You are on page 1of 38

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP VÀ CÂU HỎI

MÔN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

PHẦN 1. LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI 2


PHẦN 2. LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM 14

1. Nhà nước Cộng hòa La Mã cổ đại được tổ chức theo cách tập trung quyền lực vào
tay hoàng đế.

Nhận định sai. Vì thời kỳ cộng hòa sơ kỳ La Mã cổ đại bộ máy nhà nước được tổ chức theo
chính thể cộng hòa quý tộc chủ nô tức là tất cả mọi quyền hành tiềm lực chính trị xã hội nằm
trong tay quý tộc thể hiện qua Viện nguyên lão, cơ quan hành pháp viện kiểm sát và đại hội
công dân. Thời kỳ cộng hòa hậu kỳ La Mã cổ đại được tổ chức theo chính thể quân chủ
chuyên chế tức là mọi quyền lực tập trung vào tay hoàng đế.

3. Tính quý tộc- thân vương là đặc trưng trong tổ chức bộ máy nhả nước thời Lý –
Trần

Nhận định đúng. Các vua Lý Trần coi trọng sự phát triển dòng tộc dựa vào dòng tộc để củng
cố quyền lực chính trị vững chắc triều đình tính tập quyền bằng các chính sách “kết hôn nội
tộc” duy trì sự thuần nhất của dòng tộc, trao cho những chính sách ưu đãi đặc biệt dành cho
quý tộc, nhà Trần còn tăng cường lợi ích của các dòng tộc quý tộc như phong thưởng quý
tộc thái ấp, điền trang. Quan lại trong nhà nước thời Lý Trần có tính quý tộc thân vương.
Như vậy Tính quý tộc- thân vương là đặc trưng trong tổ chức bộ máy nhả nước thời Lý –
Trần

4. Tổ chức chính quyền trong một đạo dưới thời Lê Thánh Tông chưa được thực hiện
chức năng giám sát lẫn nhau.

Nhận định đúng Tổ chức chính quyền trong một đạo dưới thời Lê Thánh Tông chưa được
thực hiện chức năng giám sát lẫn nhau. Việc quản lý địa phương không chỉ trao quyền cho
một cơ quan phụ trách ở 1 đạo mà chia đều cho 3 cơ quan ở 1 đạo gọi là tam ty. Mỗi ty phụ
trách 1 lĩnh vực khác nhau việc giám sát các đạo thuộc về Ty Ngự Sử trực thuộc cơ quan
Ngự sử đài ở trung ương. Việc giám sát tổ chức chính quyền trong một đạo dưới thời Lê
Thánh Tông do trung ương thực hiện chứ không phải do địa phương giám sát lẫn nhau.

1. Tính quý tộc thân vương không hiện diện trong chính quyền giai đoạn đầu Lê sơ.

Nhận định sai. Giai đoạn đầu Lê sơ bộ máy nhà nước thừa hưởng bộ máy nhà nước từ thời
Trần mà bộ máy nhà nước thời nhà Trần có tính quý tộc thân vương nên tính quý tộc thân
vương vẫn hiện diện trong chính quyền giai đoạn đầu Lê sơ. Giai đoạn đầu Lê sơ bộ máy
1
nhà nước thừa hưởng bộ máy nhà nước từ thời Trần vì giai đoạn nà Lê sơ mới giành chính
quyền chưa có đủ thời gian để thay đổi bộ máy nhà nước.

2
1. Các yếu tố tác động đến tổ chức bộ máy phong kiến Tây Âu qua các giai đoạn
TTHY
Chế độ kinh tế, tương quan lực lượng khác nhau trong từng thời kỳ dẫn đến tổ chức
bộ máy nhà nước khác nhau:
Giai đoạn sơ kỳ (Thế kỷ V đến thế kỷ IX): Giai cấp thống trị buộc nông nô phải sản
xuất nông nghiệp theo mô hình tự cung tự cấp tương ứng cơ cấu kinh tế đơn giản là
cơ cấu giai cấp đơn giản: giai cấp thống trị là lãnh chúa phong kiến sống dựa vào sự
bóc lột địa tô của nông nô, nông nô là giai cấp bị bóc lột.
Với tương quan lực lượng như thế vua vẫn duy trì quyền lực của mình hình thức
chính thể quân chủ tuyệt đối. Đồng thời thế lực của quý tộc phong kiến cũng lớn nên
chế độ phân phong địa kiến được duy trì lâu. bên cạnh vua các lãnh chúa phong kiến
với quyền lực không kém gì vua trong lãnh địa của mình. Tình trạng phân quyền cát
cứ xuất hiện và tồn tại gần như suốt thời kỳ phong kiến Tây Âu.
Giai đoạn trung kỳ:( từ thế kỷ X đến thế kỷ XV) Các nông nô có tay nghề thủ công
dần thoát khỏi kinh tế nông nghiệp và làm việc trong các xưởng thủ công của lãnh
chúa nhưng vì sự bóc lột nặng nề thì thợ thủ công trốn đến vùng đất thuận lợi thủ
công và buôn bán tạo nên những thành thị mới và lớp này trở thành thị dân. Thời kỳ
đầu thị dân đấu tranh giành quyền tự trị cho thành thị trong lòng nhà nước quân chủ
tuyệt đối và tình trạng phân quyền cát cứ. Sau đó thị dân trở thành một lực lượng lớn
mạnh trong việc tổ chức chính quyền ở cấp trung ương khi ấy vua và lãnh chúa phong
kiến mâu thuẫn thị dân tham gia vào hệ thống trung ương làm cho nền quân chủ tuyệt
đối thành quân chủ đại diện đẳng cấp
Giai đoạn mạt kỳ: (thế kỷ XV đến thế kỷ XVII): thị dân thực hiện cải cách và
những tiến bộ khoa học kỹ thuật thì các thành thị xuất hiện công trường thủ công tập
trung- hình thức đầu tiên của tư bản chủ nghĩa. Khi kinh tế tư bản xuất hiện giai cấp
tư sản thị dân có nhu cầu xây dựng thị trường thống nhất họ cùng giai cấp quý tộc
phong kiến đã ủng hộ nhà vua khôi phục lại nền quân chủ tuyệt đối nhằm đẩy nhanh
quá trình chinh phục lãnh chúa phong kiến, thống nhất đất nước.

3
PHẦN 1. LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI
CHƯƠNG 1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CHIẾM HỮU NÔ LỆ
Bài 1. Nhà nước chiếm hữu nô lệ

I. Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu


Sinh viên tham khảo các tài liệu sau:
- Chương II. Nhà nước và pháp luật phương Đông cổ đại và Chương III. Nhà nước và
pháp luật phương Tây cổ đại của Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Trường
Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.
- Phần nhà nước trong Chương 1. Nhà nước và pháp luật chiếm hữu nô lệ phương
Đông và Chương 2. Nhà nước và pháp luật chiếm hữu nô lệ phương Tây của Đề cương chi
tiết môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật cho các lớp chính quy
Xem Video ghi hình powerpoint:
Chương 1. Nhà nước phương Đông cổ đại
Chương 3. Nhà nước phương Tây cổ đại
II. Câu hỏi ôn tập
A. Trắc nghiệm
1. Hình thức chính thể nhà nước duy nhất tồn tại ở các quốc gia phương Đông cổ
đại là:
A. Quân chủ tuyệt đối
B. Quân chủ hạn chế
C. Cộng hoà quý tộc chủ nô
D. Cộng hoà dân chủ chủ nô
2. Giai cấp bị bóc lột chủ yếu ở các quốc gia phương Đông cổ đại là:
A. Nông nô
B. Tá điền
C. Nông dân công xã
D. Nô lệ
3. Quyền lực của nhà vua ở các quốc gia phương Đông cổ đại:
A. Bị hạn chế bởi quan đầu triều
B. Là sự kết hợp của vương quyền và thần quyền
C. Bị hạn chế bởi tầng lớp tăng lữ
D. Chỉ có ở chính quyền trung ương
4. Hình thức chính thể của nhà nước Sparta là:
A. Cộng hoà quý tộc chủ nô
B. Quân chủ tuyệt đối
C. Quân chủ hạn chế
D. Cộng hoà dân chủ chủ nô
4
5. Hình thức chính thể của nhà nước Athens sau quá trình dân chủ hoá là:
A. Quân chủ tuyệt đối
B. Quân chủ hạn chế
C. Cộng hoà quý tộc chủ nô
D. Cộng hoà dân chủ chủ nô
6. Quá trình dân chủ hoá ở nhà nước Athens được thực hiện bởi tầng lớp:
A. Quý tộc thị tộc
B. Nô lệ
C. Quý tộc công thương nghiệp
D. Người dân tự do
B. Nhận định
1. Nô lệ là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp thống trị trong thời kỳ chiếm hữu
nô lệ.
2. Trị thủy và chiến tranh là nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của nhà
nước chiếm hữu nô lệ phương Đông.
Nhận định sai. Trị thủy và chiến tranh là nguyên nhân thúc đẩy quá trình hình thành
nhà nước sơm hơn chứ không phải nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của nhà nước
chiếm hữu nô lệ phương Đông. Nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của nhà nước
chiếm hữu nô lệ phương Đông chế độ tư hữu, sự phân hóa giai cấp và đấu tranh giai
cấp. Do sự phát triển về kinh tế làm xuất hiện chế độ tư hữu, trong xã hội có sự phân
hóa giai cấp đồng thời dẫn đến sự mâu thuẫn giai cấp dẫn đến không thể điều hòa được
và khi ấy nhà nước ra đời giải quyết mâu thuẫn trên.
3. Trong nhà nước Spart, sau khi thành lập hội đồng năm quan giám sát, quyền lợi
của các quý tộc bị cơ quan này kiểm soát và hạn chế đến mức tối thiểu nhằm mục đích bảo
vệ quyền lợi của tầng lớp bình dân.
4. Nhà nước cộng hòa La Mã cổ đại được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền,
với quyền lực nhà nước tập trung toàn bộ vào Vua.
Nhận định sai. Nhà nước cộng hòa La Mã cổ đại vào thời kỳ sơ kỳ được tổ chức theo
nguyên tắc cộng hòa quý tộc chủ nô tất cả quyền hành, tiềm lực kinh tế chính trị tập
trung vào tay quý tộc. Nhà nước La Mã cổ đại vào thời kỳ hậu kỳ do sự phát triển nền
công thương nghiệp vượt bậc, to lớn về mặt quân sự, bành trướng thế lực nên cộng hòa
quý tộc chủ nô suy yếu, La Mã cổ đại chuyển sang nguyên tắc tập quyền với tất cả
quyền lực tập trung toàn bộ vào tay vua. Như vậy, Nhà nước La Mã cổ đại thời kỳ hậu
kỳ mới được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền còn nhà nước La Mã thời kỳ sơ kỳ thì
quyền lực vào tay quý tộc.
5. Tại Athens, mô hình dân chủ đã xuất hiện ngay từ khi Athens được xây dựng.
C. Tự luận
1. Hãy phân tích hình thức chính thể quân chủ tuyệt đối ở các nước chiếm hữu nô lệ
phương Đông.
5
2. Mô hình dân chủ của Athens thời kỳ cổ đại đã có ảnh hưởng rất nhiều tới các mô
hình dân chủ hiện đại trên thế giới. Anh/chị hãy làm sáng tỏ các ảnh hưởng đó.

6
CHƯƠNG 1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CHIẾM HỮU NÔ LỆ
Bài 2. Pháp luật chiếm hữu nô lệ
I. Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu
Sinh viên tham khảo các tài liệu sau:
- Bộ luật Hammurapi
- Chương II. Nhà nước và pháp luật phương Đông cổ đại và Chương III. Nhà nước và
pháp luật phương Tây cổ đại của Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Trường
Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.
- Phần pháp luật trong Chương 1. Nhà nước và pháp luật chiếm hữu nô lệ phương
Đông và Chương 2. Nhà nước và pháp luật chiếm hữu nô lệ phương Tây của Đề cương chi
tiết môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật cho các lớp chính quy
Xem Video ghi hình powerpoint:
Chương 2. Pháp luật phương Đông cổ đại
Chương 4. Pháp luật phương Tây cổ đại

II. Câu hỏi ôn tập


A. Trắc nghiệm
1. Hình phạt trong pháp luật phương Đông cổ đại :
a. Mang tính hà khắc, dã man
b. Được áp dụng ngang bằng cho các giai cấp khác nhau trong xã hội
c. Mang tính nhân đạo
d. Không áp dụng với phụ nữ và trẻ em
2. Bộ Luật 12 bảng ra đời là kết quả sự đấu tranh của
a. Dân tự do La Mã đối với quý tộc La Mã
b. Nô lệ đối với quý tộc La Mã
c. Quý tộc thị tộc đối với quý tộc công thương nghiệp
d. Bình dân Plebs đối với quý tộc La Mã
B. Nhận định
1. Bộ luật Hammurabi của Lưỡng Hà thừa nhận sự bình đẳng trong xã hội
thông qua nguyên tắc “đồng thái phục thù”.
Nhận định sai. Vì nguyên tắc “đồng thái phục thù” là do ảnh hưởng của phong tục tập
quán của công xã nguyên thủy nên bộ luật quan niệm hình phạt là sự trừng trị tội lỗi
mang tính chất ngang bằng nhau. Nhưng bộ luật cũng thừa nhận sự phân biệt đẳng cấp
Điều 205, giai cấp nên nguyên tắc “đồng thái phục thù” được áp dụng một cách tương
đối.
2. Mệnh lệnh/ chiếu chỉ/ quyết định của hoàng đế La Mã là một trong những
nguồn luật của pháp luật La Mã thời kỳ cộng hoà hậu kỳ trở đi.
Nhận định đúng. Nguồn luật của pháp luật La Mã thời kỳ cộng hòa hậu kỳ trở đi rât
phong phú, đa dạng: tập quán pháp, quyết định của Hoàng Đế, của Tòa án, của Viện
7
nguyên lão, của cơ quan thái thú, công trình nghiên cứu của các luật gia, hệ thống chế
định pháp luật. Như vậy, Mệnh lệnh/ chiếu chỉ/ quyết định của hoàng đế La Mã là một
trong những nguồn luật của pháp luật La Mã thời kỳ cộng hoà hậu kỳ trở đi
3. Nho giáo là hệ tư tưởng chủ đạo cho việc xây dựng pháp luật ở nhà nước
chiếm hữu nô lệ Trung Quốc.
Nhận định sai. Nho giáo là hệ tư tưởng chủ đạo cho việc xây dựng pháp luật ở nhà
nước phong kiến Trung Quốc.
C. Tự luận
Giải thích vì sao pháp luật La Mã thời kỳ cộng hoà hậu kỳ trở đi rất phát triển
trong lĩnh vực dân sự? vì kinh tế hàng hóa phát triển dựa trên sức lao động của nô lệ. Kinh
tế phát triển làm cho các quan hệ xã hội mới xuất hiện đa dạng phức tạp hơn đặc biệt là các
quan hệ trong lĩnh vực dân sự và những tranh chấp phát sinh đòi hỏi pháp luật được xây
dựng và hoàn thiện để kịp thời điều chỉnh những quan hệ xã hội đó. Đây là nguyên nhân làm
cho pháp luật La Mã thời kỳ cộng hòa hậu kỳ rất phát triển đặc biệt trong lĩnh vực dân sự.

CHƯƠNG 2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHONG KIẾN


Bài 1. Nhà nước phong kiến Tây Âu
I. Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu
Để nghiên cứu về nhà nước phong kiến Tây Âu, sinh viên đọc các tài liệu sau:
- Chương IV. Nhà nước và pháp luật phong kiến Tây Âu của Giáo trình Lịch sử nhà
nước và pháp luật thế giới, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Nxb.
Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.
- Chương 3. Nhà nước và pháp luật phong kiến Tây Âu của Đề cương chi tiết môn học
Lịch sử nhà nước và pháp luật cho các lớp chính quy.
Xem file ghi hình video powerpoint:
Chương 5. Nhà nước phong kiến Tây Âu

II. Câu hỏi ôn tập


A. Trắc nghiệm
1. Yếu tố nào sau đây là yếu tố mang tính tác động đến sự hình thành nhà nước
phong kiến Tây Âu:
A. Sự tấn công của người Giecmanh
B. Sự xuất hiện của quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ
C. Sự xuất hiện của quan hệ phong kiến
D. Sự tập trung quyền lực của các thủ lĩnh quân sự
2. Nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của nhà nước phong kiến Tây Âu:
A. Sự tấn công của người Giecmanh
B. Sự xuất hiện của quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ
8
C. Sự xuất hiện của quan hệ phong kiến
D. Sự phân chia lãnh thổ của nhà nước La Mã cổ đại
B. Nhận định
1. Sự xuất hiện của quan hệ sản xuất phong kiến ở vùng đất Tây La Mã là
nguyên nhân mang tính quyết định đối với sự ra đời của nhà nước phong kiến Tây Âu.
Nhận định đúng. Sự xuất hiện của quan hệ sản xuất phong kiến ở vùng đất Tây La Mã
là nguyên nhân mang tính quyết định đối với sự ra đời của nhà nước phong kiến Tây
Âu. Do cuộc khởi nghĩa nô lệ diễn ra ở khắp mọi nơi chủ nô thay đổi cách thức bóc lột.
Do đó “chủ nô” không còn là “chủ nô” người bóc lột không còn nô lệ họ có quyền sở
hữu 1 phần sản phẩm lao động làm ra được quyền tự do và có gia đình nhưng do xuất
thân từ nô lệ gọi là lệ nông. Ông chủ bóc lột sức lao động của lệ nông bằng địa tô gọi
là địa chủ. Tây La Mã xuất hiện quan hệ sản xuất phong kiến: lệ nông, địa chủ, bóc lọt
bằng địa tô.
2. Cuộc tấn công của tộc người Giecmanh là nguyên nhân mang tính quyết
định đối với sự ra đời của nhà nước phong kiến Tây Âu.
Nhận định sai. Cuộc tấn công của tộc người Giecmanh là nguyên nhân mang tính góp
phần thúc đẩy đối với sự ra đời của nhà nước phong kiến Tây Âu. Còn nguyên nhân
mang tính quyết định đối với sự ra đời của nhà nước phong kiến Tây Âu là sự xuất
hiện quan hệ sản xuất phong kiến.
3. Ở nhà nước phong kiến Tây Âu, tất cả quyền lực luôn tập trung tuyệt đối
trong tay nhà vua.
Nhận định sai. Ở nhà nước phong kiến Tây Âu ở giai đoạn trung kỳ từ thế kỷ XIII đến
thế kỷ XV thì quyền lực của vua bị hạn chế do lúc này vua và lãnh chúa phong kiến
mâu thuấn thị dân tham gia hệ thống trung ương thì từ nền quân chủ tuyệt đối chuyển
sang nền quân chủ đại diện đẳng cấp- 1 loại quân chủ hạn chế thì lúc này quyền lực
của vua bị hạn chế.
C. Tự luận
Giải thích vì sao tộc người Giecmanh lại xây dựng nhà nước phong kiến ở Tây La Mã
mà không phải là nhà nước chiếm hữu nô lệ?

9
CHƯƠNG 2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHONG KIẾN
Bài 2. Pháp luật phong kiến Tây Âu
I. Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu
Để nghiên cứu về pháp luật phong kiến Tây Âu, sinh viên đọc các tài liệu sau:
- Chương IV. Nhà nước và pháp luật phong kiến Tây Âu của Giáo trình Lịch sử nhà
nước và pháp luật thế giới, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Nxb.
Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.
- Chương 3. Nhà nước và pháp luật phong kiến Tây Âu của Đề cương chi tiết môn học
Lịch sử nhà nước và pháp luật cho các lớp chính quy.
Xem file ghi hình video powerpoint: Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới:
Chương 6. Pháp luật phong kiến Tây Âu

II. Câu hỏi ôn tập


A. Trắc nghiệm
3. Pháp luật phong kiến Tây Âu có đặc điểm:
a. Là hệ thống pháp luật thống nhất áp dụng trên phạm vi quốc gia
b. Giai đoạn sơ kỳ chịu ảnh hưởng bởi pháp luật La Mã cổ đại
c. Rất đa dạng, phức tạp về nguồn luật
d. Lãnh chúa không có quyền ban hành pháp luật
4. Loại nguồn luật nào sau đây không có trong pháp luật phong kiến Tây Âu:
a. Luật của Giáo hội
b. Luật của lãnh chúa
c. Luật của nhà vua
d. Luật của tư sản
B. Nhận định
1. Việc sử dụng các quy định của Luật La Mã cổ đại thể hiện sự kém phát triển
của pháp luật phong kiến Tây Âu.
2. Nguồn luật tập quán không có trong nguồn của pháp luật phong kiến Tây
Âu.
3. Pháp luật phong kiến Tây Âu rất phát triển, hoàn thiện đặc biệt là các quy
định về dân sự.
Nhận định sai. Pháp luật phong kiến Tây Âu kém phát triển đặc biệt trong lĩnh vực dân
sự - thương mại. Vì về kinh tế do sự phân quyền cát cứ và nền kinh tế tự cung tự cấp
kìm hãm sự phát triển kinh tế hàng hóa nên pháp luật về thương mại dân sự không phát
triển; về chính trị tình trạng phân quyền cát cứ làm cho chiến tranh xảy ra liên mien
các lãnh chúa tập trung vào các cuộc chinh phạt nên không có thời gian hoàn thiện
pháp luật, nền giáo dục bị lãng quên mù chữ, lãnh thổ bị chia cắt và pháp luật các lãnh
địa là khác nhau, về tư tưởng: giáo lý nhà thờ Thiên Chúa giáo.
C. Tự luận
10
Anh/chị hãy lý giải nguyên nhân về tính không thống nhất của pháp luật phong kiến
Tây Âu?

11
CHƯƠNG 2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHONG KIẾN
Bài 3. Nhà nước phong kiến phương Đông
❖ Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu
Sinh viên đọc các tài liệu sau:
- Chương V. Nhà nước và pháp luật phong kiến phương Đông của Giáo trình Lịch sử
nhà nước và pháp luật thế giới, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Nxb.
Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.
- Chương 4. Nhà nước và pháp luật phong kiến Trung Quốc của Đề cương chi tiết môn
học Lịch sử nhà nước và pháp luật cho các lớp chính quy.
Xem file ghi hình video powerpoint:
Chương 7. Nhà nước phong kiến phương Đông

❖ Câu hỏi ôn tập


A. Trắc nghiệm
1. Sự xuất hiện của nhà nước phong kiến Trung Quốc đánh dấu sự ra đời của hai
giai cấp cơ bản:
A. Nông dân và nô lệ
B. Địa chủ phong kiến và nô lệ
C. Địa chủ phong kiến và tá điền
D. Địa chủ phong kiến và nông nô
2. Với sự ra đời của …….. làm cho quan hệ sản xuất phong kiến xuất hiện ở Trung
Quốc vào thời kỳ Đông Chu:
A. Công cụ lao động bằng sắt
B. Chế độ phân phong đất đai
C. Chế độ tư hữu về ruộng đất
D. Quá trình tranh hùng xưng bá
B. Nhận định
1. Sự xuất hiện của chiến tranh thôn tính là yếu tố mang tính quyết định đối với sự
ra đời của nhà nước phong kiến Trung Quốc:
2. Nhà nước phong kiến Trung Quốc ra đời khi chế độ chiếm hữu nô lệ bị khủng
hoảng.
C. Tự luận
Giải thích vì sao ở nhà nước phong kiến Trung Quốc chỉ tồn tại hình thức chính thể
quân chủ tuyệt đối?

12
CHƯƠNG 2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHONG KIẾN
Bài 4. Pháp luật phong kiến phương Đông
❖ Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu
Sinh viên đọc các tài liệu sau:
- Chương V. Nhà nước và pháp luật phong kiến phương Đông của Giáo trình Lịch sử
nhà nước và pháp luật thế giới, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Nxb.
Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.
- Chương 4. Nhà nước và pháp luật phong kiến Trung Quốc của Đề cương chi tiết môn
học Lịch sử nhà nước và pháp luật cho các lớp chính quy.
Xem file ghi hình video powerpoint: Chương 8. Pháp luật phong kiến phương Đông

❖ Câu hỏi ôn tập


A. Trắc nghiệm
1. Sự xuất hiện của nhà nước phong kiến Trung Quốc đánh dấu sự ra đời của hai
giai cấp cơ bản:
b. Nông dân và nô lệ
c. Địa chủ phong kiến và nô lệ
d. Địa chủ phong kiến và tá điền
e. Địa chủ phong kiến và nông nô
2. Với sự ra đời của …….. làm cho quan hệ sản xuất phong kiến xuất hiện ở Trung
Quốc vào thời kỳ Đông Chu:
a. Công cụ lao động bằng sắt
b. Chế độ phân phong đất đai
c. Chế độ tư hữu về ruộng đất
d. Quá trình tranh hùng xưng bá
3. Do ảnh hưởng bởi kinh tế nông nghiệp là chủ đạo nên pháp luật phong kiến
Trung Quốc:
A. mang tính “trọng hình, khinh dân”
B. áp dụng hình phạt dã man
C. không xuất hiện pháp luật thành văn
D. tập quán pháp là nguồn luật chủ yếu
4. Trong tất cả các triều đại phong kiến Trung Quốc, triều đại nào sau đây không sử
dụng hệ tư tưởng Nho giáo trong quá trình xây dựng pháp luật:
A. Nhà Đường
B. Nhà Minh
C. Nhà Hán
D. Nhà Tần

13
B. Nhận định
1. Sự xuất hiện của chiến tranh thôn tính là yếu tố mang tính quyết định đối với sự
ra đời của nhà nước phong kiến Trung Quốc
2. Ở nhà nước phong kiến Trung Quốc, nhà vua luôn là trung tâm của hoạt động lập
pháp nên không xuất hiện pháp luật thành văn.
C. Tự luận
1. Giải thích vì sao ở nhà nước phong kiến Trung Quốc chỉ tồn tại hình thức chính thể
quân chủ tuyệt đối?
2. Vì sao Nho giáo là hệ tư tưởng chủ đạo cho việc tổ chức bộ máy nhà nước và xây
dựng pháp luật ở nhà nước phong kiến Trung Quốc?

14
CHƯƠNG 3. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TƯ SẢN
BÀI 1. NHÀ NƯỚC TƯ SẢN
❖ Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu
Sinh viên tham khảo các tài liệu sau:
- Chương VI. Cách mạng tư sản và nhà nước tư sản thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do
cạnh tranh của Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Trường Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.
- Chương 5. Nhà nước và pháp luật tư sản của Đề cương chi tiết môn học Lịch sử nhà
nước và pháp luật cho các lớp chính quy.
Xem file ghi hình video powerpoint: Chương 9. Nhà nước tư sản

❖ Câu hỏi ôn tập


A. Trắc nghiệm
1. Sự xuất hiện của nhà nước tư sản có nguyên nhân kinh tế là:
A. Sự xuất hiện của quan hệ sản xuất phong kiến
B. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật
C. Sự xuất hiện của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
D. Sự xuất hiện của ngành công nghiệp
2. Hình thức chính thể phổ biến nhất của các nhà nước tư sản sau cách mạng tư sản
là:
A. Cộng hoà tổng thống
B. Cộng hoà quý tộc
C. Quân chủ tuyệt đối
D. Quân chủ hạn chế
3. Sự xuất hiện của nhà nước tư sản lũng đoạn là do:
A. Kinh tế TBCN bị khủng hoảng
B. Chiến tranh thế giới
C. Kinh tế TBCN phát triển, xuất hiện các tập đoàn kinh tế
D. Cách mạng công nghiệp lần thứ 1
4. Trong tổ chức bộ máy nhà nước Hoa Kỳ, Tổng thống là:
A. Nguyên thủ quốc gia
B. Nguyên thủ quốc gia và đứng đầu nghị viện
C. Nguyên thủ quốc gia và đứng đầu chính phủ
D. Nguyên thủ quốc gia và đứng đầu toà án

B. Nhận định

15
1. Nhà nước tư sản thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh không can thiệp vào
nền kinh tế
2. Nhà nước tư sản Nhật Bản ra đời là sản phẩm của một cuộc cách mạng tư sản
triệt để.
3. Quân chủ tuyệt đối là hình thức chính thể của nhà nước tư sản Anh trong thời kỳ
CNTB hiện đại.
4. Học thuyết phân chia quyền lực nhà nước là cơ sở cho việc tổ chức bộ máy nhà
nước Pháp.

C. Tự luận
1. Giải thích vì sao quân chủ đại nghị là hình thức phổ biến nhất ở các nhà nước tư sản
sau cách mạng tư sản.
2. Giải thích vì sao nhà nước tư sản thời kỳ CNTB lũng đoạn, CNTB hiện đại thực
hiện chức năng điều tiết nền kinh tế?

16
CHƯƠNG 3. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TƯ SẢN
BÀI 2. PHÁP LUẬT TƯ SẢN
❖ Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu
Sinh viên tham khảo các tài liệu sau:
- Chương VII. Pháp luật tư sản thời kỳ CNTB tự do cạnh tranh, Chương IX. Pháp luật
tư sản thời kỳ CNTB lũng đoạn và hiện đại của Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế
giới, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia
Việt Nam.
- Chương 5. Nhà nước và pháp luật tư sản của Đề cương chi tiết môn học Lịch sử nhà
nước và pháp luật cho các lớp chính quy.
Xem file ghi hình video powerpoint: Chương 10. Pháp luật tư sản

❖ Câu hỏi ôn tập


A. Trắc nghiệm
1. Sự ra đời của ngành luật……. trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản lung đoạn, hiện đại
giúp cho quyền lợi của người lao động được bảo vệ một cách hiệu quả:
A. Hiến pháp
B. Dân sự
C. Tố tụng hình sự
D. Lao động
2. Những bản hiến pháp đầu tiên xuất hiện ở thời kỳ:
A. Chiếm hữu nô lệ
B. Phong kiến
C. Tư bản tự do cạnh tranh
D. Tư bản lũng đoạn
B. Nhận định
1. Các bản hiến pháp tư sản trong thời kỳ CNTB tự do cạnh tranh đã ghi nhận và bảo
vệ cho quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân một cách triệt để.
2. Quyền bầu cử của công dân đã được ghi nhận và bảo vệ một cách triệt để trong các
bản hiến pháp tư sản.
C. Tự luận
Giải thích vì sao có sự phân chia thành hai hệ thống pháp luật?

17
PHẦN 2. LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
CHƯƠNG 1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HÌNH
THÀNH
I. Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu
Sinh viên tham khảo các tài liệu sau:
- Chương I. Nhà nước và pháp luật Việt Nam giai đoạn hình thành của Giáo trình Lịch
sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017),
Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.
Chương 1 Phần II. Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam của Đề cương chi tiết môn
học Lịch sử nhà nước và pháp luật.
Xem Video ghi hình powerpoint: Chương 1. Nhà nước và pháp luật Việt Nam giai đoạn
hình thành

II. Hướng dẫn sinh viên ôn tập


A. Trắc nghiệm
1. Một trong những nguyên nhân làm chậm sự ra đời nhà nước đầu tiên trong
lịch sử Việt Nam là:
a. Sự tồn tại bền vững của công xã thị tộc.
b. Mâu thuẫn giai cấp sâu sắc.
c. Không xuất hiện chế độ tư hữu về ruộng đất.
d. Không xuất hiện chế độ tư hữu.
2. Sự xuất hiện các gia đình nhỏ trong xã hội công xã nguyên thủy Việt Nam là
một trong những biểu hiện của:
a. Sự tan rã chế độ thị tộc.
b. Sự mâu thuẫn giai cấp gay gắt.
c. Sự phân hóa xã hội thành các tầng lớp người khác nhau.
d. Sự ra đời nhà nước đầu tiên.
3. Nhu cầu chống chiến tranh xâm lược trong xã hội công xã nguyên thủy Việt
Nam:
a. Không là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời nhà nước
b. Là nguyên nhân dẫn sự hình thành chế độ tư hữu
c. Là nguyên nhân làm chậm sự ra đời nhà nước
d. Là nhân tố thúc đẩy sự ra đời nhà nước
4. Nhu cầu trị thủy, thủy lợi trong xã hội công xã nguyên thủy Việt Nam:
a. Không là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời nhà nước
b. Là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của chế độ tư hữu
c. Là nhân tố thúc đẩy sự ra đời của nhà nước
d. Là nguyên nhân làm chậm sự ra đời nhà nước

18
B. Nhận định
1. Nhà nước đầu tiên ở Việt Nam hình thành là kết quả trực tiếp từ sự đấu tranh giai
cấp.
2. Nhà nước đầu tiên ở Việt Nam hình thành khi mâu thuẫn giai cấp vẫn chưa thật sự
gay gắt.
C. Tự luận
Phân tích các yếu tố tác động đến sự hình thành nhà nước đầu tiên ở Việt Nam: (Yếu tố
kinh tế, yếu tố xã hội và các yếu tố thúc đẩy nhà nước hình thành sớm: yếu tố trị thủy, thủy
lợi và chiến tranh).

19
Sự ra đời của nhà nước Văn Lang âu lạc: tự nhiên và kinh tế xã hội.
Yếu tố chiến tranh - trị thủy là yếu tố thúc đẩy cho sự ra đời sớm hơn của nhà nước tuy
nhiên đó không phải là nhân tố đóng vai trò quyết định bản thân chúng không sản sinh ra
nhà nước mà nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành của nhà nước thuộc về yếu tố nội tại
là sự phát triển của kinh tế làm xuất hiện chế độ tư hữu và cùng với đó là sự hình thành giai
cấp đối kháng về mặt lợi ích.
Nhà nước Ngô Đinh Tiền Lê:
+ xây dựng trong tình trạng bất ổn với sự đe dọa thường xuyên của các thế lực cát cứ ở
địa phương chống lại triều đình trung ương và tình trạng giặc ngoại xâm từ bên ngoài
+ Pháp luật mang tính sơ khai, đơn giản, tập quán cổ đại, đặt đạo đức lên hàng đầu.
+ Nhà Ngô Điinh Tiền Lê nặng tính Hành chính- quân sự: chiến tranh và bảo vệ lãnh
thổ; quan lại từ khai quốc công thần họ hàng nhà vua, tổ chức bộ máy hành chính quân sự:
quân đội được tổ chức quy mô lơn, thường trực chính quy là chỗ dựa vững chắc cho triều
đình
Nhà nước Lý Trần Hồ:
+ Tư tưởng Phật Giáo (chủ yếu) + Nho giáo và Đạo giáo.
+ Tổ chức bộ máy nhà nước Lý Trần Hồ: chế độ quân chủ trung ương tập quyền.
Với vị trí tuyệt đối và bất khả xâm phạm thì vua tập trung toàn bộ quyền năng lập pháp,
hành pháp, tư pháp. Vua là chủ thể duy nhất có quyền ban hành pháp luật; vua quyết định bổ
nhiệm phong cấp bãi nhiệm hệ thống quan lại trong triều đồng thời vua nắm giữ quyền xét
xử tối cao. Về mặt quân sự vua là tổng chỉ huy quân đội ngoài ra vua còn là chủ sỏ hữu tối
cao đối với toàn bộ đất đai, độc quyền sử dụng đất đai. Vua trong giai đoạn này “vương
quyền” và “thần quyền” kết hợp chặt chẽ với nhau.
+ Tuyển chọn quan lại thời Lý Trần: coi trọng tính thân vương – quý tộc: vua Lý
Trần coi trọng sự phát triển của dòng tộc, dựa vào dòng tộc để duy trì và củng cố thế lực
dòng tộc để họ trở thành hậu thuẫn chính trị vững chắc trong triều đình - tính tập quyền bằng
cách kết hôn nooijj tộc duy trì sựu thuần tộc dành cho những ưu đãi, giao những trọng trách
quan trọng trong triều đình; thời kỳ này có thi cử nhưng thi cử chưa thật sự phổ biến.
nhà Trần còn tăng cường lợi ích dòng tộc bằng các chính sách như phong thưởng cho
quý tộc, quan lại thái ấp điền trang. Đến nhà Hồ việc tuyên bổ quan lại bằng con
đường khoa cử rất được chú trọng bởi chính sách giáo dục của Hồ Quý Ly hệ thống
quan lại quản lý nhà nước xuất thân từ chuyên môn, nghiệp vụ chứ không phải xuất
thân từ hoàng tộc =>> Tính chất “quý tộc thân vương” không còn phổ biến mà bắt đầu
chuyển sang tính chất “quan lieu”
+ “Lưỡng đầu chế” phổ biến ở thời nhà Trần và nhà Hồ:
+ Dưới thời nhà Trần: Thời kỳ đầu nhà Trần đã tạo dựng thời kỳ phát triển thịnh
vượng, lãnh thổ quốc gia mở rộng xuống phía nam, chính trị ổn định, kinh tế phát triển…
Đến cuối đời TRần Nhân TGoong, nhà TRần bắt đầu suy yếu. Quan lại trong triều kết
bè chia phái, giết hại lẫn nhau, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra, đất nước rơi vào tình trạng loạn
20
lạc triền mien, nhân dân đói khổ. Lợi dụng tình trạng suy yếu của nước nhà, thì Chiên Thành
đã đánh phá nhiều lần, ở Phương bắc Trung Quốc đe dọa xâm lược nước ta một lần nữa. Với
sự suy yếu của nhà Trần Hồ Quý Luy nắm quyền. Nhà Hồ thực hiện chính sách cải cách tiến
bộ như chính sách hạn nô, hạn điền, phát hành tiền giấy, mở mang giáo dục…
Nhà nước Lê Sơ:
+ Tư tưởng: Nho giáo. Từ cuối thời Trần Nho giáo đã dần lấn át Phật giáo. Đầu thời
Lê Sơ Nho giáo vẫn chưa thật sự chi phối tập quán, lối sống của nhân dân, còn trong tầng
lớp cầm quyền nho sĩ vẫn chưa được sùng thượng. Đến thời vua Lê Thánh Tông, Nho giáo
được đưa lên địa vị độc tôn và trở thành hệ tư tưởng chính thống. Nhà nước Lê Sơ trọng
nông úc thương tức là thúc đẩy, khuyến khích phát triển nông nghiệp hạn chế sự phát triển
của thương nghiệp do ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo trọng bản ức mạc.
+ Tổ chức bộ máy nhà nước quân chủ mạnh mẽ: Thời kỳ Đầu Lê Sơ: tổ chức chính
quyền trung ương vẫn còn chịu sự ảnh hưởng của nhà Trần do nhà Lê mới giành được đất
nước nên chưa có đủ thời gian thực hiện những bước thay đổi lớn: Tất cả mọi quyền hành
tối cao về tay vua. Vua là người có quyền lực tối cao trong vương quốc. Vua có một bộ máy
quan liêu dưới quyền giúp vua làm các công việc cụ thể. Tả, Hữu tướng quốc và các quan
đại thần này được vua giao cho họ kiêm nhiệm chức việc của Tể tướng nên quyền lực của
họ rất lớn
Thời ký Hậu Lê từ Lê Thánh Tông trở về sau: ông chủ trương xây dựng một thiết chế
quân chủ với quyền lực tập trung trong tay Nhà Vua, hạn chế sự tham chính của quý
tộc hoàng tộc. Chủ yếu tăng cường quyền lực của nhà vua khiến cho bộ máy hoạt động hiệu
quả hơn:
Trước hết Vua trực tiếp nắm quyền chỉ đạo mọi công việc quan trọng của nhà nước,
mối liên hệ các quan chức và các cơ quan trung gian giữa Vua và các co quan thừa hành bị
bãi bỏ. Thực hiện nguyên tắc tản quyền là không để tập trung quá nhiều quyền hành vào một
hay một số cơ quan mà được trao cho nhiều cơ quan ngăn chặn sự lạm quyền. Mọi công việc
trong triều đình phải được báo với Vua và bản thân vua ra quyết định. Bỏ chế độ chỉ bổ
dụng các vương hầu quý tộc vào trọng trách triều định mà những người giữ trọng trách phải
là những người đỗ đạt những khoa cử Nho Học, tăng cường kiểm tra giám sát… Với các
biện pháp trên Lê Thánh Tông xây dựng được thiết chế quân chủ tập trung quyền lực vào
tay nhà Vua, hạn chế sự tham chính của quý tộc hoàng tộc bằng cách họ vẫn là những viên
quan chỉ có hàm phẩm cao mà thôi họ không thể can dự vào việc hành chính triều đìn , loại
bỏ khả năng lộng quyền của triều thần
Nhà nước nhà Nguyền:
+ Độc tôn đế quyền: Đế quyền nhà Nguyễn có quyền lực tuyệt đối:
Thứ nhất: Triều Nguyễn đặt lệ Tứ bất: không lập Tể tướng, không lập hoàng hậu (trừ
vua gia long và vua Bảo Đại) không lập Thái tử, không lập Trạng Nguyên.
Thứ hai bằng pháp luật nhà Nguyễn: duy trì quyền lực tuyệt đối của nhà vua không
chia sẻ, không nhân nhượng không ủy thác cho bất cứ ai. Vua triều nguyễn nắm giữ vương
21
quyền và thần quyền. Hoàng đế là người duy nhất có quyền ban hành sửa đổi pháp luật,
hoàng đế là nguyên thủ tối cao của cơ quan hành pháp chỉ hoàng đế mới có quyền thành lập
bãi bỏ cơ quan nhà nước. Hoàng đế là người nắm quyền tư pháp tối cao, Hoàng đế là người
đứng đầu quân đội. Hoàng đế nắm độc quyền về ngoại giao. Hoàng đế là chủ sở hữu tối cao
đối với đất đai và thần dân trong vương quốc.
+ Trọng nông ức thương: Do ảnh hưởng mạnh mẽ của tư tưởng Nho giáo trọng bản
ức mạc nên Nhà Nguyễn khuyến khích phát triển nông nghiệp hạn chế sự phát triển thương
nghiệp.
+ Tập quyền: Ưu điểm khống chế chính quyền địa phương.

22
CHƯƠNG 3. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI NGÔ – ĐINH – TIỀN LÊ
(939 – 1009)
I. Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu
Sinh viên tham khảo các tài liệu sau:
Chương III. Nhà nước và pháp luật Việt Nam giai đoạn Ngô – Đinh – Tiền Lê của
Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh (2017), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.
Chương 3 Phần II. Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam của Đề cương chi tiết môn
học Lịch sử nhà nước và pháp luật.
Xem Video ghi hình powerpoint: Chương 3. Nhà nước và pháp luật Việt Nam giai đoạn
Ngô – Đinh – Tiền Lê (từ 939-1009)

II. Nội dung câu hỏi ôn tập


A. Trắc nghiệm
1. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê được duy trì trên nền tảng:
a. Ý thức hệ Nho giáo
b. Tuyển dụng quan lại bằng khoa cử
c. Nền hành chính - quân sự
d. Quý tộc thân vương
2. Trong tổ chức chính quyền quân quản với nền hành chính quân sự, chức năng
quan trọng nhất của nhà nước là:
a. Tiến hành chiến tranh xâm lược
b. Tăng cường bóc lột kinh tế
c. Tăng cường hoạt động lập pháp
d. Trấn áp, cưỡng chế
B. Nhận định
1. Nặng hành chính – quân sự là đặc trưng của nhà nước thời Ngô – Đinh –
Tiền Lê.
Nhận định đúng. Vì nhà nước thời Ngô Đinh Tiền Lê được xây dựng trong tình trạnh
đất nước bất ổn: sự tranh giành phân chia quyền lực cát cứ của các quan triều thần và
giặc ngoại xâm bên ngoài nên nặng tính quân sự để chiến tranh và bảo vệ lãnh thổ, hệ
thống quan lại từ khai quốc công thần là những người có công trong chiến tranh, họ
hàng nhà vua, tổ chức bộ máy nhà nước mang nặng tính hành chính quân sự.

23
2. Khoa cử là cách thức chủ yếu được sử dụng để tuyển chọn quan lại thời Ngô
– Đinh – Tiền Lê.
Nhận định sai. Tuyển chọn quan lại thời Ngô Đinh Tiền Lê chủ yếu từ khai quốc công
thần đây là những người có công trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược, họ hàng
với nhà vua vì đây là đất nước ở tình trạng chiến tranh loạn lạc để thể hiện lòng biết ơn
những người khai quốc công thần thì vua thời Ngô Đinh Tiền Lê đã ban chức quan cho
những người khai quốc công thần đó. Khoa cử xuất hiện đầu tiên tại thời Lý nhưng
không phổ biến nó mà cách thức được sử dụng để tuyển chọn quan lại thời Lý là tính
quý tộc thân vương còn nó là cách thức chủ yếu được sử dụng để tuyển chọn lại đó là
thời Hồ.
3. Nhà nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê được tổ chức theo mô hình quân chủ
hạn chế.
Nhận định sai. Nhà nước thời Ngô Đinh Tiền Lê được tổ chức theo mô hình quân chủ
chuyên chế. Tất cả quyền lực tập trung vào tay vua. Vì lúc bấy giờ thời Ngô Đinh Tiền
Lê đang trong tình trạng bất ổn chiến tranh giặc ngoại xâm quyền lục tập trung vào tay
vua để vua ra những quyết định kịp thời, nhanh chóng để ra chiến lược đối phó chiến
tranh, vua có quyền sở hữu tối cao đối với đât đai…
4. Nhà nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê có tính quý tộc – thân vương.
Nhận đinh sai. Nhà nước thời Ngô Đinh Tiền Lê không có tính quý tộc thân vương mà
tính quý tộc thân vương chủ yếu ở nhà Lý - Trần. Nhà nước thời Ngô Đinh Tiền Lê
không có tính quý tộc thân vương vì nhà nước thời Ngô Đinh Tiền Lê được xây dựng
trong tình trạnh đất nước bất ổn: sự tranh giành phân chia quyền lực cát cứ của các
quan triều thần và giặc ngoại xâm bên ngoài nên nặng tính quân sự để chiến tranh và
bảo vệ lãnh thổ, hệ thống quan lại từ khai quốc công thần là những người có công
trong chiến tranh, họ hàng nhà vua, tổ chức bộ máy nhà nước mang nặng tính hành
chính quân sự
C. Tự luận
Hãy phân tích các đặc trưng cơ bản của nhà nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê.

24
CHƯƠNG 4. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI LÝ – TRẦN – HỒ (1010 –
1407)
I. Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu
Sinh viên tham khảo các tài liệu sau:
Chương IV. Nhà nước và pháp luật Việt Nam giai đoạn Lý – Trần – Hồ của Giáo trình
Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
(2017), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.
Chương 3 Phần II. Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam của Đề cương chi tiết môn
học Lịch sử nhà nước và pháp luật.
Xem Video ghi hình powerpoint: Chương 4. Nhà nước và pháp luật Việt Nam giai đoạn
Lý – Trần – Hồ (từ 1010-1407)

II. Nội dung câu hỏi ôn tập


A. Trắc nghiệm
Chương 4. Nhà nước và pháp luật Việt Nam giai đoạn Lý – Trần – Hồ
1. Vua trong nhà nước phong kiến thời Trần (1225-1400)
a. Có quyền lực bị chi phối bởi yếu tố “quý tộc thân vương” vì hoàng tộc trở thành
hậu thuẫn chính trị vững chắc
b. Luôn chỉ nắm một phần quyền lực nhà nước vì tồn tại chế độ “lưỡng đầu”
c. Bị hạn chế quyền lực bởi tính hành chính – quân sự mạnh
d. Không bị hạn chế quyền lực bởi bất kỳ thế lực nào
2. Chính thể quân chủ thời kỳ đầu thời Trần (1225 – 1400) có đặc điểm là:
a. Xây dựng chính quyền quân quản
b. Tổ chức theo mô hình quân chủ hạn chế
c. Duy trì quyền lực chính trị với tính quý tộc thân vương
d. Có sự đối trọng quyền lực giữa Vua và Thái thượng hoàng
3. Chính thể quân chủ thời Lý - Trần (1010 – 1400) có đặc điểm chung là:
a. Quyền lực nhà vua không bị hạn chế bởi bất kỳ thế lực nào
b. Chính quyền quân quản được thiết lập vào giai đoạn đầu mỗi triều đại
c. Có sự phân biệt rõ ràng giữa quyền hành pháp và tư pháp ở chính quyền trung
ương
d. Theo hình thức chính thể quân chủ tuyệt đối
4. Nền quân chủ thời Lý (1010 – 1225) có đặc điểm là:
a. Nặng hành chính – quân sự
b. Quyền lực nhà Vua chưa mang tính tuyệt đối
c. Tập quyền tuyệt đối vào Vua
d. Xây dựng trên mối quan hệ hôn nhân nội tộc
B. Nhận định:

25
1. Nặng hành chính – quân sự là đặc trưng cơ bản của nhà nước thời Lý –
Trần.
Nhận định sai. Nặng hành chính- quân sự không phải là đặc trưng cơ bản của nhà nước
thời Lý Trần nó là đặc trưng cơ bản của nhà Ngô Đinh Tiền Lê. Vì TCBMNN thời Lý-
Trần đã có cơ quan nhất định, kế thừa nhất định, xã hội ổn định nên không còn nặng
hành chính quân sự mà chuyển qua khoa cử, tuyển cử.
2. Lưỡng đầu chế thời Trần – Hồ là biểu hiện của mô hình quân chủ hạn chế.
Nhận định sai. Quân chủ hạn chế là Nhà vua chỉ nắm một phần quyền lực tối cao và bị
hạn chế quyền lực. Còn lưỡng đầu chế thời Trần Hồ là hai người cùng nhau trị vì thiên
hạ là thái thượng hoàng và vua.
Quân chủ hạn chế là nhà vua hạn chế bởi quyền lập pháp hoặc quyền hành pháp hoặc
hiến pháp còn lưỡng đầu chế thời Trần Hồ thì vua nắm một phần quyền lực còn Thái
thượng hoàng nắm một phần. Vua vẫn nắm giữ quyền hành pháp, tư pháp, lập pháp
vua chỉ không nắm giữ quyền quyết định đường lối chính sacsg ngoại giao, quyền
quyết định đối phó chiến tranh khi có chiến tranh
Như vậy, lưỡng đầu chế thời Trần Hồ không phải là biểu hiện của mô hình quân chủ
hạn chế.
3. Khoa cử là hình thức chủ yếu để tuyển chọn quan lại thời Lý – Trần.
Nhận định sai. Thời Lý là triều đại đầu tiên tổ chức thi khoa cử nhưng không phổ biến.
Hình thức chủ yếu để tuyển chọn quan lại thời Lý – Trần là thân vương- quý tộc vì :
vua Lý Trần coi trọng sự phát triển của dòng tộc, dựa vào dòng tộc để duy trì và củng
cố thế lực dòng tộc để họ trở thành hậu thuẫn chính trị vững chắc trong triều đình - tính
tập quyền bằng cách dành cho những ưu đãi, giao những trọng trách quan trọng trong
triều đình cho quý tộc.
Khoa cử là hình thức chủ yếu để tuyển chọn quan lại thời Lê Sơ thời kỳ Hậu Lê.
4. Điền trang- thái ấp vừa là biểu hiện manh nha của sự phân quyền cát cứ,
vừa là chỗ dựa của nền quân chủ nhà Trần
Nhận định đúng. -> Vì ở trong ĐT-TA thì các quý tộc có quyền thành lập quân đội,
toàn quyền trong… -> sự manh nha của sự phân quyền cát cứ
-> chỗ dựa nền quân chủ-> Thái ấp lập ra vì kinh tế, quốc phòng, chính trị -> Vừa
giảm kinh phí xây dựng hệ thống quân đội -> làm quý tộc gắn bó chính trị
=>
5. Tại sao sự tồn tại của Điền trang- thái ấp không tạo nên sự cát cứ, phân
quyền giống như Tây Âu thời phong kiến
->
C. Tự luận
Hãy phân tích các đặc trưng cơ bản của nhà nước thời Lý – Trần – Hồ.

26
CHƯƠNG 5. TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THỜI LÊ SƠ (1428-1527)
Phần 1. Giai đoạn thời kỳ đầu Lê sơ (1428-1460)
I. Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu
Sinh viên tham khảo các tài liệu sau:
Chương V. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Sơ (1428-1527) của Giáo trình Lịch sử
nhà nước và pháp luật Việt Nam, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017),
Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.
Chương 3 Phần III. Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam của Đề cương chi tiết
môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật.
Xem Video ghi hình powerpoint: Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt nam: Chương 5.
Tổ chức Bộ máy nhà nước thời Lê Sơ (1428-1527) – Giai đoạn thời kỳ đầu Lê sơ (1428-
1460)
II. Nội dung câu hỏi ôn tập
Chương 5. Tổ chức Bộ máy nhà nước thời Lê Sơ (1428-1527) – Giai đoạn thời kỳ
đầu Lê sơ (1428-1460)
A. Trắc nghiệm
1. Chính quyền trung ương thời Lê giai đoạn trước cải cách của Vua Lê Thánh
Tông:
a. Có tổ chức bộ máy đơn giản
b. Nặng tính hành chính – quân sự
c. Không có tính quý tộc – thân vương
d. Vẫn tồn tại mô hình “lưỡng đầu” vì bị ảnh hưởng bởi nhà nước thời Trần – Hồ
2. Nền quân chủ thời Lê sơ giai đoạn 1428 – 1460 có đặc điểm là:
a. Khoa cử là hình thức chủ yếu để tuyển chọn quan lại
b. Mức độ tập quyền của Vua mạnh mẽ nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam
c. Quyền lực nhà Vua có sự chia sẻ với các thế lực cát cứ phong kiến địa phương
d. Quyền lực quan đại thần lớn
3. Chức danh nào trong bộ máy nhà nước trung ương thời Lê sơ giai đoạn 1428
– 1460 không tồn tại:
a. Quan đầu triều (Tể tướng)
b. Quan đại thần
c. Thái thượng hoàng
d. Đại hành khiển
4. Chính quyền cấp đạo thời Lê sơ giai đoạn 1428 – 1460 có đặc điểm:
a. Lãnh đạo do người dân bầu ra
b. Quyền lực chính trị - quân sự được tăng cường
c. Là cấp chính quyền thấp nhất ở địa phương
d. Có ba cơ quan phụ trách
B. Nhận định
27
1. Tổ chức nhà nước ở trung ương giai đoạn đầu Lê Sơ thực hiện nguyên tắc tản
quyền giữa các cơ quan
SAI. Quyền lực trong tay vua, sau cải cách vua Lê Thánh Tông mới xuất hiện tản
quyền.
2. Quan đại thần giai đoạn đầu Lê sơ rất lớn quyền lực.
Nhận định đúng.
3. Nhà nước giai đoạn đầu Lê sơ có tổ chức bộ máy đơn giản

4. Chính quyền địa phương giai đoạn đầu Lê sơ nặng hành chính – quân sự.

5. Tổ chức chính quyền cấp đạo thời kỳ đầu Lê sơ là đơn vị hành chính được tổ
chức theo nguyên tắc “trung ương tập quyền” kết hợp với “chính quyền quân quản”.
Chính quyền quân quản = chính quyền hành chính-quân sự
ĐÚNG.
Đơn vị hành chính cấp đạo khi giành được chính quyền, Lê Lợi Chia đất nước
thành 5 đạo,… Châu Ô và Châu Lý. => 1 TỈNH rất lớn (1đạo rất lớn): Lê Thái Tổ
kháng chiến thành công giặc Minh; sau chống thù trong giặc ngoài,… -> không tán
thành -> Loạn -> Giặc ngoài xâm chiếm -> mỗi người mỗi đạo nắm hành chính nắm
quân sự -> kịp thời ->
C. Tự luận
Phân tích các đặc trưng của tổ chức bộ máy nhà nước giai đoạn đầu Lê Sơ.

28
CHƯƠNG 5. TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THỜI LÊ SƠ (1428-1527)
Phần 2. Giai đoạn từ sau cải cách của vua Lê Thánh Tông
I. Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu
Sinh viên tham khảo các tài liệu sau:
Chương V. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Sơ (1428-1527) của Giáo trình Lịch sử
nhà nước và pháp luật Việt Nam, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017),
Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.
Chương 3 Phần III. Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam của Đề cương chi tiết
môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật.
Xem Video ghi hình powerpoint: Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt nam: Chương 5.
Tổ chức Bộ máy nhà nước thời Lê Sơ (1428-1527) – Giai đoạn từ sau cải cách của vua Lê
Thánh Tông (1460-1527)
III. Nội dung câu hỏi ôn tập
D. Trắc nghiệm
5. Chính quyền trung ương thời Lê giai đoạn trước cải cách của Vua Lê Thánh
Tông:
a. Có tổ chức bộ máy đơn giản
b. Nặng tính hành chính – quân sự
c. Không có tính quý tộc – thân vương
d. Vẫn tồn tại mô hình “lưỡng đầu” vì bị ảnh hưởng bởi nhà nước thời Trần – Hồ
6. Nền quân chủ thời Lê sơ giai đoạn 1428 – 1460 có đặc điểm là:
e. Khoa cử là hình thức chủ yếu để tuyển chọn quan lại
f. Mức độ tập quyền của Vua mạnh mẽ nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam
g. Quyền lực nhà Vua có sự chia sẻ với các thế lực cát cứ phong kiến địa phương
h. Quyền lực quan đại thần lớn

7. Chức danh nào trong bộ máy nhà nước trung ương thời Lê sơ giai đoạn 1428 –
1460 không tồn tại:
e. Quan đầu triều (Tể tướng)
f. Quan đại thần
g. Thái thượng hoàng
h. Đại hành khiển
8. Chính quyền cấp đạo thời Lê sơ giai đoạn 1428 – 1460 có đặc điểm:
e. Lãnh đạo do người dân bầu ra
f. Quyền lực chính trị - quân sự được tăng cường
g. Là cấp chính quyền thấp nhất ở địa phương
h. Có ba cơ quan phụ trách
9. Quan đại thần dưới thời vua Lê Thánh Tông có đặc điểm là:
a. Quyền lực được tăng cường hơn trước
29
b. Chức danh có thực quyền
c. Tư vấn tối cao cho nhà vua
d. Tham gia vào lĩnh vực hành pháp
10. Đội ngũ quan lại được bổ nhiệm vào bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông
chủ yếu từ:
a. Những người đỗ đạt trong các khoa thi
b. Các “công thần khai quốc” triều Lê
c. Vương hầu quý tộc thuộc tôn thất nhà Lê
d. Các tướng lĩnh quân đội
11. Nội dung nào sau đây thể hiện nguyên tắc “tản quyền” trong tổ chức bộ máy nhà
nước thời Vua Lê Thánh Tông:
a. Bãi bỏ chức danh quan đầu triều (“Tể tướng”)
b. Hoàn thiện hệ thống cơ quan tư pháp – giám sát
c. Hạn chế quyền lực của đội ngũ quan đại thần
d. Thiết lập nhiều cơ quan, chức quan mới và có sự phân công nhiệm vụ cụ thể
12. Nội dung nào sau đây là một trong những cải cách bộ máy nhà nước ở trung ương
của vua Lê Thánh Tông:
a. Thành lập cơ quan lập pháp
b. Tách cơ quan tư pháp, giám sát ra khỏi cơ quan hành pháp
c. Tăng cường quyền lực của đội ngũ quan đại thần
d. Bổ nhiệm vương hầu, quý tộc thuộc tôn thất nhà Lê vào những chức danh trọng
yếu
13. Vua Lê Thánh Tông cải cách chính quyền trung ương nhằm đạt được một
trong các mục tiêu là:
a. Giúp quyền lực nhà nước tập trung vào nhân dân nhiều hơn
b. Giúp tăng cường quyền lực của chính quyền địa phương
c. Giúp hạn chế quyền lực quá lớn của quan lại
d. Giúp phân quyền cho các cơ quan triệt để hơn

E. Nhận định
1. Tổ chức nhà nước ở trung ương giai đoạn đầu Lê Sơ thực hiện nguyên tắc
tản quyền giữa các cơ quan
Nhận định sai. Tổ chức nhà nước ở trung ương giai đoạn đầu Lê Sơ thực hiện nguyên
tắc quân chủ trung ương tập quyền giống thời Trần Hồ: quyền lực tối cao tập trung vào
tay vua, vua có các quyền hành pháp lập pháp, tư pháp, vua nắm quyền sở hữu đất đai
vua có bộ máy quan lieu dưới tay vua để thực hiện các công việc giúp vua… vì lúc này
giai đoạn đầu của Lê sơ mới giành lại chính quyền nhà nước và chưa đủ thời gian để
thay đổi bộ máy nhà nước.
2. Quan đại thần giai đoạn đầu Lê sơ rất lớn quyền lực.
30
Nhận định đúng. Vua trao cho các quan đại thầm tieesg nói của họ rất quan trọng trong
triều đình, họ có công lớn trong trieuf đình mặc fud trình độ quản lý hạn chế. Quan đại
thần giai đoạn đầu Lê sơ được nhà vua trao kiêm nhiệm một số chức vụ của Tể tướng
nên quyền lực của họ rất lớn.
3. Nhà nước giai đoạn đầu Lê sơ có tổ chức bộ máy đơn giản

4. Chính quyền địa phương giai đoạn đầu Lê sơ nặng hành chính – quân sự.
5. Tổ chức chính quyền cấp đạo thời kỳ đầu Lê sơ là đơn vị hành chính được tổ
chức theo nguyên tắc “trung ương tập quyền” kết hợp với “chính quyền quân quản”.
Nhận định đúng. Chính quyền quân quản là chính quyền mang nặng hành chính quân
sự. Tổ chức chính quyền cấp đạo thời kỳ đầu Lê sơ thì vua Lê Thái Tổ chia đất nước
thành 5 đạo bao gồm Đông đạo, Tây đạo, Bắc đạo, Nam đạo và Hải Tây đạo. Chức vụ
quản lý cấp cao bao gồm Hành khiển và Tổng quản. Tổng quản phụ trách quân đội,
Hành khiển phụ trách các mặt còn lại như hành chính, thu thuế… tập trung quyền lực
vào 2 cơ quan này =>> nguyên tắc trung ương tập quyền.
6. Vua Lê Thánh Tông thực hiện nguyên tắc tản quyền giữa các cơ quan nhà
nước ở trung ương.
Nhận định đúng. Nguyên tắc tản quyền là không để tập trung quá nhiều quyền lực vào
một hay một số cơ quan nhà nước mà được trao cho nhiều cơ quan nhằm ngăn chặn sự
lạm quyền. Vua thực hiện bãi bỏ một số quan chức và cơ quan trung gian giữa vua với
các cơ quan thừa hành theo nguyên tắc tản quyền. Mọi công việc đều phải trực tiếp với
vua và phải được bản thân vua ra quyết định.
7. Vua Lê Thánh Tông tăng cường quyền lực nhà nước cho chính quyền địa
phương.
Nhận định đúng. Vua Lê Thánh Tông tăng cường quyền lực nhà nước cho vua ở chính
quyền trung ương chứ không phải ở chính quyền địa phương bằng cách vua trực tiếp
nắm mọi quyền hành công việc trong triều đình, bãi bỏ mối liên hệ giữa các quan chức
với cơ quan dưới vua theo nguyên tắc tản quyền mọi công việc phải được báo với vua
và vua ra quyết định… Cải cách Lê Thánh Tông ở chính quyền địa phương nhằm hạn
chế tình trạng phân quyền, cát cứ. tổ chức quản lý trở nên chặt chẽ trung ương can
thiệp đến tận cấp xã.
8. Vua Lê Thánh Tông phân quyền một cách mạnh mẽ cho chính quyền địa
phương.
9. Cấp đạo của chính quyền địa phương thời Lê Thánh Tông được tổ chức theo
nguyên tắc tản quyền.
Nhận định đúng. Cấp đạp của chính quyền địa phương thời Lê Thánh Tông được tổ
chức theo nguyên tắc tản quyền. Nguyên tắc tản quyền là không để tập trung quá nhiều
quyền lực vào một hay một số cơ quan mà trao quyền cho nhiều cơ quan để ngăn chặn
tình trạng lộng quyền. Thời Lê Thánh Tông đã chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, bỏ
31
chế độ “độc quan” chỉ có quan võ mới nắm quyền hành chính ở các chính quyền địa
phương nhằm xóa bỏ tình trạng phân quyền cát cứ ở địa phương. Như vậy, cấp đạo của
chính quyền địa phương thời Lê Thánh Tông được tổ chức theo nguyên tắc tản quyền.
10. Nguyên tắc phân quyền được áp dụng trong tổ chức bộ máy nhà nước thời
vua Lê Thánh Tông.
Nhận định sai. Nguyên tắc phân quyền được áp dụng trong tổ chức bộ máy nhà nước
trung ương còn tổ chức chính quyền địa phương thì theo nguyên tắc quân quản và
nguyên tắc trung ương tập quyền.
11. Chức danh quan đại thần dưới thời vua Lê Thánh Tông có rất nhiều quyền
hạn và tham gia hoạch định các chính sách của nhà nước.
Nhận định sai. Chức danh quan đại thần dưới thời vua Lê Thánh Tông bị hạn chế
quyền lực bằng cách vua Lê Thánh Tông bãi bỏ mối liên hệ của các quan chức với các
cơ quan giữa Vua với các cơ quan thừa hành vua sẽ trực tiếp điều hành mọi công việc
trong triều, mọi công việc phải báo cáo trước vua và vua sẽ ra quyết định, hạn chế
quyền lực bằng cách vẫn để các viên quan đó có phẩm hàm cao nhưng không để họ
tham gia hoạch định của chính sách trong triều đình.
12. Nguyên tắc “tản quyền” trong tổ chức bộ máy nhà nước thời Vua Lê Thánh
Tông làm hạn chế quyền lực của (Vua) Hoàng đế.
Nhận định sai. Nguyên tắc “tản quyền” trong tổ chức bộ máy nhà nước thời Vua Lê
Thánh Tông làm hạn chế quyền lực của các chức danh quan đại thần. Nguyên tắc tản
quyền là không để quá nhiều quyền lực tập trung vào tay một hay một số cơ quan mà
được trao cho nhiều cơ quan ngăn chặn sự lạm quyền. Vua Lê Thánh Tông bãi bỏ một
số quan chức và cơ quan dưới vua với các cơ quan thừa hành theo nguyên tắc tản
quyền làm hạn chế quyền lực của những quan chức này. Mọi công việc trong triều tập
trung vào tay vua mọi công việc phải báo cáo trước vua và vua ra quyết định=>> tập
trung tăng cường quyền lực của Vua chứ không làm hạn chế quyền lực của vua.
F. Tự luận
1. Phân tích các đặc trưng của tổ chức bộ máy nhà nước giai đoạn đầu Lê Sơ.
2. Phân tích các đặc trưng của tổ chức bộ máy chính quyền địa phương giai đoạn
trước và sau cải cách của Vua Lê Thánh Tông.
3. Làm sáng tỏ những cải cách của vua Lê Thánh Tông đối với các cơ quan then
chốt ở trung ương.

32
CHƯƠNG 6. PHÁP LUẬT NHÀ LÊ (THẾ KỶ XV-XVIII)
I. Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu
Sinh viên tham khảo các tài liệu sau:
Chương VI. Pháp luật nhà Lê (thế kỷ XV-XVIII) của Giáo trình Lịch sử nhà nước và
pháp luật Việt Nam, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Nxb. Hồng Đức
– Hội Luật gia Việt Nam.
Chương 4 Phần II. Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam của Đề cương chi tiết môn
học Lịch sử nhà nước và pháp luật.
Xem Video ghi hình powerpoint: Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt nam: Chương 6.
Pháp luật nhà hậu Lê

II. Nội dung câu hỏi ôn tập


A. Nhận định
1. Nguyên tắc chiếu cố trong pháp luật nhà Lê sơ:
a. Chỉ áp dụng cho những người thuộc diện bát nghị
b. Chỉ phản ánh tính giai cấp của pháp luật
c. Có thể áp dụng cho cả những người thuộc tầng lớp bị trị
d. Phản ánh tính xã hội mà không có tính giai cấp
2. Nội dung nào sau đây thể hiện tính nhân đạo trong pháp luật hình sự thời Lê
sơ:
a. Trừng trị nghiêm khắc người phạm vào Thập ác tội
b. Phân hóa hình phạt theo các yếu tố nhân thân của người phạm tội
c. Không phân hóa hình phạt theo mức độ hành vi phạm tội
d. Không phân hóa hình phạt theo mức độ hậu quả do hành vi phạm tội gây ra
3. Đặc điểm nào đúng về tội phạm trong Quốc triều hình luật:
a. Thiệt hại do hành vi nguy hiểm gây ra là cơ sở để xác định tội phạm
b. Mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm
c. Phải có hành vi nguy hiểm được quy định trong bộ luật
d. Không quy định đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đạo đức
4. Yếu tố nào sau đây bắt buộc phải có trong mọi cấu thành tội phạm theo pháp luật
hình sự thời Lê sơ:
a. Hành vi trái pháp luật
b. Hậu quả
c. Động cơ
d. Mục đích
5. Hình phạt trong pháp luật hình sự thời Lê sơ thể hiện rõ nét nhất tính:
a. hà khắc
b. nhân văn, nhân đạo
33
c. công bằng, bình đẳng
d. giáo dục, thuyết phục
6. Chế định hợp đồng trong pháp luật dân sự thời Lê sơ ưu tiên quan tâm bảo vệ:
a. Người bần cùng, nghèo khổ
b. Phụ nữ
c. Nam giới
d. Người già
7. Điều kiện nào của hợp đồng phù hợp với quy định trong Bộ Quốc triều hình
luật:
a. Chủ thể phải đủ tuổi theo quy định pháp luật
b. Chủ thể phải không mất năng lực hành vi
c. Mọi trường hợp phải giao kết trên cơ sở tự nguyện
d. Người mù chữ không được thiết lập hợp đồng bằng văn bản
8. Hợp đồng trong pháp luật thời Lê sơ:
a. Thừa nhận tính chất bất bình đẳng trong quan hệ giữa các bên
b. Không chấp nhận tình trạng mua bán nô tì
c. Không quy định hình thức hợp đồng bằng văn bản
d. Có thừa nhận tập quán canh tác của người Việt
9. Trong pháp luật thừa kế thời Lê sơ, con trai:
a. Được hưởng di sản theo pháp luật cao hơn con gái
b. Không được hưởng thừa kế nếu tranh giành di sản
c. Là chủ thể duy nhất được quyền thừa kế di sản hương hoả
d. Không được hưởng thừa kế nếu phạm tội
10. Trong pháp luật thừa kế thời Lê sơ, con gái:
a. Được quyền hưởng di sản thừa kế khi không có con trai
b. Không được hưởng di sản hương hoả
c. Có thể được hưởng di sản hương hoả
d. Không được hưởng di sản thừa kế
11. Việc quy định thừa kế di sản hương hỏa trong pháp luật thời Lê sơ:
a. Không chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán
b. Chỉ chịu ảnh hưởng của tư tưởng pháp trị
c. Chịu ảnh hưởng bởi các chuẩn mực Nho giáo
d. Sao chép từ pháp luật phong kiến Trung Hoa
12. Trong pháp luật thừa kế thời Lê sơ, người vợ:
a. Không được quyền có di sản riêng
b. Luôn được hưởng di sản của chồng khi chồng chết trước
c. Được quyền hưởng di sản của chồng
d. Không được quyền tái hôn khi chồng chết trước
13. Pháp luật hôn nhân và gia đình thời Lê sơ bảo vệ mạnh mẽ nhất:
34
a. Quyền phụ nữ
b. Phong tục, tập quán của người Việt trong đời sống hôn nhân
c. Quyền trẻ em
d. Chế độ hôn nhân gia trưởng, phụ hệ
14. Đặc điểm nào không đúng với pháp luật hôn nhân và gia đình thời Lê sơ
a. Thể hiện tính chất gia đình gia trưởng rất rõ
b. Không bảo vệ quyền của phụ nữ vì sự ảnh hưởng của tư tưởng “trọng nam khinh
nữ”
c. Chịu ảnh hưởng của học thuyết Nho giáo
d. Thừa nhận chế độ hôn nhân không tự do
15. Quy định nào sau đây trong pháp luật hôn nhân và gia đình thời Lê sơ nhằm
chống lại phong tục tập quán lạc hậu:
a. Quy định kết hôn phải có sự đồng ý của cha mẹ
b. Quy định về nghĩa vụ tang chế của con cái đối với cha mẹ
c. Quy định độ tuổi kết hôn
d. Quy định về thủ tục kết hôn

B. Nhận định
1. Pháp luật thời Lê sơ có tính hình sự hoá.
Nhận định đúng. Pháp luật Lê sơ không có phân ngành trong hệ thống pháp luật nên có
khunh hướng hình sự hóa. Tất cả hành vi vi phạm pháp luật đều gắn với hình phạt hình
sự.
2. Theo Quốc triều hình luật, lỗi là cơ sở để xem xét phân hoá trách nhiệm hình
sự.
3. Pháp luật dân sự thời Lê sơ thừa nhận tính chất bất bình đẳng giữa các bên
trong quan hệ hợp đồng.
4. Theo pháp luật dân sự thời Lê sơ, việc lựa chọn hình thức ký kết hợp đồng
chỉ phụ thuộc vào ý chí, nguyện vọng của các bên.
5. Theo Quốc triều hình luật, con gái không được quyền hưởng di sản hương
hoả (di sản dùng vào việc thờ cúng tổ tiên).
Nhận định đúng. Theo Điều 388 Quốc triều hình luật khi cha mẹ chết không để lại di
chúc thì anh em tự chia nhau lấy 1/20 số ruộng đất làm phần hương hỏa giao cho con
trai trưởng. Như vậy cha mẹ mất không để lại di chúc thì di sản hương hỏa để lại con
trai trưởng con gái không được quyền hưởng di sản.
6. Pháp luật thừa kế bảo vệ sự bình đẳng một cách tương đối giữa vợ và chồng.
7. Điều kiện kết hôn trong pháp luật thời Lê sơ không bảo vệ quyền lợi của phụ
nữ.
Nhận định sai. Điều kiện kết hôn trong pháp luật thời Lê sơ vẫn bảo vệ quyền lợi của
phụ nữ khi quy định độ tuổi kết hôn của phụ nữ từ 16 tuổi trở lên với việc quy định
35
như vậy tránh tình trạng tảo hôn, vừa đảm bảo sức khỏe của người phụ nữ vừa đảm
bảo duy trì nòi giống đảm bảo nguồn lao động trong nền nông nghiệp thủ công.
8. Điều kiện kết hôn thời Lê sơ chịu ảnh hưởng bởi học thuyết Nho giáo.
Nhận định sai điều kiện về độ tuổi khi kết hôn của Lê sơ là nét đặc sắc, thể hiện sự tiến
bộ vượt bậc của các nhà làm luật thời Lê mà trước đó pháp luật Trung Hoa chưa từng
đề cập đến.
9. Quyền tự do kết hôn được thừa nhận trong pháp luật thời Lê sơ.
Nhận định sai. Kết hôn trong pháp luật thời Lê sơ được quy định bởi các điều kiện kết
hôn: Thứ nhất phải có sự đồng ý của cha mẹ hai bên thứ hai phải đủ tuổi: nam từ đủ 18
trở lên nữ từ 16 tuổi trở lên thứ ba phải không rơi vào các trường hợp cấm kết hôn
ngoài ra còn phải đảm bảo thủ tục kết hôn. Như vậy kết hôn phải có điều kiện mới
được thừa nhận trong pháp luật thời Lê sơ, Quyền tự do kết hôn không được thừa nhận
trong pháp luật thời Lê sơ.
10. Pháp luật hình sự thời Lê sơ là công cụ để bảo vệ hôn nhân tự nguyện, bình
đẳng.
C. Tự luận
1. Hãy làm sáng tỏ chế định thập ác tội trong Quốc triều hình luật.
2. Hãy trình bày các đặc trưng cơ bản của hình phạt trong Quốc triều hình luật.
3. Hãy làm sáng tỏ các đặc điểm sau đây thông qua các quy định về nguyên tắc và
tội phạm của pháp luật hình sự nhà Lê sơ:
a) Có đặc trưng “hình sự hóa” các quan hệ xã hội
b) Công khai thừa nhận tính chất “đặc quyền”.
4. Hãy làm sáng tỏ tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật nhà Lê sơ thông qua
quy định của pháp luật về hình sự.
5. Hãy làm sáng tỏ tính chất bình đẳng thỏa thuận trong quy định về pháp luật hợp
đồng thời Lê sơ.
6. Hãy đánh giá những điểm tiến bộ về quy định thừa kế trong Quốc triều hình luật.
7. Phân tích, làm sáng tỏ pháp luật Hôn nhân gia đình thời Lê thế kỷ XV bảo vệ
quyền của phụ nữ ở một chừng mực nhất định thông qua Quốc triều hình luật.

36
CHƯƠNG 8. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM THỜI NGUYỄN
(1802-1884)

I. Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu


Sinh viên tham khảo các tài liệu sau:
Chương VII. Nhà nước và pháp luật Việt Nam dưới thời Nguyễn (1802-1858) của Giáo
trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh (2017), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.
Chương 4 Phần IV. Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam của Đề cương chi tiết
môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật.
Xem Video ghi hình powerpoint: Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt nam: Chương 8.
Nhà nước và pháp luật Việt Nam dưới thời Nguyễn.

II. Nội dung câu hỏi ôn tập


A. Trắc nghiệm
1. Đặc điểm của bộ máy nhà nước thời Nguyễn giai đoạn 1802 – 1830 là:
a. Thể hiện rõ nét tính tự trị địa phương
b. Hạn chế quyền lực trung ương và tăng cường quyền lực địa phương
c. Thiết lập nền hành chính quân quản.
d. Tăng cường quyền lực trung ương và hạn chế quyền lực địa phương
2. Nội dung nào sau đây cho thấy chính thể quân chủ dưới thời vua Minh
Mạng (1820 – 1840) phát triển hơn so với các triều đại trước đó:
a. Thiết lập mô hình chính quyền địa phương mang tính chất quân quản
b. Hạn chế quyền lực của chính quyền địa phương
c. Thừa nhận tự trị địa phương
d. Quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương được kiểm soát chặt chẽ trên cơ
sở sự hoàn thiện hệ thống cơ quan tư pháp và giám sát

3. Vua minh Mạng xóa bỏ đơn vị hành chính cấp thành và thành lập cấp tỉnh
nhằm:
a. Bãi bỏ nguyên tắc trung ương tản quyền trong mối quan hệ giữa trung ương với
địa phương
b. Phát triển kinh tế - chính trị
c. Tăng cường quyền lực của chính quyền địa phương
d. Thừa nhận tự trị địa phương
B. Nhận định
1. Tổ chức chính quyền cấp xã thời kỳ Minh Mệnh không có gì thay đổi so với
thời kỳ 1802 – 1830.

37
2. Đại lý tự thời Nguyễn (1802 – 1884) là cơ quan có thẩm quyền xét xử tối cao
3. Hoàng tộc là hậu thuẫn chính trị vững chắc cho đề quyền nhà Nguyễn (1802 –
1884)
Nhận định sai. Đế quyền nhà Nguyễn hoạt động theo đế tôn độc quyền quyền lực của
Nhà vua là tuyệt đối không dựa vào ai: Thứ nhất triều Nguyễn đặt ra lệ tứ bất: không lập
Hoàng Hậu (trừ vua Gia Long và vua Bảo Đại), không lập trạng nguyên, không lập Thái tử,
không lập tể tướng. Thứ hai với vị trí tối cao và bất khả xâm phạm thì quyền lực của Vua
không chia sẻ, không nhân nhượng không ủy quyền cho bất kỳ ai. Vua có quyền lực tối cao
trong các lĩnh vực hành pháp, lập pháp, tư pháp. Vua đứng đầu trong quân đội, vua có quyền
sở hữu tối cao đối với đất đai và thần dân trong vương quốc, Vua nắm độc quyền về ngoại
giao.

C. Tự luận
Lý giải nguyên nhân và ý nghĩa của việc bỏ chức danh Tể tướng trong tổ chức tổ chức
chính quyền trung ương dưới thời vua Lê Thánh Tông (1460- 1497) và vua Gia Long (1802
– 1820).

38

You might also like