You are on page 1of 49

Buổi 1: Pháp luật trong môi trường kinh doanh

*Góc độ luật tự nhiên


Trong tự nhiên đã có sẵn những quy luật, luật lệ, đạo đức và công lý, con người tốt nhất là
phải soạn thảo những luật lệ dựa trên những luân lý, đạo lý của tự nhiên (Pháp luật – đạo
đức)
*Góc độ luật thực chứng
• Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị
• Luật thành văn, hay luật pháp, là nguồn gốc tuyệt đối và tối thượng của công lý, không có
mối ràng buộc với những nguyên tắc luân lý và đạo đức
Ý chí giai cấp cầm quyền, hòa hợp vs dân
Khái niệm và bản chất của pháp luật
• Theo quan điểm của Marx, nguyên nhân hình thành nên nhà nước cũng là những nguyên
nhân hình thành nên pháp luật
*Góc độ luật thực định:

*Bản chất của pháp luât


+ tính quy phạm phổ biến
vd: tác phong hsinh; svien; atgt
+ tính bắt buộc thi hành, mang tính đạo đức và xã hội
vd:
+ tính xác định chặt chẽ, ghi nhận trong văn bản pháp luật, từ ngữ chính xác, rõ ràng, 1
nghĩa
*Đặc trưng pháp luật:
+ bắt nguồn từ bản chất sự vật; k phải ý chí bộ máy công quyền
+ hệ thống quy tắc chung; gtri áp dụng cho mng
+ hthong qtac rõ ràng; chứa qdinh, giả định và chế tài
+ công cụ bảo vệ quyền tự nhiên
+ spham của xh và pvu xh
+ mang tính cưỡng chế; đảm bảo bởi sức mạnh quyền lực nhà nước
Phân biệt quy định, giả định và chế tài:
Quy định Giả định Chế tài

Ví dụ: “1. Người nào trong Ví dụ: “Công dân có quyền Ví dụ: “1. Người nào giết
khi thi hành công vụ mà làm tự do ngôn luận, tự do báo người trong trạng thái tinh
chết người do dùng vũ lực chí, tiếp cận thông tin, hội thần bị kích động mạnh do
ngoài những trường hợp họp, lập hội, biểu tình. Việc hành vi trái pháp luật
pháp luật cho phép, thì bị thực hiện các quyền này do nghiêm trọng của nạn nhân
phạt tù từ 05 năm đến 10 pháp luật quy định.” (Điều đối với người đó hoặc đối
năm.” (khoản 1, Điều 127 Bộ 25 Hiến pháp năm 2013), bộ với người thân thích của
luật Hình sự năm 2015), bộ phận quy định của quy người đó, thì bị phạt tù từ
phận giả định của quy phạm phạm là “có quyền tự do 06 tháng đến 03 năm.”
là: “Người nào trong khi thi ngôn luận, tự do báo chí, (khoản 1, Điều 125 Bộ luật
hành công vụ mà làm chết tiếp cận thông tin, hội họp, Hình sự năm 2015) bộ phận
người do dùng vũ lực ngoài lập hội, biểu tình” (được làm chế tài của quy phạm là “thì
những trường hợp pháp luật gì). bị phạt tù từ 06 tháng đến
cho phép”. Bộ phận quy định của quy 03 năm”.
Bộ phận giả định của quy phạm pháp luật trả lời câu
phạm pháp luật trả lời cho hỏi: Phải làm gì? Được làm Bộ phận chế tài của quy
câu hỏi: Tổ chức, cá nhân gì? Không được làm gì? Làm phạm pháp luật trả lời cho
nào? Khi nào? Trong những như thế nào? câu hỏi: Hậu quả sẽ như thế
hoàn cảnh, điều kiện nào? nào nếu vi phạm pháp luật,
không thực hiện đúng mệnh
lệnh của nhà nước đã nêu ở
bộ phận quy định của quy
phạm pháp luật, hoặc được
hưởng gì nếu thực hiện tốt
các quy định của pháp luật.

chức năng pháp luật


+ xã hội
+ định chuẩn
+ dự đoán
+ quy định địa vị pháp lys chủ thể
+ thực thi chính sách nhà nước
Kiến trúc thượng tầng :
Quan hệ pháp luật
Chủ thể -> Khách thể -> Nội dung / -> Chủ thể ->...
Chủ thể pháp luật :
+ năng lực pluat (lúc sinh ra đến lúc chết; khả năng nhận thức) ; ngoại lệ: thai nhi có
thể có nlpl nếu sinh ra mà còn sống)
+ nluc hvi độ tuổi nhất định theo luật; khả năng nthuc; điều khiển hành vi bth)
+ -> nluc chủ thể
điều luật 115 bộ luật dân sự
điều 21 bộ luật dân sự

Năng lực pháp luật


• Khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp
luật
• Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau
Chủ thể pháp luật là tổ chức :

● Một số tổ chức tuy không hội đủ các điều kiện để được công nhận là pháp nhân
nhưng vẫn được công nhận là chủ thể tham gia vào một số quan hệ pháp luật nhất
định
• Ví dụ: hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh
Nội dung:

Khách thể
• Là những lợi ích và giá trị xã hội mà chủ thể tham gia quan hệ pháp luật muốn hướng tới
-nhóm cá nhân
- nhóm pháp nhân (nluc pháp luật và hvi hình thành + châms dứt cùng thời điểm)
+ pháp nhân thương mại ( dựa trên mục đích cỏ hướng về lợi nhuận
không ).vd: trung tâm anh ngữ
+ phi thương mại ( dựa trên k vì mục tiêu lợi nhuận; tái đtu vào xhoi). Vd: ueh;
cơ quan đại diện nhà nc ( trừ doanh nghiệp ),...
Cá nhân ( Thể nhân )
Các hình thức thể hiện của pháp luật
● Thói quen, tập quán → Tập quán pháp
● Án lệ → Tiền lệ pháp (Canada)
● Lẽ công bằng
● Học thuyết pháp lý (quan điểm)
● Luật thành văn
Nguồn của pháp luật
● Tập quán pháp
● Tiền lệ pháp
● Văn bản quy phạm pháp luật
● Lẽ công bằng
Tập quán pháp
• Điều 5. Áp dụng tập quán
• 1. Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân,
pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong
một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng
đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự
. • 2. Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp
dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp
luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
Tiền lệ pháp
Là hình thức nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan hành chính hoặc tòa án đã giải
quyết đối với các vụ việc cụ thể để áp dụng đối với các vụ việc tương tự.
• Là quá trình làm luật của tòa án trong việc công nhận và áp dụng các nguyên tắc mới trong
quá trình xét xử
• Là hình thức pháp luật chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật Anh – Mỹ
Án lệ
• Điều 1. Án lệ
• Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của
Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và
được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng
trong xét xử.
• Điều 01 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Điều 2. Văn bản quy phạm pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy
phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy
định trong Luật này.
Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền,
hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm
pháp luật.
• Luật Ban hành VBQPPL 2015, sửa đổi, bổ sung 2020
Hiệu lực văn bản qui phạm pháp luật
+Thời gian
+Không gian
+ Khách thể (quan hệ xã hội )
+ Đối tượng (Ai?)
vd: luật thương mại
luật dân sự
hiệu lực : từ 1/1/2017
không gian: Nước CHXHCN Việt Nam
Khách thể : điều chỉnh quan hệ dân sự ( nhân thân và tài sản )
Đối tượng: Cá nhân, pháp nhân
Đặc điểm của văn bản QPPL
❑VBQPPL là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm
quyền
❑VBQPPL là văn bản có chứa đựng quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung đối với mọi chủ
thể pháp luật mà nó điều chỉnh
❑VBQPPL được áp dụng nhiều lần trong đời sống, được áp dụng trong mọi trường hợp khi
có sự kiện pháp lý xảy ra. VBQPPL chỉ hết hiệu lực khi bị thay thế, bãi bỏ, hết hiệu lực theo
quy định của pháp luật
❑Tên gọi, nội dung và trình tự ban hành các loại VBQQPPL luôn phải tuân thủ những quy
định chặt chẽ của pháp luật
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật:

- từ nhóm thông tư- liên tịch trở lên: trung ương ( phạm vi điều chỉnh toàn quốc)
- từ nhóm địa phương………….dưới: phạm vi đia phương
- (1) Các loại văn bản trong hệ thống VBQPPL theo thang giá trị pháp lý từ cao
xuống thấp
-
Hiệu lực thời gian: Điều 156 LBHVBQPPL 2015,2020

Hiệu lực của văn bản QPPL


• Những trường hợp hết hiệu lực
❑Hết thời hạn có hiệu lực được quy định trong văn bản
❑Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng chính văn bản mới do chính cơ quan đã
ban hành văn bản đó
❑Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Hiệu lực không gian của văn bản QPPL Dựa vào cơ quan ban hành:
❑Cấp trung ương: Phạm vi toàn quốc
❑Cấp địa phương: Trong phạm vi đơn vị hành chính đó
Nguyên tắc áp dụng văn bản QPPL
● Hiệu lực pháp lý cao hơn
● Trong trường hợp cùng cơ quan ban hành, áp dụng VBQPPL
● Ra đời sau Trách nhiệm pháp lý
● Ưu tiên Điều ước quốc tế (ngoại lệ: Hiến pháp)
Quy phạm pháp luật
KHÁI NIỆM
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước ban
hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội và được nhà nước bảo đảm để thực hiện.
ĐẶC ĐIỂM
• Quy phạm pháp luật là quy tắc chung
• Quy phạm pháp luật luôn đi kèm chế tài của nhà nước
• Quy phạm pháp luật là quy tắc rõ ràng chính xác và một nghĩa
Cơ cấu của Quy phạm pháp luật
Giả định • Nêu lên phạm vi tác động của QPPL
Quy định • Nêu lên cách xử sự
Chế tài • Nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến sẽ áp dụng
Văn bản áp dụng pháp luật
Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản có chứa các quy tắc xử sự cá biệt, mang tính
quyền lực nhà nước do cơ quan, quan chức, công chức nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ
chức xã hội được nhà nước trao quyền ban hành theo quy định của pháp luật đối với những
quan hệ cụ thể, cá biệt nhằm thiết lập quyền và nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, cơ quan, tổ
chức nhất định hoặc xác định trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể vi phạm pháp luật,
được áp dụng một lần.

Ví dụ về quyền lợi được nghỉ ngày lễ, tết của người lao động:
- Trong Văn bản quy phạm pháp luật - Bộ luật lao động hiện hành có quy định tại Điều 112
về quyền lợi được nghỉ hưởng nguyên lương vào các ngày lễ tết, cụ thể ngày Lễ Quốc Khánh
hàng năm sẽ được nghỉ 2 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc
sau).
- Trong Văn bản áp dụng pháp luật, cụ thể ở đây là Công văn số 245/VPCP-KGVX truyền đạt ý
kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lịch nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9/2022 được nghỉ 4 ngày, là
từ 1/9/2022 đến 4/9/2022 (Tức từ thứ 5 đến hết Chủ Nhật).
Vi phạm pháp luật
• Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật và có lỗi
do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. Xâm hại các quan hệ xã hội được
pháp luật bảo vệ và gây hậu quả hoặc đe dọa gây hậu quả thiệt hại cho xã hội
Dấu hiệu của vi phạm pháp luật
❑Hành vi xác định của con người/ tổ chức cụ thể
❑Trái với quy định của pháp luật hiện hành
❑Có chứa đựng lỗi cố ý hoặc vô ý của chủ thể
❑Chủ thể phải có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý theo luật định
CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH

Vi phạm pháp luật


Khách thể
• Là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị các hành vi VPPL xâm hại.
• Tính chất của khách thể phản ánh mức độ nguy hiểm của hành vi VPPL
Mặt chủ quan – lỗi
MẶT KHÁCH QUAN
• Là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật
• Bao gồm: hành vi trái pháp luật, hậu quả của hành vi và mối quan hệ nhân quả giữa chúng,
thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn
Phân loại vi phạm pháp luật

Trách nhiệm pháp lý:


• Hậu quả bất lợi mà cá nhân, tổ chức phải gánh chịu khi không thực hiện đúng các quy định
trong quy phạm pháp luật
● Trách nhiệm pháp lý chỉ phát sinh khi có VPPL Do cơ quan nhà nước, người có thẩm
quyền tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục luật định
● Hình thành trên quyết định của nhà nước Trách nhiệm pháp lý liên quan mật thiết
với cưỡng chế nhà nước
- một hành vi vi phạm pháp luật chịu trách nhiệm một loại trách nhiệm, một chủ thế
*hành chính và hình sự k đi kèm trong cùng một loại vi phạm pháp luật ( vif chịu
trách nhiệm với nhà nước)
*Phân loại
+ Dân sự
+ Hình sự
+ Hành chính
+ Kỷ luật
LƯU Ý:
Đặt ra khi và chỉ khi có hành vi vi phạm pháp luật Hành vi VPPL không phải chịu TNPL tương
ứng nếu:
+ Được miễn trừ theo quy định của luật Quá thời hiệu truy cứu Hành vi vi phạm pháp luật
đã chuyển hóa
HIẾN PHÁP VÀ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH
Điều 14, hiến pháp 2013.
1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về
chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo
Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong
trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức
xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Điều 32/ HP 2013
. 1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh
hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế
khác.
2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.
3. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng
khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài
sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.
Điều 33. Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không
cấm. (Hiến pháp 2013)
● Tự do sở hữu
● Tự do lựa chọn loại hình kinh doanh
● Tự do cạnh tranh
● Tự do hợp đồng
● Tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp
● Tự do giải thể, phá sản
Quyền con người và quyền công dân
- Quốc hội: làm luật quyền lập pháp
- Tòa án nhân dân - Viện kiểm sát nhân dân: Quyền xét xử ( Quyền tư pháp )
- Chính phủ - UBND : Thi hành ( Quyền hành pháp )
=> 3 quyền đối chọi và kiềm chế lẫn nhau ( thuyết tam lập). Ở Việt Nam không ghi nhận
nhóm quyền rành mạch, bộ máy tổ chức VN khác vs bộ máy phương tây
BUỔI 2: QUYỀN TÀI SẢN
Phân loại tài sản:
Căn cứ vào tính di dời hay không di dời được Điều 107 BLDS 2015
● BẤT ĐỘNG SẢN
● ĐỘNG SẢN: Tất cả những tài sản không phải bất động sản
Vật : hữu hình ( phân loại hữu hình vs vật vô hình khác ), mang một số tính chất đặc
biệt để được xem là 1 tài sản dưới góc độ pháp lý. Phải trao đổi được vs người bán
vd: Không khí trong tự nhiên, nước suối, nước sông, nước biển... không được coi là
vật. Nhưng nếu các vật này được đóng vào bình nước hay được làm nóng, làm lạnh...
lại được coi là vật.
=> mang lại giá trị trực tiếp cho các mối quan hê
vd : bằng đại học, bằng lái xe ( k phải vật ), giấy tờ chứng minh năng lực do k thể trao
đổi lấy về lợi ích kinh tế khác
- Tiền: + vật trao đổi nhanh giá để phân chia
+ giá trị đền bù khi gây hư hại
- Quyền tài sản:Vô hình: giá trị - trao đổi
- Quyền sở hữu trí tuệ
- Quyền cấp dưỡng
( sổ tiết kiệm : vật hữu hình c/m tài sản vô hình )
- Giấy tờ có giá.
Vd: cổ phiếu, chứng khoán, trái phiếu
Phân loại tài sản
- Căn cứ vào tính di dời hay không di dời được. ( Điều 107 BLDS 2015)
- Căn cứ vào nguồn gốc hình thành: Điều 109 BLDS 2015: Hoa lợi và lợi tức
Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại. Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc
khai thác tài sản”. Tài sản mới được hình thành k thay đổi hình dạng/ bản chất tài
sản ban đầu.
vd: Thịt bò không phải hoa lợi hay lợi tức ( do giết đi sinh mạng con bò)
+ Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại. Ví dụ: Gia súc nhỏ do mẹ chúng đẻ ra.

+ Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản. Ví dụ: Tiền lãi thu được từ việc cho
vay tài sản.
- Căn cứ vào tính chất độc lập của vật: Điều 110 BLDS 2015: Vật chính và vật phụ
Vật chính tồn tại k phụ thuộc vật phụ, vật phụ phải đi kèm vật chính
vd: tivi : vật chính; remote: vật phụ
- Căn cứ vào tính chất và tính năng sử dụng: Vật chia được và vật không chia được
(Điều 111 BLDS 2015)
Vật chia được dựa vào mặt vât lí k mất đi tính chất, vật k chia: chia bằng tiền
- Căn cứ vào tính chất ổn định về giá trị và công dụng của vật: Vật tiêu hao và vật
không tiêu hao (Điều 112 BLDS 2015)
vật tiêu hao: dùng 1 lần; vật k tiêu hao: dùng đi dùng lại ( ko là đối tượng của giao
dịch mượn tài sản)
- Căn cứ vào tính cá biệt của vật: Vật cùng loại và vật đặc định (Điều 113 BLDS 2015)
Vật đồng bộ: Điều 114 BLDS 2015
vật cùng loại: thay thế giao dịch cho nhau trong việc mua bán tài sản
Chiếm hữu
*Trạng thái pháp lí, tài sản nằm trong sự quản lí của một hoặc một số chủ thể, chưa
chắc chắn có phải chủ sở hữu hay k
Chiếm hữu: Điều 179 BLDS 2015 “Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản
một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản”
● Chiếm hữu ngay tình: Điều 180 BLDS 2015 Có căn cứ cho rằng mình có quyền
đối với tài sản đang chiếm hữu
● Chiếm hữu không ngay tình: Điều 181 BLDS 2015 Biết hoặc phải biết rằng
mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu
● Chiếm hữu công khai: Điều 183 BLDS 2015 Chiếm hữu minh bạch, không giấu
diếm, tài sản được sử dụng đúng tính năng, công dụng, được bảo quản giữ
gìn
● Chiếm hữu liên tục: Điều 182 BLDS 2015 Chiếm hữu trong một khoảng thời
gian, không có tranh chấp hoặc có tranh chấp nhưng đã được giải quyết
(quyết định, bản án có hiệu lực)
Quyền sở hữu
- Quyền chiếm hữu: Quyền chiếm hữu bao gồm việc chiếm hữu của chủ sở
hữu và chiếm hữu của người không phải là của chủ sở hữu, là việc chủ thể
nắm giữ, chi phối tài sản trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối
với tài sản, quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản

- Quyền sử dụng: (Điều 189 BLDS 2015:)


Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài
sản. Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận
hoặc theo quy định của pháp luật.
- Quyền định đoạt:
Điều 192 BLDS 2015 “Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu
tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.” Điều kiện thực
hiện quyền định đoạt:
Điều 193 BLDS 2015
◦ Chủ thể là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
◦ Không trái quy định pháp luật
◦ Trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật (ví dụ: mua bán bất động sản)
Hạn chế quyền định đoạt:
Điều 196 BLDS 2016: theo quy định của LUẬT
◦ Quyền ưu tiên mua

Không phải chủ sở hữu: Chỉ được thực hiện quyền định đoạt theo ủy quyền
hoặc theo quy định của pháp luật (Điều 195 BLDS 2015)
=> Quyền chiếm hữu và quyền sử dụng đi đôi với nhau
Xác lập đối với chủ sở hữu:
Điều 221 -236 BLDS 2015 Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong
trường hợp sau đây:
1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động
sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
2. Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định
của tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
3. Thu hoa lợi, lợi tức.
Điều 221 -236 BLDS 2015 Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong
trường hợp sau đây:
4. Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.
5. Được thừa kế.
6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô
chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp,
chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc,
gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.
7. Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định tại điều 236 của bộ luật này.
8. Trường hợp khác do luật quy định.
CHẤM DỨT QUYỀN SƠR HỮU
Điều 237-244 blds 2015 Quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác.
2. Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình.
3. Tài sản đã được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy.
4. Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu.
5. Tài sản bị trưng mua.
6. Tài sản bị tịch thu.
7. Tài sản đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định của bộ
luật này.
8. Trường hợp khác do luật quy định.
Các quyền khác đối với tài sản
Quyền đối với tài sản thuộc QSH của chủ thể khác
● Quyền đối với bất động sản liền kề (Điều 245 - 256 BLDS 2015)
● Quyền hưởng dụng (Điều 257 – 266 BLDS 2015)
● Quyền bề mặt (Điều 267 – 273 BLDS 2015)
Bảo vệ quyền sở hữu
Nguyên tắc: Điều 163 BLDS 2015
1. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác
đối với tài sản.
2. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc
gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, nhà nước trưng mua hoặc
trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.

Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký QSH từ người chiếm hữu ngay
tình (Điều 167 blds 2015)
● Người chiếm hữu ngay tình có được tài sản thông qua hợp đồng
không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản.
● Người chiếm hữu ngay tình có được tài sản thông qua hợp đồng có
đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản: Động sản bị lấy
cắp, bị mất, trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu
Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ
người chiếm hữu ngay tình (Điều 168 BLDS 2015)
Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động
sản từ người chiếm hữu ngay tình Ngoại lệ: Điều 133 Khoản 02 BLDS 2015
● Giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao
dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào
việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không
bị vô hiệu.
● Người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá
tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án,
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản
nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án,
quyết định bị hủy, sửa
Điều 81 BLDS 2015: “Tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu,
sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được
xác lập quyền sở hữu theo quy định của bộ luật này, luật khác có liên quan.”
Đặt vấn đề: Tài sản kinh doanh thuộc hình thức sở hữu nào?
◦ Sở hữu riêng: Tài sản của pháp nhân
◦ Sở hữu chung: ví dụ: sở hữu chung hỗn hợp T
Tài sản góp vốn (Điều 34 LDN 2020)
1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác
có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp
pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài
sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Chuyển quyền sở hữu (Điều 35 LDN 2020) Người góp vốn phải chuyển quyền
sở hữu tài sản góp vốn cho công ty:
● Tài sản phải đăng ký QSH: chuyển quyền theo quy định pháp luật;
● Tài sản không phải đăng ký QSH: giao nhận bằng biên bản
● Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh
nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho
doanh nghiệp.
Định giá tài sản góp vốn (Điều 36 LDN 2020)
Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi,
vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá
định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
Nguyên tắc định giá khi thành lập doanh nghiệp:
● Đồng thuận (100%) Tổ chức thẩm định giá (phải được trên 50% số
thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận)
Nguyên tắc định giá góp thêm vốn vào doanh nghiệp:
● Thỏa thuận định giá giữa HĐTV (Công ty TNHH/ CTHD), HĐQT (CTCP)
với người góp vốn
● Tổ chức thẩm định giá (sự chấp thuận của HĐTV, HĐQT, chủ sở hữu
và người góp vốn)
BTap:
1. Phân loại tài sản: Đ.105, Đ.107, Đ,109
+ Vật, tài sản cố định hữu hình:
+ 1 ngôi nhà ( Bất động sản), lợi tức
+ Tiền thuê ( Động sản), hoa lợi
+ 20 chiếc xe tải ( Động sản) , hoa lợi
+ 1 lô máy móc thiết bị ( Động sản), hoa lợi
+ 200 con bò và 200 con bê ( động sản )
2. Hàng tháng bà Chi phải trả 100 triệu cho: công ty hoa hướng dương
3. Yêu cầu của ông Tâm không có cơ sở. Vì tài sản đã chuyển giao là tài
sản của công ty
4. Nhà: bà Mai chịu rủi ro, vì quyền sở hữu chưa được chuyển giao.
Máy móc: cty hoa hướng dương, vì quyền sở hữu đã được chuyển
giao
5. 1.5 tỷ đồng là thuộc loại tài sản: tiền, động sản, lợi tức
6. thuộc quyền sở hữu của công ty hoa hướng dương
7. Tùy vào quyết định của công ty và của pháp luật
9. Trả 20 tỉ cho công ty hoa hồng vì góp vốn của công ty hoa hồng ( tài
sản của hoa hồng )
Tài sản góp vốn (Điều 34 LDN 2020)
1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng,
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ
thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam => góp
vốn, được chuyển quyền sở hữu sang công ty ( áp dụng với việc thành
lập/ góp vốn)
bài 3/147
1. Các loại tài sản có hợp pháp ( theo điều 34 luật doanh nghiệp
2020)
2. nhà, xe, quyền sở hữu trí tuệ đinhj giá ( đô la mĩ không định
giá ) (điều 36 ldn 2020)
3. khoản 2 điều 36 luật doanh nghiệp 2020, phụ thuộc vào tùy.
trường hợp k có tổ chức thẩm định giá thì tỉ lệ ⅘ là sai, có tổ
chức thậm định giá => đúng
4. trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với gtri
thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn… Đồng thời liên
đới chịu trách nhiệm
5. Điều 35 khoản 1,
+ công ty phải chịu trách nhiệm rủi ro, vì có đăng ký ->
thủ tục ( sang tên ), hoàn tất thủ tục -> tài sản đax
được chuyển quyền sở hữu, rủi ro tài sản của ai người
đó chịu.
+ Chưa đăng kí -> biên bản bàn giao -> chủ sở hữu
1.4/ 164
Tuân thủ quy định điều 193, chủ thể phải có năng lực hành vi, tự mình xác lập giao dịch
tặng cho người khác phải đủ 18 tuổi. Trong trường hợp này, H chưa đủ 18 tuổi
1.6/164
điều 81 luật dân sự, đổi tài sản về thành tài sản công ty. Không còn là sở hữu chung, tùy
theo loại công ty : công ty cổ phần

Buổi 4:
1. Hoạt động kinh doanh:
+ mang tính liên tục, có chuyên môn, kinh nghiệm lặp đi lặp lại nhiều lần
+ mục đích tìm kiếm lợi nhuận
+ tiêu chuẩn đánh giá thuộc vào những người chuyên môn lĩnh vực đó
+ Khoản 21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020
● Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán
hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm
mục đích sinh lợi khác. (Khoản 1 Điều 3 Luật Doanh nghiệp 2020)
2. Chủ thể kinh doanh

Thương nhân:
Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động
thương mại một cách độc lập, thường xuyên và cói đăng ký kinh doanh.
• (Điều 6.1 LTM 2005)
3. Hộ kinh doanh: (điều 79 nghị định 01/2021/ NĐ- CP) bản chất kinh tế, hộ thực hiện
hoạt động kinh doanh (hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng):
+ Cá nhân
+ Thành viên trong 1 hộ gia đình
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh
của hộ.
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc
đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh (Khoản 10 Điều 4
LDN 2020)
Doanh nghiệp tư nhân (Điều 188 LDN 2020)
1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư
nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp
danh.
4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn
góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Vốn đầu tư: Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2020
• Do chủ DNTN tự đăng ký
• Chủ DNTN không phải chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn cho DN
• Có quyền tăng, giảm vốn đầu tư
• Lưu ý: giảm vốn đầu tư thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký: chỉ được giảm sau khi đã đăng ký
với Cơ quan ĐKKD
Tổ chức quản lý DNTN: Điều 190 LDN 2020
• Trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh
• Thuê người khác điều hành hoạt động kinh doanh
• Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể của GĐ, TGĐ do chủ DN quyết định.
• Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của DN.
• Chủ DNTN là đại diện theo PL duy nhất của DNTN.
Công ty được hiểu là sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân hoặc pháp nhân bằng một sự
kiện pháp lý, nhằm tiến hành hoạt động kinh doanh để đạt được một mục tiêu chung nào
đó

Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:


1. a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh
doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành
viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về
các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công
ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty
2 . Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp.
3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào
Công ty đối vốn là công ty: công ty cổ phần và công ty tnhh
CÔNG TY HỢP DANH CÓ 2 CHẾ ĐỊNH
+ Thành viên hợp danh quy định tại tại điều 177 => bắt buộc là cá nhân từ 2 người, có
trách nhiệm vô hạn, đại diện, quản lý công công ty => cthd, không được đồng thời
làm chủ hộ kinh doanh, tv công ty hợp danh khác
+ Thành viên góp vốn: cá nhân hoặc tổ chức, có cx được, ko được điều hành, quản lí
công tý, được tự do chuyển nhượng phần góp vốn, không bị ràng buộc như thành
viên hợp danh

Quy chế pháp lý về vốn:


a. Tăng vốn điều lệ:
- Tăng vốn góp của thành viên hiện hữu
- Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới
b. Giảm vốn điều lệ:
- Thành viên rút khỏi công ty và công ty hoàn trả phần vốn góp (theo quy định của pháp luật
và Điều lệ)
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi:
+ Công nhân Việt Nam mới được thành lập mô hình hộ kinh doanh
+ Độ tuổi và khả năng nhận thức ( đủ 18), không bị tước quyền
+ Không có tư cách pháp nhân ( khác vs các loại hình doan nghiệp khác ) => Mất
đặc điểm của chủ thể kinh doanh mang tính toàn vẹn vì tài sản là tài sản
thành viên trong hộ kinh doanh
+Chịu trách nhiệm vô hạn ( chịu tài sản của chính họ)
Kinh doanh
+ Loại hình thương nhân ( phải đăng kí kinh doanh )
+ Đăng kí kinh doanh ở cấp huyện, nghị định 01/2021/NĐ-CP, điều 79.1, chủ
yếu ở ủy ban nhân dân cấp huyên
+ Đăng kí kinh doạnh ( trừ các lĩnh vực cần được thúc đẩy, sản xuất nông lậm
ngư nghiệp)
+ Tên: không gây nhầm lẫn vs các cụm từ “doanh nghiệp công ty”,....
+ Số lượng lao động không còn hạn chế
+ Địa điểm kinh doanh: cho phép kinh doanh tại nhiều địa điểm ( miễn có 1 nơi
đặt trụ sở chính)
+ Phạm vi, tư cách hoạt động: không được đồng thời là thành viên của hội kinh
doanh, chủ của loại hình doanh nghiệp,... nhưng họ có thể trở thành cổ đông
ctcp, thành viên cty tnhh, thành viên góp vốn cty hợp danh
CÔNG TY TNHH MTV

Hình thành tư cách thành viên của công ty TNHH MTV:


▪ Góp vốn thành lập công ty
▪ Nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế phần vốn góp Chấm dứt tư cách thành viên:
▪ Chuyển nhượng, tặng cho toàn bộ phần vốn góp
▪ Chết (đối với cá nhân) và phá sản, giải thể (đối với tổ chức) Quyền và nghĩa vụ:
• Được quy định trong Luật và Điều lệ công ty
Chủ thể kinh doanh:
Đối vốn:
+ Thành viên: cá nhân, tổ chức
+ Trách nhiệm hữu hạn ( TV)
+ Mở: tự do chuyển nhượng
+ Biểu quyết -> tỉ lệ phần vốn góp
+ Đại diện: ctcp; công ty trách nhiệm hữu hạn
Vốn điều lệ
+ 30 ngày: cam kết góp
+ 90 ngày: thực tế góp
Giảm vốn điều lệ:
+ góp không đủ phải điều chỉnh lại cho đúng nhưng sẽ bị xử phát hành chính nếu họ
cam kết quá nhiều nhưng góp không đủ
+ hoàn trả ( hoạt động ít nhất 2 năm và không có nợ)
• Hoàn trả một PVG
• VĐL không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn
Tăng vốn điều lệ:
+ chủ sở hữu tự tăng
+ gọi thêm người góp vốn
(hệ quả: chuyển đổi loại hình công ty)
MÔ HÌNH CÔNG TY TNHH MTV
“1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ
chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
a) Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
b) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.” (Điều 79.1 LDN 2020)
*1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu có Chủ
tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.” (Điều 85.1 LDN 2020)
Công ty TNHH Hai thành viên trở lên

Vốn điều lệ: Khoản 1 Điều 47 LND 202

0 Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký
thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp
và ghi trong Điều lệ công ty
Vốn điều lệ không được thanh toán đầy đủ và đùng hạn
Hoàn trả một PVG: điều 68.3.a LDN 2020
Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn
điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ
ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
• Chuyển nhượng vốn: Điều 52 LDN 2020
a) chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với
phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;
b) chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy
định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên
còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày chào bán.

Công ty cổ phần Điều 111 LDN 2020


BUỔI 5: TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại ( tính tính chất mua bán
hàng hóa)
- Tranh chấp giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động động thương mại
( thẩm quyền giải quyết trọng tài thương mai)
- tam quyền phân lập ở việt nam có cơ chế phối hợp, điều hành lẫn nhau
- tòa án các cấp xét xử: Tòa án nhân dân tối cao
- tòa án quy trình:
+ sơ thẩm
+ giám đốc thẩm
+ phúc thẩm
+ tái thẩm
- các tòa án chuyên trách: Hình sự -> dân sự -> hành chính -> kinh tế -> GD&NVTN ->
Lao động
- tòa án nhân dân tối cao (GĐT + TT) -> toaf án nd cấp cao (PT) -> toàn án nhân dân
tỉnh/ thành phố (PT + ST)-> tòa án nd quận/ huyện (ST)
- tranh chấp k liên quan bất động sản, chọn nơi làm việc, cư trú, học tập,...
- tranh chấp đất đai ở đâu, giải quyết bắt buộc ở đó ( vd: Gò Vấp)
- tòa án nhân dân tỉnh/ thành phố:
+ vụ án lớn ( vd: Lê văn luyện )
+ có yếu tố nước ngoài vì có thẩm quyền ủy thác tư pháp
+ tài sản tranh chấp nhiều
- liên quan vụ việc cạnh tranh; vụ việc sai luật; vụ việc đã có phán quyết trọng trọng tài
thương mại, bản án có hiệu lực pháp luật
Buổi 6: CTNNHH hai thành viên trở lên:
vốn điều lệ:
Tăng:
thành lập doanh nghiệp, cam kết
Doanh nghiệp gops thêm
Giảm:
+ Hoàn lại
+ mua lại phần vốn góp
=> cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp ( 90 ngày ) + 30 ngày ) thực tế nhận được bao
nhiêu tiền ) => trong thời gian này có thể tự do thay đổi vốn điều lệ, cổ đông có quyền và
nghĩa vụ theo phần số vốn thực tế đã góp
+ Thay đổi tài sản góp vốn >= 50% số tv đồng ý ( vì là công ty đối vốn)

Thủ tục:
+ chào bán cho thành viên hiện hữu với cùng điều kiện
=> Quy định đặc thù điêuf 53 luật 2020:
+ Tăngj cho : Hàng thừa kế -> TV
Không phải hàng thừa kế -> Hôij đồng thành viên đồng ý
+ Dùng trả nợ
Bài tập:
1. . Vốn điều lệ của công ty là bao nhiêu tại thời điểm đăng kí thành lập ?
Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng
ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào
công ty : 17 tỷ ( Khoản 1 điều 47 LDN 2020 )
2. 2. Ngày 5.5.2021, Hội đồng thành viên tiến hành họp. Tỉ lệ biểu quyết của
mỗi thành viên là bao nhiêu ?
- Theo Điều 47 khoản 2 LDN 2020 : Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài
sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được
cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài
sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn
này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết.
Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam
kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại. => Tỉ lệ biểu quyết : Trần Văn
Hoàng : 2/17 Tống Thiên Sơn : 3/17 Công ty CP La Minh: 5/17.
3.
CÔNG TY CỔ PHẦN
Cổ phần:
+ Công phần phổ thông: có quyền biểu quyết , >= 20% cổ phần phổ thông đi cb
+ cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập : điều 120 luật doanh nghiệp, ko tự do
+ Cổ phần ưu đãi phổ tức: được trả nhiều cổ tức hơn ( k kể công ty đó có làm ra nhiều
lợi nhuận hay k ), hạn chế: k tính phiếu biểu quyết trừ trường hợp nghị quyết quyết
định ảnh hưởng đến quyền lợi trưcj tiếp.
+ Cổ phần hoàn lại: thiết kế nhằm mục đích
A, B, C thành lập công ty cổ phần, 25/9/2021, chào bán cổ phần :1000000 ( 500.000
cppt); ( 100.000 cp ưu đãi biểu quyết; 200.000 cổ phần ưu đãi hoàn lại). Mệnh giá
10.000/ cổ phần
A: 200.000 CPPT + 50.000 CPUDBQ
B: 50.000 CPPT + 50.000 CPUDCT
C: 150.000 CPPT + 100.000 CPUD hoàn lại

Buổi 6:
Điều 27 LDN 2020:
1) Ngành nghề kinh doanh:
+ Cấm: luật đầu tư
+ Có điều kiện: Được quản lí chặt chẽ (248 ngành nghề có điều kiện) => Hoạt
động lĩnh vực nào cơ quan đó cấp
+ Tự do đăng ký
2) Tên doanh nghiệp: điều 37 - 41 LDN 2020
3) Hồ sơ:
+ Chủ thể đăng ký thành lập
+ Vốn ;
Điều 34- 36/LDN
*làm việc trong cơ quan nhà nước: công chưcs (vd: chuyên viên sở tư pháp)
*làm việc trong mặt trận tổ quốc, các trường công chức,... sự nghiệp công lập : viên
chức

4) Nộp lệ phí:

* Nguyên nhân giải thể:


+ Tự nguyện
● + Bị thu hồi, (thanh toán hết nợ )
Thủ tục giải thể ( Điều 208 LDN 2020)
Các họat động bị cấm khi giải thể ( Điều 211 LDN 2020)
Phá sản doanh nghiệp ( Luật phá sản 2014): là tình trạng trạngcuar doanh nghiệp,
hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị toàn án nhân dân ra quyết định tuyên bố
phá sản
Doanh nghiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp hợptacs xã
không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong 3 tháng kể từ ngày đến hạn hạn
thanh toán
Chủ thể nộp đơn yêu cầu ( Điều 5 LPS 2020):
1. Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp,
hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

2. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa
thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn
03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với
người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

4. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội
đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa
vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

5. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian
liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần
mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ
thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.

6. Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của
liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

Thủ tục phá sản là thủ tục mang tính tố tụng, phải đem ra toà:
cấp nào?
*Huyện
* Tỉnh : BDS nhiều tỉnh, yếu tố nước ngoài,
ở đâu? ( trụ sở (điều 8 LPS)
Thứ tự phân chia tài sản ( Điều 54 LPS 2014)

a) Chi phí phá sản;

b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động,
quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết;

c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ
trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo
đảm không đủ thanh toán nợ.
( Tiền hết tới đâu, phân chia phần tiền còn lại theo tỉ lệ số nợ tương ứng)

BUỔI 7: LUẬT KINH DOANH


*Hợp đồng dân sự: điều 385 blds 2015
*Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập , thay đổi hoặc chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự
Người lao động •
“1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả
lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
• Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại
Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.”
• Khoản 01 Điều 03 BLLĐ 2019
Người sử dụng lao động •
“2. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá
nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường
hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ..”
• Khoản 02 Điều 03 BLLĐ 2019
QUAN HỆ LAO ĐỘNG:

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG:


● Văn bản
● Thông điệp dữ liệu
● Lời nói cho HĐ có thời hạn dưới 01 tháng (có ngoại lệ)
( Việc làm/ tiền lương/ điều kiện lao động/ quyền và nghĩa vụ)
Phân loại hợp đồng lao động:
● Xác định thời hạn ( Không quá 36 tháng / Không ký quá 02 lần (có một số ngoại lệ)
Lần thứ 03: trở thành HĐ không xác định thời hạn)
● Không xác định thời hạn
Thử việc:
● Theo thỏa thuận
● Không áp dụng với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng
● Thời hạn:
▪ 180 ngày
▪ 60 ngày
▪ 30 ngày
▪ 06 ngày
● Tiền lương thử việc: Ít nhất bằng 85% tiền lương công việc
● Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp
đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Thời giờ làm việc
Thời giờ làm việc bình thường: Điều 105 BLLĐ
+ không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
+ Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng
phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình
thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Tiền lương
• 1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa
thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp
lương và các khoản bổ sung khác.
• 2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
• 3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính
đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
• Điều 90 BLLĐ 2019
Nguyên tắc trả tiền lương
● Đầy đủ, đúng hạn
● Không được hạn chế, can thiệp quyền chi tiêu lương của NLĐ
Kỷ luật lao động
• “Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành
sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do
pháp luật quy định.” (Điều 117 BLLĐ)
Nguyên tắc kỷ luật lao động – Điều 122 BLLĐ 2019
▪ Phải xử lý theo trình tự quy định của luật
▪ Không áp dụng nhiều hình thức xử lý cho một hành vi vi phạm
▪ Với nhiều hành vi vi phạm, áp dụng hình thức xử lý cao nhất
▪ Không xử lý kỷ luật lao động đối với một số trường hợp được luật liệt kê
*chế tài có thể đồng thực hiện hay k? phụ thuộc vào đồng bản chất
*lĩnh vực thương mại, ảnh hưởng 8% -> bị phạt
Hình thức xử lý kỷ luật lao động
• Khiển trách -> Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng -> Cách chức -> Sa thải
BUỔI 8: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
TRANH CHẤP KDTM
• Là các tranh chấp phát sinh do sự bất đồng, xung đột chủ yếu về lợi ích kinh tế giữa các
chủ thể kinh tế liên quan đến hợp đồng kinh tế hoặc các hoạt động kinh tế được pháp luật
quy định là tranh chấp kinh doanh thương mại, thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tài
phán quốc tế
Đặc điểm:
• Gắn với Họat động kinh doanh thương mại
• Chủ thể: thương nhân/ doanh nghiệp
• Các tranh chấp KDTM: Điều 30 BLTTDS 2015
Lưu ý: Phân biệt Tranh chấp KDTM và yêu cầu về KDTM
TRANH CHẤP KDTM
➢ Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức
có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
➢ Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với
nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
➢ Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển
nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
➢ Tranh chấp giữa công ty với thành viên/ người quản lý; tranh chấp giữa các thành
viên công ty Các tranh chấp khác mà PL có quy định
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KDTM
• Là việc các bên tranh chấp thông qua hình thức, thủ tục thích hợp tiến hành giải quyết các
mâu thuẫn, xung đột, bất đồng về lợi ích kinh tế nhằm bảo về quyền và lợi ích chính đáng
của mình.
● Nhanh chóng, thuận lợi -> Không cản trợ hoạt động kinh doanh -> Duy trì quan hệ
hợp tác, tín nhiệm -> Kinh tế, ít tốn kém -> Giữ uy tín, danh tiếng
CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KDTM
+ Tự thương lượng
+ Hòa giải
+ Trọng tài thương mại
+ Tòa án
TỰ THƯƠNG LƯỢNG
• Là hình thức giải quyết tranh chấp các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc và đi đến
thỏa thuận một cách thức giải quyết tranh chấp không cần đến sự tác động hay giúp
đỡ của bên thứ ba.
• Kết quả: cam kết, thỏa thuận về những giải pháp cụ thể giải quyết những xung đột
giữa các bên. Cam kết, thỏa thuận có giá trị như hợp đồng,
HÒA GIẢI
● Là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua sự tham gia của bên thứ ba,
đóng vai trò trung gian để hỗ trợ hoặc thuyết phục các bên tranh chấp tìm
kiếm các giải pháp nhằm chấm dứt xung đột hoặc bất hòa.
● Bên thứ ba không có quyền quyết định giải quyết các vấn đề tranh chấp • Các
bên cần có sự nhượng bộ cần thiết
TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
● Giải quyết tranh chấp tại trọng tài thương mại là quá trình giải quyết tranh chấp do
các bên tự nguyện lựa chọn, trong đó bên thứ ba trung lập (Trọng tài viên) sau khi
nghe các bên trình bày sẽ ra một quyết định có tính bắt buộc đối với các bên tranh
chấp.
Nguyên tắc (Điều 4 LTTTM)
➔ Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó
không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
➔ Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp
luật
➔ Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
➔ Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của mình.
➔ Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
➔ Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
Thẩm quyền giải quyết (Điều 2 LTTTM 2010)
1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động ™
2. Ít nhất một bên có hoạt động thương mại
3. Tranh chấp khác PL có quy định giải quyết bằng TTT
Thỏa thuận trọng tài
● Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài
tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.
● Là điều kiện cần thiết để GQTC bằng trọng tài thương mại
● Hình thức (Điều 16 LTTTM):
+ Thỏa thuận trước: điều khoản trọng tài trong hợp đồng
+ Thỏa thuận sau: thỏa thuận riêng dưới hình thức văn bản như telegram,
fax, thư điện tử,… sau khi có tranh chấp
● Nội dung chính của thỏa thuận:
+ Đối tượng tranh chấp được giải quyết bằng TTTM
+ Hình thức giải quyết tranh chấp trọng tài nào? (Quy chế hay vụ việc? Trung
tâm trọng tài nào giải quyết?)
+ Lựa chon trọng tài viên
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu: Điều 18 LTTTM 2010
● Thẩm quyền : Tranh chấp phát sinh không thuộc thẩm quyền của trọng tài theo luật
● Chủ thể:
+ Người xác lập không có thẩm quyền
+ Người xác lập không có năng lực hành vi dân sự
● Hình thức: Không tuân thủ quy định về hình thức theo luật
● Tự nguyện Bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép và có yêu cầu tuyên bố vô hiệu
● Tính hợp pháp: Vi phạm điều cấm của pháp luật
Thỏa thuận trọng tài
Thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. (Điều 19 LTTTM 2010)
• Tòa án từ chối thụ lý khi có thỏa thuận trọng tài (Điều 6 LTTTM 2010)
• Trường hợp vừa có thỏa thuận GQTC bằng trọng tài, vừa có thỏa thuận GQTC bằng
tòa án? (Khoản 04 Điều 02 Nghị quyết 01/2014/NĐ-HĐTP)
• Yêu cầu giải quyết bằng trọng tài trước khi Tòa thụ lý: ưu tiên trọng tài
• Yêu cầu Tòa án giải quyết: Tòa án phải xác định một trong các bên đã yêu cầu trọng
tài giải quyết hay chưa (thời hạn 5 ngày làm việc)
Các hình thức trọng tài

Trọng tài quy chế Trọng tài vụ việc Ad-hoc

★ là hình thức giải quyết tranh chấp tại ★ là hình thức giải quyết tranh chấp
một Trung tâm trọng tài theo quy theo quy định của Luật TTTM và
định của Luật TTTM và quy tắc tố trình tự, thủ tục do các bên thoả
tụng của thuận
★ Trung tâm trọng tài đó trung tâm ★ Không có tổ chức, không có bộ máy,
trọng tài có tư cách pháp nhân, hoạt không có trụ sở, không có qui chế
động không vì mục đích lợi nhuận, riêng, do các bên tự thỏa thuận
có qui chế riêng. ★ Thành lập khi các bên phát sinh
★ Thành lập và chấm dứt theo các qui tranh chấp thỏa thuận lựa chọntr.
định của Luật TTTM Chấm dứt khi giải quyết xong vụ việc

Quy trình tố tụng trọng tài

Khởi kiện -> Thành lập hội đồng trọng tài -> Phiên họp giải quyết tranh chấp -> Đưa ra phán
quyết trọng tài -> Thi hành phán quyết trọng tài

Phán quyết trọng tài

• Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ
tranh chấp và chấm dứt tố tụng

• Phán quyết có giá trị chung thẩm, không bị kháng cáo, kháng nghị, có hiệu lực thi hành với
các bên
● Ra phán quyết : Hội đồng trọng tài biểu quyết theo nguyên tắc đa số
● Không đạt được đa số: Phán quyết lập theo ý kiến của Chủ tịch HĐ trọng tài

Hủy phán quyết trọng tài (Điều 68 LTTTM 2010)

• Thẩm quyền: Tòa án

• Điều kiện:

+ Có yêu cầu của một bên


+ Thuộc một trong những căn cứ:

a) Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;

b) Vi phạm về thủ thục;

c) Tranh chấp không thuộc thẩm quyền giải quyết bằng trọng tài;

d) Chứng cứ làm căn cứ để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài
sản hoặc lợi ích vật chất khác ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán
quyết;

đ) Phán quyết trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI TÒA ÁN

• Là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan Nhà nước,
nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi
hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế

Thẩm quyền theo cấp Tòa án

TAND tối cao + Giám đốc thẩm, tái thẩm Thủ


tục đặc biệt xem xét lại quyết
định của HĐTP TANDTC

TAND cấp cao + Giám đốc thẩm, tái thẩm (bản


án, quyết định của tòa cấp tỉnh,
cấp huyện
+ Phúc thẩm (bản án, quyết định
của tòa cấp tỉnh
TAND cấp tỉnh + Sơ thẩm (vụ việc thuộc thẩm
quyền của tòa cấp tỉnh)
+ Phúc thẩm (bản án, quyết định
của tòa cấp huyện

TAND cấp huyện + Sơ thẩm

Thẩm quyền theo lãnh thổ (Điều 39 BLTTDS 2015)

Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn (Điều 40 BLTTDS)

• Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn: Tòa án nơi bị đơn cư trú,
làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

• Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức: Tòa án nơi tổ chức
có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;

• Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh
chấp việc cấp dưỡng thì: Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

• Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:Tòa án nơi nguyên đơn cư
trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;

• Nếu tranh chấp về lao động với nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa
án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết

Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có
vai trò trung gian: Tòa án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc,
có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải
quyết;
• Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng:Tòa án nơi hợp đồng được thực
hiện giải quyết;

• Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau:Tòa án nơi một
trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

• Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau:
Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.

Chủ thể tố tụng

Chủ thể tiến hành tố tụng: Chủ thể tham gia tố tụng:

+ Thẩm phán + Nguyên đơn


+ Hội thẩm + Bị đơn
+ Thư ký tòa + Người có QLNVLQ
+ Kiểm sát viên + Người bảo vệ quyền và lợi ích
+ Kiểm tra viên hợp pháp của ĐS Người làm
chứng
+ Người phiên dịch
+ Người đại diện

Trình tự, thủ tục tố tụng tại tòa án


Phiên tòa sơ thẩm
• Chuẩn bị khai mạc phiên tòa
• Khai mạc phiên tòa
• Hỏi tại phiên tòa về việc đương sự thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu
• Nghe đương sự trình bày
• Hỏi nguyên đơn, bị đơn, hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng,
người giám định,…
• Tranh luận tại phiên tòa
• Nghị án và Tuyên án

Khi không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt

• Lần thứ nhất: vắng mặt đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự: hoãn phiên tòa

• Lần thứ hai:

• Nguyên đơn và người đại diện vắng mặt: đình chỉ giải quyết vụ án với yêu cầu khởi kiện
của nguyên đơn và người đại diện này.

• Bị đơn và người đại diện vắng mặt:


• Không có yêu cầu phản tố: Xét xử vắng mặt
• Có yêu cầu phản tố: đình chỉ giải quyết yêu cầu phản tố

• Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện vắng mặt:
• Không có yêu cầu độc lập: xét xử vắng mặt
• Có yêu cầu độc lập: đình chỉ giải quyết yêu cầu độc lập

• Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự: xét xử vắng mặt

• Tạm ngừng phiên tòa (Điều 259 BLTTDS 2015)


• Do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác đối với
người tiến hành tố tụng (không thể thay thế) hoặc người tham gia tố tụng (không có đề nghị
xét xử vắng mặt)
• Cần phải xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ mà nếu không thực hiện thì không
thể giải quyết được vụ án và không thể thực hiện được ngay tại phiên tòa;
• Chờ kết quả giám định bổ sung, giám định lại; • Các đương sự thống nhất đề nghị Tòa án
tạm ngừng phiên tòa để họ tự hòa giải;
• Cần phải báo cáo Chánh án Tòa án để đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy
phạm pháp luật
• Thời hạn: không quá 01 tháng

Hoãn phiên tòa: Điều 233 BLTTDS 2015


• Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên,
người phiên dịch, người giám định tại phiên tòa (Điều 56.2, 64.2, 84.2 BLTTDS 2015 • Sự
vắng mặt của đương sự theo Điều 227 BLTTDS 2015
• Sự vắng mặt của người làm chứng, người giám định theo Điều 229, 230 BLTTDS 2015
• Người phiên dịch vắng mặt mà không có người thay thế (Điều 231.2 BLTTDS 2015) • Xem
xét, quyết định hoãn khi có đề nghị theo Điều 241 BLTTDS
• Thời hạn: Không quá 01 tháng (không quá 15 ngày với thủ tục rút gọn)
Phúc thẩm
● Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án
cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.

Quy trình phúc thẩm

Kết quả:
1. Giữ nguyên bản án sơ thẩm;
2. Sửa bản án sơ thẩm;
3. Hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án & giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm;
4. Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án
5. Đình chỉ xét xử phúc thẩm;
6. Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án
Tái thẩm – Giám đốc thẩm

Tái thẩm Giám đốc thẩm

Là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực • Là xét lại bản án, quyết định của Tòa án
pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng
mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ kháng
bản nội dung của bản án, quyết định mà nghị theo quy định.
Tòa án, các đương sự không biết được khi
Tòa án ra bản án, quyết định đó.
Thủ tục xem xét lại quyết định của HĐTPTANDTC
• Yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến
nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao
• Hệ quả:
• Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật và quyết định về nội dung vụ án;
• Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Tòa án nhân dân tối cao có quyết định
vi phạm pháp luật nghiêm trọng bị hủy do lỗi vô ý hoặc cố ý và gây thiệt hại cho đương sự
hoặc xác định trách nhiệm bồi hoàn giá trị tài sản theo quy định của pháp luật;
• Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp dưới giải quyết theo quy định của pháp luật.

BUỔI 9: TỔNG ÔN TẬP


Hợp đồng lao động: sự thỏa thuận về tiền lương, điều kiện lao đông, quyền và nghĩa vụ của
các bên tham gia quan hệ lao động
+ Bản chất hợp đồng lao động: sự thỏa thuận giữa căác bên
- Khoản 1 và 2 điều 13 bộ luật lao động 2019 quy định
Đặc điểm:
+ Đối tượng của hợp đồng lao động là công việc mà người lao động phải làm
+ Hợp đồng lao động là loại hợp đồng có tính đích danh đối với người lao động
+ Hợp đồng lao động là loại hợp đồng phải được liên tục tục theo thời gian
Phân loại:
+ Thường phân loại hợp đồng dựa trên cơ sở thời hạn hợp đồng:
+ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn ( khoản 1 điều 20 bộ luật lao động 2019)
+ Hợp đồng lao động xác định thời hạn : Áp dụng được cho các công việc xác định được thời
điểm kết thúc ( Không quá 36 tháng), đặc biệt là trong các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh
+ Trường hợp khi hết thời hạn hợp đồng nhưng người lao động vẫn tiếp tục làm việc ( điểm
a,b khoản 2 điều 20/ luật ld 2019)
+ Điểm c khoản 2 điều 20 bộ luật lao động 2019
Giao kết và thực hiện hợp đồng lao động
+ Chủ thể giao kết hợp đồng:
Về phía NLD: khoản 1 điều 3 BLLD 2019
Khoản 4 điều 18 bộ luật lao động 2019
( Độ tuổi lao động chung: tối thiểu ít nhất 15 tuổi, bảo vệ người lao động trong giao kết
hợp đồng tùy theo nhiều độ tuổi quy định luật đi kèm, ( từ 15 tới 18 tuổi phải có sự đồng ý
của người đại diện theo băn bản pháp luật)
+ Điều kiện chủ thể giao kết hợp đồng lao động là NSDLD:
+ Hình thức giao kết hợp đồng:

+ Chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết hậu quả:
Thông báo trưc tiếp bằng lời nói, email,….

Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động: bằng văn bản
(Phải có quy chế rõ ràng được ban hành)
Trách nhiệm 2 bên : trong 14 ngày, có trách nhiệm …. Nhưng k kéo dài quá 30 ngày ( Bộ luật
lao động 2019)
+ Quan hệ giữa NLD – NSLD: bản chất thực hiện theo hướng dẫn, theo chỉ định
+ bản chất: hợp đồng dân sự có sự thỏa thuận giữa hai bên
+ Chủ thể:
1.Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả
lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại
mục 1 Chương XI của Bộ luật này ( Khoản 1/ điều 03 BLLD 19)
2.Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá
nhân có thuê mướn
+Khách thể : khoản tiền lương người lao động vẫn muốn nhận được ( nld là bên yếu thế hơn
vì khả năng thương thảo k bằng, tiềm lực tài chính, kte
+ nhận được tiền lương do nsld trả ) => tránh bóc lột sức lực, cơ quan nhà nước quản lí

Thời giờ làm việc:


Xác định thời hạn: Kí không quá 36 tháng, tối đa 2 lần -> lần 3 của hdld phải là bắt buộc
không xác định thời hạn, phụ thuộc vào mối gắn kết giữa nld và nsdld.
Thử việc:

Thời giờ làm việc:

Tiền lương:
Nguyên tắc trả lương:
+ Đầy đủ, đúng hạn
+ Không được hạn chế, can thiệp quyền chi tiêu lương của nld
Kỷ luật lao động:

Nguyên tắc kỉ luật lao động – Điều luật 122/blld

Hình thức xử lí kỉ luật lao động:

Sa thải trong trường hợp luật định/ điều 125 blld 2018

You might also like