You are on page 1of 35

ĐHQG HN, KHOA LUẬT, BỘ MÔN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT


Áp dụng đối với các lớp K 58 Luật học và Luật kinh doanh
Hình thức thi: vấn đáp, mỗi phiếu thi có 2 câu hỏi thuộc hai phần dưới đây
Phần LSNNPL VN
Câu 1. Khái quát về tiến trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt nam ( phân kỳ lịch sử,
đặc trưng tiêu biểu về tổ chức bộ máy nhà nước, pháp luật, chính sách, cách thức quản
lý xã hội của nhà nước, hệ tư tưởng, sự kế thừa giữa các thời kỳ, sự ảnh hưởng từ bên
ngoài đối với nhà nước, pháp luật, cách thức quản lý xã hội...)
Câu 2. Sự hình thành, đặc trưng cơ bản của nhà nước Văn lang- Âu lạc
1, VĂN LANG:
a, Sự hình thành nhà nước Văn Lang
• Nhà nước Văn Lang ra đời từ liên minh bộ lạc.
• Điều kiện kinh tế:
- Công cụ sản xuất phát triển, thời kì Đông Sơn công cụ đồng thau thay thế cho công cụ bằng đá.
- Nông nghiệp rất phát triển, chuyển từ nông nghiệp nương rẫy sang nông nghiệp lúa nước.
- Các ngành nghề thủ công phong phú, phát triền mạnh: Nghề gốm, nghề dệt…
• Điều kiện về xã hội: 
- Xã hội có sự phân hóa giàu nghèo nhưng chưa cao.
- Có 3 tầng lớp:
+ Quý tộc: Những người trong bộ máy thống trị.
+ Nô tỳ: Tầng lớp thấp nhất trong xã hội.
+ Thành viên công xã: là những người tự do, là thành phần đông đảo nhất trong xã hội.
Do nhu cầu trị thủy, do nhu cầu chống giặc ngoại xâm và do việc trao đổi kinh tế, văn hóa ngày càng
gia tăng giữa các bộ lạc, thị tộc có sự liên kết với nhau tạo thành liên minh các bộ lạc. Trong đó, có
bộ lạc Văn Lang là hùng mạnh hơn cả đã đứng ra thống nhất tất cả các bộ lạc Lạc Việt, dựng lên
nước Văn Lang.
b, Đặc trưng cơ bản của nhà nước Văn Lang 
Bộ máy nhà nước:
- Vua là người đứng đầu nhà nước, nắm quyền tối cao, giúp việc cho vua có lạc hầu, dưới lạc hầu có
lạc tướng. 
- Văn lang chia làm 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là lạc tướng, dưới bộ là công xã nông thôn, đứng đầu
công xã là Bồ Chính.
=> Bộ máy nhà nước sơ khai hết sức đơn giản.
Nhận xét: - Lực lượng đông đảo trong xã hội là thành viên công xã được phân phối ruộng đấy và
tham gia vào công việc sản xuất chung trên ruộng đất của tập thể.
- Tổ chức nhà nước theo chính thể quân chủ ( vua là người đứng đầu nhà nước, nắm trong tay quyền
lực tối cao, thể truyền ngôi)
2. Nhà nước Âu Lạc 
a, Sự ra đời của nhà nước Âu Lạc
Trong bối cảnh diễn ra cuộc xâm lăng ồ ạt của quân Tần, Thục Phán được suy tôn lên làm người chỉ
huy cao nhất, Thục Phán thay thế vua hùng làm vua đặt tên nước mới là Âu Lạc. 
b, Bộ máy nhà nước
- Về cơ bản là chế độ chính trị, xã hội giống với nhà nước Văn Lang nhưng tăng cường quyền uy của
nhà vua hơn trước. 
- Rất phát triển quân sự: Xây dựng thành Cổ Loa.
Ý nghĩa: 
- Thời kỳ Hùng Vương đánh dấu sự phát triển nhảy vọt của lịch sử, từ thời đại mông muội dã man
sang nền văn minh với nhà nước sơ khai đầu tiên.
1
- Sự phát triển rực rỡ của nền văn minh sông Hồng, hình thành nhiều nét văn hóa đặc sắc: truyền
thuyết bánh chưng – bánh giầy đã chứng tỏ nền văn hiến lâu đời của dân tộc ta.
- Pháp luật: + Tập quán pháp
+ Khẩu truyền
Câu 3.Những đặc trưng cơ bản về tổ chức nhà nước, pháp luật của các triều Ngô – Đinh – tiền
Lê, Lý – Trần – Hồ
1. Đặc trưng cơ bản về tổ chức nhà nước và pháp luật Ngô- Đinh –Tiền Lê
a, Tóm tắt:
• Nhà Ngô: (938 – 965): Sau chiến thắng Bạch Đằng chống lại quân xâm lược Nam Hán. Ngô Quyền
bỏ chức Tiết độ sứ, đóng đô ở Cổ Loa.
• Nhà Đinh: - Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước trở lên loạn lạc, nhiều hào trưởng nổi lên ở các nơi
tạo thành cát cứ, sung là sứ quán. Đến cuối nhà Ngô, nhà nước có 12 sứ quân.
- Đinh Bộ Lĩnh thu phục 12 sứ quân, thống nhất lại đất nước, lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Đại
Thắng Minh hoàng đế.
• Nhà Tiền Lê: Nhà Tống định đem quân sang đánh nước ta, trong bối cảnh đó Thập đạo tướng quân
Lê Hoàn được suy tôn lên làm vua (Lấy thụy là Đại Hành)
b, Đặc trưng Nhà nước
- Nhà nước sinh ra trong thời kì đất nước vừa thoát khỏi ách Bắc thuộc và bước vào thời kì độc lập,
sinh ra trong một xã hội đầy biến động của nạn ngoại xâm, cát cứ.
- Tổ chức nhà nước:
+ Còn đơn giản ( Các hoạt động chưa được thể chế hóa, chưa có chế độ tuyển dụng quan lại) 
+ Mô phỏng theo mô hình nhà Đường. Tống 
- Vì đây là một thể chế khá hoàn chỉnh thời phong kiến.
- Tổ chức theo chính quyền đô hộ nhà Đường, mô phỏng quan chế nhà Tống ( Ngoài Thái sư còn có
chức tổng quản: coi việc quân dân, Thái úy: chỉ huy quân lữ)
+ Có sự phân cấp chính quyền.
- Lộ, phủ, châu dưới thời Khúc, Tiền Lê
- Đạo: dưới thời Đinh.
Tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản chịu ảnh hưởng của Phật giáo, lấy Phật giáo làm quốc giáo,
các nhà sư có vai trò rất lớn và được coi trọng.
- Nhà nước và pháp luật thời kì độc lập tự chủ, với chức năng hàng đầu chống giặc ngoại xâm, bình
định các thế lực cát cứ, xác lập nhà nước trung ương tập quyền. Công việc trị thủy, trị nông..
- Nền tảng cho nhà nước và pháp luật Đại Việt sau này.
+ Ngô: Đứng đầu là vua, đặt ra các chức quan văn võ, quy định các lễ nghị trong triều và y phục các
quan lại các cấp. BMNN thành lộ => phủ => châu => giáp.
+ Nhà Đinh: hoàng đế đứng đầu, đứng đầu tăng quan là đại sư, chia nhà nước thành 10 đạo, chia
quân đội thành 10 đạo, có sự kết hợp giữa hành chính và quân sự. đạo => giáp => xã.
+ Nhà Tiền Lê: tổ chức đơn vị hành chính thành lộ, phủ, châu, hương.
2. Đặc trưng cơ bản về tổ chức nhà nước và pháp luật thời Lý –Trần –Hồ
Pháp luật thành văn đầu tiên. Năm 1042, Lý Thái Tông ban hành bộ luật “hình thư”. Với sự kiện này,
chứng tỏ nhà nước trung ương tập quyền đã tương đối ổn định, thiết chế tương đối hoàn chỉnh; khắc
phục sự tản mạn, tuỳ tiện, bất thống nhất, không công bằng từ triều đại trước.Pháp luật triều Lý có
phạm vi điều chỉnh rộng, không chỉ ở hình sự mà còn qui định về qui phạm pháp luật, giải quyết kiện
cáo, khiếu nại, thủ tục xét xử ..-tức luật tố tụng hình sự. Pháp luật xác định quyền sở hữu tài sản trâu
bò, ruộng đất, việc cầm cố đoạt mại, việc tranh chấp ruộng ao… tức luật dân sự. Pháp luật còn qui
định việc lấy vợ chồng, nuôi con nuôi
- Nhà lý : vua cai trị nd , tước công là chức quan nắm quyền lực lớn nhất, quan chia làm 2 ngạch
quan văn và ngạch quan võ , có nét tương đồng với nhà tống , chia đất nước thành 24 lộ , từ năm
1075 nhà nước bắt đầu mở khoa thi tuyển chọn quan lại

2
- Nhà trần: vua đứng đầu, đổi 14 lộ thời lý thành 12 lộ. tướng quốc là chức quan cao nhất, bên cạnh
đó có tam tư , có giống thời lý nhưng chặt chẽ hơn
- Nhà hồ: hồ quý ly cải cách nhà nước để tăng cường quyền lực , chú trọng thi cử, coi trọng chữ nôm
Câu 4. Những đặc trưng cơ bản về tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ:
- bộ máy nhà nước đã được xây dựng một cách chặt chẽ từ trung ương đến địa
phương.
- nhà hậu Lê đã quy định rõ chức tước, phẩm hạng; nhiệm vụ của các cơ quan
và các chức quan.
- quy định phẩm hạng của quan lại được chia làm 24 bậc, trong 24 bậc đó có các
tước phẩm cụ thể.
1. Bộ máy nhà nước ở Trung ương :
- Vua nắm cả 3 quyền nhưng nó khác với Lý Trần là nhà hậu Lê đã xóa đi chức tể tướng, để
nhà vua là người điều hành trực tiếp nhằm thu hút tất cả quyền lực vào tay vua. Dưới vua còn có các
quan văn, quan võ và các cơ quan chuyên môn.
- Quan văn : gồm có 6 bộ, 6 khoa và 6 tự :
 6 bộ :
+ Bộ binh : là bộ trông coi về quân đội.
+ Bộ hình : trông coi về xét xử
+ Bộ lại : trông coi về mặt giấy tờ, văn bản.
+ Bộ lễ : trông coi về mặt phép tắt, xã giao.
+ Bộ hộ : Trông coi về mặt dân sự.
+ Bộ công : trông coi về mặt đất đai.
 6 khoa đi kèm với 6 bộ để kiểm tra, giám sát các hoạt động của 6 bộ.
 6 tự bao gồm : Đại lý tự, thái thượng tự, Thái bộ tự, khoan lộ tự, hồng lân tự, thượng bảo
tự. Nhiệm vụ của 6 tự là làm những việc mà 6 khoa và 6 bộ chưa làm.
- Quan võ : Gồm tạ đô đốc và hữu đô đốc đã điều khiển toàn bộ các hoạt động khi đất nước
có chiến tranh.
- Các cơ quan chuyên môn :
+ Ngự sử đài : Đây là cơ quan chuyên để vua quan bàn bạc về những vấn đề chính sự đương
thời. Ngự sử đài còn là nơi xét duyệt các bản án, những đơn thư khiếu nại tồn đọng và cũng là nơi
khiển trách, nhắc nhở các quan đầu triều.
+ Hàn lâm viện : là nơi lưu giữ, soạn thảo những chiếu, biểu, chứng chỉ của nhà vua.
+ Quốc tử giám : Đây là cơ quan đào tạo ra các sĩ tử, nhân tài cho đất nước, có thể nói rằng
đây là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
+ Quốc sử việt : Đây là cơ quan viết sử.
 Tóm lại bộ máy nhà nước trung ương thời hậu lê đã thực thi một chế độ quân chủ
tuyệt đối với bộ máy hoàn thiện và các cơ quan phát triển.
2. Bộ máy nhà nước ở địa phương :
Từ năm 1471 Lê Thánh Tông đã chia đất nước thành 13 đạo, dưới đạo là phủ, dưới phủ là
huyện, dưới huyện là châu, dưới châu là xã.
- Đạo : Nhà hậu Lê đã học tập nhà Minh triệt để thực hiện việc phân chia quyền lực nhà nước
ở địa phương. Ở cấp đạo hình thành nên 3 cơ quan quyền lực :
+ Đô ly : là cơ quan chỉ huy về quân sự.
+ Thừa ly : cơ quan quản lý về hành chính.
+ Hiến ly : Cơ quan phụ trách xét xử, kiện tụng, kiểm tra, giám sát tất cả các hoạt động trong
đạo để báo cáo với triều đình trung ương.
Trong 3 cơ quan trên nhà hậu lê đặc biệc chú ý tới vai trò của Hiến ly. Vì vậy muốn bổ nhiệm
quan lại cho Hiến ly thì người đó phải là tiến sĩ và phải là người mang đức thanh liêm.
Ỏ cấp đạo quyền lực nhà nước được phân định rõ ràng, nó có 3 cơ quan riêng biệt được phát
triển và hoàn thiện hơn so với thời kỳ Lý Trần.

3
- Xã : là cấp hành chính nhỏ nhất nhưng lại rất quan trọng vì tất cả các chính sách của nhà
nước đều hoạt động thông qua cấp xã, sự cải cách được thể hiện ở chổ :
+ Xóa bỏ chế độ xã quan do bổ nhiệm mà thay vào đó là chế độ xã trưởng do dân bầu.
+ Nhà hậu lê đã định ra một số tiêu chuẩn cụ thể cho xã trưởng. Nếu muốn làm xã trưởng thì
phải có điều kiện như sau : 30 tuổi trở lên, phải là người gốc đại việt và phải biết chữ.
+ Nhà hậu lê đã phân đơn vị hành chính cấp xã thành 3 loại như sau :
 Tiểu xã : là những xã có 100 hộ trở lên, nếu là xã ở vùng núi, hải đảo là 60 hộ trở lên.
 Trung xã : là những xã có từ 300 hộ trở lên.
 Đại xã : Có 500 hộ trở lên.
Nhà hậu lê cũng ban hành thể lệ, điều kiện để tách xã cũ lập thêm xã mới đó là nếu tiểu xã
phát triển vượt quá quy định thì sẽ được chuyển thành Trung xã, nếu trung xã phát triển thì chuyển
thành đại xã.
Như vậy có thể nói rằng nhà hậu lê đã xây dựng được các đơn vị hành chính cơ sở phù hợp,
tính tình trạng chỉ có một loại như  thời phong kiến trước đó.

Câu 5. Tổ chức bộ máy nhà nước, cải cách hành chính, quan chế; đặc trưng cơ bản về
quản lý làng xã triều vua Lê Thánh Tông:

1. Về tổ chức bộ máy nhà nước.

2. Cải cách hành chính.


Năm 1471 vua Lê Thánh Tông tiến hành cải cách hành chính tên phạm vi cả nước:
- Bỏ hết các chức quan và cơ quan trung gian giữa vua và các bộ phận thừa hành
như : Thượng thu sánh , trung thu sánh , đại hành khiển…Nếu khi cần có người thay
vua chỉ đạo mọi việc thì phải là các quan đại thần như thái sư , thái phó,thái úy…
- Tách 6 bộ : Lại, Lễ, Hộ, Công Hình , Binh ra khỏi Thượng thư sảnh, lập ra 6 cơ
quan riêng, phụ trách các hoạt động khác nhau của nhà nước.Đứng đầu các bộ là các
thượng thư , hàm nhị phẩm , chịu trách nhiệm trực tiếp trước vua Dễ thấy nhất ở bộ
Lại: Một bộ chịu trách nhiệm tuyển bổ, thăng giáng , bãi nhiễm chức quan từ tam
phẩm trở xuống . Không như các triều đại trước bộ Lại không được toàn quyền hành
động.

4
- Đề cao công tác thanh tra , giám sát quan lại, Ngoài Ngự sử đài có từ thời
Trần, đặt sáu khoa chuyên theo dõi, giám sát quan lại ở sáu bộ.
- Bỏ chế độ bổ dụng vương hầu, quý tộc vào các trọng trách của triều đình mà
lấy thước đo học vấn làm tiêu chuẩn dùng người, không phân biệt thành phần xuất
thân. Các thân vương, công hầu, tuy vẫn được ban bổng lộc nhưng nếu không đỗ đạt
thì không được đứng trong bộ máy nhà nước. 
- Năm 1466, cùng với việc thành lập các bộ, các tự, Lê Thánh Tông chia lại cả
nước thành 12 đạo thừa tuyên và một phủ Trung đô (khu vực kinh thành).
- Năm 1471, ông cho lập thêm đạo thừa tuyên thứ 13 là Quảng Nam. ở cách
phân chia mới, mỗi đạo thừa tuyên đều có ba ty ngang quyền nhau cai quản: Đô tổng
binh sứ ty (Đô ty), Thừa tuyên sứ ty (Thừa ty) và Hiến sát sứ ty (Hiến ty). Đô ty và
Thừa ty trông coi về quân sự và dân sự. Hiến ty chịu trách nhiệm thanh tra, giám sát
các quan chức địa phương; luôn đi sâu, tìm hiểu đời sống và nguyện vọng của nhân
dân.
- Ngoài ra, để giúp Hiến ty làm nhiệm vụ, ở Ngự sử đài, Lê Thánh Tông đặt
thêm 13 cai đạo giám sát ngự sử chuyên giám sát, giúp đỡ các Hiến ty. Dưới đạo Thừa
tuyên, Lê Thánh Tông cho thống nhất các đơn vị hành chính thành phủ, huyện, châu,
xã. 
3. Quan chế.
 Quan chế được hiểu l xây dựng chính quyền lấy quan lại làm trọng, có bộ máy quan lại
chuyên nghiệp, hệ thống pháp luật đầy đủ , việc xử lý vi phạm được thực hiện nghiêm minh.
 Quan chế thời vua Lê Thánh Tông:
 Ở trung ương, đứng đầu là vua, là người có quyền lực tối cao theo đúng lí thuyết chính
thể quân chủ tuyệt đối.
 Dưới vua là quan đại thần rồi đến các chức ra, hữu tướng quốc kiêm hiệu Bình chương
quân quốc trọng sự, Tam thái, Tam thiếu, Tam tư, và các chức quan dành riêng cho tôn thất
và các công thần.
 Dưới là các quan văn và quan võ.
 Quan văn gồm : Đại hành khiển - đứng đầu hàng quan văn ,các bộ - đứng đầu là chức
Thượng thu. Bên cạnh là các quan chuyên trách : Nội mật viên, Ngũ hình viện, Ngự sử đài…
 Quan võ do Đại tổng quản hoặc Đại đô đốc, Đô tổng quản đứng đầu.
 Năm 1460 : áp dụng mô hình lục bộ , củng cố triều đình trung ương ,
 đặt thành 6 bộ, 6 khoa, ngoài hai bộ Lại và Lễ còn đạt thêm 4 bộ : Hình , Binh, Công
,Hộ.
 Dưới 6 bộ là khoa : Trung, Hải, Đông , Tây ,Nam, Bắc.

 Mục đích chính của việc thành lập lục khoa là nhằm giám sát công việc và các khoa
được trao quyền đặc tấu.
 Về cơ bản , công cuộc cải tổ của Lê Thánh Tông là nhằm tập trung quyền lực tuyệt đối
vào tay nhà vua, tăng cường sức mạnh của bộ máy quan liêu.
Vua Lê Thánh Tông đã bãi bỏ 1 số chức quan , cơ quan và cấp chính quyền trung gian
,thành lập các cơ quan giám sát kiểm tra lẫn nhau để loại trừ sự làm quyền , không tập trung
quyền hành vào một cơ quan nào mà giao cho nhiều cơ quan để ngăn chặn nguy cơ tiềm
tàng.

5
 Bộ máy quan lại chặt chẽ giúp cho việc điều hành đất nước ổn định, lại phân thành các
cơ quan giám sát như vậy sẽ giúp cho việc quản lí các cơ quan tốt hơn. Không tập trung
quyền lực ở 1 cơ quan nào trách sự lạm quyền, tham ô, mưu phản…

4. Đặc trưng cơ bản về quản lý làng xã triều vua Lê Thánh Tông.


 Tiến hành phân định lại các xã
 Đa số đặt xã theo làng, thôn xóm.
 Xã được xắp xếp , thay đổi khá linh hoạt.
 Xu hướng quy gọn các đơn vị hành chính cơ sở.
 Xã trưởng là người đứng đầu cai quản xã, có xã phó và các nhân viên giúp việc khác
 Có sự phân bố xã trưởng ứng với số hộ dân trong xã.
 Có tiêu chuẩn đối với xã trưởng.

 Nhận xét :
 Mục đích nhằm tăng cường hiệu lực quản lý chính quyền cơ sở.
 Nhằm hạn chế đa tỉnh tự trị của làng mình.
 Biến làng xã trở thành 1 đơn vị phụ thuộc nhà nước.
 Quan lại cơ sở trở thành bộ phận làm công cho vua.

Câu 6.Khái quát về hệ thống pháp luật, triết lý cơ bản trong xây dựng, áp dụng pháp
luật và các định chế phi quan phương ( các thiết chế xã hội, định chế - quy tắc điều
chỉnh xã hội ) triều vua Lê Thánh Tông, ý nghĩa lịch sử và đương đại.
Câu 7.Quốc triều hình luật ( Bộ Luật Hồng Đức ): tính chất, phạm vi điều chỉnh, cơ sở
tư tưởng, các nguyên tắc cơ bản, kỹ thuật pháp lý:

1. Tính chất : là bộ luật tổng hợp bởi phạm vi và những vấn đề mà nó điều
chỉnh và đề cập tới rất rộng, phong phú và phức tạp. bộ luật là một phức hợp
của nhiều những quy phạm thuộc nhiều ngành luật khoa học pháp lý.
2. Phạm vi điều chỉnh : Hình Sự, dân sự, hôn nhân gia đình, tố tụng…và 1
số lĩnh vực khác.
3. Cơ sở tư tưởng : Bộ luật Hồng Đức là bộ luật chịu ảnh hưởng sâu sắc
của Nho giáo.
4. Nguyên tắc cơ bản :
-Tập trung bảo vệ quyền thống trị độc tôn của giai cấp địa chủ phong kiến mà
người đại diện cao nhất là vua , những đặc quyền đặc lợi của vua và hoàng
tộc, của quan lại và giai cấp thống trị.
-Đặc biệt trong một trừng mực nhất định bộ luật cũng chú ý đến quyền lợi của
phụ nữ, đến các dân tộc thiểu số
-Phản ánh truyền thống nhân đạo, tư tưởng lấy dân làm gốc, lấy làng xã làm
nền tảng.

Câu 8. Sự thể hiện các quan điểm cơ bản của nho giáo, tính dân tộc trong Quốc triều
hình luật
Quốc Triều Hình Luật thời Lê (hay còn được gọi là Bộ Luật Hồng Đức) là bộ luật được
nhiều nhà khoa học trong nước và nước ngoài đánh giá rất cao về nhiều phương diện trong
lịch sử phong kiến Việt Nam.Đây là Bộ luật chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, là Bộ luật

6
ra đời trong thời điểm Nho giáo có mức độ, điều kiện và phạm vi ảnh hưởng rộng rãi, sâu sắc
nhất.
-Quốc Triều Hình Luật là công cụ quan trọng để xây dựng và củng cố nhà nước
quân chủ trung ương tập quyền:Quốc Triều Hình luật, bảo vệ chủ quyền quốc gia là xuất
phát từ yêu cầu bảo vệ chế độ vương quyền của Nho giáo. Quốc Triều Hình Luật đã thể chế
quan điểm chính danh của Nho giáo nhằm buộc quan lại thực hiện đúng chức năng chỉ là tư
vấn, phụ tá và thực thi quyền lực của nhà vua theo đúng cương vị của mình. Về lĩnh vực
hành chính, những điều khoản về chế độ công vụ, quản lý hộ khẩu, đất đai được tập trung
chủ yếu trong chương Vi chế, chương Hộ hôn, chương Điền sản, chương Tạp luật. Điều 103
qui định quan lại có nghĩa vụ tuyệt đối trung thành với nhà vua ở cương vị bề tôi như: nghĩa
vụ tôn kính nhà vua (Điều 102, 125, 126...); Nghĩa vụ thực hiện mệnh lệnh của nhà vua một
cách nhanh chóng, cẩn trọng (Điều 119, 122, 123); Nghĩa vụ phải làm tròn bổn phận ở cương
vị được giao và không vượt quá chức phận (Điều 121, 124, 174, 326, 521).
Quốc Triều Hình Luật qui định nghiêm ngặt các nghi thức tế lễ trong triều ở Điều 104,
105, 106, 108, 109 và trừng phạt những hành vi bất kính với nhà vua ở Điều 118, 125, 126,
136; trừng phạt những hành vi tiếm lễ xâm hại đến đặc quyền chỉ thuộc về nhà vua ở Điều
114, 135 nhằm bảo vệ và đề cao lễ vua tôi.
-Bộ Luật Hồng Đức bảo vệ những giá trị đạo đức Nho giáo, đặc biệt là đạo đức trong
gia đình.Những chuẩn mực đạo đức ấy được tập trung vào các mối quan hệ cơ bản (Tam
cương) với năm đức chủ yếu (Ngũ thường). Quốc Triều Hình Luật điều chỉnh những quan hệ
cơ bản về kết hôn, ly hôn, quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha
mẹ và con cái nhằm bảo vệ chế độ tông pháp và cũng là bảo vệ thuần phong mĩ tục của dân
tộc.
Quốc Triều Hình Luật qui định về thất xuất (bảy trường hợp người chồng được phép bỏ
vợ), đây là những căn cứ mà người vợ rất dễ mắc phải. Cũng trong bộ luật này nhà làm luật
cũng qui định 3 trường hợp đặc biệt (tam bất khứ) buộc người chồng không được phép bỏ
vợ: Đã để tang nhà chồng được 3 năm; Trước khi lấy chồng thì nghèo, sau đó trở nên giàu
có; Trước khi lập gia đình có họ hàng thân thích sau đó không còn bà con để trở về. Về mặt
kĩ thuật lập pháp, hai điều luật này tưởng chừng như ở rất xa nhau, nhưng chỉ với một điều
luật qui định “tam bất khứ” nhà làm luật đã hoàn thành xuất sắc việc bảo vệ sự ổn định của
gia đình, bảo vệ chế độ tông pháp, hạn chế việc phá vỡ trật tự gia đình của Nho giáo vì thế
mà lưu giữ được những giá trị đạo đức trong gia đình, cũng là những giá trị đạo đức của Nho
giáo.
-Sự kết hợp giữa Lễ và Hình là một đặc trưng nổi bật của Quốc Triều Hình
Luật:Quốc Triều Hình Luật ra đời trên cơ sở của đạo Nho, nên trong những qui định của
Quốc Triều Hình Luật thể hiện sự tiếp thu các quan điểm của lễ giáo phong kiến, phù hợp với
các hình phạt được qui định trong bộ luật. Khổng Tử khẳng định Lễ là phạm trù văn hoá, là
cái có sau do bản tính của con người qui định. Vì vậy Lễ trước hết được hiểu là những nghi
lễ, những qui phạm đạo đức qui định quan hệ giữa người với người theo trật tự danh vị xã hội
chặt chẽ thời nhà Chu. Lễ được xem là lẽ phải, là bổn phận mà mọi người có nghĩa vụ phải
tuân theo.
Tiếp thu quan điểm Lễ của Nho giáo, các nhà làm luật triều Lê đã đưa ra những qui định
và hình phạt chặt chẽ nhằm bảo vệ lễ giáo phong kiến. Trong gia đình, những hành vi vi
phạm đạo lý của Nho giáo cũng bị qui định phải chịu hình phạt theo hệ thống hình phạt ngũ
hình ở Điều 1, đó là hình phạt từ nhẹ đến nặng như: Suy, trượng, đồ, lưu, tử. Để cho giáo lý
của đạo Nho được mọi người tuân theo một cách triệt để, nhà làm luật đã dùng đến những
hình phạt rất nặng để trừng trị những hành vi trái với đạo lý Nho giáo. Ngoài xã hội, chịu ảnh
hưởng tư tưởng trung quân của Nho giáo, Quốc Triều Hình Luật đưa ra các hình phạt cho

7
những người phạm vào kỉ cương phép nước và trật tự xã hội, mưu mô làm việc đại nghịch,
mưu mô theo giặc phản nước phải chịu hình phạt cao nhất là xử tử ở Điều 411, 412.
-Quốc Triều Hình Luật mang đậm tính chất nhân đạo:Tư tưởng nhân đạo thể hiện
trong Quốc Triều Hình Luật trước tiên ở các qui định phản ánh chính sách hình sự khoan
hồng đối với người phạm tội là người già, người tàn tật và trẻ em cũng như đối với người
phạm tội tuy chưa bị phát giác đã tự thú.Thí dụ: Điều 16 Quốc Triều Hình Luật không qui
định mức độ khoan hồng chung cho các độ tuổi, mà qui định các mức độ khoan hồng khác
nhau tuỳ theo độ tuổi và mức độ tàn tật của họ;Đặc biệt hơn nữa trong Quốc Triều Hình Luật
đặt ra mức hình phạt dành cho người phạm tội là phụ nữ và hình phạt đối với phụ nữ có thai
cũng phản ánh tính chất nhân đạo.
-Quốc Triều Hình Luật thể hiện “tính phản ánh” sâu sắc và tinh tế mà tiêu biểu là ở
sự kết hợp chặt chẽ giữa Nho giáo và phong tục tập quán, giữa luật và tục lệ:Quốc Triều
Hình Luật vừa tiếp thu có chọn lọc tư tưởng của Nho giáo vừa phát huy những phong tục tập
quán tốt đẹp của dân tộc mình. Thí dụ: Điều 40: “Những người miền thượng du (miền núi,
miền đồng bào dân tộc ít người cư trú) cùng phạm tội với nhau thì theo phong tục xứ ấy mà
định tội. Những người thượng du phạm tội với người trung châu (miền trung du và miền
đồng bằng) thì theo luật mà định tội.”.Quốc Triều Hình Luật tiếp thu những phong tục tập
quán của dân tộc đã phản ánh khá trung thực và điều chỉnh mối quan hệ giữa vợ - chồng phù
hợp với thực tế xã hội Việt Nam được biểu hiện thông qua quyền bình đẳng về tài sản (Điều
374, 375, 376) và quyền sở hữu với tài sản riêng (Điều 374, 377, 375 ,376) quyền sở hữu với
tài sản chung (Điều 375) ; bộ luật còn qui định sự ràng buộc trách nhiệm của người chồng
với gia đình, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ (Điều 308, 309 , 482,
405)…
Rõ ràng Nho giáo du nhập vào Việt Nam đã trở thành Nho giáo Việt Nam, mang sắc thái
của người Việt chứ không còn là thứ Nho giáo nguyên bản nữa. Điều đó được chứng minh
bằng việc triều Lê đã vận dụng một cách hợp tình, hợp lý những giá trị truyền thống văn hoá
của dân tộc trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các giá trị của Nho giáo và thể hiện được tinh thần
độc lập và sáng tạo của triều đình trong việc xây dựng Quốc Triều Hình Luật đáp ứng được
lòng tự tôn dân tộc của mọi tầng lớp nhân dân.

Câu 9.Đặc trưng cơ bản về quan chế trong QTHL, về bảo vệ quyền lợi các nhóm xã hội
yếu thế trong Quốc triều hình luật
Quan chế hay nói cách khác là chế độ quan lại không chỉ là những quy định pháp lý riêng
lẻđối với quan lại. Quan chế triều Lê Thánh Tông được xây dựng, vận hành theo những
nguyên tắc chính trị, đạo đức, pháp lý nhất định, được thể hiện trong các bộ phận cấu thành
cơ bản là: chế độ đào tạo, tuyển chọn, sử dụng, quản lý, kiểm tra, giám sát, sát hạch; chế độ
trách nhiệm chính trị, trách nhiệm đạo đức; chế độ đãi ngộ, xử phạt và khen thưởng.
Trong phạm vi điều chỉnh của Luật Hồng Đức, quan chế chiếm một vị trí quan trọng, đặc
biệt là chế định trách nhiệm của quan lại. Điểm độc đáo ở đây là các quy định liên quan đến
trách nhiệm quan lại thường được thểhiện trong các điều luật về quyền lợi của người dân
theo triết lý: một bên có quyền, một bên có nghĩa vụ đảm bảo thực thi.Chủ thuyết nổi bật nữa
là nhà Lê đã gắntrách nhiệm của quan lại đối với đời sống, quyền lợi của người dân, cộng
đồng, xã tắc.. Chủ thuyết về quan lại của nhà Lê còn được thể hiện ở chế độ giám sát, kiểm
tra đối với hoạt động, hành vi ứng xử của quan lại bằng cả thiết chế nhà nước và thiết chế xã
hội, giám sát nhà nước và giám sát xã hội. Kết quả giám sát, kiểm tra, sát hạch quan lại là căn
cứ pháp lý - xã hội cho việc đề bạt, thăng, giáng chức, xử phạt và khen thưởng.
- Việc tuyển chọn quanlại đã dựa trên những tiêu chuẩn nhất định vềđạo đức, học vấn,
năng lực.Khoa cử là hình thức chủ yếu đểtuyển dụng quan lại, ngoài ra các vị vua thời Lê sơ
cũng áp dụng thêm các biện pháp tuyển dụng khác như đề cử, tuyển cử và tập ấm để tuyển
8
chọn quan lại với những quy định nghiêm ngặt về trình độ, năng lực, phẩm hạnh của người
được giới thiệu để nhà vua xem xét bổ nhiệm.
-Chế độ sử dụng quan lại thể hiện tập trung ở ba loại hoạt động chính của nhà nước: bố
trí, sắp xếp quan lại, điều chuyển, sát hạch, đánh giá, đãi ngộ quan lại, chế độ hồi tỵ, giám
sát, kiểm tra.
-Chế độ khảo công nhằm đánh giá ưu khuyết điểm, khuyết điểm, sai phạm của quan lại
qua đó xác định tài năng và đức độ của quan lại, vừa để làm căn cứ thưởng, phạt quan lại,
điều chuyển quan lại; nhắc nhở quan lại phải tận tâm hơn với trách nhiệm của mình trong
hoạt động quan trường. Nhà Lê quy định cứ 3 năm một lần khảo công, trên cơ sở đó cứ 9
năm một lần thăng, giáng.
Nhà Lê cũng quy định và áp dụng chế độ đãi ngộ hợp lý đối với quan lại bao gồm: lương
cốđịnh theo phẩm hàm, chế độ cấp phát ruộng đất; cho quan lại một khoản tiền (tuy không
nhiều) gọi là tiền Dưỡng liêm để khuyến khích quan lại tránh xa những hành vi tiêu cực. Bên
cạnh đó, chế độ thưởng phạt được xác định và áp dụng thường xuyên một cách khá công
minh để khuyến khích quan lại hết lòng phụng sự đất nước.
- Về chế độ trách nhiệm của quan lại:Trong Luật Hồng Đức đã có nhiều quy định về
trách nhiệm chính trị, đạo đức và pháp luật của người làm quan. Ví dụ như, trách nhiệm của
các quan địa phương phải tổ chức cứu giúp những người ốm đau không ai chăm sóc, không
để họ kêu khóc thảm thương, phải chôn cất tử tế nếu họ không may chết (điều 168, 294)…

Câu 10. Nội dung cơ bản của chế định dân sự,hôn nhân và gia đình, các quy định tố
tụng hình sự, thủ tục pháp lý trong QTHL.
*Chế định dân sự
a. Chế định quyền sở hữu:Luật Hồng Đức thừa nhận 3 hình thức sở hữu: Sỡ hữu Nhà
nước, sở hữu làng xã và sở hữu tư nhân.
b. Chế định hợp đồng
* Hợp đồng mua bán: Điều kiện để một hợp đồng mua bán ruộng đất có hiệu lực khi hợp
đồng đó được ký kết trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện giữa các bên. Hợp đồng mua bán rộng
đết nào được ký kết trên cơ sở ép buộc điều bị vô hiệu (Điều 355).Hợp đồng mua bán tài sản
ruộng đất phải được ký kết bằng văn bản (văn khế) và có xã trưởng chứng kiến (Điều
366).Luật quy định ruộng đất phải bán đứt (Đoạn mại) thì không được đòi lại.
* Hợp đồng cầm cố: Luật quy định thời hạn cầm cố ruộng đất tối đa là 30 năm. Trong
thời hạn ấy, nếu chủ ruộng "đã đem tiền đến chuộc và được quan xử cho chuộc mà chủ cầm
cố lầm lữa chưa cho chuột...thì phải phạt 80 trượng, bắt phải cho chuột". Quá 30 năm " chủ
ruộng cố đòi chuộc thì... cũng phải phạt trượng như thế mà không cho chuộc: (Điều 384).
* Hộp đồng vay nợ: Hình thức hợp đồng là văn tự và mức lãi tối đa là 15 đồng kẽm/1
quan tiền mỗi tháng (Điều 587). Để bảo vệ quyền của chủ nợ, Điều 588 quy định "mắc nợ
quá hạn mà không trả, thì phải tội trượng... nếu không chịu trả thì phải biếm hai tư, bồi
thường gấp đôi". Ngoài ra, luật còn quy định trách nhiệm bồi thường dân sự do vi phạm hợp
đồng thuê mướn (Điều 603)
c. Thừa kế
Luật Hồng Đức thừa nhận hai hình thức thừa kế: thừa kế theo di chúc và theo luật. Theo
luật Hồng Đức thì cha mẹ, vợ chồng, các con và các thân thuộc khác đều thuộc diện thừa
kế.Vấn đề thừa kế được quy định trong các điều 374, 375.376, tùy từng trường hợp cụ
thể.Đối với ruộng hương hỏa, luật quy định bằng 1/20 tổng số ruộng đất của người
chết.Ruộng hương hoả không được đem đi cầm cố hoạc bán.Theo luật định, con trai trưởng
(hoặc cháu trai trưởng thế vị) là người được thừa kế ruộng hương hoả, luật dành quyền thừa
kế cho con của vợ cả, ngành trưởng (Điều 389) và cho nam giới (Điều 392, 393, 396, 398).
Bên cạnh đó, luật cũng quy định nếu "không có con trai trưởng thì quyền thừa kế dành cho
9
con gái trưởng" (Điều 391). Ngoài các chế định trên rải rác trong Luật Hồng Đức còn có một
số điều luật quy định trách nhiệm phải bồi thường dân sự do gây thiệt hại (Điều 601, 617...).
*Chế định tố tụng
Các nhà làm luật thời phong kiến do không phân biệt pháp luật thành luật hình sự, dân
sự,…nên cũng chỉ quy định về tố tụng nói chung mà không phân biệt thành tố tụng hình sự,
tố tụng dân sự…
Quốc triều hình luật là bộ luật đầu tiên có những quy định tương đối chặt chẽ về thủ tục tố
tụng.Trình tự xét xử nhiều cấp được quy định trong điều 672.Nếu xã quan không xử được thì
đưa lên huyện quan, huyện quan không xử được thì đưa lên phủ quan, phủ quan không xử
được thì đưa lên đạo (lộ), quan đạo không xử được thì mới đưa lên kinh. Thời hạn xét xử
cũng được luật quy định cụ thể: Ngoài ra trình tự, và thủ tục bắt người, điều tra, xét hỏi, chế
độ giam giữ, thi hành án... cũng được quy định tương đối chặt chẽ. Ngoài những nội dung
chủ yếu nêu trên, Bộ luật Hồng Đức còn có một số quy định về tài chính và thuế khoá, về chế
độ lao dịch, về quản lý hộ khẩu, về một số chính sách đối với các dân tộc thiểu số v.v...
*Chế định hôn nhân và gia đình.
Lụât hôn nhân và gia đình trong luật Hồng Đức được xây dựng trên nguyên tắc hôn nhân
không tự do, nhiều vợ, nam nữ bất bình đẳng, đề cao quyền của người cha, người chồng,
người vợ cả và con trưởng trong gia đình; củng cố và bảo vệ chế độ gia đình phong kiến - gia
trưởng.
a.Kết hôn: điều kiện kết hôn quy nhất là phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người thân
thuộc bề trên khác (trưởng họ) trong trường hợp cha mẹ đã chết theo tinh thần của điều 314.
Các trường hợp cấm kết hôn được quy định cụ thể trong các điều 316, 317, 318, 319, 323,
324... Về hình thức kết hôn: theo Luật Hồng Đức, quan hệ hôn nhân được coi là có hiệu lực
về mặt pháp lý khi nhà trai đã đem đồ sính lễ đến nhà gái và nhà gái đã nhận đồ sính lễ (điều
315).
b.Quan hệ pháp luật về nhân thân giữa vợ và chồng: vợ chồng có nghĩa vụ phải chung
sống với nhau tại một nơi và phải thực hiện đầy đủ quan hệ vợ chồng (điều 221, 308)
c. Chế độ tài sản giữa vợ và chồng: Luật Hồng Đức không có một điều khoản cụ thể nào
quy định quyền sở hữu tài sản của vợ chồng nhưng qua các điều 374, 375, 376 và một số
điều luật khác chúnh ta có thể thấy Bộ luật đã thừa nhận ba loại tài sản rộng đất của vợ chồng
cùng song song tồn tại:Tài sản ruộng đất của vợ; Tài sản ruộng đất của chồng; Tài sản ruộng
đất của vợ chồng tạo nên trong thời kỳ hôn nhân
d. Ly hôn: Luật quy định rõ các trường hợp buộc người chồng phải ly hôn vợ (điều 310);
Các trường hợp cho phép vợ xin ly hôn: (Điều 308, 333); Ly hôn vì hôn nhân vi phạm một
trong các điều cấm kết quy định tại các điều 317, 318, 323, 324.
đ. Quan hệ pháp luật về nhân thân giữa cha mẹ và con: Cha mẹ có toàn quyền nuôi
dưỡng, giáo dục, đại diện cho các con, quyết định nơi ở cho các con, có nghĩa vụ đại diện
cho các con trong việc bồi thường thiệt hại do hành vi phạm pháp của con mình gây ra; Con
có nghĩa vụ phải vâng lờo cha mẹ, không được kiện cha mẹ (Điều 511), phải che giấu tội của
cha mẹ (Điều 504), chịu thay cha mẹ hình phạt roi hay trượng (Điều 38), để tang cha mẹ
(Điều 543, 130).
e. Chế độ tài sản giữa cha mẹ và các con: Tài sản trong gia đình thuộc quyền quản lý
của người cha. Các con, dù đã trưởng thành nhưng nếu vẫn ở chung với cha mẹ cũng không
có quyền có tài sản riêng. Mức thừa kế trong từng trường hợp cụ thể có khác nhau theo quy
định ở các điều 374, 375, 376.
f. Chế định nuôi con nuôi: Hình thức nhận con nuôi (Điều 380); Các quyền và nghĩa vụ
về nhân thân của con nuôi (Điều 380); Các mối quan hệ pháp lý giữa cha mẹ nuôi và con
nuôi (Điều 381).

10
Câu 11.Những nội dung cơ bản của Quốc triều khám tụng điều lệ
-Quốc triều khám tụng điều lệ có những điều luật về thủ tục tố tụng nhưng phân tách ra riêng
thành một bộ luật được coi là một văn bản pháp lý độc lập.
- Đã cho biết bộ luật này được ban hành vào năm đinh mậu (1777) đời vua Lê Hiển Tông,
niên hiệu Cảnh Hưng năn thứ 38
- Phần đầu của QTKTĐL có ghi“ Cảnh Hưng tam thập bát niên, cửu nguyệt, nhị thập nhị
thập“ (niên hiệu cảnh hưng thứ 38, ngày 22 tháng 9). Bộ luật này còn có tên ban đầu là Từ
tụng điều lệ
- QTKTĐL có tổng cộng 31 lệ (điều) bắt đầu là thông lệ về khám tục và lết thúc là lệ thân
sức lại dịch. Toàn bộ nội dung của văn bản pháp luật này quy định rất rõ ràng, cụ thể về trình
tự kiện tụng và xét xử.
Câu 12.Những đặc điểm cơ bản về tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn
 Chính quyền trung ương:

- Vua là người đứng đầu nhà nước, thâu tóm mọi quyền hành.
- Dưới vua có 6 bộ: Bộ Lại, Bộ Lễ, Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Công.
+ Bộ Lại:phụ trách cất nhắc, bổ dụng, thưởng phạt các quan văn, việc phong tước, phong
tặng…
+ Bộ Lễ: phụ trách việc nghi lễ và triều hội, quan hệ với các nước, quy tắc về trường học, thi
cử..
+ Bộ Binh: phụ trách tuyển bổ quan võ, chọn lọc và điểm duyệt quâns ĩ…
+ Bộ Hình: Phụ trách chính lệnh và pháp luật, thể lệ tra xét, tâu những án về tội còn đáng
ngờ…
+ Bộ Công: Phụ trách công việc xây dựng, đắp thành, đào hào, đóng thuền, thu phát các vật

- Ngoài ra còn có các cơ quan chuyên môn gọi và viện, giám, ty. Phủ như: Hàn Lâm Viện,
Quốc tử giám, Khâm thiên giám, thái y viện…
+ hàn lâm viện: Coi việc biên soạn, soạn thảo văn từ, sắc, mệnh của vua, thảo luận kinh điển
+ Quốc tử giám: Coi việc giảng dạy kinh sách, đào tạo nhân tài, sửa sang quy thức giáo
hóa…
+ Khâm thiên giám: Trong coi việc giám sát tinh tú, khí tượng, làm lịch
+ Thái y viện: Nghiên cứu, điều trị bệnh tật, thuốc thang chủ yếu phục vụ cho hoàng tộc và
nhà vua.
- Thực hiện bốn không: “ không lập tể tướng, ko lập trạng nguyên, ko lập hoàng jaauj, ko
phong vương tước”
* Chính quyền địa phương:
- Chia làm 3 khu vựa:
+ ở miền trung, nơi đặt kinh đô, chia thành 2 doanh, 4 trấn
+ ở miền bắc, đặt thành,chia làm 11 trấn
+ ở miền nam, dặt Gia định thành với 5 trấn
- Thời Minh Mạng, cả nước chia làm 29 tỉnh thành đứng đầu là Tổng đốc.
Đơn vị hành chính cấp cở sở là cấp xã
=>Là nhà nước quân chủ chuyên chế tập trung cao độ.

Câu 13.Những đặc điểm cơ bản về pháp luật triều Nguyễn, nguồn pháp luật, Bộ Hoàng
Việt Luật Lệ ( Luật Gia Long ): tính chất, phạm vi điều chỉnh, kỹ thuật pháp lý; đặc
điểm về các chế định dân sự, hôn nhân và gia đình, tội phạm, hình phạt.
* Đặc điểm cơ bản của pháp luật thời Nguyễn:

11
- Nhà Nguyễn đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng pháp luật, tiêu biểu là Hoàng triều luật lệ
(bộ luật Gia long)
* Nguồn pháp luật”
- Bộ Luật Hồng Đức
_ Nước Đại Thanh
* Tính chất:
* Phạm vi điều chỉnh:
* Kĩ thuật pháp lí:
* Chế định dân sự:
- Số lượng điều khoản ít hơn so với luật Hồng Đức.
- Bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất và tài sản.
* Chế định hôn nhân gia đình
- Theo quan điểm nho giáo: hôn nhân không tự do, bất bình đẳng, đề cao vai trò của người
cha, người chồng,vợ cảvà con trai trưởng.
- Không có quy định chế độ tài sản giữa vợ và chồng, không đề cập đến quyền thừa kế của
con gái.
* Luật hình
- Tương tự như bộ luật Hồng Đức về các loại tội phạm, hệ thống hình phạt cũng như những
nguyên tắc trừng trị cơ bản.
- Chế độ chuộc tội chỉ đem lại lợi ích cho người giàu có và bổ sung cho ngân quỹ nhà nước.
Câu 14.Những đặc điểm cơ bản về tổ chức bộ máy nhà nước thời kỳ Pháp thuộc
A- Trước khi thiết lập chế độ toàn quyền Đông Dương:
 Ở Nam kỳ:

• Ở TW:
+ đặt bộ máy cai trị trên cùng là thống đốc, dưới là tổng biện lý, giám đốc nội chính, chánh
chủ trì -> hợp thành hội đồng tư mật (quyết định vấn đề liên quan đến pháp chế, nội trị, tài
chính...)
+ ngoài ra còn có thêm cơ quan nha nội chính (giải quyết công việc có liên quan đến xứ
thuộc địa) gồm 3 ban: ban tổng thư ký, ban hành chính và ban canh nông - thương mại - kỹ
nghệ.
• Ở cấp khu:
+ phân nam kỳ thành 4 khu vực hành chính là SG, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bát Xác.
+ sau đó tiếp tục chia nhỏ ra thành tiểu khu hành chính.
+ đứng đầu mỗi khu hành chính là viên chức hạng nhất (tư pháp), nhì (hành chính), ba
(thúê khóa) cai quản.
• Ở cấp tiểu khu: tiểu khu (quan pháp đứng đầu) chia ra thành các trung tâm hành chính (do
quan chức người việt đứng đầu):
+ trung tâm hành chính lớn do đốc phủ xứ nắm.
+ trung tâm hành chính vừa do tri phủ nắm
+ trung tâm hành chính nhỏ do tri huyện nắm.
• Ở cấp tổng: mỗi tiểu khu chia thành nhiều tổng (đứng đầu là chánh, phó tổng người việt).
• Ở cấp xã: thực dân pháp không can thiệp, mỗi tổng chia thành nhiều xã do xã trưởng và
phó lý đứng đầu.
• Ở cấp thành phố: thành lập 2 thành phố là Sài Gòn (cấp I) và Chợ Lớn (cấp II):
+ cấp I: đứng đầu là đốc lý, giúp việc có phó đốc lý và hội đồng thành phố
+ cấp II: đứng đầu là đốc lý, giúp việc có phó đốc lý và ủy ban thành phố.
• Ngoài ra thực dân pháp còn lập thêm Hội đồng thuộc địa Nam kỳ và Hội đồng tiểu khu.
 Ở trung kỳ và Bắc kỳ:

12
Đặt chức tổng ủy viên của nước cộng hòa pháp đại diện cho chính phủ pháp ở Bắc kỳ và
Trung kỳ. Chia thành 3 cấp trung ương, kỳ và tỉnh.
• Ở trung ương: đứng đầu là tổng trú sứ (toàn quyền trung - bắc kỳ) -> thay mặt CP pháp
chủ trì đối ngoại của nhà Nguyễn.
• Ở cấp kỳ:
+ đứng đầu bắc kỳ là thống sứ -> khống chế quan lại người việt ở bắc kỳ.
+ đứng đầu trung kỳ là khâm sứ -> khống chế hoạt động của triều đình húê.
• Ở cấp tỉnh:
+ bắc kỳ: đứng đầu là công sứ người pháp quản lý về hành chính,tài chính, tư pháp.
+ trung kỳ: giống bắc kỳ nhưng công sứ thì quản lý về thương chính và công chính.
B- sau khi chế độ toàn quyền Đông Dương được thiết lập:
 Ở Bắc kỳ:

Đứng đầu là thống sứ, bộ máy bao gồm: Trung ương (xứ hoặc kỳ) -> tỉnh -> thành phố ->
đạo quan binh -> xã.
• cấp TW: giúp việc cho thống sứ có: phủ thống sứ, phòng thương mại, phòng canh nông,
hội đồng bảo hộ, hội đồng giáo dục, viện dân biểu, hội đồng lợi ích kinh tế và tài chính của
người pháp, hội đồng cố vấn, ủy ban khai thác thuộc địa.
• cấp tỉnh:
+ đứng đầu là công sứ hoặc phó sứ người pháp.
+ Phụ tá cho công sứ gồm các tòa công sứ, hội đồng hàng tỉnh.
+ hệ thống quan lại người việt:
- đứng đầu tỉnh là tổng đốc hoặc tuần phủ, phụ tá là bố chánh và án sát.
- tỉnh chia thành phủ, đứng đầu là tri phủ.
- phủ chia thành huyện,đứng đầu là tri huyện.
+ sau 1919 đứng đầu tỉnh lớn là tổng đốc, đứng đầu tỉnh vừa là tuần phủ, tỉnh nhỏ là án sát.
Mỗi tỉnh có thể chia thành nhiều phủ hoặc huyện ( đạo hoặc châu) do tri phủ, tri huyện hay
quản đạo, tri châu đứng đầu. Giúp việc tại các văn phòng còn có chức thông phán, thừa thái.
• cấp thành phố:
+ loại I (Hà Nội, Hải Phòng): đốc lý người pháp đứng đầu kiêm chủ tịch hội đồng thành
phố.
+ loại II (Nam Định, Hải Dương): đốc lý đứng đầu, ủy ban thành phố giúp việc.
• đạo quan binh: đứng đầu là 1 sĩ quan làm tư lệnh có quyền hành ngang với thống sứ bắc
kỳ. Tổ chức thành 4 đạo quan binh: phả lại, lạng sơn, yên bái, sơ la.
• cấp xã: bao gồm:
+ quan viên làng xã chia làm 3 nhóm: kỳ mục, kỳ dịch và kỳ lão.
+hội đồng tộc biểu: đứng đầu là chánh, phó hương hội, ngoài ra còn có chức lý trưởng, phó
lý và trương tuần.
+ hội đồng kỳ mục.
 Ở Trung kỳ: tồn tại 2 hệ thống chính quyền của nhà Nguyễn và của thực dân pháp.

1. Hệ thống chính quyền nhà Nguyễn: trên cùng là vua, giúp việc cho vua có:
• tứ trụ triều đình và hội đồng phụ chính.
• viện cơ mật gồm 6 thượng thư bao gồm cả khâm sứ pháp.
• 6 bộ, mỗi bộ do thượng thư đứng đầu. Bộ chia thành các ty (tham tri đứng đầu), thị lang
giúp việc, dưới có lang trung, tá lý, viên ngoại, chủ sự, tư vụ. 6 thượng thư họp lại thành hội
đồng thượng thư.
• viện đô sát: khâm sứ chỉ đạo.
• phủ tôn nhân: 1 người trong hoàng tộc điều hành.

13
• dưới triều đình là cấp tỉnh lớn (tổng đốc, bố chánh,án sát), tỉnh vừa (tuần vũ hoặc tuần
phủ, bố chính và án sát), tỉnh nhỏ (tuần vũ, bố chính, án sát). Cấp dưới có các cơ quan là phủ,
huyện, đạo, châu, xã.
1. hệ thống chính quyền của thực dân pháp:
• cấp trung ương: tòa khâm sứ, phòng tư vấn liên hợp thương mại - canh nông, hội đồng
bảo hộ, hội đồng học chính, viện dân biểu, hội đồng lợi ích kinh tế và tài chính của người
pháp, ủy ban khai thác thuộc địa.
• cấp tỉnh: đứng đầu là công sứ, tổ chức phụ tá gồm tòa công sứ, hội đồng hàng tỉnh.
• cấp thành phố:
+ loại II (Đà Nẵng): đốc lý người pháp đứng đầu.
+ loại III ( Đà Lạt, Vinh, Thanh Hóa...) do công sứ kiêm đốc lý đứng đầu.
• cấp xã: bao gồm hội đồng kỳ mục và ủy ban thường trực.
 Ở Nam kỳ:

• cấp trung ương: đứng đầu là thống đốc người pháp. Ngoài ra còn có các cơ quan như hội
đồng tư mật, hội đồng thuộc địa, phòng thương mại. Cơ quan chỉ đạo trực tiếp là tòa thống
đốc.
• cấp tỉnh, thành phố: chia thành 20 tỉnh và 2 thành phố. Đứng đầu tỉnh là viên cai trị người
pháp, phụ tá có tham biện. Đứng đầu thành phố là đốc lý, phó đốc lý với cơ quan phụ trách
tá như tòa đốc lý, và hội đồng thành phố hay ủy ban thành phố. Ngoài ra còn đặt thêm các
chức danh đốc phủ sứ, tri phủ hay tri huyện.
• cấp tổng: tỉnh chia thành các tổng do chánh, phó tổng cai quản.
• cấp xã: gồm quản trị cẫp xã và hội đồng kì mục
Câu 15.Những đặc điểm cơ bản về pháp luật, nguồn pháp luật thời kỳ Pháp thuộc
Thực dân Pháp đã áp dụng “hệ thống pháp luật khắc nghiệt cùng với hệ thống tòa án nhà tù
dày đặc”. Thi hành chính sách “chia để trị” và giữa 3 miền có sự khác biệt nhau:
Đặc điểm cơ bản về Pháp luật:
 Nam kỳ:

Sau khi chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam kì:


+ duy trì tòa án quân sự để tàn sát người VN yêu nước.
+ người phạm tội đều do Pháp xét xử: người Pháp -> dùng luật Pháp, người VN -> dùng luật
nhà Nguyễn + quy định của thực dân Pháp.
Sau khi chiếm toàn bộ Nam kì: áp dụng chế độ trực trị hà khắc.
+ không áp dụng pháp luật triều Nguyễn mà thay vào đó là hệ thống pháp luật của Pháp.
+ bỏ tư cách bản xứở nam kì
 Bắc kỳ:

Thời kì đầu: duy trì 2 tòa án Tây để xét xử người Âu và tòa án Nam để xét xử người bản xứ
theo bộ luật Gia Long.
Sau năm 1897: toàn quyền Đông dương ra nghị định ban hành 4 bộ luật:
+ luật pháp viện biên chế (cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, hoạt động của các cấp tòa án)
+ luật Dân sự thương sự tố tụng (cách thức tố tụng, chấp hành án và xử án).
+ luật hình sự tố tụng ( vận dụng và cách xét xử tội hình sự).
+ luật hình ( nguyên tắc xét xử các tội danh và hình phạt).
 Trung kỳ:

Vẫn duy trì hệ thống pháp luật cũ và bộ luật Gia Long vẫn được áp dụng

14
Thực tế thì ép triều đình Huế thay đổi một số điều luật theo ý của chúng, ( bộ dân luật ở Bắc
kì sửa đổi để áp dụng cho nam kì).
Áp dụng chế độ pháp luật thực dân – thuộc địa ở đây.
Ngoài ra còn ban hành hệ thống văn bản pháp luật như: luật hành chính, luật hình, luật tài
chính.
Hệ thống pháp luật phục vụ âm mưu xâm lược, bình định, khai thác và bóc lột thuộc địa. Là
sự cấu kết của 2 yếu tố thực dân đế quốc và thế lực phong kiến phản động (trở thành công cụ
để pháp khai thác thuộc địa vô cùng tàn bạo trên lãnh thổ VN).

Câu 16. Hiến pháp năm 1946: tính chất, phạm vi điều chỉnh, giá trị kế thừa, tổ chức
quyền lực nhà nước, trách nhiệm nhà nước trong Hiến pháp năm 1946
Tính chất: là bản HP đầu tiên của nước VN dân chủ cộng hòa, có mối quan hệ chặt chẽ với
bản tuyên ngôn độc lập, khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc. Thể hiện được mục tiêu lý
tưởng đấu tranh cách mạng của ĐCS VN với sự lãnh đạo của chủ tịch HCM và tinh thần của
bản tuyên ngôn độc lập do người viết và tuyên bố trước thế giới ngày 2/9/1945.
Phạm vi điều chỉnh:
Giá trị kế thừa:
+ Là văn bản hết sức ngắn gọn, súc tích, dễ đọc, dễ hiểu, kế thừa bản tuyên ngôn độc lập
1945.
+ là bản HP cách mạng dân chủ, tôn trọng và bảo đảm mọi quyền lợi chính đáng của nhân
dân, đáp ứng yêu cầu thực tế khách quan lúc bấy giờ.
+ đánh dấu sự phát triển đáng tự hào của pháp luật VN trong năm đầu của nền cộng hòa,
đồng thời là thành tựu to lớn nhất về mặt pháp luật trong giai đoạn 1945-1954.
+ là cơ sở pháp lí quan trọng cho tổ chức nhà nước, xây dựng hệ thống pháp luật VN dân
chủ cộng hòa.
+ là cương lĩnh tập hợp mọi lực lượng yêu nước, dân chủ trong cả nước trước trước khi bước
vào cuộc kháng chiến chống thực dân pháp.
+ Tuy nhiên HP 1946 không được vận dụng trong thực tế mà chỉ có giá trị về mặt chính trị.
Là tiền đề để bản HP 1959 sau này ra đời.
Tổ chức quyền lực nhà nước:
+ tổ chức theo mô hình lưỡng tính cộng hòa.
+ chủ tịch nước không những là nguyên thủ quốc gia mà còn lãnh đạo hành pháp, do nghị
viện bầu ra nhưng không chịu trách nhiệm trước nghị viện, trừ tội phản bội TQ.
+ CP do QH và nghị viện nhân dân thành lập, chịu trách nhiệm trước nghị viện, thủ tướng
đứng đầu CP
+ nội các bao gồm Chủ tịch nước, thủ tướng, bộ trưởng, thứ trưởng có trách nhiệm thực hiện
mọi hoạt động hành pháp của nhà nước.
+ cơ quan tư pháp được quy định giành riêng cho tòa án xét xử (thực hiện theo các cn sơ
thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm.
Trách nhiệm nhà nước trong HP 1946:
Câu 17. Quyền, nghĩa vụ cá nhân trong Hiến pháp năm 1946, giá trị kế thừa
•Quyền lợi của cá nhân:
Điều 6: tất cả công dân VN đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa.
Điều 7: tất cả công dân VN đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và
công cuộc kiến quốc tùy theo tài năng và đức hạnh của mình.
Điều 8: quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để chóng tiến kịp trình độ
chung.
Điều 9: đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện.

15
Điều 10: công dân VN có quyền: tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp,
tự do tín ngưỡng, tự do cư trú đi lại trong nước và nước ngoài.
Điều 11: tư pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ và giam cầm công dân VN. Nhà ở
và thư tín của công dân VN không ai được xâm phạmmột cách trái pháp luật.
Điều 12: quyền tư hữu tài sản của công dân VN được bảo đảm.
Điều 13: quyền lợi các giới cần lao trí thức và chân tay được bảo đảm.
Điều 14: những người công dân già cả hoặc tàn tật không làm được việc thì được giúp đỡ, trẻ
con được săn sóc về mặt giáo dưỡng.
Điều 15: nền sơ học cưỡng bách và không học phí. ở các trường sơ học địa phương, quốc dân
thiểu số có quyền học bằng tiếng của mình. Học trò nghèo được CP giúp. Trường tư được
mở tự do và phải dạy theo chương trình của nhà nước.
Điều 16: những người ngoại quốc tranh đấu cho dân chủ và tự do mà phải trốn tránh thì được
trú ngụ trên đất VN.
•Nghĩa vụ của công dân:
Điều 4: mỗi công dân VN phải: bảo vệ TQ, tôn trọng Pháp luật, tuân theo pháp luật.
Điều 5: công dân VN có nghĩa vụ phải đi lính.
•Giá trị kế thừa:
- Là văn bản hết sức ngắn gọn, súc tích, dễ đọc, dễ hiểu, kế thừa bản tuyên ngôn độc lập
1945.
- Là bản HP cách mạng dân chủ, tôn trọng và bảo đảm mọi quyền lợi chính đáng của
nhân dân, đáp ứng yêu cầu thực tế khách quan lúc bấy giờ.
- Đánh dấu sự phát triển đáng tự hào của pháp luật VN trong năm đầu của nền cộng
hòa, đồng thời là thành tựu to lớn nhất về mặt pháp luật trong giai đoạn 1945-1954.
- là cơ sở pháp lí quan trọng cho tổ chức nhà nước, xây dựng hệ thống pháp luật VN
dân chủ cộng hòa.
- Là cương lĩnh tập hợp mọi lực lượng yêu nước, dân chủ trong cả nước trước trước khi
bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân pháp
- Tuy nhiên HP 1946 không được vận dụng trong thực tế mà chỉ có giá trị về mặt chính
trị.
- Những đặc điểm cơ bản về pháp luật, nguồn pháp luật thời kỳ Pháp thuộc

Câu 18. Hiến pháp năm 1959: nội dung cơ bản, sự thay đổi về tổ chức bộ máy nhà
nước, sự kế thừa và phát triển Hiến pháp năm 1946 để phù hợp với nhiệm vụ lịch sử
II. So sánh bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959.
Hiến pháp năm 1946 Hiến pháp 1959
Hoàn Sau cách mạng tháng tám, nhiệm Sau chiến thắng Điẹn Biên Phủ và hiệp
cản ra vụ của bản hiến pháp là bảo tồn nền định Giơ – Ne – Vơ được kí kết năm
đời độc lập dân tộc và xây dựng chính 1954, miền Bắc được hoàn toàn giải
quyền dân chủ nhân dân. phóng.
Nhiệm vụ của bản hiến pháp là xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc và
hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, đấu
tranh thống nhất đất nước
cấp bộ máy nhà nước được phân thành Đơn giản hóa hơn, các cấp hành chính
hành 5 cấp quản lý hành chính: cấp trung chỉ còn lại 4 cấp: Trung ương; cấp
chính ương, cấp bộ (Bắc bộ, Trung bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

16
của bộ Nam bộ), cấp tỉnh và thành phố và khu tự trị; cấp huyện, thành phố
máy trực trực thuộc tỉnh;
nhà thuộc trung ương, cấp huyện, cấp cấp xã, thị trấn và tương đương; cấp bộ
nước xã và cấp tương đương bị bãi bỏ
Hệ có ba hệ thống: Hệ thống các cơ bộ máy nhà nước ta gồm có 4 hệ
thống quan thống, vẫn bao gồm:
cơ quan đại diện, hệ thống các cơ quan chấp Hệ thống các cơ quan đại diện, hệ
thành hành và hệ thống các cơ quan tư thống các cơ quan chấp hành, hệ thống
lập của pháp các cơ quan xét
bộ máy xử và có thêm hệ thống cơ quan kiểm
nhà sát
nước
Hệ Nghị viện nhân dân (tức Quốc hội được thành lập ở cả 4 cấp. Nghị viện
thống khóa I) và hội đông nhân dân ở hai nhân dân được đổi tên thành Quốc hội.
các cơ cấp (cấp tỉnh và cấp xã). Còn ở cấp Ban thường vụ Quốc hội đổi tên thành
quan bộ và cấp huyện không có hội đồng Ủy ban thường vụ Quốc hội. Trong tổ
đại diện nhân dân. chức của quốc hội được thành lập một
số cơ quan chuyên môn như Ủy ban
kinh tế kế hoạch và ngân sách, Ủy ban
dự án pháp luật...
Hội đồng nhân dân được thành lập ở
các địa phương (tỉnh, huyện, xã và
tương đương ).

Hệ Chính phủ - cơ quan hành chính Chính phủ - cơ quan hành chính cao
thống cao nhất. nhất và ủy ban hành chính địa phương
cơ quan do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra
chấp
hành

Câu 19.Những đặc trưng cơ bản về tổ chức và hoạt động của Nhà nước dân chủ nhân
dân ở miền Bắc trong thời kì 1954 – 1975.
Giai đoạn 1954 - 1960
+ Nhiệm vụ chủ yếu: Tập trung cải tạo kinh tế ở miền Bắc và đấu tranh đòi Mỹ - Ngụy ksi
kết hiệp định Giơnevơ ở miền Nam, tiến tới tổng tuyển cử đất nước.
+ Chủ trương: củng cố nhà nước dân chủ nhân dân ở miền Bắc, chuyển sang làm nhiệm vụ
chuyên chính vô sản và lãnh đạo phong trào cách mạng trong cả nước.
+ Tổ chức bộ máy nhà nước: Chưa có nhiều thay đổi lớn do những nhiệm vụ cấp bách trước
mắt, vẫn trên cơ sở của hiến pháp 1946.
- Ở trung ương: thành lập thêm một số cơ quan mới như: Ủy ban kế hoạch quốc gia, Bộ
nông lâm...riêng hệ thống hành chính phát triển đến 19 bộ, 8 ủy ban. Kiện toàn lại tổ
chức của Nghị viện nhân dân.
- Ở địa phương: Thành lập hai khu tự trị: Thái Mèo và Việt Bắc. Bãi bỏ cấp liên khu.
Đến năm 1958, tổ chức hành chính còn lại 4 cấp: trung ương, tỉnh, huyện, xã.
+ Hoạt động của nhà nước:
Miền Bắc:

17
- Ban hành nhiều nghị quyết, thông tư về chỉnh đốn và kiện toàn bộ máy chính quyền
các cấp địa phương, đặc biệt chú ý đến cấp xã và huyện.
- Thực hiện chính sách với tôn giáo, công chức ngụy quyền, công chức... nhằm xóa bỏ
các âm mưu của kẻ thù chống phá trong nước sau hiệp định Giơnevơ.
- Tiếp tục thành công cải cách ruộng đất.
Miền Nam:
- Lãnh đạo nhân dân miền Nam và cả nước đấu tranh đòi đế quốc Mỹ và tay sai thi
hành triệt để hiệp đinhj Giơnevơ.
Giai đoạn 1954 – 1960:
+ Nhiệm vụ:
- Chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc, tiến tới thống nhất đất nước.
- Tổ chức và xây dựng lại miền Bắc trong điều kiện bị địch đánh phá ác liệt, nhằm đáp
ứng đủ yêu cầu của cách mạng miền Nam và cả nước.
+ Tổ chức bộ máy nhà nước:
- Đổi tên cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất từ Nghị viện nhân dân thành Quốc hội.
Quyền hạn của cơ quan này được mở rộng như ấn định thuế, quyết dịnh kế hoạch kinh
tế...
- Thành lập Hội đồng nhân dân ở tất các các cấp
- Chế định chủ tịch nước trước đây nằm trong hội đồng chính phủ nay tách ra thành chế
định riêng.
- Hệ thống cơ quan hành chính – hành pháp: quy định cho Hội đồng chính phủ những
quyền hạn mới về kinh tế - xã hội như quản lý nội thương và ngoại thương, thống nhất
lãnh đạo công tác của các bộ...
- Các cơ quan tư pháp: gồm tòa án nhân dân tối cao, tòa án nhân dân địa phương, tòa án
quân sự. Hệ thống tư pháp không còn nằm trong hội đồng chính phủ mà tách riêng và
hoạt động độc lập chỉ tuân theo pháp luật.
- Các cơ quan kiểm soát: Viện công tố được thành lập và đến năm 1959 đã phát triển
thành một cơ quan riêng biệt bao gồm các viện kiểm sát. Chức năng chủ yếu của nó là
kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan nhà nước và công dân.
+ Hoạt động của nhà nước:
- Thực hiện chức năng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc bằng các biện pháp: chú
trọng quân sự ; thực hiện sơ tán nhân dân lên vùng trung du và miền núi; xây sựng lực
lượng tự vệ sẵn sàng chiến đấu; tiến hành động viên nhân dân tòa dân phát huy tinh
thần yêu nước bằng các phong trào “Ba sẵn sàng”, “ Ba đảm đang” , “ tay cày, tay
súng”...vừa sản xuất, vừa chiến đấu.; gửi các cán bộ cách mạng được đào tạo vào Nam
xây dựng chính quyền; huy động lương thực, thực phẩm, vũ khí, đạn dược vào tiền
tuyến miền Nam; huy động hàng vạn ccông nhân, thanh niên xung phong đảm bảo tốt
công tác giao thông, giữ vững đường dây thông tin liên lạc với miền Nam.
- Thực hiện chức năng tổ chức và xây dưng trên các lĩnh vực kinh tế (ở trung ương,
tăng cường nâng cao năng lực quản lý, phân cấp quản lý giữa trung ương và địa
phương, giữa các ngành; ở địa phương,tạo lập các đơn vị kinh tế công – nông nghiệp
hoàn chỉnh, xây dựng các kế hoạch hai năm, hàng năm..); văn hóa – xã hội (chú trong
xây dựng đời sống tinh thần, văn hóa, quan tâm đến việc phát triển các tổ chức phúc
lợi xã hội của nhân dân, tổ chức các phong trào: pt hợp tác hóa nông nghiệp, pt xây
18
dựng trường học..); ngoại giao (tích cực hoạt động ngoại giao để các nước thấy rõ bản
chất của quân xâm lược dựa trên sự khôn khéo, mềm dẻo).
Câu 20.Những đặc điểm cơ bản về tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt nam giai đoạn từ 1975 đến trước Đổi Mới
 Quốc hội: là cơ quan đại biểu cao nhất của dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước
CHXHCN Việt Nam, quyết sách các vấn đề trọng đại của đất nước.
 Hội đồng nhà nước: Là cơ quan cao nhất hoạt đọng thường xuyên của Quốc hội, là
chủ tịch tập thể của nước CHXHCN Việt Nam, thông qua chủ tịch hội đồng, thay mặt
nước CHXHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
 Hội đồng bộ trưởng: tiền thân của hội đồng này là hội đồng chính phủ, là chính phủ
của nước CHXHCN Việt Nam, là cơ quan chấp hành và hành chính Nhà nước cao
nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
 Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân: HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương, nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước, thực hiện quyền làm chủ tập thể
thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân ở địa phương mình. UBND là cơ quan
chấp hành của HĐND, là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương. UBND do
HĐND bầu ra.
 Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân:
- Hệ thống TAND bào gồm tòa án nhân dân tối cao, tòa án nhân dân địa phương, các
tòa án quân sự. Tòa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước
Quốc hội hoặc hội đồng nhà nước giữa hai kì họp Quốc hội. Tòa án nhân dân địa
phương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp
- Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các bộ và các
cơ quan nhà nước, cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức xã hội và đơn vị vũ
trang, các nhân viên nhà nước và công dân; thực hiện quyền công tií, bảo đảm pháp
luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thồng nhất.
Câu 22.Tổ chức bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp
năm 1980? (Vẽ sơ đồ và trình bày, so sánh với tổ chức BMNN theo Hiến pháp 1946, 1959)

Quốc hội
hội đồng bộ Viện trưởng
HĐND TAND tối
trưởng VKSND tối cao
cao

HĐND tỉnh
UBND tỉnh TAND tỉnh Viện trưởng
VKSND tỉnh

HĐND
huyện UBND huyện TAND Viện trưởng
huyện VKSND huyện

HĐNN xã
UBND xã
19
Câu 23. Nhà nước và pháp luật thời kỳ Đổi mới: bối cảnh, đường lối chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội; những quan điểm cơ bản về cải cách bộ máy nhà nước và cải cách
pháp luật.
1. Bối cảnh:
Đất nước đang trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, có nhiều biến chuyển mới buộc phải
thay đổi nhằm phù hợp với quốc tế, để dễ dàng hòa nhập vào sân chơi chung của toàn cầu
2. Đường lối chính trị:
 Nhận thức mới về mqh giữa đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị::
 Đổi mới kinh tế trước hết tạo điều kiện cơ bản để đổi mới hệ thống chính trị thuận lợi
 Nếu k đổi mới hệ thống chính trị thì đổi mới kinh tế sẽ gặp trở ngại
 Hệ thống chính trị đổi mới kịp thời, phù hợp sẽ là điều kiện quan trọng để thúc đẩy
đổi mới và phát triển kinh tế
 Nhận thức về mục tiêu đổi mới hệ thống chính trị:
 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (1991) khẳng định:
“Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là
nhằm xây dựng và từng bướchoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc
về nhân dân
 Nhận thức mới về đấu tranh giai cấp và về động lực chủ yếu phát triển đất nước:
 Tồn tại nhiều giai cấp tầng lớp khác nhau. Các giai cấp này vừa hợp tác vừa đấu tranh
trong nội bộ nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng
 Lợi ích giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích toàn dân tộc trong mục tiêu chung là:
độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ
văn minh
 Động lực chủ yếu: liên minh giữa công nhân nông dân và trí thức dưới sự lãnh đạo
của Đảng, kết hợp hài hòa các lợi ích, phát huy tổng hợp tiềm năng
 Nhận thức mới về cơ cấu và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị:
Cơ chế vận hành của hệ thống chính trị: “Đảng lãnh đạo, NN quản lý, nhân dân làm chủ”
 Nhận thức mới về xây dựng NN pháp quyền trong hệ thống chính trị:
 NN quản lý xã hội bằng HP và PL
 PL giữ vị trí tối thượng trong việc điều chỉnh các QHXH
 Người dân đc hưởng mọi quyền dân chủ có quyền tự do sống và làm việc theo khả
năng và sơ thích của mình trong phạm vi PL cho phép
 NN pháp quyền la NN hợp hiến, hợp pháp, NN pháp quyền XHCNVN là NN của dân,
do dân, vì dân. NN pháp quyền XHCNVN là NN pháp quyền dân chủ
 Nhận thức mới về vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị:
 ĐCS cầm quyền và Đảng lãnh đạo NN nhưng k làm thay NN
 Đảng quan tâm xây dựng củng cố NN mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã
hội, phát huy vai trò của các thành tố này trong quản lý điều hành xã hội
 Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng phải đồng bộ mới đổi mới tổ chức và hoạt
động của hệ thống chính trị, đổi mới kinh tế
3. Đường lối kinh tế:

20
 Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần
 Đổi mới doanh nghiệp nhà nước: như mở rộng quyền tự chủ cho DNNN, xóa bỏ chế
độ bao cấp tài chính và định giá các sản phẩm do DNNN sản xuất, giải thể các doanh
nghiệp hoạt động kém hiệu quả,…
 Đổi mới kinh tế hợp tác: theo hướng giải thể các tập đoàn sản xuất hoặc các HTX làm
ăn kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài hoặc chỉ tồn tại trên hình thức, giao khoán hoặc bán
TLSX cho xã viên để họ trực tiếp quản lý, sản xuất kinh doanh theo hộ gia đình
 Phát triển kinh tế cá thể, tiểu chủ và các loại hình sở hữu hỗn hợp
 Như vây, ngoài kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể thì các thành phần kinh tế khác đều
được khuyến khích phát triển. Kinh tế nhà nước được xác định đóng vai trò chủ đạo
làm nòng cốt trong CNH và dẫn dắt các thành phần kinh tế giữ vững định hướng
XHCN.

 CNH-HĐH
 CNH gắn với HĐH gắn với kinh tế tri thức
 CNH-HĐH gắn với kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và hội nhập quốc tế
 CNH-HĐH của toàn dân, của tất cả các thành phần kinh tế, kinh tế NN, kinh tế tập thể
đống vai trò nền tảng của nền kinh tế quốc dân
 Nguồn lực phân bổ là kinh tế thị trường
 Đổi mới cơ chế quản lý
 Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại
4. Đường lối văn hóa:
 Đổi mới tư duy về xây dựng và phát triển nền văn hóa, thống nhất tư tưởng, dứt bỏ
cơ chế cũ không còn phù hợp, thiết lập cơ chế mới.
 Quan điểm chỉ đạo và chủ trương về xây dựng và phát triển nền văn hóa:
 Văn hóa vừa là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội
 Nền văn hóa chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
 Nền văn hóa VN là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc
VN
 Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp chung của toàn dân do Đảng lãnh đạo,
trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng
 Văn hóa là 1 mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là 1 sự nghiệp cách mạng lâu
dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng
5. Đường lối xã hội: Đổi mới nhận thức về giải quyết các vấn đề xã hội
 Một là, khuyến khích mọi người dân làm giàu theo pháp luật, thực hiện có hiệu quả
mục tiêu xoá đói giảm nghèo.
 Hai là, bảo đảm cung ứng dịch vụ công thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân, tạo
việc làm và thu nhập, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
 Ba là, phát triển hệ thống y tế công bằng, hiệu quả.
 Bốn là, xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khoẻ và cải thiện giống nòi.
 Năm là, thực hiện tốt các chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
 Sáu là, chú trọng các chính sách ưu đãi xã hội, chính sách ưu đãi với người có công.

21
 Bảy là, đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng.
 Tám là, Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.
6. Những quan điểm cơ bản về cải cách bộ máy nhà nước và cải cách pháp luật.
 Những quan điểm cơ bản về cải cách bộ máy NN .
 Giữ vững bản chất giai cấp của NN CHXHCNVN, đó là NN pháp quyền XHCN, NN
của dân, do dân và vì dân lấy lien minh giai cấp công nhân và và đội ngũ trí thức làm
nền tảng.
 Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy NN.
 Quyền lực NN là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan NN trong
việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
 Tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng NN pháp quyền VN; quản lý XH bằng pháp
luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức.
 Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với NN
 Những quan điểm cơ bản về cải cách PL: Hệ thống PL phải tạo được cơ sở pháp
lý để đạt được các mục tiêu sau:
 XD NN pháp quyền XHCN VN của dân, do dân, vì dân
 Tang cường dân chủ và bảo đảm công bằng XH, bảo đẩm sự hài hòa giữa phát triển
kinh tế với giải quyết các vấn đề XH
 Giữ vững ổn định chính trị và tăng cường quốc phòng, an ninh.
 Hình thành đồng bộ các thể chế của nền KT thị trường định hướng XHCN và bảo đảm
sự vận hành thông suốt và có hiệu quả của cơ chế KT TT định hướng XHCN.
 Phục vụ đắc lực cho việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
 Cải cách cơ chế thi hành pháp luật, đổi mới tư duy pháp lý, nâng cao ý thức tôn trọng
và bỏ vệ pháp luật trong cán bộ công chức NN trong ND, bảo đảm hiệu lực và hiệu
quả của PL.

Câu 24. Hiến pháp 1992: tính chất, nguyên tắc cơ bản về tổ chức bộ máy nhà nước, vẽ
sơ đồ, so sánh với tổ chức BMNN theo Hiến pháp 1946, 1959, 1980).
1. Tính chất
Với tính chất nền tảng chính trị - pháp lý của quốc gia, Hiến pháp năm 1992 đã thể hiện
rõ là đạo luật gốc của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiến pháp do cơ quan
đại diện có thẩm quyền cao nhất của nhân dân là Quốc hội thông qua theo một trình tự, thủ
tục đặc biệt và do nhân dân trực tiếp thông qua bằng trưng cầu ý dân, quy định những vấn đề
cơ bản, quan trọng nhất của chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa - xã hội,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Nhà nước, thể hiện
một cách tập trung nhất, mạnh mẽ nhất ý chí và lợi ích của liên minh giai cấp công nhân,
nông dân và đội ngũ trí thức xã hội chủ nghĩa cầm quyền ở nước ta.

Kế thừa những giá trị ưu việt của các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, Hiến pháp
năm 1992 thể hiện được những dấu hiệu đặc trưng tiêu biểu: Do chủ thể đặc biệt thông qua là
nhân dân (trưng cầu ý dân) và cơ quan đại diện có thẩm quyền cao nhất của nhân dân - Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nội dung thể hiện rõ tính chất khởi thủy
(quyền lập quyền) của một bản hiến pháp - văn bản luật pháp duy nhất quy định tổ chức và

22
thực hiện toàn bộ quyền lực nhà nước (quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp) cho
cơ quan nhà nước; Hiến pháp có phạm vi điều chỉnh rộng nhất, mức độ điều chỉnh đang đạt
đến tầm khái quát nhất, cô đọng nhất so với các văn bản pháp lý khác; Có hiệu lực pháp lý
cao nhất, quy định mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp, không được trái với tinh thần
và nội dung của Hiến pháp.

Bản chất giai cấp công nhân, tính chất xã hội và xã hội chủ nghĩa được thể hiện trong
Hiến pháp năm 1992.Ra đời trong thời kỳ đấu tranh giai cấp và là sản phẩm trực tiếp của
cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc lâu dài, bản chất của Hiến pháp đã thể hiện đậm
nét ý chí của giai cấp công nhân, với nội dung quy định những điều kiện sinh hoạt vật chất và
điều chỉnh những quan hệ xã hội tuân theo một trật tự nhất định phù hợp với lợi ích của giai
cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức xã hội chủ nghĩa. Điều 2, Hiến pháp quy định:
“Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà
nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức”.

Hiến pháp đã thể hiện tính chất xã hội rộng lớn, phản ánh nhu cầu và lợi ích chung của tất
cả các giai cấp, tầng lớp nhân dân và của cả quốc gia, dân tộc. Hiến pháp là nền tảng cho sự
phát triển chung của toàn xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội, thể hiện sâu sắc truyền thống
và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Điều 3, Hiến pháp thể hiện: “Nhà nước bảo đảm và
không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do,
hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của
Tổ quốc và của nhân dân”.

Đối lập với tính chất tư bản chủ nghĩa thường có trong hiến pháp của các nước tư bản,
trong mọi nội dung Hiến pháp năm 1992 của nước ta đều thể hiện rõ tính chất xã hội chủ
nghĩa. Lợi ích trước tiên mà Hiến pháp bảo vệ là lợi ích của giai cấp vô sản - giai cấp công
nhân Việt Nam; tiếp đến là lợi ích giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức xã hội chủ nghĩa và
toàn thể nhân dân lao động. Hiến pháp đã khẳng định nền tảng giai cấp của Nhà nước ta là
liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức

2. Nguyên tắc cơ bản về tổ chức BMNN (5 nguyên tắc)


- Nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa
- Nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhà nước
- Nguyên tắc bình đẳng đoàn kết giữa các dân tộc
- Nguyên tắc tập trung - dân chủ
- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
3. Sơ đồ

23
4. So sánh tới tổ chức BMNN theo HP 1946
Hiến pháp 1946 Hiến pháp 1992
Giống • Có cơ quan quyền lực cao nhất đại diện cho nhân dân là Quốc Hội hay
Nghi Viện Nhân Dân .họp công khai công chúng phải được nghe biết.
• Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc
• Có HĐND và UBND các cấp thực hiện quản lí và giám sát ở địa phương
có cơ cấu tổ chưc chung thống nhất,có tinh thần dân chủ cao, đông thời
chứa tính tập chung cao
• Quy định về bộ máy tư pháp.
• Về quy định sửa đổi Hiến Pháp.
• Nhân viên UBTCQH không được tham dự vào chính phủ.
Khác Chính phủ thì có nét độc đáo về • Chính phủ có nhiều thay đổi:Thủ
hình thức tổ chức nhà nước: Chủ Tướng do QH bầu miễn, bãi nhiệm.
tịch nước vừa đứng đầu chính phủ • Thủ Tướng có vai trò cao hơn có
vừa đứng đầu nhà nước, có quyền thêm nhiều quyền hạn và xác định
phủ quyết được bầu ra từ Nghị nhiệm vụ rõ ràng trước nhân dân.
Viện và có quyền chon Thủ Tướng.
• Không có HĐND cấp huyện. • Có HĐND cấp huyện.
• Có ban tư pháp xã • Chủ Tịch nước chỉ là nguyên thủ
• Không có viện kiểm sát Quốc Gia
• HĐND cấp xã bầu ra UB hành • Các tòa án và viện kiểm sát hoạt
chính cấp xã và huyện và HĐND động độc lập được Quốc Hội bổ
cấp tỉnh bầu ra UB hành chính cấp nhiệm
tỉnh và bộ.  • Các cơ quan hành chính cấp dưới

24
• Chính phủ bổ nhiệm tất cả các tòa hoạt động chịu sự chi phối của cơ
án từ tối cao đến sơ cấp. quan cấp trên.
• Ngắn gọn, súc tích, rõ ràng,cụ thể, • Quốc Hội có quyền cao nhất và đề
dễ hiểu và dễ thực hiện cao vai trò của đại biểu Quốc
• Nghị Viện Nhân Dân thay cho Hội.Mặt Trận Tổ Quốc VN có vị trí
Quốc Hội và có quyền lực cao nhất. quan trọng làm cơ quan giám sát
• HĐND không có cơ quan thường moi hoat động của NN
trực • Tất cả các HĐND đều có cơ quan
thường trực.

5. So sánh với HP 1959

. ở trung ương có: Quốc hội, chủ tịch nước, Hội động chính phủ, tòa án nhân dân tối cao,
viện kiểm sát nhân dân tối cao. 

- Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. 

- Chủ tịch nước không còn đồng thời là người đứng đầu nhà nước, tuy còn nghiêng nhiều về
chính phủ. 

- Hội đồng chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao
nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. 

- Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử duy nhất. 

- Viện kiểm sát được Quốc hội lập ra để thực hiện quyền giám sát (kiểm sát việc thực hiện
theo pháp luật) đối với các cơ quan nhà nước từ Bộ trở xuống, bảo đảm việc tuân thủ pháp
luật để pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất và thực hiện quyền công tố. 

Các cơ quan đều được Quốc Hội thành lập và chịu sự giám sát của Quốc hội, chịu trách
nhiệm trước Quốc hội. 

2. Chính quyền địa phương: ở tất cả các cấp hành chính (tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc
trung ương, huyện, khu phố, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, thị trấn).

- HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. 

- Uỷ ban hành là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương. 

3. Tòa án và Viện kiểm sát: Tổ chức theo lãnh thổ. 

-Tòa án:  

25
+ Gồm: Tòa án nhân dân tối cao, tòa án nhân dân địa phương (tỉnh, huyện) và tòa án quân
sự. 

+ Tòa án nhân nhân tối cao và tòa án địa phương do Quốc hội và HĐ ND bầu và chịu trách
nhiệm trước cơ quan đó. 

- Viện kiểm sát:  

+ Gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân địa phương (tỉnh, huyện) và
viện kiểm sát quân sự. 

+ Tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất, lãnh đạo trong ngành, không chịu trách
nhiệm trước HĐND, chỉ có Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo
trước Quốc hội. 

Về cơ bản, bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1959 tuân theo mô hình XHCN song vẫn còn
yếu tố dân chủ nhân dân thể hiện trong chế định chủ tịch nước và Hội đồng chính phủ. Chủ
tịch nước chọn bầu trong nhân dân (không bầu trong Quốc hội) có vai trò phối hợp với các
cơ quan nhà nước. Hội đồng chính phủ tuy xác định là cơ quan chất hành của Quốc hội song
vẫn là cơ quan hành chính cao nhất của nhân dân (không phải của Quốc hội như sau này).

6. So sánh về BMNN với HP 1980

1. Trung ương. 

- Quốc hội được xây dựng một cách đầy đủ hơn về mặt tổ chức cũng như thẩm quyền theo
hướng cơ quan có toàn quyền"Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất". 

- Chế định chủ tịch nước cá nhân được thiết kế lại sao cho gắn bó với Quốc hội. 

- Hội đồng nhà nước được thiết lập là cơ quan cáo nhất hoạt động thường xuyên của Quốc
hội, là chủ tịch tập thể của nước CHXH CN VN. 

- Hội đồng chính phủ đổi thành Hội đồng Bộ trưởng với tính chất là cơ quan chấp hành và
hành chính cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Hội đồng bộ trưởng do Quốc
hội thành lập bằng cách bầu ra từ chủ tịch đến thành viên, chịu trách nhiệm trước Quốc hội. 

Hội đồng bộ trưởng- cơ quan trước đây vốn có nhiều độc lập đã lệ thuộc hoàn toàn vào cơ
quan quyền lực( về mặt lý thuyết). 

2. Chính quyền địa phương: Hội đồng nhân dân và UBND ở tất cả các cấp. 

-Thay đổi quan trọng: Tăng cường vai trò HĐND ở mỗi cấp: quyết định vấn đề xây dựng địa
phương; bầu ra UBND. 

26
Trong các quyền này, HĐND hầu như toàn quyền. Vai trò cơ quan hành chính cấp trên
không rõ rệt. Thật ra là có việc phê chuẩn đối với một số quyết định quan trọng như Nghị
quyết về kế hoạch- ngân sách về bầu UBND song chỉ mang tính hình thức. Cơ quan hành
chính cấp trên không có quyền điều động, cách chức, miễn nhiệm đối với chủ tịch, phó chủ
tịch UBND cấp dưới, kể cả Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng với chủ tịch UBND cấp tỉnh cũng
như vậy. Cách tổ chức này đã hạn chế tính chỉ đạo thống nhất trong hệ thống hành chính nhà
nước- Sau được sửa đổi. 

3. Tòa án- Viện kiểm sát: Về cơ bản được giữ nguyên như trước. 

- Quốc hội thànhlập Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. 

- HĐND tỉnh, huyện thành lập Tòa án nhân dân tương ứng. 

- Viện kiểm sát nhân dân các cấp tổ chức theo nguyên tắc thống nhất từ trên.

Câu 25. Hiến pháp năm 1992 sửa đổi ( Hiến pháp 2013 ): bối cảnh sửa đổi Hiến pháp
1992, những điểm mới về nội dung Hiến pháp năm 1992 sửa đổi; ý nghĩa chính trị,
pháp lý, kinh tế, văn hóa, xã hội, hội nhập.
1. Bối cảnh sửa đổi Hiến pháp 2013
-Vai trò của HP 1992:
Hiến pháp năm 1992 được ban hành trong bối cảnh hệ thống pháp luật nước ta chưa
hoàn thiện, đặc biệt là thiếu nhiều đạo luật chuyên ngành điều chỉnh các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Đến năm 1991, nước ta có 92 luật, sắc lệnh, pháp lệnh, trong đó có 35 luật chủ
yếu tập trung điều chỉnh các lĩnh vực về tổ chức bộ máy, an ninh, quốc phòng. Trong điều
kiện đó, các quy định cụ thể, chi tiết trong Hiến pháp về chính sách của Nhà nước đối với các
lĩnh vực đã phát huy hiệu quả trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, thực
chất Hiến pháp năm 1992 đã phải làm thay nhiệm vụ của các đạo luật thông thường, cách
quy định quá cụ thể của Hiến pháp đã làm cho một số nội dung của Hiến pháp trở nên nhanh
chóng lạc hậu với thời gian, không phù hợp với bản chất của Hiến pháp với tư cách là đạo
luật gốc, làm suy giảm vị trí tối thượng của Hiến pháp. Nhiều quy định của Hiến pháp chưa
đủ mức khái quát ở tầm Hiến pháp, một số giải pháp còn ở tầm quy định của các đạo luật,
dẫn đến khó vận dụng trong thực tiễn, nhiều quy định chưa đầy đủ, chưa phù hợp với định
hướng phát triển trong giai đoạn mới.
Hiến pháp năm 1992 ra đời có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển về
mọi mặt của đất nước trong những năm qua, tuy nhiên, với nhiều biến đổi to lớn và xu thế
hội nhập quốc tế hiện nay, cần thiết phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992
cho phù hợp với tình hình mới. Sự thiếu đồng bô ̣ trong các quy định của Hiến pháp năm
1992 đã không đủ làm cơ sở pháp lý hay các quy định của Hiến pháp chưa đủ là các nguyên
tắc cơ bản cho viê ̣c định hướng chính sách trong các luâ ̣t, pháp lê ̣nh chuyên ngành. Những
chính sách cụ thể trên từng lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục... không phải là chính sách
nào cũng còn phù hợp với thực tế của đất nước, thâ ̣m chí còn mâu thuẫn với các nguyên tắc
chung của Hiến pháp sau sửa đổi năm 2001.
-Bất cập của HP 1992 trong kỹ thuật lập pháp:

27
 Nhiều  quy định của Hiến pháp quá chung chung, gây khó khăn cho viê ̣c xây dựng và
hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t

Đối với các luật tổ chức, trong quá trình thể chế hóa các quy định của Hiến pháp, một bản
Hiến pháp sẽ bị coi là chưa làm tròn “nhiê ̣m vụ” khi những quy định của Hiến pháp không
thể cụ thể hóa, không thể giải thích mô ̣t cách thống nhất hay hợp lý, quy định chưa rõ ràng.
Đối với các luật chuyên ngành, viê ̣c Hiến pháp xác định các chính sách dù chỉ mang tính
định hướng cũng đã gây không ít khó khăn cho viê ̣c cụ thể hóa của các luật chuyên ngành.
Đối với các văn bản pháp luật liên quan đến quyền công dân, Hiến pháp năm 1992 đã
tuyên ngôn nhiều chính sách của Nhà nước trên các lĩnh vực nhưng những quy định này vẫn
nặng tính tuyên ngôn hơn là có thể áp dụng trực tiếp. Hơn thế nữa, các quy định - tuyên ngôn
và có tính khát vọng, tính mục tiêu này khi trở thành những định hướng cho việc xây dựng
luật, pháp lệnh và văn bản dưới luật thì lại gây không ít khó khăn cho các nhà làm luật.
Nhiều quyền và tự do của công dân được thiết kế gắn với cụm từ “theo quy định pháp
luật”đã gây ra khó khăn trong cách hiểu, tôn trọng và đảm bảo thực thi quyền con người,
quyền công dân theo nghĩa công dân “được làm những gì nhà nước cho phép” chứ không
phải “công dân được tự do làm những gì nhà nước không cấm”; dễ dẫn đến hệ quả là các văn
bản dưới luật có thể hạn chế quyền và tự do hiến định của công dân.
 Những quy định của Hiến pháp quá chi tiết gây khó khăn cho viê ̣c xây dựng các văn
bản luâ ̣t và văn bản dưới luâ ̣t

Có những quy định của Hiến pháp chưa đủ mức khái quát ở tầm Hiến pháp, một số giải
pháp còn ở tầm quy định của các đạo luật, dẫn đến khó vận dụng trong thực tiễn, nhiều quy
định quá chi tiết, dẫn đến Hiến pháp làm thay nhiệm vụ của luật, pháp lệnh, dẫn đến không
còn phù hợp với xu thế phát triển mới, nhất là những định hướng đã được thể hiện trong
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được bổ sung, phát
triển năm 2011, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020.
2. Những điểm mới của Hiến pháp 2013
Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được Quốc hội thông qua năm 2013 thực
sự là Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện, đồng bộ về kinh tế và chính trị, đáp ứng yêu
cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới. So với Hiến
pháp năm 1992, Hiến pháp có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến (ví dụ về
bố cục: Hiến pháp chỉ còn 11 chương, 120 điều – giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp
năm 1992; có 12 điều mới, giữ nguyên 7 điều và sửa đổi, bổ sung 101 điều; Lời nói đầu Hiến
pháp năm 1992 gồm 6 khổ với 536 từ được viết ngắn gọn, súc tích chỉ còn 3 khổ với 290 từ,
…). Đồng thời, Hiến pháp cũng đã thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của
Nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội; quy định rõ ràng, đúng
đắn và đầy đủ về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi
trường, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, bảo vệ Tổ quốc, tổ chức
bộ máy nhà nước, về hiệu lực và quy trình sửa đổi Hiến pháp; cụ thể:
Thứ nhất, Hiến pháp đã đề cao quyền làm chủ của người dân, thể hiện rõ hơn bản
chất dân chủ của Nhà nước ta, Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của Nhân dân, do
Nhân dân, vì Nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân

28
Dân chủ và chủ quyền nhân dân được thể hiện rõ hơn trong bản Hiến pháp thông qua
việc ghi nhận chủ quyền nhân dân ngay từ Lời nói đầu với quy định:  “…Nhân dân Việt Nam
xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”. Các quy định trong Hiến pháp cũng đã thể hiện rõ đường lối, chủ trương
của Đảng ta lấy con người làm trung tâm, đề cao quyền làm chủ của người dân. Hiến pháp đã
kế thừa và phát triển quy định về con người thuộc các tầng lớp khác nhau, các thế hệ khác
nhau, các hoàn cảnh khác nhau; tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người cùng phát triển.
Kế thừa các quy định của Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp thể hiện rõ bản chất của
Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ, pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân
dân. Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và đội ngũ trí thức (Điều 2). Đồng thời, Hiến pháp quy định rõ nguyên tắc tổ chức quyền lực
nhà nước là “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.Theo đó,
“kiểm soát quyền lực” là một nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền, là một vấn đề mới trong
tổ chức quyền lực của Nhà nước ta.Nguyên tắc này đã được thể hiện trong các Chương V,
VI, VII, VIII và IX của Hiến pháp.Đây là cơ sở hiến định để tiếp tục thể chế hóa trong các
quy định của các luật có liên quan.
Bên cạnh đó, Hiến pháp còn quy định cụ thể hơn các phương thức để Nhân dân thực
hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội,
Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước (Điều 6) mà không chỉ
thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân như Hiến pháp năm 1992.
Thứ hai, Hiến pháp tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà
nước và xã hội, trách nhiệm của Đảng trước Nhân dân
Hiến pháp tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn, đầy đủ hơn bản chất, vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên
phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai
cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng
Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Cùng với
quy định khẳng định vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng, tại Điều 4 của Hiến pháp đã bổ sung
nội dung quan trọng về trách nhiệm củaĐảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân
dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về
những quyết định của mình. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt
Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Thứ ba, Hiến pháp tiếp tục khẳng định sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vai trò của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn và các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức khác
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Hiến pháp tiếp tục khẳng định và thể hiện rõ hơn tư tưởng phát huy sức mạnh đại
đoàn kết dân tộc, coi đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để xây
dựng, bảo vệ và phát triển đất nước trong Lời nói đầu và các điều khoản cụ thể của Hiến
pháp; giữ quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Công đoàn trong Hiến pháp năm 1992
nhưng bổ sung, làm rõ vai trò của Mặt trận, Công đoàn và các tổ chức chính trị – xã hội khác

29
được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng
của thành viên, hội viên tổ chức mình, cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối
hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Điều 9, Điều 10).
Thứ tư, Hiến pháp thừa nhận, tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Chế định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 1992 được
quy định ở Chương V thì trong Hiến pháp sửa đổi được chuyển lên Chương II, đồng thời bổ
sung quy định về quyền con người. Đây không đơn thuần là sự thay đổi về kỹ thuật lập hiến
mà là một sự thay đổi lớn về tư duy, nhận thức, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn
đề này. Điều này cũng đã được minh chứng bằng việc Việt Nam thời gian qua đã có nhiều nỗ
lực trong việc đạt được những thành tựu về nhân quyền, dành được sự tín nhiệm của cộng
đồng quốc tế.
Hiến pháp quy định nội dung quyền con người, quyền công dân, trách nhiệm của Nhà
nước và xã hội trong việc tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân; bổ
sung một số quyền mới là kết quả của quá trình đổi mới 25 năm qua ở nước ta, phù hợp với
các điều ước quốc tế về quyền con người mà Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên. Trên
cơ sở đó, sắp xếp lại các điều theo các nhóm quyền để bảo đảm tính thống nhất giữa quyền
con người và quyền công dân.
Hiến pháp quy định một nguyên tắc rất cơ bản là “Ở nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội
được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” (khoản 1 Điều 14).
Bên cạnh đó, Hiến pháp cũng quy định một nguyên tắc khác để bảo đảm quyền con người,
quyền công dân không bị hạn chế một cách tùy tiện: “Quyền con người, quyền công dân chỉ
có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng,
an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng” (khoản 2 Điều
14). Quy định này vừa thể hiện chủ trương tôn trọng, bảo vệ quyền con người, quyền công
dân, vừa thể hiện yêu cầu của Công ước Liên hiệp quốc về quyền con người.
Thứ năm, Hiến pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
XHCN,phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ
môi trường
Hiến pháp đã thể chế hóa các quan điểm của Đảng được xác định trong Cương lĩnh về
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường; lồng
ghép các điều khoản theo hướng chỉ quy định những vấn đề cơ bản và khái quát hơn. Điều
này là sự thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển bền vững, gắn phát
triển kinh tế với văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường. Cụ
thể:
- Về thành phần kinh tế (Điều 51): Để bảo đảm định hướng XHCN của nền kinh tế
nước ta, Hiến pháp đã quy định nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN, nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận
quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng, cạnh tranh, cùng phát triển.
- Về đất đai (Điều 53 và Điều 54): Hiến pháp khẳng định đất đai là nguồn tài nguyên
đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước. Bên cạnh việc tiếp tục khẳng

30
định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Hiến pháp khẳng định yêu cầu tôn trọng quyền sử dụng
đất của người dân.
Trong điều kiê ̣n phát triển của nước ta hiê ̣n nay, việc phải thu hồi đất để thực hiê ̣n các
dự án phát triển kinh tế – xã hô ̣i là vẫn cần thiết. Tuy nhiên, để tránh tình trạng thu hồi đất
tràn lan, tùy tiện, Hiến pháp đã quy định viêc̣ thu hồi đất để thực hiê ̣n các dự án phát triển
kinh tế – xã hô ̣i phải gắn trực tiếp với các mục tiêu vì lợi ích quốc gia, công cộng. Theo đó,
khoản 3 Điều 54 của Hiến pháp quy định: “Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử
dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển
kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và
được bồi thường theo quy định của pháp luật”.
- Về xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường: Cơ bản kế
thừa những nội dung về từng lĩnh vực trong Hiến pháp năm 1992, nhưng được thể hiện lại
một cách tổng quát, chỉ nêu những định hướng lớn đã được xác định trong Cương lĩnh; còn
những vấn đề cụ thể sẽ do luật định.
Thứ sáu, Hiến pháp tiếp tục bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN
Trên cơ sở giữ nội dung và bố cục của Chương IV của Hiến pháp năm 1992, Hiến
pháp tiếp tục khẳng định và làm sâu sắc hơn vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân
trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, sự gắn kết giữa nhiệm vụ đối ngoại với quốc phòng, an ninh
trong việc xây dựng đất nước, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Hiến pháp về cơ bản vẫn kế thừa các quy định của Hiến
pháp hiện hành, khẳng định bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và là quyền cao quý của
công dân. Tuy nhiên, do nội hàm bảo vệ Tổ quốc rộng lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực quốc
phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa, xã hội, vì vậy, Hiến pháp đã quy định khái quát
“Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là sự nghiệp của toàn dân” tại Điều 64; còn những vấn đề
về quốc phòng, an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội thì được quy định tại các
điều 65, 66, 67, 68 và trong các nội dung khác của Hiến pháp.
Thứ bảy, Hiến pháp tiếp tục khẳng định yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam
Tiếp tục kế thừa bản chất và mô hình tổng thể của bộ máy nhà nước trong Hiến pháp
năm 1992, Hiến pháp làm rõ hơn nguyên tắc phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ
quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; xác định rõ hơn
chức năng của cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và điều chỉnh lại một
số nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan này; bổ sung 2 thiết chế hiến định độc lập là Hội
đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước; cụ thể là:
Về Quốc hội (Chương V):Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn
của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội cơ bản giữ như quy định của Hiến pháp năm 1992;
đồng thời, có sửa đổi, bổ sung để phù hợp với chức năng của cơ quan thực hiện quyền lập
pháp và mối quan hệ giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, cụ thể
như sau:
- Quy định rõ, khả thi và phù hợp hơn trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định
hướng XHCN quyền quyết định kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước được

31
chuyểnthành quyền quyết định mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã
hội (khoản 3 Điều 70) để xác định rõ hơn vai trò, trách nhiệm và mối quan hệ giữa Quốc hội
và Chính phủ;
- Bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong việc phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối
caophù hợp với yêu cầu đổi mới mô hình Tòa án nhân dân nhằm làm rõ hơn vai trò của Quốc
hội trong mối quan hệ với cơ quan thực hiện quyền tư pháp, đồng thời nâng cao vị thế của
Thẩm phán theo tinh thần cải cách tư pháp (khoản 7 Điều 70);
- Giao thẩm quyền điều chỉnh địa giới hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ươngcho Ủy ban thường vụ Quốc hội theo đề nghị của Chính phủ; làm rõ hơn thẩm quyền
của Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội (Điều 74);
- Kế thừa các quy định của Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp quy định
Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn
quyền của Cộng hòa XHCN Việt Nam (Điều 74).
Về Chủ tịch nước (Chương VI):Hiến pháp tiếp tục khẳng định, Chủ tịch nước là người
đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà XHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại,
thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh.
Hiến pháp đã làm rõ thẩm quyền của Chủ tịch nước trong từng lĩnh vực lập pháp, hành pháp,
tư pháp và quy định mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Quốc hội, Chính phủ, cơ quan tư
pháp. Đồng thời, đã làm rõ hơn vai trò thống lĩnh lực lượng vũ trang của Chủ tịch nước trong
việc quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô
đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiê ̣m, cách chức TổngTham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng
cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam…; cùng với đó là bổ sung quy định thẩm quyền
của Hội đồng quốc phòng và an ninh do Chủ tịch nước làm Chủ tịch quyết định việc lực
lượng vũ trang nước ta tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế
giới.
Về Chính phủ (Chương VII):Hiến pháp tiếp tục kế thừa quy định của Hiến pháp năm
1992 về vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và khẳng
định Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp và là
cơ quan chấp hành của Quốc hội, làm rõ hơn trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.
Về Tòa án nhân dân (Chương VIII):Trên cơ sở tiếp tục kế thừa quy định của Hiến
pháp năm 1992 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các nguyên tắc hoạt động của Tòa án
nhân dân, Hiến pháp bổ sung quy định Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp; sửa đổi quy
định về hệ thống tổ chức Tòa án cho phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp theo hướng
không xác định cấp Tòa án cụ thể trong Hiến pháp mà để luật định.
Về Viện kiểm sát nhân dân (Chương VIII):Tiếp tục khẳng định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của Viện kiểm sát là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Hiến
pháp làm rõ hơn nguyên tắc hoạt động của Kiểm sát viên khi thực hiện quyền công tố và
kiểm sát hoạt động tư pháp; sửa đổi quy định về hệ thống tổ chức Viện kiểm sát cho phù hợp
với chủ trương cải cách tư pháp.
Về chính quyền địa phương (Chương IX):

32
- Hiến pháp mới tiếp tục kế thừa quy định của Hiến pháp hiện hành về các đơn vị hành chính
nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, ổn định trong cấu trúc hành chính ở nước ta; đồng
thời bổ sung quy định về đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, đơn vị hành chính tương
đương với quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
- Về tổ chức chính quyền địa phương, Hiến pháp quy định khái quát theo hướng: “Chính
quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam.Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ
chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc
biệt do luật định”, việc tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cụ thể ở từng đơn vị
hành chính sẽ do luật định.
Về Hội đồng bầu cử quốc gia (Chương X):Nhằm thể hiện đầy đủ, sâu sắc hơn chủ
quyền nhân dân, tạo cơ chế để nhân dân thực hiê ̣n đầy đủ quyền làm chủ của mình, thể chế
hóa một trong những chủ trương của Đảng là “tăng cường hình thức dân chủ trực tiếp theo
hướng hoàn thiện chế định bầu cử…”. Hiến pháp mới đã quy định tổng quát về Hội đồng bầu
cử quốc gia, còn những vấn đề cụ thể về tổ chức và hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia
sẽ do luật định.
Về Kiểm toán Nhà nước (Chương X):Hiến pháp mới cũng quy định một thiết chế hiến
định độc lập là Kiểm toán Nhà nước phù hợp với thực tiễn hoạt động của Kiểm toán Nhà
nước và cũng phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thứ tám, Hiến pháp tiếp tục khẳng định vai trò của đối ngoại và chủ động hợp tác
quốc tế. Hiến pháp có những sửa đổi, bổ sung về chính sách đối ngoại cho phù hợp với tình
hình mới; khẳng định nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa
quan hê ̣, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng
có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hiệp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa XHCN Việt
Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc
tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ xã hội trên thế giới (Điều 12).
Thứ chín, về kỹ thuật lập hiến  
Để Hiến pháp thực sự là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có tính ổn định lâu dài, Hiến
pháp chỉ quy định những vấn đề có tính nguyên tắc cần thể hiê ̣n khái quát, cô đọng, súc tích.
Theo đó, những vấn đề về vị trí, chức năng, nhiê ̣m vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước
được quy định rõ trong Hiến pháp, còn quy trình, thủ tục, cách thức tổ chức thực hiê ̣n chức
năng, nhiê ̣m vụ cần để luâ ̣t điều chỉnh. Một số chủ trương, chính sách cụ thể về phát triển
ngành, lĩnh vực (kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghê ̣, y tế, thể dục, thể thao)
không quy định trong Hiến pháp mà để luật điều chỉnh để bảo đảm tính linh hoạt trong bổ
sung, hoàn chỉnh chủ trương, chính sách và trong quản lý, điều hành.
Thứ mười, về hiệu lực của Hiến pháp và bảo vệ Hiến pháp
Hiến pháp đã khẳng định giá trị pháp lý cao nhất của đạo luật cơ bản của Nhà nước,
quy trình sửa đổi Hiến pháp, trách nhiệm của Quốc hội và các cơ quan nhà nước cũng như
toàn dân trong việc bảo vệ Hiến pháp.

33
3.Ý nghĩa chính trị, pháp lý, kinh tế văn hóa xã hội hội nhập của Hiến pháp 2013:
-Ý nghĩa chính trị- pháp lý: Hiến pháp sửa đổi là một đảm bảo quan trọng cho chính trị-
pháp lý vững chắc.
+Hiến pháp sửa đổi đã thể chế hóa đầy đủ hơn, sâu sắc hơn quan điểm của Đảng và
nhà nước ta về đề cao chủ quyền nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và đảm bảo tất
cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Đây là quan điểm nền tảng xuyên suốt nội dung
của Hiến pháp sửa đổi, chỉ rõ nguồn gốc, bản chất, mục đích, sức mạnh của quyền lực Nhà
nước ta là ở nhân dân, thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà
nước.Hiến pháp đã phản ảnh được ý chí và nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân. Đó là
đảm bảo chính trị-pháp lý vững chắc cho dân tộc ta, nhân dân ta và nhà nước ta vững bước
tiến lên trước những thách thức mới của thời đại; là nhân tố để cho toàn Đảng, toàn dân và
toàn quân ta đồng lòng đưa Hiến pháp vào cuộc sống; là nhân tố để nước ta vững bước vào
thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước, đồng bộ cả về kinh tế
và chính trị, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển về mọi mặt và chủ động hội nhập quốc
tế.
+Hiến pháp tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Vai trò đó do lịch sử giao phó, nhân dân thừa nhận và được Hiến pháp xác
nhận. Đồng thời Hiến pháp làm rõ hơn và sâu sắc hơn bản chất tiên phong, bản chất nhân dân
của Đảng và bổ sung một yêu cầu rất quan trọng của nhân dân đó là “Đảng gắn bó mật thiết
với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân
dân về những quyết định của mình”.
+Quyền lực Nhà nước là thống nhất không chỉ được phân công, phối hợp mà còn có
sự kiểm soát trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đồng thời đây
còn là cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước nhằm
phòng, chống sự tha hóa của quyền lực nhà nước, đảm bảo cho quyền lực Nhà nước thực sự
thuộc về nhân dân.
-Ý nghĩa đối với kinh tế văn hóa xã hội hội nhập:
+Kinh tế-Văn hóa-Xã hội: Với quan điểm phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài
hòa với phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội, bảo vệ môi trường, được Hiến pháp lần này thể chế hóa ở trong cùng một chương
(chương III). Các quy định trong chương này mang tính khái quát, ổn định về mục tiêu, định
hướng và các chính sách cơ bản ở tầm Hiến pháp làm căn cứ pháp lý cao nhất cho sự phát
triển nhanh và bền vững của đất nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế-xã hội, văn hóa, giáo
dục, khoa học công nghệ và môi trường.
+Về đối ngoại, Hiến pháp sửa đổi long trọng tuyên bố nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị,
hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập,
hợp tác quốc tế trên cơsở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp
vào nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi; tuân thủ hiến chương Liên Hợp Quốc và điều
ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và
thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào
sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

34
--------------------------------------------

35

You might also like