You are on page 1of 6

NHÓM 7

Đề tài: Phân tích hệ thống pháp luật theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin & chứng
minh thực tế ở nhà nước CHXHCNVN

A - HỆ THỐNG PHÁP LUẬT THEO QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN


I – Khái niệm
- Là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối quan hệ nội tại, thống nhất với nhau.
- Được phân định thành các ngành luật, các chế định pháp luật.
- Được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức nhất định.
II – Cấu trúc của hệ thống pháp luật
1. Hình thức bên ngoài
Được thể hiện ở hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao
thấp khác nhau, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Cấu trúc bên trong: có ba thành tố cơ bản ở ba cấp độ khác nhau.
- Quy phạm pháp luật (đơn vị cơ bản trong hệ thống cấu trúc của pháp luật): là
những quy tắc xử sự chung, được đặt ra để điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể,
gồm ba bộ phận:
+ Giả định
+ Quy định
+ Chế tài
- Chế định pháp luật (tập hợp các quy phạm pháp luật có cùng tính chất): là một
nhóm những quy phạm pháp luật có đặc điểm giống nhau, để điều chỉnh một
nhóm các quan hệ xã hội tương ứng, trong phạm vi một hoặc nhiều ngành luật.
- Ngành luật: là tập hợp các quy phạm pháp luật có đặc tính chung, để điều chỉnh
các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.
+ Để phân định các ngành luật, phải dựa trên hai căn cứ: đối tượng điều chỉnh
và phương pháp điều chỉnh.
III - Tiêu chuẩn đánh giá sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật
- Tính toàn diện:
+ Tính toàn diện của hệ thống pháp luật thể hiện ở cấu trúc hình thức của nó,
nghĩa là hệ thống pháp luật phải có khả năng đáp ứng được đầy đủ nhu cầu
điều chỉnh pháp luật trên các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội.
+ Tính toàn diện của hệ thống pháp luật cần phải được đánh giá ở nhiều cấp độ
khác nhau như: từng quy phạm pháp luật phải có cấu trúc lôgíc, chặt chẽ; mỗi
chế định pháp luật có đầy đủ các quy phạm pháp luật cần thiết; mỗi ngành luật
có đầy đủ các chế định pháp luật theo cơ cấu của ngành luật; còn hệ thống
pháp luật có đủ các ngành luật đáp ứng được nhu cầu phát triển của các quan
hệ xã hội ở mỗi giai đoạn phát triển của đất nước.
- Tính phù hợp:
+ Tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện ở nội dung của hệ thống pháp
luật luôn có sự tương quan với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
+ Tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện ở nhiều mặt như chúng phải phù
hợp với các điều kiện kinh tế, điều kiện chính trị của đất nước, mà quan trọng
nhất là phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng cầm quyền; phù hợp với
đạo đức, tập quán, truyền thống và các quy phạm xã hội khác...
+ Tính phù hợp của hệ thống pháp luật còn thể hiện ở việc các quy phạm pháp
luật được ban hành phải phù hợp với cơ chế thực hiện và áp dụng pháp luật
hiện hành.
- Tính đồng bộ: Giữa các bộ phận hợp thành hệ thống pháp luật không chỉ có mối
liên hệ gắn bó chặt chẽ mà còn luôn có sự thống nhất nội tại với nhau.
+ Sự đồng bộ của hệ thống pháp luật là điều kiện cần thiết bảo đảm cho tính
thống nhất về mục đích của pháp luật và sự triệt để trong việc thực hiện pháp
luật. Tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật phải được thể hiện
trong cả hệ thống cũng như trong từng bộ phận hợp thành của hệ thống ở các
cấp độ khác nhau.
+ Bất kì một quy phạm pháp luật nào cũng được tạo ra và tác động không phải
trong sự độc lập, riêng rẽ mà trong một tổng thể những mối liên hệ và ràng
buộc nhất định. Do vậy, tính đồng bộ của hệ thống pháp luật có ảnh hưởng rất
lớn tới tính khả thi và hiệu quả của pháp luật. Bởi tất cả những mối liên hệ,
ràng buộc đó của các quy định pháp luật với những yếu tố và hiện tượng khác
nhau trong đời sống xã hội xét đến cùng đều có ảnh hưởng tới sự tác động,
điều chỉnh của pháp luật.
- Trình độ kỹ thuật pháp lý:
Để đánh giá hệ thống pháp luật còn phải xem xét trình độ kĩ thuật pháp lí
khi xây dựng pháp luật. Điều này thể hiện, khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật
phải đưa ra được những nguyên tắc, những trình tự, thủ tục tối ưu để tiến hành có
hiệu quả quá trình đó nhằm tạo ra được những quy phạm pháp luật tốt nhất, đồng
thời phù hợp với các quy định đã có; xác định chính xác, khoa học cơ cấu của hệ
thống quy phạm pháp luật phù họp với các điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.
B - CHỨNG MINH THỰC TẾ Ở NHÀ NƯỚC CHXHCNVN
I – Khái niệm
- Giống với quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, hệ thống pháp luật nhà nước
CHXHCNVN:
+ Là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối quan hệ nội tại, thống nhất với
nhau.
+ Được phân định thành các ngành luật, các chế định pháp luật.
+ Được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức nhất định.
 Cũng như các hệ thống pháp luật khác, hệ thống pháp luật CHXHCN Việt Nam
có lịch sử riêng của mình, gắn liền với đặc điểm của đất nước về lịch sử, dân cư,
địa lý,… đồng thời, chúng có sự thống nhất với nhau.
II – Cấu trúc của hệ thống pháp luật
1. Hình thức bên ngoài
- Hệ thống pháp nước CHXHCNVN được thể hiện cao nhất ở hình thức Văn bản
quy phạm pháp luật  còn được gọi là pháp luật thành văn.
- Hiến pháp là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất của nước CHXHCNVN  Luật
 Các văn bản dưới luật (Hiến pháp và Luật đều do Quốc hội ban hành).
- Trong đó, văn bản dưới luật:
+ Do các cơ quan cụ thể ban hành.
+ Có chức năng hướng dẫn, giải thích Luật và Hiến pháp.
+ Gồm: pháp lệnh, lệnh, quyết định, nghị định, nghị quyết, chỉ thị, thông tư,...
VD: Nhằm tăng cường triệt để kiểm soát dịch bệnh Covid-19, Chính phủ đã
ban hành các chỉ thị 15, 16 và 19, yêu cầu người dân thực hiện giãn cách xã
hội.

Theo quy định tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam bao gồm các loại sau đây:

Loại văn bản Thẩm quyền ban hành

Hiến pháp Quốc hội


Bộ luật, luật, nghị quyết Quốc hội

Pháp lệnh, nghị quyết Ủy ban thường vụ Quốc hội

Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ


Nghị quyết liên tịch tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam

Lệnh, quyết định Chủ tịch nước

Nghị định  Chính phủ

Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung


Nghị quyết liên tịch
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Quyết định Thủ tướng Chính phủ

Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối


Nghị quyết
cao

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao


Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
Thông tư
cao
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện


trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
Thông tư liên tịch
bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao,
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao

Quyết định Tổng Kiểm toán nhà nước

Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực


Nghị quyết
thuộc trung ương

Quyết định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Văn bản quy phạm pháp luật của chính Chính quyền địa phương
quyền địa phương ở đơn vị hành chính -
kinh tế đặc biệt.

Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã,


Nghị quyết thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc
thành phố trực thuộc trung ương

Quyết định Ủy ban nhân dân cấp huyện

Nghị quyết Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn

Quyết định Ủy ban nhân dân cấp xã

2. Cấu trúc bên trong:


- Quy phạm pháp luật: đơn vị nhỏ nhất cấu thành hệ thống pháp luật, là quy tắc xử sự
chung được áp dụng trên diện rộng, là chuẩn mực để điều chỉnh các quan hệ XH.
VD: “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng,
tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh
cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”
(Khoản 1 Điều 102 Bộ luật hình sự 1999).
- Chế định pháp luật: là một nhóm những quy phạm pháp luật có đặc điểm giống
nhau  điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội tương ứng, trong phạm vi một hoặc
nhiều ngành luật.
+ Một số chế định cơ bản về lao động: Pháp luật về lao động có các chế định khác
nhau bao gồm:
o Việc làm và học nghề
o Hợp động lao động
o Tiền lương
o Thời gian làm việc và nghỉ ngơi
o Kỷ luật lao động
o Trách nhiệm vật chất
- Ngành luật: là hệ thống các quy phạm pháp luật có đặc tính chung  điều chỉnh các
quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống.
+ Nhìn chung, hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay gồm có 12 ngành luật
cơ bản:
oLuật Hiến pháp
oLuật Hành chính
oLuật Tố tụng hành chính
oLuật Hình sự
oLuật tố Tụng hình sự
oLuật Dân sự
oLuật Tố tụng dân sự
oLuật Lao động
oLuật Đất đai
oLuật Hôn nhân và Gia đình
oLuật Kinh tế
oLuật Tài chính

VD: VN có tất cả 12 ngành luật cơ bản, trong đó, Luật nhà nước là một ngành luật
gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ cơ bản về tổ chức
quyền lực Nhà nước, về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, chế độ bầu cử,
quyền và nghĩa vụ của công dân, về quốc tịch.

You might also like