You are on page 1of 57

KHOA QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ DƯỢC

QUY PHẠM PHÁP LUẬT-


VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
MỤC TIÊU

vTrı̀nh bà y được khá i niệ m Quy phạ m Phá p luậ t và
phâ n tı́ch được cá c bộ phậ n ca= u thà nh Quy phạ m
Phá p luậ t

vTrı̀nh bà y được khá i niệ m, đặ c đie? m Vă n bả n quy
phạ m phá p luậ t.
vPhâ n biệ t được cá c loạ i Vă n bả n quy phạ m Phá p
luậ t và hiệ u lực củ a vă n bả n QPPL.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật:


80/2015/QH13, 63/2020/QH14
2. Vanban.chinhphu.vn
Khái niệm quy phạm pháp luật

Quy phạm pháp luật là


§ Quy tắc xử sự chung
§ Có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng
lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ
chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc
đơn vị hành chính nhất định
§ Do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền
ban hành
§ Được Nhà nước bảo đảm thực hiện
Đặc điểm quy phạm pháp luật

v Thể hiện ý chí của Nhà nước, do các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ban hành.

v Được thể hiện dưới hình thức xác địnhà áp dụng thống
nhất.

v Là những quy tắc có tính chất bắt buộc chung, áp dụng


nhiều lần trong đời sống

v Được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế
của Nhà nước
Quy phạm pháp luật
Cơ cấu của QPPL

• Là phần mô tả những tình huống thực


tế, dự kiến, xảy ra trong đời sống xã
Giả định hội cần phải áp dụng quy phạm Pháp
luật đã có.
• Là nêu lên các quy tắc xử sự bắt buộc
các chủ thể phải thực hiện khi ở vào
Qui định hoàn cảnh, trường hợp đã nêu trong
phần giả định.
• Là bộ phận quy định những
Chế tài biện pháp, những hậu quả tác
động tới các chủ thể không
tuân thủ các quy định của quy
phạm Pháp luật.
Quy phạm pháp luật
v Bộ phận giả định của quy phạm pháp luật trả lời cho câu
hỏi: Trong những hoàn cảnh, tình huống nào thì áp
dụng quy phạm pháp luật đó?

§ Vai trò: nhằm xác định phạm vi tác động của pháp luật
(hoàn cảnh/tình huống,chủ thể)

§ Yêu cầu: Nội dung những hoàn cảnh, điều kiện, tình
huống….nêu trong phần giả định phải đầy đủ, rõ ràng,
chính xác, sát với thực tế

§ Cách xác định: trả lời cho câu hỏi “tổ chức, cá nhân nào?
Khi nào? Trong hoàn cảnh, điều kiện nào?”

§ Phân loại: giả định giản đơn, giả định phức tạp
Quy phạm pháp luật

v Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật trả lời câu hỏi:
Khi gặp hoàn cảnh, tình huống đó thì chủ thể phải làm gì?
Được làm gì? Không được làm gì? Làm như thế nào?

§ Vai trò: chứa đựng mệnh lệnh của Nhà nước, cụ thể hóa
cách thức xử sự của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ
pháp luật
§ Yêu cầu: mức độ chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, đảm bảo
nguyên tắc pháp chế
§ Cách xác định: là những từ trả lời cho câu hỏi “ chủ thể sẽ
xử sự như thế nào?”
§ Phân loại: quy định dứt khoát, quy định không dứt khoát
Quy phạm pháp luật
v Bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật

§ Vai trò: là một trong những biện pháp quan trọng nhằm đảm
bảo cho các quy định của pháp luật được thực hiện nghiêm
chỉnh trong thực tế đời sống
§ Yêu cầu: biện pháp tác động tương xứng với mức độ, tính chất
hành vi vi phạm để đảm bảo tính hiệu quả của các biện pháp
và đồng thời phù hợp với các quy định khác trong hệ thống
pháp luật
§ Cách xác định: trả lời câu hỏi “ chủ thể phải chịu hậu quả như
thế nào nếu vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng quy định,
mệnh lệnh được nêu ra ở bộ phận quy định
§ Phân loại: chế tài cố định, chế tài không cố định hoặc chế tài
hình sự/dân sự/hành chính/kỷ luật
Văn bản QPPL

1. Khái niệm.

v Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy
phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền,
hình thức, trình tự, thủ tục quy định.

(Luật ban hành VBQPPL 80/2015/QH13)


Văn bản QPPL

2. Đặc điểm

v Do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

v Chứa đựng những quy tắc xử sự chung bắt buộc.

v Được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội và sự áp


dụng không làm chấm dứt tính hiệu lực của văn bản.

v Văn bản quy phạm Pháp luật có tên gọi, nội dung và
trình tự ban hành được quy định cụ thể bằng Pháp luật.
3.Số, ký hiệu của văn bản QPPL
Số, ký hiệu của văn bản QPPL phải thể hiện rõ
số thứ tự/ năm ban hành/loại văn bản- cơ
quan ban hành văn bản
*Luật, nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, nghị quyết
của UBTVQH: “loại văn bản”: STT/năm ban hành/tên viết
tắt của cơ quan ban hành văn bản và số khóa Quốc hội”
Ví dụ: Luật số 105/2016/QH13

* VBQPPL khác: STT/năm/loại VB- tên viết tắt CQ ban


hành
Ví dụ: Nghị định số 54/2017/NĐ-CP
4. Hiệu lực của văn bản QPPL

vTheo thời gian


vTheo không gian

vTheo đối tượng tác động


4. Hiệu lực của văn bản QPPL

Theo thời gian: là giá trị thi hành của VBQPPL


trong một khoảng thời gian nhất định
Ø Thời điểm phát sinh hiệu lực

Ø Thời điểm chấm dứt hiệu lực


4. Hiệu lực của văn bản QPPL
Ø Thời điểm phát sinh hiệu lực
üVBQPPL bắt đầu có hiệu lực từ thời điểm cụ thể
(ngày hiệu lực)
üNếu không quy định cụ thể ngày hiệu lực thì theo
Luật
+ CQNN TW: sau 45 ngày kể từ ngày thông
qua hoặc ký ban hành
+ HĐND-UBND tỉnh (huyện-xã): 10 (7 ngày)
ü VB QPPL được ban hành theo trình tự , thủ tục
rút gọn: ngày thông qua hoặc ngày ký
4. Hiệu lực của văn bản QPPL

Ø Thời điểm chấm dứt hiệu lực: toàn bộ hoặc 1


phần
ü Hết hiệu lực được quy định cụ thể trong VB

üĐược sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng VB


mới của chính CQNN đã ban hành
üHủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng VB khác
4. Hiệu lực của VBQPPL
v Hiệu lực về không gian: là giá trị thi hành của văn
bản quy phạm pháp luật trong một khoảng không
gian địa lý
Hiệu lực về không gian phụ thuộc vào thẩm quyền
của cơ quan ban hành ra văn bản đó
+ CQNN ở trung ương: hiệu lực trong phạm vi cả
nước
+ HĐND-UBND ở đơn vị hành chính nào thì có hiệu
lực trong phạm vi hành chính đó và phải được quy
định cụ thể ngay trong văn bản đó
4. Hiệu lực của VBQPPL

v Hiệu lực về đối tượng tác động: là giá trị thi hành
của văn bản đối với những đối tượng nhất định.
Hiệu lực về đối tượng không tách rời hiệu lực về
không gian
Ø Văn bản do CQNN ở trung ương ban hành thì có
hiệu lực đối với mọi đối tượng (mọi cơ quan, tổ
chức, cá nhân)
Ø Văn bản do CQNN ở địa phương ban hành thì có
hiệu lực với đối tượng ở địa phương.
5. Phân loại VBQPPL

Căn cứ vào hiệu lực pháp lý


vVăn bản luật: Hiến pháp, Luật (bộ
luật, đạo luật)
vVăn bản QPPL dưới luật: Pháp lệnh,
nghị định, thông tư, lệnh, …
5. Phân loại VBQPPL
Stt Cơ quan ban hành Văn bản
1 Quốc hội Hiến pháp, Luật, Nghị quyết
2 Ủy ban Thường vụ Quốc hội Pháp lệnh, Nghị quyết
3 Chủ tịch nước Lệnh, Quyết định
4 Chính phủ Nghị định
5 Thủ tướng Chính phủ Quyết định
6 Hội đồng Thẩm phán toà án nhân dân tối cao Nghị quyết
7 Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ Thông tư
8 Chánh án TAND tối cao Thông tư
9 Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao Thông tư
10 Tổng Kiểm toán Nhà nước Quyết định
11 UBTV Quốc Hội, Chỉnh phủ với Đoàn chủ tịch Uỷ ban TW mặt trận Nghị quyết liên tịch
TQVN
12 Giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm Thông tư liên tịch
sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao
13 Hội đồng Nhân dân Nghị quyết
14 Ủy ban Nhân dân Quyết định
5. Phân loại VBQPPL
v Mối liên hệ về hiệu lực pháp lý
Trật tự thứ bậc về hiệu lực pháp lý từ cao xuống thấp.
v Mối liên hệ về nội dung
§ Phải thống nhất với nhau về nội dung, không mâu
thuẫn, không chồng chéo về nội dung quy định
§ Phù hợp giữa các ngành luật, chế định luật và quy
phạm pháp luật trong hệ thống cấu trúc bên trong của
pháp luật
§ Các lĩnh vực khác nhau đều có VBQPPL tương ứng
điều chỉnh
5. Phân loại VBQPPL
1. Hiến pháp
vHiến pháp là đạo luật cơ bản của quốc gia. Có
tính pháp lý cao nhất
vDự thảo hiến pháp phải được đăng tải rộng rãi
trên các phương tiện thông tin đại chúng
vQH biểu quyết thông qua - Chủ tịch nước ký lệnh
công bố.
vHiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến
pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, Hiến
pháp năm 2013
5. Phân loại VBQPPL
2. Luật:
v Quy định:
Ø Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ công
vụ, cán bộ, công chức; quyền con người, quyền và nghĩa vụ
của công dân; Trưng cầu dân ý
Ø Chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ, ngân sách nhà nước,
thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học,
công nghệ, môi trường, đối ngoại; quốc phòng, an ninh; vấn
đề khác thuộc thẩm quyền Quốc hội.
v Chủ tịch nước ký lệnh công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ
ngày thông qua.
v Luật là văn bản cao nhất của nhà nước để điều hành hoạt động
quản lý của nhà nước.
5. Phân loại VBQPPL

3. Pháp lệnh
v Ủy ban thường vụ QH ban hành
v Quy định những vấn đề được Quốc hội giao
v Sau một thời gian thực hiện trình Quốc hội xem xét,
quyết định ban hành luật..
Pháp lệnh được ban hành nhằm mục đích điều chỉnh
các quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng nhưng chưa
ổn định, lĩnh vực điều chỉnh hẹp hơn so với các bộ
luật
5. Phân loại VBQPPL
4. Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước
v Tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ
tình trạng khẩn cấp căn cứ vào nghị quyết của UBTVQH;
công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở
từng địa phương trong trường hợp UBTVQH không thể họp
được;
v Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.
5. Phân loại VBQPPL
5. Nghị quyết:
- Nghị quyết để thể hiện kết luận hoặc quyết định được tập
thể thông qua trong một cuộc họp.
- Không đặt ra một quy phạm cụ thể.
v Nghị quyết của Quốc hội:
§ Quy định tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa
ngân sách TW và địa phương;
§ Thực hiện thí điểm 1 số chính sách mới thuộc thẩm quyền
quyết định của QH nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác
với quy định của PL hiện hành
5. Phân loại VBQPPL
5. Nghị quyết:
• Nghị quyết của UBTVQH:
• Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh
• Bãi bỏ/tạm ngưng/ kéo dài pháp lệnh, nghị quyết
của UBTVQH, đáp ứng yêu cầu cấp bách về phát
triển kinh tế- xã hội
§ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp
5. Phân loại VBQPPL
6. Nghị định
1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị
quyết của QH, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH,
lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
2. Quy định các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến
pháp, luật, NQ của QH, PL, NQ/UBTVQH…

3. Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các
bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ
quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ)
5. Phân loại VBQPPL

7. Quyết định
v Quyết định thường dùng để ban hành:
+ Các quy định về biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt
động, thi hành.
+ Các biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước,
5. Phân loại VBQPPL
8. Thông tư
Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ được ban hành để quy định các vấn đề
sau đây:
1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong, luật, nghị
quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy
ban thường vụ Quốc hội lệnh, quyết định của Chủ
tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của
Thủ tướng Chính phủ;
2. Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước
KHOA QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ DƯỢC

VI PHẠM PHÁP LUẬT


TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
Mục tiêu

v Phân tích được các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật
và phân biệt được các loại vi phạm pháp luật

v Trình bày được khái niệm, đặc điểm và các loại trách nhiệm
pháp lý
Vi phạm pháp luật

v Khái niệm

Vi phạm Pháp luật là hành vi của cá nhân hoặc tổ chức


cụ thể được thể hiện dưới dạng hành động hay không
hành động trái với Pháp luật, gây thiệt hại cho xã hội
hoặc các quan hệ xã hội được Nhà nước bảo vệ.
Vi phạm pháp luật

v Cấu thành vi phạm pháp luật: gồm 4 yếu tố

1. Mặt khách quan: là những dấu hiệu biểu hiện ra bên


ngoài của vi phạm pháp luật.

2. Mặt chủ quan của VPPL: lỗi, động cơ, mục đích VPPL

3. Chủ thể của VPPL

4. Khách thể VPPL


Vi phạm pháp luật

v Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật


Dấu hiệu 1: hành vi xác định của con người (biểu hiện ra bên
ngoài, ra thế giới khách quan), nó có thể tồn tại dưới dạng
hành động, không hành động, mang tính nguy hiểm cho xã
hội (gây thiệt hại hoặc đe dọa đến QHXH được NN bảo vệ)

Dấu hiệu 2: hành vi trái pháp luật

Dấu hiệu 3: Chứa đựng lỗi của chủ thể.

Dấu hiệu 4: Hành vi đó phải được thực hiện bởi chủ thể có
năng lực hành vi
Vi phạm pháp luật

v Ví dụ: Điều 102 Bộ luật Hình sự quy định về "Tội không cứu giúp
người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng " như sau:
"Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm
đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu
quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ
đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm“
.

Như vậy, nếu Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng
nguy hiểm đến tính mạng và có điều kiện cứu giúp thì theo yêu cầu
của pháp luật người đó phải ra tay cứu giúp người bị nạn, nếu người
đó không cứu giúp người bị nạn (không hành động) thì họ đã vi phạm
pháp luật và bị xử lý
Vi phạm pháp luật

v Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật

- Hành vi trái với quy định của Pháp luật. hành vi mà chủ thể
không xử sự hoặc xử sự không đúng với yêu cầu của pháp luật

+Làm những gì pháp luật cấm

+Không làm những gì mà pháp luật yêu cầu.

+Sử dụng quyền mà pháp luật trao nhưng vượt quá giới hạn.
Vi phạm pháp luật
v Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật

- Lỗi là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ tiêu của chủ thể khi
thực hiện hành vi trái Pháp luật và làm phương hại đến xã hội,
được thể hiện dưới hai hình thức là cố ý hoặc vô ý
+ Lỗi cố ý trực tiếp: người vi phạm PL nhận thức rõ hành vi của mình là
nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn
hậu quả đó xảy ra

+ Lỗi cố ý gián tiếp: chủ thể vi phạm PL nhận thức rõ hành vi của mình là
nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó, tuy không mong
muốn nhưng có ý thức để mặc hậu quả xảy ra
Vi phạm pháp luật
v Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật

+ Lỗi vô ý vì quá tự tin: chủ thể vi phạm PL thấy trước hành vi


của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng
cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa
được nên đã thực hiện hành vi trái pháp luập và gây ra hậu
quả nguy hại cho XH.

+ Lỗi vô ý do cẩu thả: chủ thể vi phạm PL đã gây ra hậu quả


nguy hiểm cho XH nhưng do cẩu thả nên không thấy trước
hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó, mặc dù phải thấy
trước và có thể thấy trước hậu quả ấy
Vi phạm pháp luật

v Hai hôm trước gia đình ông Nguyễn Văn A trong lúc thi
công đổ mái nhà đã làm rơi một ván gỗ xuống dưới
đường dẫn tới anh Hoàng Văn B bị tử vong do vô tình
đi ngang qua đó và bị ván gỗ rơi trúng người. Dù biết
nhà gần đường và có nhiều người qua lại nhưng ông A
không làm biện pháp phòng tránh nào dẫn tới hậu quả
anh B tử vong.

v Hành vi của ông A là hành vi lỗi cố ý gián tiếp để mặc


hậu quả xảy ra dù đã biết trước.
Vi phạm pháp luật

v A là BS phẫu thuật của BV B. Sau ca mổ ruột thừa BS


A vô tình để quên kéo trong bụng bệnh nhân. Do
không phát hiện sớm chiếc kéo đã làm tổn thương các
cơ quan bên trong bệnh nhân. Sau khi phát hiện do đã
bị nhiễm trùng nặng bệnh nhân đã qua đời.

v Lỗi vô ý do cẩu thả.


Vi phạm pháp luật
v Khi phẫu thuật cho bệnh nhân, bác sĩ Nguyễn Văn X
vì quá tự tin vào khả năng của mình nên cho rằng đây
là một ca dễ, ông đã tự làm mà không mời thêm
chuyên gia nào để hội chuẩn trước khi phẫu thuật theo
quy định dẫn tới hậu quả bệnh nhân đã tử vong do mất
máu quá nhiều.

Lỗi vô ý do tự tin
Vi phạm pháp luật
v Lỗi là yếu tố không thể thiếu trong việc xác định hành vi
VPPL. Trong một số trường hợp có hành vi trái pháp luật
nhưng thực hiện trong hoàn cảnh mà chủ thể không thể
chọn lựa cách xử sự khác, thì hành vi đó không có lỗi
nên cũng không xem là vi phạm pháp luật.

Ví dụ: A điều khiển xe máy tham gia giao thông đúng quy
định. B đi xe đạp đột ngột đổi hướng khiến A xô mạnh vào
xe B, B ngã và bị gãy tay. Hành vi gây tai nạn giao thông
thực hiện trong điều kiện A không thể lựa chọn cách xử sự
khác phù hợp với pháp luật được. A không có lỗi đối với
hành vi trái pháp luật mà mình gây ra.
Vi phạm pháp luật
v Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật

Chủ thể của hành vi trái Pháp luật phải có năng lực hành vi:
chủ thể phải có đủ điều kiện về nhận thức đối với hành vi thực
hiện.

+ Chủ thể là cá nhân có năng lực hành vi là cá nhân hội đủ


điều kiện về tuổi (được quy định theo từng quan hệ pháp luật)
và có khả năng nhận thức làm chủ được hành vi của mình.

Ví dụ: Người chưa đủ 14 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành
vi vi phạm pháp luật hình sự mà mình gây ra.
Vi phạm pháp luật
v Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật
+ Chủ thể là tổ chức vi phạm pháp luật: CQQN, đơn vị vũ trang nhân
dân, tổ chức xã hội, tổ chức có tư cách pháp nhân, ….các tổ chức
nước ngoài theo quy định. Lỗi của tổ chức vi phạm pháp luật được
xác định thông qua các thành viên trong tổ chức đó (trực tiếp gây ra
vi phạm khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao).

+ Tổ chức là chủ thể vi phạm pháp luật, sau khi chấp hành xong
quyết định áp dụng pháp luật phải xác định trách nhiệm pháp lý của
cá nhân gây ra vi phạm PL theo quy định của PL
Các loại vi phạm pháp luật

v Vi phạm hình sự (tội phạm)


v Vi phạm dân sự
v VI phạm hành chính
v Vi phạm kỷ luật
v VI phạm công vụ
Các loại vi phạm pháp luật
• Vi phạm hình sự (tội phạm): Là hành vi nguy hiểm cho
xã hội được quy định trong bộ Luật Hình sự, do người có
năng lực trách nhiệm thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý
các quan hệ xã hội được Nhà nước bảo vệ.
Chủ thể vi phạm hình sự (tội phạm) là các cá nhân.
Ví dụ: A trộm cắp xe máy của B
v Vi phạm dân sự: Là những hành vi nguy hại cho xã hội,
xâm hại tới những quan hệ tài sản, những quan hệ nhân
thân phi tài sản có liên quan với các chủ thể khác trong lĩnh
vực hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng.
Chủ thể vi phạm dân sự là cá nhân hoặc tổ chức.
Ví dụ: A thuê nhà của B nhưng 3 tháng liên tiếp không trả
tiền nhà cho B theo hợp đồng mà không có lý do
Các loại vi phạm pháp luật
v Vi phạm hành chính: Là những hành vi nguy hại cho xã hội,
nhưng khác với tội phạm ở mức độ nguy hiểm, thiệt hại cho
xã hội do nó gây ra.
Chủ thể vi phạm hành chính là cá nhân hoặc tổ chức.
VD: Tháng 9/2008, Bộ TNMT đã phát hiện ra vụ việc sai phạm
của công ty Bột ngọt Vedan (Công ty TNHH Vedan Việt Nam).
- Công ty Vedan đã hằng ngày sả nước thải bẩn (chưa qua xử
lý) trực tiếp ra sông Thị Vải (Đồng Nai) suốt 14 năm qua kể từ
khi đi vào hoạt động (1994): khoảng 45000m3/1tháng.
Các loại vi phạm pháp luật

v Vi phạm kỷ luật: Là những hành vi xâm hại tới chế độ kỷ luật


lao động, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức và gây thiệt
hại đối với hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức đó.
Chủ thể vi phạm kỷ luật là cá nhân làm việc trong cơ quan, tổ chức.

Ví dụ: sinh viên A quay cóp khi thi


Các loại vi phạm pháp luật

v Vi phạm công vụ: Là hành vi VPPL của công chức,


viên chức, CQNN gây ra trong hoạt động công vụ làm
thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
hay tổ chức trong xã hội.
Trách nhiệm pháp lý
v Khái niệm

Là việc Nhà nước bằng ý chí đơn phương của mình,


buộc chủ thể VPPL phải gánh chịu hậu quả bất lợi,
những biện pháp cưỡng chế được quy định ở bộ
phận chế tài của QPPL đối với chủ thể VPPL.

Bắt buộc chủ thể đó phải gánh chịu những hậu quả
bất lợi về mặt vật chất, tinh thần theo quy định Pháp
luật.
Trách nhiệm pháp lý

* Đặc điểm

• Có sự vi phạm Pháp luật của chủ thể.

• Là sự lên án của Nhà nước, sự phản ứng của Nhà


nước đối với vi phạm Pháp luật.

• Thể hiện tính cưỡng chế của Nhà nước đối với hành
vi vi phạm Pháp luật.

• Trách nhiệm pháp lý do cơ quan Nhà nước có thẩm


quyền áp dụng Pháp luật theo thủ tục trình tự luật
định.
Trách nhiệm pháp lý
* Phân loại
• Trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm này chỉ được xác định khi Tòa án áp dụng đối
với chủ thể có hành vi vi phạm Pháp luật được quy định
trong Luật hình sự
Chế tài đối với trách nhiệm hình sự là chế tài nghiêm khắc
nhất (chế tài hình sự).
• Trách nhiệm dân sự
Trách nhiệm này được Tòa án áp dụng đối với các chủ thể
có hành vi vi phạm Pháp luật dân sự.
Chủ thể chịu trách nhiệm dân sự phải dùng tài sản hoặc
công sức của mình bồi thường thiệt hại đã gây ra cho bên bị
thiệt hại (thiệt hại do vi phạm HĐ và thiệt hại ngoài hợp HĐ).
Trách nhiệm pháp lý

* Phân loại
• Trách nhiệm hành chính
Trách nhiệm này do các cơ quan Nhà nước áp dụng đối
với cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hành vi vi phạm Pháp
luật hành chính. Chế tài đối với trách nhiệm hành chính ít
nghiêm khắc so với chế tài hình sự.
• Trách nhiệm kỷ luật
Là loại trách nhiệm do các cơ quan Nhà nước áp dụng đối
với các chủ thể (cán bộ, nhân viên, người lao động) khi họ
có hành vi vi phạm kỷ luật (kỷ luật lao động, kỷ luật Nhà
nước). Chế tài kỷ luật thường được áp dụng như: khiển
trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc…
Trách nhiệm pháp lý

* Phân loại
• Trách nhiệm công vụ
Là loại trách nhiệm do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
áp dụng đối với chủ thể (công chức, viên chức Nhà nước
và cơ quan công quyền) trong khi thi hành công vụ có hành
vi hoặc quyết định hành chính gây thiệt hại đến quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức trong xã hội, bị
khiếu nại, khiếu kiện đòi bồi thường.
Ví dụ: Tòa án tuyên phạt đối với cơ quan Nhà nước có
quyết định hành chính trái luật làm thiệt hại đến tài sản
công dân bị khiếu kiện.
Mối quan hệ giữa trách nhiệm pháp lý
và vi phạm pháp luật
• Vi phạm PL là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý.

• Ứng với mỗi hành vi vi phạm Pháp luật, chủ thể có thể chịu
một hay nhiều trách nhiệm pháp lý.

• Khi vi phạm Pháp luật chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý
nhưng chủ thể có thể không phải gánh chịu trách nhiệm
pháp lý khi có hành vi vi phạm Pháp luật.
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT

You might also like