You are on page 1of 5

1. Mỗi tội phạm chỉ có một khách thể trực tiếp.

 Nhận định sai. Có một số tội phạm có nhiều khách thể trực tiếp. Đó là trường hợp
hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại đến nhiều quan hệ xã hội khác nhau được luật
hình sự bảo vệ mà mỗi quan hệ xã hội chỉ thể hiện được một phần bản chất nguy
hiểm cho xã hội của hành vi, phải kết hợp tất cả các quan hệ xã hội bị tội phạm
trực tiếp xâm hại mới thể hiện được đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của
hành vi phạm tội đó. Ví dụ Điều 170 tội cưỡng đoạt tài sản có 2 khách thể trực tiếp
đó là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân.
2. Mọi tội phạm, suy cho cùng, đều xâm hại đến khách thể chung.
 Nhận định đúng. Khách thể chung là tổng thể các quan hệ xã hội được luật hình sự
bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm. Được quy định tại Điều 1 và khoản 1 Điều
8 BLHS Mọi tội phạm suy cho cùng đều xâm hại đến khách thể chung. Bởi vì
khi thực hiện hành vi phạm tội, mọi tội phạm đều xâm phạm đến một hay nhiều
QHXH được luật hình sự bảo vệ, mà khách thể chung là tổng thể các quan hệ xã
hội được luật hình sự bảo vệ.
3. Một tội phạm nếu trên thực tế đã làm cho đối tượng tác động của tội phạm
tốt hơn so với tình trạng ban đầu thì không bị coi là gây thiệt hại cho xã hội.
 Nhận định sai. Một tội phạm nếu trên thực tế đã làm cho đối tượng tác động cuả
tội phạm tốt hơn so với tình trạng ban đầu thì bị coi là gây thiệt hại cho xã hội bởi
vì hành vi phạm tội đó tuy làm cho đối tượng tác động cuả tội phạm tốt hơn so với
tình trạng ban đầu nhưng đã làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác
động mà mọi hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng
tác động đều gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm.
VD: Nửa đêm A lẻn vào nhà B trộm chiếc xe máy 20 triệu đồng, sau khi trộm về
A rất quý chiếc xe này A bắt đầu sơn sửa tân trang lại chiếc xe 25 triệu. Như vậy
đối tượng tác động là chiếc xe máy nó tốt hơn so với tình trạng ban đầu thì B vẫn
thiệt hại về quyền sở hữu chiếc xe. Trong trường hợp này A làm biến đổi tình
trạng bình thường của chiếc xe, theo lẽ thông thường nó phải nằm trong sự chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt của B nhưng bây giờ nó nằm trong tay A => gây thiệt hại
cho B.
4. Phương tiện phạm tội của Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS) là xe ô tô, xe
máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ.
Nhận định đúng. Vì trong cấu thành cơ bản của Điều 266 cụ thể là khoản 1 Điều
266 có quy định phương tiện phạm tội là xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có
gắn động cơ là dấu hiệu định tội.
5. Đối tượng tác động của Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS) là xe ô tô, xe
máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ.
Nhận định sai. Đối tượng tác động là 1 bộ phận của khách thể bị hành vi phạm tội
tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại, bao gồm con người, đối
tượng vật chất và hoạt động bình thường của chủ thể.
Đua xe trái phép có thể gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của con
người như vậy đối tượng tác động của Tội đua xe trái phép là con người, tài sản
còn xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ là phương tiện phạm
tộicủa Điều 266
6. Mọi xử sự của con người gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội
đều được coi là hành vi khách quan của tội phạm.
 Nhận định sai. Một xử sự chỉ được coi là hành vi khách quan của tội phạm khi có
đủ 3 điều kiện sau:
- Hành vi khách quan của tội phạm phải có tính nguy hiểm cho xã hội
- Hành vi khách quan của tội phạm phải là hành vi trái pháp luật hình sự
- Hành vi khách quan của tội phạm phải là hoạt động có ý thức và có ý chí của con
người.
 Mọi xử sự của con người gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội đều
được coi là hành vi phạm tội có tính nguy hiểm cho xã hội nó chỉ là 1 trong 3 điều
kiện tạo thành hành vi khách quan của tội phạm chứ không thể coi là hành vi
khách quan của tội phạm.
Bài tập
9. Chị Y vừa được công ty thương mại X tuyển vào làm thủ quỹ. Biết rõ việc này,
ba tên A, B, C (đã thành niên và đều là thành phần thất nghiệp, nghiện ngập) đã
chặn đường chị Y đòi Y phải giao nộp cho chúng 5 triệu đồng, nếu không chúng
sẽ tố cáo hành vi tham ô mà chị Y đã thực hiện trước đây ở một cơ quan nhà
nước. Lo sợ bị mất việc làm, chị Y đã tự ý lấy số tiền 5 triệu trong công quỹ của
công ty X và giao cho bọn chúng. Vụ việc bị phát hiện. Anh (chị) hãy xác định:
chị Y có được coi là bị cưỡng bức không? Nếu có thì là loại cưỡng bức gì và có
ảnh hưởng như thế nào đến trách nhiệm hình sự của Y
- Chị Y được coi là bị cưỡng bức. Đây là loại cưỡng bức về tinh thần. Vì A, B, C chặn
đường chị Y dùng lời nói đe dọa đòi chị Y phải giao nộp cho chúng 5 triệu nếu không
chúng tố cáo hành vi tham ô của chị Y.
- Chị Y vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi lấy số tiền 5 triệu trong công
quỹ trong công ty X để đưa bọn chúng. Vì chị Y bị cưỡng bức về tinh thần nhưng
không bị tê liệt về ý chí vì chị Y vẫn có nhiều sự lựa chọn khác nhau trong đó có sự
lựa chọn bất hợp pháp là lấy tiền của công ty và sự lựa chọn hợp pháp là không đưa
tiền, lấy tiền của mình đưa hoặc báo cảnh sát… chị Y hoàn toàn có đủ điều kiện để
lựa chọn các xử sự này nhưng cuối cùng chị lại lựa chọn xử sự bất hợp pháp là lấy
tiền của công ty đưa cho bọn chúng cho nên mặc dù chị Y bị cưỡng bức về tinh thần
nhưng không bị tê liệt về ý chí thì chị Y vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
10. A có nhiệm vụ quản lý và bảo vệ khu rừng của nông trường X. B đã nhiều
lần vào khu rừng trên để chặt trộm cây bạch đàn. Một buổi A bắt quả tang B
đang chặt trộm bạch đàn. A buộc B phải về trụ sở của nông trường để xử lý theo
quy định. B xin tha nhưng A không chấp nhận. Trên đường trở về trụ sở nông
trường, lợi dụng trời tối và đoạn đường khó đi, B đã dùng rìu chặt cây chém hai
nhát vào đầu A làm A té quỵ, B tiếp tục chém nhiều nhát vào vùng ngực và mặt
của A. Khi thấy A nằm bất động B xách rìu đi về phía rừng. Một lúc sau có
người phát hiện và A đã được cứu sống. Giấy chứng thương ghi nhận A bị
thương tật với tỷ lệ 65%. Biết rằng hành vi của B cấu thành 2 tội: tội giết người
(Điều 123 BLHS) và tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS). Anh (chị) hãy xác
định:
1. Đối tượng tác động và khách thể của tội phạm do B thực hiện.
- Đối tượng tác động: A; cây bạch đàn.
- Khách thể: tính mạng của A; quyền sở hữu tài sản của nông trường.
2. Công cụ phạm tội trong vụ án này là gì? Dấu hiệu công cụ phạm tội có phải là
dấu hiệu định tội của các tội phạm trên hay không? Tại sao?
- Công cụ phạm tội: Rìu
Muốn biết một dấu hiệu nào đấy có phải là dấu hiệu định tội hay ko chỉ cần đọc
vào cấu thành tội phạm cơ bản
Dấu hiệu công cụ phạm tội không phải là dấu hiệu định tội của các tội phạm trên. Vì
trong cấu thành cơ bản các tội danh này đối với tội trộm cắp tài sản k1 Điều 173 tội
giết người k2 Điều 123 không quy định công cụ phạm tội là dấu hiệu định tội.
3. Loại hậu quả do hành vi phạm tội của B gây ra?
- Hậu quả do hành vi phạm tội của B gây ra là thiệt hại về thể chất (thể hiện thông qua
việc A bị thương với tỷ lệ thương tật 65%) và thiệt hại về vật chất (thể hiện thông qua
việc cây bạch đằng bị trộm
4. Lỗi của B trong việc gây thương tích cho A? Tại sao?
Coi thử cái tội đó cấu thành (coi trong cấu thành tội phạm cơ bản) gì nếu cấu
thành vật chất (cm thêm ý chí đối với hậu quả) nếu cấu thành hình thức (ko cần
cm ý chí đối với hậu quả)
- Lỗi của B gây thiệt hại cho A là lỗi cố ý trực tiếp. Lý trí đối với hành vi: A dùng
hung khí nguy hiểm (rìu) chém vào vị trí trọng yếu trong cơ thể(đầu mặt ngực) mức
độ tấn công 2 nhát, sau đó chém nhiều nhất vào vùng ngực và mặt của A => B nhận
thức rất rõ hành vi của mình gây nguy hiểm cho A. Lý trí đối với hậu quả: B thấy
trước được hậu quả tất yếu xảy ra là A bị thương nặng có thể chết thông qua hung khí
nguy hiểm, mức độ tấn công 2 nhát và nhiều nhát vào ngực và mặt của A rất quyết
liệt. Ý chí: qua hành vi công cụ, vị trí tấn công A mong cho B chết.

11: quan trọng ra thi tương tự Do mâu thuẫn với mẹ ruột mình (bà
Liêu), sau một hồi cãi vã với mẹ, Trung liền mang can nhựa đi mua 3 lít xăng
đem về nhà. Lúc này cháu Thảo (con gái Trung) đang ngủ trên giường, chị Xuân
(vợ Trung) đang bế đứa con gái 2 tuổi là cháu Vy. Thấy Trung tay cầm can xăng
với thái độ rất hung hăng, chị Xuân liền can ngăn, nhưng Trung gạt chị Xuân ra,
vừa quát: “Tao đốt nhà rồi trả cho bà Liêu”, vừa tưới xăng lên nền nhà và vách
nhà bằng gỗ. Chị Xuân một tay bế con, một tay giật can xăng trên tay Trung.
Tức thì Trung bật quẹt, lửa bùng cháy. Sau đó hàng xóm đến can ngăn và dập
lửa. Kết quả là cháu Vy bị bỏng nặng và chết ngay sau đó. Chị Xuân và Trung
cũng bị bỏng nhưng thoát chết (chị Xuân bị bỏng nặng với tỷ lệ thương tật là
41%). Một phần vách nhà và tài sản trong nhà (gồm giường, tủ, bàn ghế) bị
cháy, thiệt hại về tài sản là 10 triệu đồng. Anh (chị) hãy xác định:
1. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của Trung là gì?
Lưu ý: Nếu như 1 người tự xâm phạm sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm
của mình mà không ảnh hưởng gì đến người khác thì ko phạm tội.
- Đối tượng tác động: cháu Vy, chị Xuân; căn nhà của bà Liêu.
2. Hành vi của Trung đã xâm phạm tới khách thể trực tiếp nào?
- Quan hệ nhân thân:
+ Tính mạng của cháu Vy
+ Sức khoẻ của chị Xuân: chị Xuân bị bỏng nặng với tỷ lệ thương tật là 41%
- Quan hệ sở hữu tài sản: quyền sở hữu tài sản của bà Liêu.
3. Xét về hình thức thể hiện, hành vi phạm tội của Trung thuộc loại nào?
- Hành vi phạm tội của Trung thuộc loại hành động phạm tội. Vì Trung đã làm một
việc pháp luật cấm là mua xăng đốt nhà người khác.
4. Loại hậu quả do hành vi phạm tội của Trung gây ra là gì? Mức độ thiệt hại
của mỗi loại hậu quả là như thế nào?
- Loại hậu quả phạm tội do hành vi phạm tội của Trung gây ra là thiệt hại về vật chất
và thiệt hại về thể chất.
- Mức độ thiệt hại của mỗi loại hậu quả là:
+ Thiệt hại về vật chất (tài sản): thể hiện thông qua việc căn nhà cháy mức độ thiệt hại
là 10 triệu đồng
+ Thiệt hại về thể chất thể hiện thông qua việc cháu Vy chết mức thiệt hại 1 người
chết thiệt hại về thể chất còn thể hiện thông qua việc chị Xuân bị bỏng mức độ thiệt
hại là tổn thương cơ thể với tỷ lệ thương tật 41%.
5. Dạng quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm trong vụ án
này? Tại sao?
- Dạng quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm trong vụ án này là
dạng mối quan hệ nhân quả đơn trực tiếp
- Vì: Trong tình huống trên chỉ có một hành vi trái pháp luật của Trung đóng vai trò là
nguyên nhân gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội là hành vi của Trung mua 3 lít
xăng đem về nhà, tưới xăng lên nền nhà và vách nhà bằng gỗ gây ra hậu quả là cháu
Vy bị bỏng nặng và chết, chị Xuân bị bỏng nặng với tỷ lệ thương tật 41%, thiệt hại 1
phần vách nhà và tài sản trong nhà là thiệt hại 10 triệu đồng.
6. Lỗi của Trung đối với từng loại thiệt hại trong vụ án trên? Tại sao?
Lỗi của Trung đối với:
-Thiệt hại về vật chất (một phần vách nhà và tài sản trong nhà gồm giường, tủ, bàn
ghế) là lỗi cố ý trực tiếp vì nhận thức rõ được tính chất nguy hiểm cho xã hội, thấy
trước hậu quả tất yếu mong muốn xảy ra. Trong trường hợp này hành vi mua xăng về
tưới xăng lên nền nhà và vách nhà bằng gỗ mong cho căn nhà đó cháy nên là lỗi cố ý
trực tiếp.
- Thiệt hại về thể chất (tính mạng của cháu Vy và sức khỏe chị Xuân) là lỗi cố ý gián
tiếp. Lý trí đối với hành vi: Khi mua xăng về đốt nhà như vậy chị Xuân đang bế cháu
Vy chạy vào giật can xăng Trung tức thì bật quẹt lên đốt. Trong trường hợp này ai
cũng biết rằng cháy xăng bùng lên rất nhanh trong khi khoảng cách giữa chị Xuân, bé
Vy với đám cháy rất gần như vậy trong trường hợp này hành vi bật quẹt lên đốt như
vậy anh Trung nhận thức rõ hành vi của mình gây nguy hiểm cho chị Xuân và cháu
Vy. Lý trí đối với hậu quả: Anh Trung thấy trước chị Xuân, cháu Vy thương tích thậm
chí là chết người có thể xảy ra. Ý chí: Khi anh Trung mua xăng đốt nhà anh Trung
không mong muốn chị Xuân, cháu Vy bị thương nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra vì
hậu quả chị Xuân, cháu Vy bị thương không phù hợp với mong muốn, mục đích của
anh Trung, anh Trung mua xăng đốt nhà để trả cho bà Liêu và để đạt được mục đích
đó thì anh Trung chấp nhận hậu quả chị Xuân, cháu Vy bị thương thậm chí chết người
xảy ra.

You might also like