You are on page 1of 5

Chữ xanh không ghi vào slide nhaaa

II. HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA NƯỚC CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM:

1. Khái niệm:
VBQPPL là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo
trình tự, thủ tục luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được nhà
nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được áp
dụng nhiều lần trong thực tế đời sống.
2. Đặc điểm
- Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật
định
. Chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
+ Thẩm quyền về Hình thức (Tên gọi là gì?)
+ Thẩm quyền về Nội dung
+ Thẩm quyền về Phạm vi áp dụng (Trung ương/Địa phương)
. Theo trình tự, thủ tục luật định:
-> Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống VBPL
- Nội dung chứa đựng các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung:
Chứa đựng các QPPL, là một chuẩn mực mà mọi cá nhân, tổ chức phải tuân
theo nếu ở trong hoàn cảnh pháp luật quy định
Điều này để phân biệt với những văn bản mặc dù có ý nghĩa pháp lý nhưng
không chứa đựng các quy tắc xử sự chung thì cùng không phải là văn bản
quy phạm pháp luật. Ví dụ: Lời kêu gọi, lời hiệu triệu, thông báo, tuyên bố
của nhà nước xã hội chủ nghĩa ... mặc dù có ý nghĩa pháp lý nhưng không
phải là văn bản quy phạm pháp luật.
- Được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống.
Trong mọi trường hợp khi có sự kiện pháp lý xảy ra văn bản quy phạm pháp
luật lại được áp dụng
- Được nhà nước đảm bảo thực hiện
3. Các loại văn bản quy phạm pháp luật

. Do Quốc hội ban hành theo hình thức,


thủ tục luật định
. Giữ vai trò cao nhất trong HT VBQPPL
Văn bản Luật . Hình thức thể hiện: Hiến pháp, Luật,
Nghị quyết của Quốc hội
. Do các CQNN có thẩm quyền ban hành,
Văn bản dưới Luật giá trị thấp hơn văn bản luật
. Vd: Pháp lệnh, nghị quyết của
UBTVQH, lệnh, quyết định của CTN,…

Loại văn bản Chủ thể ban hành văn Tên bản QPPL
VB Luật Quốc hội Hiến pháp, Luật, Nghị quyết
UBTVQH Pháp lệnh, Nghị quyết, Nghị
quyết liên tích
Chủ tịch nước Lệnh, Quyết định
Chính Phủ Nghị định, Nghị quyết liên tịch
Thủ tướng Quyết đinh
Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ Thông tư
Hộ đồng thẩm phán TANDTC Nghị quyết
VB dưới Luật Chánh án TANDTC, Viện trưởng Thông tư
VKSNDTC
Giữa CATANDTC,VTVKSNDTC, Tổng Thông tư liên tịch
Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ (Không ban hành giữa Bộ
trưởng cơ quan ngang bộ trưởng, Thủ trưởng CQNB)
UBND các cấp Quyết định
HĐND các cấp Nghị quyết
Tổng kiểm toán nhà nước Quyết định

TANDTC: tòa án nhân dân tối cao

4. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật:

a. Hiệu lực về thời gian

* Thời điểm phát sinh hiệu lực của VBQPPL

- CQNN ở Trung ương: được quy định tại văn bản đó nhưng không được
sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc kí ban hành

- HĐND, UBND cấp tỉnh: không sớm hơn 10 ngày

- HĐND, UBND cấp huyện và cấp xã: không sớm hơn 7 ngày
- VBQPPL được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn: có hiệu lực kể từ
ngày thông qua hoặc ký ban hành

* Hiệu lực trở về trước của VBQPPL

- Chỉ trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội,
thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật,
nghị quyết của Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung
ương mới được quy định hiệu lực trở về trước.

Vd: Bộ luật Hình sự 2015 có quy định bãi bỏ hình phạt tử hình đối với tội
phạm trộm cắp, cướp tài sản. Như vậy thì khi bộ luật Hình sự năm 2015
được thông qua, thì quy định ấy có thể áp dụng với những người phạm tội
trộm cắp trước ngày ban hành bộ luật đó. Điều này đem lại nhiều lợi ích cho
đối tượng được áp dụng quy định đó. Những trường hợp ấy xuất phát từ lý
do nhân đạo cũng như vì lợi ích chung của xã hội.

- Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây:

 Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm
thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;
 Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.

- VBQPPL của HĐND, UBND các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị
hành chính - kinh tế đặc biệt không được quy định hiệu lực trở về trước.
Điều đó có nghĩa là chỉ có CQNN ở Trung ương trong trường hợp thật cần
thiết mới được quy định hiệu lực trở về trước

* Trường hợp VBQPPL hết hiệu lực

Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các
trường hợp sau đây:

- Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;

Vd: Trong Thông tư của bộ trưởng bộ nông nghiệp phát triển nông thôn có
quy định về những tiêu chí để xác định nông thôn mới giai đoạn 2016-2020,
nghĩa là quy định đó chỉ được áp dụng đến năm 2020
- Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới
của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;

Vd: Thông tư của bộ trưởng bộ nông nghiệp phát triển nông thôn thì nó chỉ
hết hiệu lực khi được bổ sung thay thế bằng chính văn bản của bộ nông
nghiệp phát triển nông thôn chứ không phải bất kỳ cơ quan nào khác

- Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Vd: Nghị quyết của HĐND cấp huyện bị bãi bỏ bởi Nghị quyết của HĐND
cấp tỉnh

- Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật
quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.
Vd: Luật cán bộ công chức năm 2008 được sửa đổi, bổ sung và thay thể bởi
Luật cán bộ công chức năm 2019. Thì những nghị định, quy định chi tiết của
luật cũ thì cũng sẽ hết hiệu lực theo luật cũ

b. Hiệu lưc về không gian:

- VBQPPL của các cơ quan nhà nước ở trung ương có hiệu lực trong phạm
vi cả nước và được áp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trừ trường
hợp VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền hoặc điều ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định
khác.

- VBQPPL của HĐND, UBND ở đơn vị hành chính nào thì có hiệu lực trong
phạm vi đơn vị hành chính đó và phải được quy định cụ thể ngay trong văn
bản đó.

Vd: VBQPPL ở Trung ương của bộ trưởng bộ nội vụ sẽ áp dụng trên phạm
vi toàn quốc. Còn VBQPPL của HĐND tỉnh Quảng Bình thì chỉ áp dụng
trên phạm vi đơn vị hành chính của tỉnh Quảng Bình

c. Hiệu lực về đối tượng áp dụng:

- Đối tượng tác động của văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: cá nhân, các
tổ chức và những mối quan hệ mà văn bản đó cần phát huy hiệu lực.
- Các văn bản quy phạm pháp luật thường xác định rõ đối tượng tác động,
song trong một số trường hợp nhất định đối tượng tác động không được ghi
rõ trong văn bản, vì vậy cần liên hệ với hiệu lực về thời gian, không gian để
xem xét, đồng thời lưu ý những quy định của các văn bản có liên quan khác.

You might also like