You are on page 1of 11

Chương 3:

3.2. HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN QUY


PHẠM PHÁP LUẬT CỦA NƯỚC
CHXHCN VIỆT NAM
NỘI DUNG
3.2.1. Khái niệm, đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật
3.2.2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước
CHXHCNVN
3.2.3. Hiệu lực VBQPPL
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP
LUẬT
Khái niệm:

VBQPPL là văn bản do cơ quan nhà nước có


thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định,
trong đó có các quy tắc xử sự chung, được nhà nước
đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội
và được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống.
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Đặc điểm
Do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
và đảm bảo thực hiện

Được ban hành theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ
tục luật định.

Nội dung chứa đựng các quy tắc xử sự có tính bắt buộc
chung đối với các chủ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của
VBQPPL

Được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống


HỆ THỐNG VBQPPL Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
STT CHỦ THỂ BAN HÀNH TÊN VĂN BẢN
1 Quốc hội Hiến pháp, Luật (luật, bộ luật), Nghị quyết
2 UBTV Quốc hội Pháp lệnh, Nghị quyết, NQ liên tịch giữa
UBTVQH với Đoàn Chủ tịch UBTƯ
MTTQVN
3 Chủ tịch nước Lệnh, Quyết định
4 Chính phủ Nghị định, NQ liên tịch giữa Chính phủ với
Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQVN
5 Thủ tướng Chính phủ Quyết định
6 Hội đồng thẩm phán TANDTC Nghị quyết
7 Chánh án TANDTC, Viện Thông tư, Thông tư liên tịch
trưởng VKSNDTC, Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
8 Tổng kiểm toán nhà nước Quyết định
9 Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Nghị quyết
huyện, xã
10 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Quyết định
huyện, xã
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP
LUẬT
2. Phân loại:
Căn cứ vào hiệu lực pháp lý : Văn bản luật
Văn bản dưới luật
3. Mối liên hệ giữa các VBQPPL
- Mối liên hệ về hiệu lực pháp lý
- Mối liên hệ về nội dung
HIỆU LỰC CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Đối tượng
áp dụng

HIỆU
LỰC
CỦA
Thời gian VBQPPL Không
gian
HIỆU LỰC CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

HIỆU LỰC VỀ THỜI GIAN


1. Thời điểm phát sinh hiệu lực của VBQPPL:
- Được quy định rõ trong VBQPPL
- CQNN TW: không sớm hơn 45 ngày kể từ thời điểm
- HĐND, UBND cấp tỉnh: không sớm hơn 10 ngày thông qua hoặc
- HĐND, UBND cấp huyện, xã: không sớm hơn 7 ngày ký ban hành
- Trường hợp khẩn cấp thiên tai, dịch bệnh…:có thể có hiệu lực ngay tại thời
điểm thông qua hoặc ký ban hành
2. Ngưng hiệu lực của VBQPPL: Bị đình chỉ thi hành
QĐ ngưng hiệu lực VB trong một
thời hạn nhất định
HIỆU LỰC CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

HIỆU LỰC VỀ THỜI GIAN


3. Thời điểm VBQPPL hết hiệu lực:
- Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;
- Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng VBQPPL mới của chính cơ quan nhà nước đã ban
hành văn bản đó;
- Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- VBQPPL hết hiệu lực thì VBQPPL quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết
hiệu lực.
4. Hiệu lực trở về trước của VBQPPL (hồi tố):
- Chỉ quy định trong trường hợp cần thiết
- Chỉ được quy định trong VBQPPL của cơ quan TW
- Các trường hợp không được quy định hiệu lực trở về trước:
+ Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó
pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;
+ Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.
HIỆU LỰC CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

HIỆU LỰC VỀ KHÔNG GIAN


1. Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước ở
trung ương:
Có hiệu lực trong phạm vi cả nước và được áp dụng đối với
mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trừ trường hợp văn bản quy
phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm
quyền hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
2. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân:
VBQPPL của HĐND, UBND ở đơn vị hành chính nào thì
có hiệu lực trong phạm vi đơn vị hành chính đó và phải
được quy định cụ thể ngay trong văn bản đó.
HIỆU LỰC CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

HIỆU LỰC VỀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG


- Các VBQPPL thường xác định rõ phạm vi chủ thể tác động.
- Đối với những VBQPPL chung: đối tượng tác động là tất cả mọi
công dân, cơ quan, tổ chức đang sống và hoạt động trên lãnh thổ
thuộc thẩm quyền cơ quan đã ban hành ra VBQPPL đó.
- Đối với những VBQPPL quy định về những lĩnh vực khác nhau:
VB chỉ có hiệu lực đối với một số chủ thể nhất định đang hoạt
động trong lĩnh vực đó
• Lưu ý: Để xác đinh hiệu lực của VBQPPL, phải xem xét kết hợp
cả hiệu lực theo thời gian, theo không gian và theo đối tượng áp
dụng

You might also like