You are on page 1of 35

HỆ THỐNG PHÁP LUẬT

NỘI DUNG
1. Khái niệm
2. Hệ thống cấu trúc bên trong của pháp luật
3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
4. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt
Nam
5. Các tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoàn
thiện của hệ thống pháp luật
6. Hệ thống hoá pháp luật
I. Khái niệm

Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm


pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất
với nhau, được phân thành các chế định pháp
luật, các ngành luật và được thể hiện trong
các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà
nước ban hành.
2. Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật

Hệ thống cấu trúc bên trong của pháp luật: là


tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ
nội tại thống nhất, được phân định thành các
chế định pháp luật, ngành luật.
➢ Quy phạm pháp luật: là đơn vị nhỏ nhất cấu
thành hệ thống pháp luật.

➢ Chế định pháp luật: là một nhóm quy phạm


pháp luật có đặc điểm chung, cùng điều chỉnh
một nhóm quan hệ xã hội tương ứng.

➢ Ngành luật: là hệ thống các quy phạm pháp


luật điều chỉnh các quan hệ cùng loại trong
một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.
Có hai căn cứ chủ yếu để phân định các ngành luật:
- Đối tượng điều chỉnh: là những quan hệ xã hội
cùng loại, thuộc một lĩnh vực của đời sống xã hội
cần có sự điều chỉnh bằng pháp luật. Mỗi ngành
luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội đặc thù.

- Phương pháp điều chỉnh: là cách thức tác động


vào quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của
ngành luật đó. Mỗi ngành luật cũng có phương
pháp điều chỉnh.
Có 2 phương pháp điều chỉnh:
Bình đẳng thoả thuận và quyền uy phục tùng

- Phương pháp bình đẳng thoả thuận:

• Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào các quan
hệ pháp luật mà chỉ định ra khuôn khổ pháp luật;

• Các bên tham gia quan hệ pháp luật bình đẳng


nhau, cùng thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của
mỗi bên, cách thức giải quyết khi có tranh chấp
xảy ra…
- Phương pháp quyền uy phục tùng: một bên
trong quan hệ pháp luật (Nhà nước) có quyền
ra mệnh lệnh, còn bên kia phải phục tùng

Tuỳ thuộc vào đặc điểm, tính chất của các


quan hệ xã hội, các ngành luật sử dụng một
phương pháp hoặc phối hợp cả 2 phương pháp
này.
III. Các ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật
Việt Nam
-Dựa vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều
chỉnh, ở Việt Nam có 12 ngành luật
(xem tập bài giảng)

Cấu trúc bên ngoài: tức cấu trúc hệ thống các văn
văn bản QPPL
IV. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

4.1. Khái niệm hệ thống VBQPPL: là tổng thể các


VBQPPL có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về
nội dung, hình thức và hiệu lực pháp luật.

- Xét theo chiều dọc: tức xét về hiệu lực pháp


luật;

- Xét theo chiều ngang: tức xét về nội dung


HP

Các đạo luật


(do QH ban
hành)

Văn bản dưới luật


do các chủ thể có
thẩm quyền ở TW
ban hành

Văn bản dưới luật do các chủ thể


có thẩm quyền ở địa phương ban
hành
HP

LHS, LLĐ,
LDS, LĐĐ,
LTTHS, …
Nghị định 86/2010; nghị
định 85/2010; nghị định
68/2010; nghị định
75/2010;…

Các văn bản do cùng một HĐND


hoặc UBND ban hành
Xét theo chiều ngang:
- Nội dung của các VBQPPL không trái hoặc xung
đột nhau;
- Văn bản ban hành sau phải thống nhất nội dung với
văn bản được ban hành trước đó đang còn hiệu lực;
nhất là văn bản của cấp dưới hoặc cùng cấp ban
hành
4.2. Hệ thống VBQPPL ở Việt Nam

* Khái niệm VBQPPL là văn bản do cơ quan nhà


nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình
tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự
chung, được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm
điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng
XHCN và được áp dụng nhiều lần trong thực tế
đời sống.
- Văn bản luật: chỉ do Quốc hội ban hành

- Văn bản dưới luật: do các cơ quan có thẩm quyền khác ban hành

STT Tên văn bản Cơ quan ban hành

1 Hiến pháp, Luật, Quốc hội


Nghị quyết

2 Pháp lệnh, Nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội


quyết

3 Lệnh, Quyết định Chủ tịch nước

4 Nghị định Chính phủ

5 Quyết định Thủ tướng Chính phủ


6 Nghị quyết Hội đồng Thẩm phán toà án nhân dân tối cao
Thông tư Chánh án TANDTC

7 Thông tư Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

8 Thông tư Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ

9 Quyết định Tổng kiểm toán nhà nước

10 Nghị quyết liên tịch Giữa UBTVQH hoặc giữa Chính phủ với cơ
quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội
11 Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa
các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
4.3 Hiệu lực VBQPPL

- Hiệu lực theo thời gian

- Hiệu lực theo không gian

- Hiệu lực theo đối tượng tác động

Ngoài ra, văn bản quy phạm pháp luật còn có


thể có hiệu lực trở về trước (hiệu lực hồi tố)
a) Hiệu lực theo thời gian

Hiệu lực theo thời gian là xác định thời


điểm bắt đầu phát sinh cho đến khi chấm
dứt sự tác động của văn bản trong thực tế
cuộc sống
Thời điểm VBQPPL do TW ban hành phát sinh hiệu lực

• Được quy định trong văn bản nhưng không sớm


hơn 45 ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban
hành

• Nếu văn bản QPPL quy định các biện pháp thi
hành trong tình trạng khẩn cấp để kịp thời đáp
ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh
thì có thể có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc
ký ban hành.
Một số lưu ý:
• Trong thời hạn chậm nhất là 2 ngày làm việc, kể
từ ngày công bố hoặc ký ban hành, phải gửi văn
bản đến cơ quan Công báo để đăng Công báo;
• Văn bản QPPL không đăng Công báo thì không
có hiệu lực thi hành; trừ trường hợp văn bản có
nội dung thuộc bí mật nhà nước;
• Văn bản QPPL có hiệu lực ngay phải được đăng
ngay trên trang thông tin điện tử của cơ quan ban
hành và trên phương tiện thông tin đại chúng.
Thời điểm chấm dứt hiệu lực
Văn bản QPPL chấm dứt hiệu lực toàn bộ hoặc
một phần trong các trường hợp sau đây:
- Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong
văn bản;
- Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn
bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban
hành văn bản đó;
- Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
Hiệu lực hồi tố

- Hiệu lực hồi tố (tức hiệu lực trở về trước của văn
bản QPPL)

• Áp dụng cho một trường hợp xảy ra trước khi văn


bản QPPL có hiệu lực

• Chỉ trong những trường hợp thật cần thiết, văn


bản QPPL mới được quy định hiệu lực trở về
trước.
- Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với
các trường hợp sau đây:

+ Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành


vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp
luật không quy định trách nhiệm pháp lý;

+ Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.

(Điều 79 của LBHVBQPPL về hiệu lực hồi tố)


Hiệu lực hồi tố
Điều 83. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
- Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời
điểm bắt đầu có hiệu lực.
- VBQPPL được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại
thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực.
- Trong trường hợp văn bản có hiệu lực trở về trước
thì áp dụng theo quy định đó.
- Trong trường hợp VBQPPL mới không quy định
trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm
pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày
văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.
Điều 7BLHS hiện hành quy định:
- Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm
tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời
điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện;
- Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình
phạt nặng hơn, … và các quy định khác không có
lợi, thì không được áp dụng đối với hành vi đã
thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi
hành
- Điều luật xoá bỏ một tội phạm, một hình phạt,…
và các quy định khác có lợi cho người phạm tội,
thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực
hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
b) Hiệu lực theo không gian của văn bản QPPL

Là giới hạn phạm vi không gian, lãnh thổ (một


địa phương hoặc một vùng nhất định) mà văn
bản QPPL đó tác động.

c) Hiệu lực theo đối tượng tác động


Là giới hạn những cá nhân, tổ chức mà văn bản
QPPL đó tác động đến (tức chỉ những cá nhân,
tổ chức được nêu trong văn bản mới chịu sự tác
động của văn bản).
V. Các tiêu chí cơ bản đánh giá mức độ
hoàn thiện của hệ thống pháp luật

5.1. Tính toàn diện: thể hiện ở 2 mức độ:

Ở mức độ chung: đó là sự đầy đủ các


ngành luật, các chế định pháp luật

Ở mức độ cụ thể: đầy đủ các quy phạm


pháp luật
5.2. Tính đồng bộ:

- Giữa các ngành luật phải có sự đồng bộ

- Giữa các QPPL trong một ngành luật phải có


tính thống nhất, không chồng chéo, mâu thuẫn
về mặt nội dung;

- ➔ Một HTPL đồng bộ


5.3. Tính phù hợp:

- Pháp luật phải phù hợp với:

• Trình độ phát triển kinh tế - xã hội;

• Trình độ dân trí, hoàn cảnh lịch sử, văn hoá


pháp lý,...

• Tính phù hợp càng cao, pháp luật càng dễ đi


vào cuộc sống và có tính khả thi cao
5.4. Trình độ kỹ thuật lập pháp: pháp
luật được xây dựng với trình độ kỹ thuật
pháp lý cao. Thể hiện qua việc xác định
các nguyên tắc, cách sử dụng ngôn ngữ
pháp lý trong hoạt động xây dựng pháp
luật.
VI. Hệ thống hóa pháp luật
Khái niệm: là hoạt động nhằm tăng cường tính hệ
thống (cả về mặt nội dung lẫn hình thức) của PL.
Ý nghĩa:
-Giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đánh giá
tổng quan HTPL;
-Phát hiện những nội dung không đồng bộ, phù
hợp, chồng chéo hay lỗ hổng của HTPL
-Góp phần nâng cao ý thức pháp luật.
Mục đích

- Tạo ra một HTPL toàn diện, đồng bộ, phù hợp

- Khắc phục các bất cập trong HTPL

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp


luật;

- Thuận tiện trong việc tiếp cận pháp luật

- Nâng cao trình độ nhận thức pháp luật


6.2. Các hình thức hệ thống hóa pháp luật
a. Tập hợp hoá:

- Là việc cá nhấn, tổ chức sắp xếp các văn bản


QPPL hoặc các QPPL theo những tiêu chí do mình
đặt ra (chủ thể ban hành, thời gian ban hành, cấp
độ hiệu lực PL, đối trượng và phạm vi áp dụng,…)

Hoạt động này không làm thay đổi nội dung văn
bản, không bổ sung những quy định mới mà chỉ
loại bỏ những QPPL rõ ràng là đã hết hiệu lực.
b. Pháp điển hóa

- Là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm


quyền, trong đó:

• Tập hợp các văn bản đã có theo những tiêu chí


nhất định;

• Loại bỏ những quy phạm lỗi thời, mâu thuẫn;

• Sửa đổi, bổ sung các quy phạm mới để khắc


phục các lỗ hổng của pháp luật
So sánh pháp điển hóa và tập hợp pháp

Tập hợp hóa Pháp điển hóa

Chủ thể thực hiện - Mọi cá nhân, tổ chức - Cơ quan NN có

- Dễ tiếp cận và thi thẩm quyền

Mục đích hành pháp luật - Tạo lập một HTPL

- Không làm thay đổi hoàn thiện

Hiệu lực pháp luật hiệu lực pháp luật - Thay đổi hiệu lực

- Hình thành các của một số QPPL

tuyển tập văn bản - Văn bản pháp luật


Kết quả
QPPL mới được ban
hành

You might also like