong Hình thức bên ngoài


(Nguồn của pháp luật)
Hệ thống pháp luât

Tập quán pháp

Ngành luật

Tiền lệ pháp

Chế định pháp luật

Văn bản QPPL


Quy phạm pháp luật

21
3.2. Hình thức bên ngoài

Là sự biểu hiện ra bên ngoài của pháp luật, là những cái


chứa đựng các quy phạm pháp luật hay còn gọi là Nguồn
của pháp luật.

Có 03 loại nguồn PL: Tập quán pháp, Tiền lệ pháp và Văn


bản Quy phạm pháp luật.

22
Tập quán pháp

Là những tập quán lưu truyền trong xã hội, phù hợp


với lợi ích của NN và với thực tiễn cuộc sống được
nhà nước thừa nhận có giá trị pháp lý, trở thành quy
tắc xử sự chung, được NN đảm bảo thực hiện.
- Lý do thừa nhận: Pháp luật không thể và cũng
không cần thiết phải điều chỉnh hết quan hệ xã hội .

23
Ưu, nhược điểm của Tập quán pháp

● Ưu điểm

- Có thể lấp đầy các kẽ hở của VBQPPL;


- Việc thực hiện dễ dàng;
- Công tác tuyên truyền thuận lợi.
● Nhược điểm

- Có thể dẫn tới cục bộ địa phương;


- Ảnh hưởng đến sự thống nhất của pháp chế;
- Khó khăn khi muốn thay đổi, điều chỉnh.
24
Tiền lệ pháp

Là các quyết định của cơ quan hành chính hoặc tòa án được
Nhà nước thừa nhận như một khuôn mẫu có giá trị pháp lý
để giải quyết những trường hợp tương tự.

Có 02 loại tiền lệ: Tiền lệ hành chính và Tiền lệ tư pháp (gọi


là án lệ).

25
Ưu, nhược điểm

● Ưu điểm

- Có khả năng “bao phủ” những quan hệ xã hội cần điều


chỉnh trong điều kiện pháp luật chưa hoàn thiện;
- Góp phần làm giảm các kẽ hở pháp luật
● Nhược điểm

Trường hợp có quan điểm khác nhau giữa các chủ thể thi
hành, áp dụng dẫn đến không công bằng trong giải
quyết.
26
Văn bản quy phạm pháp luật

“Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà
nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền,
hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong pháp luật.
Trong đó chứa đựng các quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt
buộc, áp dụng nhiều lần, được nhà nước bảo đảm thực hiện
để điều chỉnh các quan hệ xã hội”.

27
Đặc điểm của VBQPPL

● Do các cơ quan NN, người có thẩm quyền ban hành hoặc


phối hợp ban hành;
● Trình tự thủ tục ban hành được quy định chặt chẽ;
● Nội dung chứa đựng các quy tắc xử sự chung, được áp dụng
nhiều lần
● Nhà nước bảo đảm thực hiện.

28
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Cơ quan ban hành Văn bản quy phạm pháp luật
Quốc hội HP, luật, bộ luật, nghị quyết
UBTVQH Pháp lệnh, nghị quyết
Chủ tịch nước Lệnh, quyết định
Chính phủ Nghị định, Nghị Quyết
Thủ tướng chính phủ Quyết định
Bộ trưởng, thủ trưởng CQNB Thông tư
Hội đồng thẩm phán TANDTC Nghị quyết
Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC Thông tư
Tổng kiểm toán nhà nước Quyết định
Giữa các cơ quan nhà nước Thông tư liên tịch
Hội đồng nhân dân Nghị quyết
Ủy ban nhân dân Quyết định
29
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Quốc hội
Hiến pháp, đạo luật, bộ luật, Nghị quyết

Uỷ ban thường vụ QH Chủ tịch nước


Pháp lệnh, Nghị quyết Lệnh, Quyết định

Chính phủ Thủ tướng Chính phủ


Nghị quyết, nghị định Quyết định

Bộ trưởng, Thủ Hội đồng thẩm Viện trưởng Văn bản liên
trưởng CQ phán TANDTC VKSND tối cao tịch
ngang Bộ, CQ
Nghị quyết thông tư Thông tư liên bộ,
thuộc CP
Nghị quyết liên
Thông tư,
tịch

HĐND các cấp UBND các cấp


Nghị quyết Quyết định, chỉ thị
Hiệu lực của VBQPPL

Hiệu lực của VBQPPL là giới hạn tác động của nó theo thời
gian, theo không gian và phạm vi đối tượng thi hành.

Hiệu
Hiệu lực
lực về
về không
thời gian
gian
đối tượng

31
Nguyên tắc áp dụng Văn bản QPPL

● Văn bản QPPL được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực và
cho hành vi xảy ra tại thời điểm văn bản đó đang có hiệu lực.
● Trường hợp các VB QPPL có quy định khác nhau về cùng một
vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
● Trường hợp VBQPPL quy định về cùng một vấn đề do cùng một
cơ quan ban hành có quy định khác nhau, thì áp dụng văn bản ban
hành sau.

32
3.3. Hình thức bên trong của pháp luật

Là cấu trúc (kết cấu) của các yếu tố cấu thành nội dung PL.

Hình thức bên trong gồm:

+ Các nguyên tắc chung của pháp luật,


+ Hệ thống pháp luật;

+ Ngành luật;

+ Chế định pháp luật;

+ Quy phạm pháp luật.

33
Hệ thống Pháp luật

Hệ thống PL là tổng thể các quy phạm pháp luật, được phân
định thành các ngành luật, chế định pháp luật và được thể
hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan
NN ban hành.

34
Ngành luật

Ngành luật là một tổng thể các quy phạm pháp luật điều
chỉnh các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của
đời sống xã hội.
Ví dụ: Ngành luật Hiến pháp; Ngành luật Hành chính

35
Chế định pháp luật

● Là nhóm những QPPL điều chỉnh một nhóm các quan


hệ xã hội cùng loại có liên hệ mật thiết với nhau.

● Ví dụ: Nhóm các quy phạm điều chỉnh quan hệ về


chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản hợp thành chế
định quyền sử hữu trong Bộ luật dân sự.

36
Bài 6.

Quy phạm pháp luật

37
1. Khái niệm

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực


bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối
với các chủ thể trong xã hội, do cơ quan nhà nước, người
có thẩm quyền ban hành và được Nhà nước bảo đảm
thực hiện.

38
2. Đặc điểm quy phạm pháp luật

• Thể hiện ý chí của nhà nước, chứa đựng các quy tắc xử sự
1 chung

• Có tính phổ biến, bắt buộc chung, áp dụng nhiều lần


2

Được thể hiện dưới những hình thức nhất định, đảm bảo tính
3 xác định chặt chẽ về mặt hình thức

Được nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện
4
39
3. Cấu trúc của quy phạm pháp luật

Giả
Quy
Chếđịnh
định
tài

40
Bộ phận giả định
Là phần nêu lên phạm vi tác động của QPPL, những hoàn
cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong cuộc sống và chủ thể gặp
phải điều kiện, hoàn cảnh đó phải chịu sự tác động của
QPPL
● Trả lời các câu hỏi: chủ thể là ai? Điều kiện, hoàn cảnh
nào?.
● Giả định được phân thành: Giả định đơn giản và phức tạp.

Ví dụ: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định


của pháp luật” Là giả định đơn giản.

41
Bộ phận quy định

● Nêu cách xử sự mà mọi chủ thể khi ở vào hoàn cảnh, điều
kiện đã nêu trong phần giả định được phép hoặc bắt buộc
phải thực hiện. => Mệnh lệnh của NN đặt ra cho chủ thể
phải thực hiện hoặc được thực hiện.
● Trả lời các câu hỏi: có quyền gì? có nghĩa vụ gì? được và
không được làm gì? phải làm gì và làm như thế nào? 
● Quy định được phân thành: dứt khoát và không dứt khoát.

42
Bộ phận chế tài

● Là bộ phận chỉ ra những biện pháp tác động mà nhà


nước sẽ áp dụng với chủ thể không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng mệnh lệnh của NN trong phần quy định
của QPPL.
● Trả lời câu hỏi: Chủ thể vi phạm phải chịu biện pháp gì?
● Chế tài được phân thành: Chế tài cố định và không cố
định

43
Ví dụ 1

Khoản 1 Điều 87 của Luật Giáo dục năm 2005 quy định:
“Người học các chương trình giáo dục đại học nếu được
hưởng học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc
do nước ngoài tài trợ theo hiệp định ký kết với Nhà
nước, thì sau khi tốt nghiệp, phải chấp hành sự điều
động làm việc có thời hạn của Nhà nước. Trường hợp
không chấp hành thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí
đào tạo”
44
Ví dụ 2

Điều 125 BLHS. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh: “1. Người nào giết người trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật
nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với
người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến
03 năm”.

45
Ví dụ 3

Theo quy định tại Điều 127 Bộ luật Hình sự. Tội làm chết
người trong khi thi hành công vụ: “1. Người nào trong khi
thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài
những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ 05
năm đến 10 năm”.

46
Ví dụ 4

Điều 19 của Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của


Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia
đình: “Trong trường hợp người được cấp dưỡng một lần lâm
vào tình trạng khó khăn trầm trọng do bị tai nạn hoặc mắc
bệnh hiểm nghèo mà người đã thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
có khả năng thực tế để cấp dưỡng cao hơn, thì phải cấp
dưỡng bổ sung theo yêu cầu của người được cấp dưỡng”.

47
Ví dụ 5

Khoản 1, Điều 192 của BLHS quy định về Tội trồng cây
thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý như
sau: “Người nào trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa
hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy, đã được giáo
dục nhiều lần, đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống và
đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì
bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”

48
Ví dụ 6

Điều 151 của BLHS quy định: “Người nào ngược đãi
hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu
hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả
nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi
này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không
giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba
năm”

49
Ví dụ 7

Điều 102 BLHS quy định Tội không cứu giúp người
đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng: “1.
Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng
nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không
cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt
cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc
phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.

50
Ví dụ 8:
Điều 6 của Nghị định 46/2016/NĐ-CP về Xử phạt người điều khiển, người
ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (cả xe máy điện)…
1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với :
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường….
b) Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt;
c) Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm.
d) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người
khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ
đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;
đ) Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ,
xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho
người đi bộ…..
2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực
hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước;
b) Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 3 (ba) xe trở lên
………..

51
52
Bài 7.

QUAN HỆ PHÁP LUẬT VÀ SỰ KIỆN PHÁP LÝ

53
1. Khái niệm:

Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của các quan hệ xã


hội xuất hiện dưới tác động điều chỉnh của các quy phạm
pháp luật và các sự kiện pháp lý tương ứng, trong đó, các
bên tham gia có các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định,
được nhà nước đảm bảo và bảo vệ.

54
.

Sự kiện pháp lý

QUAN QUAN
HỆ HỆ
XÃ PHÁP
HỘI LUẬT

Quy phạm pháp luật

55
2. Đặc điểm của QHPL

● QPXH là cơ sở của QHPL;

● QHPL là mang tính ý chí

● Các bên tham gia QHPL có các quyền và

nghĩa vụ pháp lý;

● Được nhà nước đảm bảo và thực hiện


3. Phân biệt QHPL và QHXH
Quan hệ xã hội Quan hệ pháp luật
Thuộc phạm trù chủ quan, xuất hiện
Luôn tồn tại khách quan
trên cơ sở ý chí của nhà làm luật

Được nhiều ngành khoa học Là đối tượng nghiên cứu của khoa học
xã hội khác nhau nghiên cứu pháp lý

Là hình thức pháp lý của quan hệ xã


Là nội dung vật chất của
hội, xuất hiện dưới tác động điều chỉnh
quan hệ pháp luật
của các quy phạm pháp luật.

Có vai trò quan trọng làm trật tự hóa


các quan hệ xã hội, hướng nó phát triển
phù hợp với ý định của nhà làm luật.
57
4. Cấu thành QHPL

4.4.1. Chủ thể quan hệ pháp luật


Là những cá nhân, tổ chức có đầy đủ năng lực tham gia
vào các quan hệ xã hội chịu sự điều chỉnh của pháp luật và
phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của
các văn bản quy phạm pháp luật.
- Đặc điểm của chủ thể quan hệ pháp luật bao gồm:
Năng lực chủ thể: Năng lực pháp luật và Năng lực hành vi
Quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể.

58
Năng
lực pháp
luật

Năng
lực chủ
thể
Năng
lực hành
vi

59
Năng lực pháp luật

● Là khả năng chủ thể được hưởng các quyền, nghĩa vụ


pháp lý khi tham gia các QHPL.
● Đặc điểm:

- Có kể từ khi sinh ra và chỉ mất khi người đó chết đi;


- Không phụ thuộc vào độ tuổi, vào khả năng nhận
thức và điều khiển hành vi của chủ thể;
- Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật như nhau.

60
Nội dung của NLPL

Chia làm ba nhóm quyền chính:


+ Quyền nhân thân: Quyền nhân thân không gắn với tài sản (là các quan
hệ nhân thân không mang lại cho chủ thể bất kỳ một lợi ích vật chất nào:
danh dự, nhân phẩm, uy tín, tên họ) và quyền nhân thân gắn với tài sản
(là các quan hệ mang lại cho chủ thể những lợi ích vật chất nhất định:
quyền tác giả, quyền SHCN, quyền với giống, cây trồng vật nuôi).
+ Quyền sở hữu tài sản, quyền thừa kế.
+ Quyền tham gia vào quan hệ Pl và có các quyền và nghĩa vụ phát sinh
từ các quan hệ đó

61
Năng lực hành vi

Năng lực hành vi là có khả năng chủ thể bằng hành vi của mình xác lập
các QHPL và tự chịu trách nhiệm về hành vi đó
● Đặc điểm:

- Không phát sinh đồng thời với năng lực pháp luật 
- Phụ thuộc vào độ tuổi, khả năng nhận thức và điều khiển hành vi
của chủ thể;

62
Năng lực hành vi của cá nhân

Dưới 6 15 18 tuổi trở


tuổi tuổi lên

Không có NLHV chưa đầy Đầy đủ


NLHV đủ NLHV

63
Nội dung của NLHV

● Người không có NLHV => người chưa đủ 6 tuổi


● Người có NLHV chưa đầy đủ => Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi
● Người có NLHV đầy đủ: => Người từ đủ 18 tuổi trở lên
● Người mất NLHV: Người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác không
thể nhận thức, làm chủ được hành vi.
● Người hạn chế NLHV: Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích
khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình
● Người khó khăn trong nhận thức: Là những người vì tình trạng sức
khỏe, khó khăn trong việc nhận thức mà chưa đến mức mất năng lực
hành vi.

64
Mối quan hệ giữa NLPL và NLHV

● NLPL là điều kiện cần, NLHV là điều kiện đủ để cá nhân, tổ chức trở
thành chủ thể của QHPL.
● Nếu chủ thể có NLPL mà không có hoặc mất NLHV không thể tham gia
một cách tích cực vào các quan hệ pháp luật. Chủ thể chỉ có thể tham
gia thụ động vào quan hệ pháp luật (thông qua người đại diện) hoặc
được nhà nước bảo vệ trong những quan hệ pháp luật nhất định.

65
Năng lực chủ thể của pháp nhân

● Năng lực pháp luật: có từ khi được thành lập hợp pháp và
mất đi khi pháp nhân bị chấm dứt hoạt động

● Năng lực hành vi: Thông qua người đại diện theo pháp
luật của pháp nhân đó

66
4.4.2. Quyền và nghĩa vụ pháp lý
● Quyền pháp lý: là khả năng xử sự của chủ thể mà pháp
luật cho phép và được bảo vệ bằng quyền lực nhà nước.
- Biểu hiện:
+ Chủ thể có khả năng xử sự theo cách thức nhất định mà
pháp luật cho phép;
+ Chủ thể có khả năng yêu cầu các chủ thể có liên quan thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ hoặc yêu cầu họ chấm dứt hành vi cản
trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình;
+ Chủ thể có khả năng yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm
quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
EM 3211 Nguyên lý marketing 67
Nghĩa vụ pháp lý

● Nghĩa vụ pháp lý: là cách xử sự bắt buộc chủ thể phải tiến hành
nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác.

Biểu hiện:

+ Chủ thể phải tiến hành hành động hoặc không thực hiện hành động nhất định
(như hành động như không vứt rác nơi công cộng, không tự ý sửa chữa thay
đổi cấu trúc nhà đang thuê, đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm,...);

+ Chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý khi xử sự không đúng với những quy
định của pháp luật (như bị phạt tiền do không đọi mũ bảo hiểm, buộc phải trả
nợ và chịu lãi suất nợ quá hạn do chậm trả, bị phạt hành chính do hành vi gây ô
nhiễm môi trường).
68
● Là lợi ích về vật chất hoặc tinh thần mà

4.4.3. các chủ thể mong muốn đạt được khi


Khách tham gia vào các QHPL.
thể ● Hình thức của khách thể bao gồm:
của
● Tài sản vật chất;
QHPL
● Phi vật chất: nghề nghiệp, học vị,
quyền tác giả
● Hoạt động chính trị như mít tinh, biểu
tình….
5. Sự kiện pháp lý

● Là những hoàn cảnh, tình huống của


đời sống thực tế được các quy phạm
pháp luật gắn sự phát sinh, thay đổi
hoặc chấm dứt những QHPL cụ thể.
● Sự kiện pháp lý có thể là: hành vi
hoặc sự biến.
● Sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các
QHPL cụ thể.

• 70
Sự kiện
Hành vi pháp lý Sự biến

- Là những sự
- Là những sự
kiện phát sinh
kiện xảy ra thông
không phụ thuộc
qua ý chí của con
vào ý muốn chủ
người
- Gồm: hành động quan của con
người làm phát
hoặc không hành
sinh, thay đổi
động, hợp pháp,
chấm dứt QHPL
không hợp pháp
cụ thể

71
Bài 8. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

Thực hiện PL là quá trình hoạt


động có mục đích mà các chủ thể
pháp luật bằng hành vi của mình
thực hiện các quy định của pháp
luật trong thực tiễn đời sống.

• 72
Tuân theo Pháp luật

Là một hình thức của thực hiện pháp luật, trong đó các
chủ thể không thực hiện những hoạt động mà pháp luật ngăn
cấm.

Lưu ý: Những quy phạm cấm trong luật hình sự, hành
chính được thực hiện dưới hình thức này.

73
Thi hành pháp luật

Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật
thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực.

● Lưu ý: Đây là những quy định về nghĩa vụ của chủ thể.

74
Sử dụng pháp luật

Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp
luật thực hiện các quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.

Lưu ý: Đây là những quy định về quyền pháp lý của chủ thể.
Ví dụ: Tham gia ký kết hợp đồng, thực hiện các quyền khởi
kiện, khiếu nại trong khuôn khổ pháp luật quy định

75
Áp dụng pháp luật

Là hoạt động của Nhà nước thông qua các


cơ quan hoặc người có thẩm quyền tổ chức
cho các chủ thể pháp luật thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của mình.

Là biện pháp quan trọng của thực hiện pháp


luật.

76
Những trường hợp áp dụng pháp luật

● Khi có vi phạm pháp luật xảy ra;

● Khi quyền và nghĩa vụ của chủ thể không thể phát sinh, thay đổi,
chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước.

● Khi có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý mà các chủ thể


không thể giải quyết được, yêu cầu nhà nước giải quyết;

● Phải có sự tham gia của NN trong việc thực hiện các quan hệ PL.

77
Các bước thực hiện ADPL

● Phân tích, làm sáng tỏ những tình tiết của vụ việc cần áp dụng
pháp luật
● Lựa chọn QPPL cần áp dụng và làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa của
QPPL đó.
● Ban hành văn bản áp dụng pháp luật
● Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật

78
Bài 9. VI PHẠM PHÁP LUẬT

1. Khái niệm

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có
năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội
được pháp luật bảo vệ.

79
2. Các dấu hiệu của Vi phạm pháp luật

Hành vi
trái pháp Có lỗi
luật

Xâm hại
hoặc đe Do chủ thể
dọa xâm có năng lực
hại đến TNPL thực
quan hệ hiện
pháp luật

80
a. Hành vi trái pháp luật

● VPPL phải là hành vi xác định của các chủ thể. Hành vi
xác định được thể hiện bằng hành động hoặc không hành
động. Pháp luật không điều chỉnh suy nghĩ, ý định của chủ
thể khi chưa biểu hiện bằng hành vi cụ thể.

● Hành vi xác định đó phải trái với quy định pháp luật.

81
b. Hành vi có lỗi của chủ thể

● Chủ thể thực hiện hành vi VPPL phải có lỗi, lỗi có thể là cố ý
hoặc vô ý.

● Chủ thể thực hiện hành vi không có lỗi thì không được coi là vi
phạm pháp luật.

Ví dụ: Chủ thể thực hiện hành vi trong các trường hợp như: Sự
kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết...không phải là
VPPL.

82
c. Do chủ thể có năng lực TNPL thực hiện

● Chủ thể vi phạm phải có năng lực TNPL thực hiện.

● Trong trường hợp, chủ thể không có năng lực TNPL thì hành vi
không được coi là vi phạm pháp luật.

Ví dụ: Một người bị tâm thần hoặc trẻ em thực hiện hành vi giết
người, thì không bị coi là VPPL

83
d. Xâm hại các QHXH được pháp luật bảo vệ

Hành vi vi phạm phải xâm hại đến các QHXH được pháp luật
bảo vệ.

Ví dụ: Quan hệ sở hữu tài sản, quan hệ nhân thân ….

84
3. Cấu thành vi phạm pháp luật

Mặt
khách
quan

Khách Vi phạm Mặt chủ


thể
pháp luật quan

Chủ thể

85
3.1. Mặt khách quan
Là những biểu hiện ra bên ngoài của VPPL mà con người có thể nhận biết được.

• Thể hiện hành động hoặc không hành động trái quy định pháp luật.
Hành vi
trái pháp • Ví dụ: Hành vi không đóng thuế; Hành vi vượt đèn đỏ...
luật

• Là tổn thất thực tế về mặt vật chất, tinh thần… mà xã hội phải gánh
Sự thiệt chịu hoặc nguy cơ tất yếu phải gánh chịu.
hại của xã
hội • Ví dụ: Hậu quả chết người, hậu quả mất uy tín với khách hàng.

• Hành vi trái PL là nguyên nhân, sự thiệt hại của xã hội là kết quả.
Quan hệ • Ví dụ: Vì hành vi bôi nhọ doanh nghiệp, dẫn đến hậu quả doanh
nhân quả
nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản.

86
3.2. Mặt chủ quan

Là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của
mình và hậu quả do hành vi đó gây ra.
Các yếu tố cấu thành gồm: Lỗi, Động cơ và Mục đích.

87
Yếu tố Lỗi

Lỗi là trạng thái tâm lý phản ánh


thái độ tiêu cực của chủ thể đối với
hành vi trái pháp luật của mình và
hậu quả do hành vi đó gây ra.

Lỗi chia thành: Lỗi cố ý và Lỗi vô ý

88
Phân loại lỗi

LỖI

LỖI CỐ Ý LỖI VÔ Ý

Vô ý Vô ý
Cố ý trực tiếp Cố ý gián tiếp
do cẩu thả vì quá tự tin

89
Lỗi cố ý trực tiếp
Chủ thể vi phạm nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước
thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng mong muốn hậu quả đó xảy ra.

Nhận thức được hành vi của


mình là nguy hiểm cho xã hội
Lý trí
Nhận thức được hậu quả nguy
Cố ý hiểm cho xã hội sẽ xảy ra
trực tiếp
Ý chí Mong muốn cho hậu quả xảy ra

Ví dụ: Hành vi cướp giật túi xách, hành vi đánh người gây thương
tích.

06/17/2022 90
Lỗi cố ý gián tiếp
Chủ thể vi phạm nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước
thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, tuy không mong muốn nhưng có ý thức
để mặc cho hậu quả đó xảy ra
Nhận thức được hành vi của
mình là nguy hiểm cho xã hội
Lý trí
Nhận thức được hậu quả nguy
Cố ý hiểm cho xã hội sẽ xảy ra
gián tiếp
Không muốn cho hậu quả xảy ra
Ý chí

Để mặc cho hậu quả xảy ra

Ví dụ: Ông A kinh doanh cây cảnh, do giá cây có khi lên tới tiền tỷ. Để đề phòng bị
trộm cắp, ông đã dùng dây điện trần bao quanh hàng rào từ tối đến sáng. Anh B do đi
ăn nhậu với bạn về, vô ý đã ngã vào hàng rào nhà ông A, hậu quả là anh B bị chết.
Ông A đã vi vi pháp luật với lỗi cố ý gián tiếp.
06/17/2022 91
Lỗi vô ý vì quá tự tin
Chủ thể thấy trước hành vi của mình có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội,
nhưng hy vọng, tin tưởng hậu quả đó không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

Nhận thức được hành vi của mình


là nguy hiểm cho xã hội

Lý trí Nhận thức được hậu quả nguy hiểm


cho xã hội có thể xảy ra, nhưng tin
Vô ý vì tưởng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc
quá tự tin có thể ngăn chặn được.

Ý chí Không mong muốn hậu quả xảy ra

Không để mặc cho hậu quả xảy ra

Ví dụ: Vụ xe khách bị lũ cuốn tại Hà Tĩnh năm 2010, hậu quả là 20 người
bị chết. Khi lái xe đã cố gắng đi qua đoạn đường có dòng nước chảy siết.
Lái xe đã không lường trước được tốc độ và sức mạnh của lũ cho rằng xe
có thể băng qua. Người lái xe đã mắc lỗi vô ý do quá tự tin.
06/17/2022 92
Lỗi vô ý do cẩu thả
Chủ thể vi phạm (do khinh suất, cẩu thả) không nhận thấy trước thiệt hại cho xã
hội do hành vi của mình gây ra, mặc dù, có thể hoặc cần phải thấy trước hậu quả.

Nhận thức được hành vi của mình


Lý trí là nguy hiểm cho xã hội

Phải thấy trước được hậu quả xảy ra


Vô ý do
cẩu thả
Không mong muốn hậu quả xảy ra
Ý chí
Không mặc cho hậu quả xảy ra

Ví dụ: Một người đi bộ qua đường vô thức (không quan sát) làm
cho 2 xe chạy ngược chiều, do tránh người này đã đâm vào nhau,
hậu quả làm chết người.
06/17/2022 93
Động cơ

● Là nguyên nhân bên trong thúc đẩy chủ thể thực


hiện hành vi vi phạm pháp luật.

- Cán bộ, công chức nhận hối


lộ, động cơ là vụ lợi cá nhân.
- Cố ý gây thương tích cho
người khác để trả thù, do
ghen tuông…
94
Mục đích

● Là kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt


được khi thực hiện hành vi vi phạm.

● Ví dụ: một người thực hiện hành vi cướp giật với mục
đích chiếm đoạt tài sản của người khác.

95
Lưu ý

● Trong mặt chủ quan, Lỗi là dấu hiệu bắt buộc, còn động
cơ và mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc. Trong
thực tế, nhiều trường hợp VPPL chủ thể thực hiện hành vi
không có mục đích và động cơ.

96
3.3. Chủ thể vi phạm pháp luật
- Là cá nhân, pháp nhân có năng lực trách nhiệm pháp lý.
- Năng lực trách nhiệm pháp lý: là khả năng chịu trách nhiệm
pháp lý của chủ thể đối với hành vi vi phạm của mình. Và gắn với
độ tuổi, khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.
Ví dụ: Theo quy định của BLHS, thì: Người từ 14 tuổi trở lên
nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm
rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
Người từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm.


97
Năng lực trách nhiệm pháp lý

Khi truy cứu trách nhiệm pháp lý nếu chủ thể là cá nhân
phải xác định:
+ Chủ thể đã đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật
phải chịu trách nhiệm pháp lý hay chưa?
+ Khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của chủ
thể như thế nào?
Đối với chủ thể là pháp nhân phải chú ý địa vị pháp
lý của pháp nhân đó.

98
3.4. Khách thể
Khách thể của vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp
luật bảo vệ bị hành vi VPPL xâm hại tới.

● Ý nghĩa: Tính chất của khách thể bị xâm hại phản ánh mức độ nguy
hiểm của hành vi VPPL.

● Chú ý: Phân biệt giữa khách thể với đối tượng tác động của hành vi vi
phạm pháp luật.

99
PHÂN LOẠI VI PHẠM PHÁP LUẬT
Loại vi phạm Khách thể Chủ thể Chế tài Ví dụ

Vi phạm Được quy định Cá nhân, Hình sự A giết người bị Tòa án xử phạt
hình sự trong Bộ luật hình pháp nhân 15 năm tù về tội giết người.
sự

Các quy định Cá nhân, Công ty M gây ô nhiễm môi


Vi phạm
trong quản lý hành Hành chính trường do xả nước thải ra sông
hành chính Tổ chức
chính nhà nước bị phạt 15 triệu đồng.

Quan hệ về nhân Cá nhân, Bồi thường A đánh B gây thương tích, Tòa
Vi phạm dân
thân và Quan hệ thiệt hại, phạt án xử buộc A phải bồi thường
sự Tổ chức
tài sản hợp đồng cho B 8 triệu đồng tiền viện phí.

A vi phạm vi phạm nội quy cơ


Quan hệ lao động, quan, Hội đồng kỷ luật họp và
Vi phạm kỷ Cá nhân,
Nội quy trong các Kỷ luật đề nghị hình thức cảnh cáo. Thủ
luật Tổ chức
tổ chức, cơ quan. trưởng cơ quan ra quyết định kỷ
luật cảnh cáo A.
100
4. Trách nhiệm pháp lý

4.1. Khái niệm

Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà
nước và chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó, chủ thể vi phạm phải
gánh chịu các hậu quả bất lợi, các biện pháp cưỡng chế được quy
định trong chế tài của quy phạm pháp luật.

101
4.2. Cơ sở của TNPL

● Cơ sở thực tế là vi phạm pháp luật;

● Cơ sở pháp lý của truy cứu TNPL là quyết định do cơ quan nhà


nước thẩm quyền tiến hành.

● Không truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các trường hợp sau:

+ Chủ thể không có năng lực TNPL;

+ Do sự kiện bất ngờ;

+ Do phòng vệ chính đáng;

+ Thực hiện phù hợp với tình thế cấp thiết.


102
4.3. Phân loại trách nhiệm pháp lý

- Trách nhiệm hình sự: Là trách nhiệm do tòa án áp dụng


đối với người phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự;
- Trách nhiệm hành chính: Là trách nhiệm được áp dụng
đối với chủ thể vi phạm pháp luật hành chính;
- Trách nhiệm dân sự: Là trách nhiệm được áp dụng đối
với chủ thể vi phạm pháp luật dân sự;
- Trách nhiệm kỷ luật: Là trách nhiệm được áp dụng đối
với chủ thể vi phạm kỷ luật.
103
Giải quyết tình huống xác định cấu thành VPPL

Yêu cầu sinh viên áp dụng lý thuyết để phân tích cấu thành 1 VPPL cụ thể:
a. Mặt khách quan: Sinh viên phải nêu được:
- Hành vi trái pháp luật;
- Hậu quả mà xã hội phải gánh chịu;
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi với hậu quả xảy ra.
(xem xét các yếu tố (nếu có) như: Thời gian, địa điểm, dụng cụ …)
b. Mặt chủ quan:  Sinh viên phải:
- Xác định Lỗi của chủ thể thực hiện hành vi VPPL.
- Xác định các yếu tố: mục đích, động cơ khi chủ thể thực hiện hành vi
VPPL.
c. Chủ thể:
Sinh viên phải nêu được yếu tố Chủ thể thực hiện hành vi VPPL.
d. Khách thể:
Sinh viên chỉ ra được Quan hệ xã hội bị hành vi VPPL xâm hại đến.
104
Tình huống

A và B là hai bạn cùng học đại học với nhau. Do mâu thuẫn,
nhiều lần hai đứa đã cãi nhau kịch liệt. Một hôm, khi cùng nhau
đi qua sông Hồng, biết B không biết bơi, A đã đẩy B xuống sông.
A ngồi trên bờ để mặc cho B kêu cứu, khi B đã chìm thì A mới
bỏ về.

● Hỏi:

● 1. Hành vi của A có VPPL không?

● 2. Phân tích cấu thành VPPL của A?


105

You might also like