You are on page 1of 9

Bài tập chương 1

A nhận định đúng, sai và giải thích

1 Các khái niệm: quản lý nhà nước, quản lý hành chính nhà nước, hoạt động hành chính nhà nước
có thể được hiểu giống nhau.

Nhận định trên là sai vì nếu xem xét theo nghĩa rộng thì quản lý hành chính chỉ quản lý các công việc
về hành chính còn quản lý nhà nước bao gồm nhiều lĩnh vực nên không thể xem xét các khái niệm ấy
giống nhau được

2.Mọi hoạt động mang tính quyền lực nhà nước đều là quản lý hành chính ( có thể là quản lý nhà
nước)

Nhận định trên la sai vì theo nghĩa rộng quản lý nhà nước có thể mang tính quyền lực nhà nước

3.Thuật ngữ hành chính và hành pháp là đồng nghĩa.

Nhận định trên là sai vì hành pháp là một trong 3 nhánh quyền lực nhà nước còn hành chính chỉ là
bổ trợ cho hành pháp nên hai thuật ngữ này không đồng nghĩa

4.Cơ quan hành chính nhà nước không phải là chủ thể duy nhất của hoạt động hành chính.

Nhận định trên là đúng vì ngoài cơ quan hành chính nhà nước còn có các cá nhân được trao quyền
hạn để thực hiện hoạt động hành chính

5.Tất cả những quan hệ xã hội có sự tham gia của cơ quan hành chính nhà nước đều là đối tượng
điều chỉnh của Luật hành chính.

Nhận định trên là sai vì các cơ quan hành chính nhà nước đều có thể là đối tượng điều chỉnh của các
luật khác nhau không riêng gì luật hành chính

6. Quan hệ giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với công chức dưới quyền luôn nằm trong
phạm vi điều chỉnh của Luật hành chính.

Nhận định trên là đúng vì đây là mối quan hệ cấp trên cấp dưới nên thuộc phạm vi điều chỉnh của
LHC

7. Luật hành chính có thể điều chỉnh những quan hệ xã hội mà ở đó không có sự hiện diện của cơ
quan hành chính nhà nước.

Nhận định trên là đúng vì ngoài nhóm 1 ra thì các nhóm khác không có sự hiện diện của cơ quan
hành chính nhà nước

8. Quan hệ giữa Ban Nội chính Trung ương và Ban Nội chính tỉnh Cà Mau được điều chỉnh bởi Luật
hành chính.

Nhận định trên là sai vì ban nội chính là thuộc dưới quyền của Đảng được Đảng điều chỉnh chứ
không phải LHC

9. Mọi quan hệ quản lý đều là đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính.

Nhận định trên là sai vì luật hành chính điều chỉnh quản lý nhà nước

10. Luật hành chính không chỉ sử dụng phương pháp quyền uy - phục tùng để điều chỉnh các quan
hệ xã hội phát sinh trong hoạt động chấp hành - điều hành.
Nhận định trên là đúng vì còn phương pháp thỏa thuận để điều chỉnh các quan hệ xã hội nữa

11. Các bên trong quan hệ quản lý luôn có sự phụ thuộc với nhau về mặt tổ chức.

Nhận định trên là sai , đôi bên không có sự phụ thuộc về nhau mặt tổ chức

12. Khi công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, họ trở thành chủ thể quản lý hành chính nhà
nước.

Nhận định trên là sai vì quyền khiếu nại , tố cáo là quyền của công dân , công dân khi thực hiện
quyền này vẫn là công dân không thể thay đổi thành chủ thể quản lý được

13. Giữa Hội người cao tuổi và Hội chữ thập đỏ vẫn có thể hình thành một quan hệ chấp hành –
điều hành nhà nước.

Nhận định trên là sai vì hai hội này không mang quyền lực nhà nước nên không thể hình thành mối
quan hệ hành chính được

14. Mọi hoạt động của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân đều không liên quan đến Luật
hành chính.

Nhận định trên là sai vì những hoạt động của chủ yếu của Tòa và Viện đều không chịu sự điều chỉnh
của LHC,LHC chỉ điều chỉnh những mối quan hệ bên trong .

15. Luật hành chính có thể điều chỉnh quan hệ giữa Hiệp hội lương thực Việt Nam với các doanh
nghiệp thu mua lúa gạo trong nước.

Nhận định đúng

16. Quyền uy - phục tùng là phương pháp điều chỉnh chỉ thuộc về ngành Luật Hành chính.

Nhận định trên là sai vì quyền uy phục tùng chỉ là đặc trưng của luật hành chính chứ không phải chỉ
thuộc về , pp này còn có thể điều chỉnh bởi các luật khác,

17. Luật hành chính điều chỉnh quan hệ phát sinh trong quá trình thụ lý hồ sơ vụ án giữa Thư ký
Toà án và công dân.

Nhận định trên là sai vì đây chính là quá trình tố tụng , các ngành luật khác có thể điều chỉnh được
chứ không riêng gì LHC

18. Luật hành chính không điều chỉnh quan hệ quản lý nội bộ của các cơ quan hành chính nhà
nước.

Nhận định trên là sai vì điều chỉnh trong nội bộ

19. Quan hệ giữa tổ chức Đảng và người làm đơn xin vào Đảng chịu sự tác động của Luật hành
chính.

Nhận định trên là sai vì quan hệ ấy được điều chỉnh bởi các điều lệ Đảng chứ không phải LHC

20. Luật hành chính không bao giờ điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt
động của các doanh nghiệp.

Nhận định trên là sai , LHC chỉ điều chỉnh những hoạt động liên quan đến thành lập tổ chức , giải
thể , khiếu nại tố cáo doanh nghiệp còn hoạt động về kinh tế thì không được.
Bài tập chương 2
A. TRẮC NGHIỆM:

1. Nguồn của Luật Hành chính Việt Nam:

a) Chỉ được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp thông tin, tuyên truyền, giáo dục pháp luật;

b) Có thể được ban hành bởi cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ở địa
phương;

c) Là văn bản pháp luật;

d) Chủ yếu do cơ quan hành chính nhà nước và người có thẩm quyền thuộc cơ quan hành chính
nhà nước ban hành.

2. Nguồn của Luật Hành chính Việt Nam:

a) Có thể là văn bản áp dụng pháp luật;

b) Chỉ do cơ quan hành chính nhà nước ban hành;

c) Không nhất thiết phải là văn bản quy phạm pháp Luật Hành chính do cơ quan hành chính nhà
nước ban hành:

d) Nhất thiết chỉ chứa đựng quy phạm pháp Luật Hành chính.

3.Hệ thống hóa nguồn của Luật Hành chính

a)Không được tiến hành bởi cơ quan nhà nước ở địa phương,

b)Không chỉ là hình thức pháp điển hóa;

c)Chỉ hướng tới mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật; d)Luôn cho
ra đời sản phẩm là một tập văn bản quy phạm pháp luật.

4. Ủy ban nhân dân các cấp:

a)Chỉ thiết lập quan hệ pháp Luật Hành chính với cơ quan hành chính nhà nước, công dân;

b)Được tổ chức ở tất cả các đơn vị hành chính;

c)Có thể không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp Luật Hành chính;

d)Không nhất thiết tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

5. Văn bản quy phạm pháp Luật Hành chính:

a)Luôn hết hiệu lực khi hết thời hạn được quy định trong văn bản đó;

b)Không thể do người đứng đầu cơ quan xét xử cao nhất ban hành;

c) Chỉ là sản phẩm của hoạt động lập quy;

d)Có thể có hiệu lực ngay từ ngày ký ban hành.

6. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật Hành chính:

a)Là hình thức hoạt động nhằm cụ thể hoá nội dung văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền
lực nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước cấp trên;
b)Không phải là việc thực hiện pháp Luật Hành chính;

c)Không thể thuộc thẩm quyền của cá nhân;

d)Là hình thức hoạt động hành chính được tiến hành bởi tất cả các chủ thể hoạt động hành chính.

7. Áp dụng quy phạm pháp Luật Hành chính:

a)Không bao giờ nhằm đạt mục đích phòng ngừa vi phạm pháp luật;

b)Là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước chỉ được tiến hành bởi cơ quan nhà nước, cá nhân có
thẩm quyền;

c)Có thể được tiến hành bởi công dân;

d)Trong trường hợp nhất định, có thể căn cứ vào quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực.

8. Chấp hành quy phạm pháp Luật Hành chính:

a)Luôn dẫn đến việc áp dụng quy phạm pháp Luật Hành chính;

b)Chủ thể chỉ là các cơ quan nhà nước, cá nhân;

c)Luôn là việc thực hiện nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân;

d)Có thể là tiền đề cho việc áp dụng quy phạm pháp Luật Hành chính.

9. Việc Chủ tịch UBND tỉnh X ban hành quyết định về việc bổ nhiệm giám đốc Sở Khoa học và Công
nghệ:

a)Là biểu hiện của việc chấp hành quy phạm pháp Luật Hành chính;

b)Là hoạt động tài phán hành chính;

c) Là hoạt động áp dụng pháp Luật Hành chính;

d)Thể hiện quan hệ bình đẳng giữa Chủ tịch UBND tỉnh X với giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.

10.Điểm khác nhau giữa quy phạm pháp Luật Hành chính với các loại quy phạm pháp luật khác là:

a)Mang tính bắt buộc chung

b)Điều chỉnh các quan hệ quản lý nhà nước;

c)Được nhà nước bảo đảm thực hiện;

d)Được ban hành đúng thẩm quyền.

B. Các văn bản sau đây có phải là nguồn của Luật Hành chính không? Tại sao?

Nghị định của chính phủ , thông tư của bộ đều là nguồn hành chính

1.Luật Cán bộ, công chức năm 2008.

2. Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Thi đua khen thưởng,

3.Thông tư số 33/2017/TT-BYT ngày 01/8/2017 của Bộ Y tế Quy định về tư vấn, hỗ trợ trẻ em chăm
sóc sức khỏe sinh sản phù hợp với độ tuổi.
4.Quyết định số 36/2017/QĐ-TTg ngày 29/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Khu
kinh tế Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

Cá biệt không phải là nguồn

5.Quyết định số 35/QĐ-TTg ngày 01/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm
bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013.

6.Quyết định số 669/QĐ-BNV ngày 20/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc công bố Danh mục
văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu
lực một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ năm 2016.

7. Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND ngày 23/8/2017 của UBND tỉnh Đắk Nông ban hành Quy chế
bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan
nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

8. Nghị quyết số 21/2017/NQ-HĐND ngày 19/7/2017 của HĐND tỉnh Quảng Nam quy định về mức
thu, nộp, quản lý và sử dụng đối với một số loại phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân
dân tỉnh.

9. Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 13/9/2017 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc tăng cường thực hiện
tiết kiệm trong sử dụng điện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

10. Công văn số 17053/BTC-TCCB ngày 30/11/2016 của Bộ Tài chính về việc tuyển dụng công chức
văn thư, lưu trữ cho một số đơn vị thuộc Cơ quan Bộ Tài chính.

Tất cả chỉ thị , công văn không phải nguồn của luật HC

C. NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, SAI VÀ GIẢI THÍCH

1. Nghị quyết của HĐND các cấp luôn là nguồn của Luật Hành chính.

Nhận định này sai , nếu là nghị quyết quy phạm thì mới quy phạm , nghị quyết riêng biệt thì không
phải

2.Chấp hành quy phạm pháp Luật Hành chính không chỉ thể hiện ở dạng hành động.

Nhận định này đúng , thực hiện ở dạng không hành động

3.Cơ quan nhà nước ở địa phương không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật Hành
chính.

Nhận định sai ,địa phương thì chính quyền địa phương

4. Nghị quyết của Tỉnh ủy tỉnh X về vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở địa
phương là nguồn của Luật Hành chính.

Nhận định sai

5.Tất cả các cơ quan hành chính đều có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp Luật Hành chính.

Cơ quan chuyên môn , các cục tổng cục không được phép ban hành

6. Mọi văn bản quy phạm pháp Luật Hành chính luôn có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc.

Nhận định sai , có vb do trung ương ban hành nhưng giới hạn khu vực
7. Chấp hành quy phạm pháp Luật Hành chính luôn dẫn đến áp dụng quy phạm pháp Luật Hành
chính.

Nhận định này sai , chấp hành không hành động không dẫn tới áp dụng pháp luật

8. Quyết định điều động viên chức của Giám đốc bệnh viện công lập X có thể là nguồn của Luật
Hành chính.

Quyết định cá biệt không phải nguồn

9. Quyết định do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có thể là nguồn của Luật Hành chính.

Chủ tịch ubndct không được quyền ban hành quy phạm , nhận định sai

10. Xử phạt vi phạm hành chính không phải là biểu hiện duy nhất của việc áp dụng quy phạm pháp
Luật Hành chính.

Nhận định sai , có áp dụng tích cực và áp dụng xử phạt

11. Kết quả của áp dụng quy phạm pháp Luật Hành chính có thế là văn bản quy phạm pháp Luật
Hành chính.

Sai , áp dụng thì ra văn bản áp dụng

12. Tập thể Ủy ban nhân dân cấp xã không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp Luật hành
chính.

Sai , tập thể đều được ban hành

13. Tất cả các cơ quan nhà nước ở cấp tỉnh đều có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp Luật
Hành chính.

Sai , chỉ có chính quyền địa phương mới được ban hành ở cấp tỉnh

14. Văn bản quy phạm pháp luật Hành chính chi chấm dứt hiệu lực khi có quyết định bãi bỏ của cơ
quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền.

Sai , có nhiều trường hợp chấm dứt hiệu lực được qui định trong chính văn bản đó ( bãi bỏ , hủy bỏ)

15. Thời điểm phát sinh hiệu lực của văn bản quy phạm Luật Hành chính do cơ quan nhà nước, cá
nhân có thẩm quyền ở Trung ương ban hành luôn có hiệu lực không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày
ký hoặc thông qua.

Sai , văn bản được ban hành khẩn cấp có hiệu lực ngay lập tức

Bài tập
Các nguyên tắc quản lý mang tính chính trị - xã hội chỉ áp dụng đối với các cơ quan hành chính.

Sai , được áp dụng cả hệ thống chính trị

Nguyên tắc Luật Hành chính không đồng nhất với nguyên tắc quản lý nhà nước.

Đúng , nguyên tắc LHC được LHC quy định

Nguyên tắc của Luật Hành chính không thể không được thể hiện thông qua các quy phạm pháp
Luật Hành chính.
Đúng , muốn trở thành nguyên tắc LHC thì phải được pháp luật hành chính quy định

Vi phạm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước là vi phạm pháp luật.

Sai , vi phạm là vi phạm quan điểm tư tưởng chưa chắc vi phạm pháp luật vì nó phải là hành vi cụ thể
rõ ràng

Đảng lãnh đạo công tác cán bộ thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn, sắp xếp và phân bổ

Sai , chỉ đào tạo bồi dưỡng không sắp xếp phân bổ

Đảng chỉ đạo hành chính nhà nước cả về tổ chức và hoạt động.

Đúng , đảng chỉ toàn quyền hoạt động hành chính nhà nước

Trong nguyên tắc tập trung dân chủ, yếu tố tập trung bao giờ cũng được đề cao hơn yếu tố dân
chủ.

Nhận định đúng , tập trung là tiền đề mag tính chất cơ sở quyết định các hoạt động quản lý , dân chủ
chỉ bổ sung cho tập trung

Đảng lãnh đạo quản lý nhà nước thông qua cả công tác thanh tra và kiểm tra của Đảng.

Sai , Đảng chỉ có kiểm tra chứ không có thanh tra

Tập trung dân chủ không chỉ là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà
nước.

Đúng , nguyên tắc áp dụng cho cả hệ thống chính trị

Nguyên tắc tập trung dân chủ đòi hỏi sự lãnh đạo tập trung toàn diện, tuyệt đối của cấp trên và sự
chủ động, sáng tạo không giới hạn của cấp dưới.

Sai , tập trung dân chủ là sự kết hợp hài hòa giữa tập trung, dân chủ trong đó là tập trung là cơ bản ,
sự chủ động sáng tạo trong giới hạn của pháp luật

Nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong quản lý nhà nước đòi hỏi phải tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra trong tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước.

Đúng , thanh tra , kiểm tra giúp cho việc giám sát tuân thủ pháp luật

Để bảo đảm tuân thủ pháp luật trong hoạt động hành chính nhà nước, chỉ cần xử lý nghiêm minh,
kịp thời, triệt để mọi hành vi vi phạm trật tự quản lý nhà nước.

Sai , trước hết tăng cường công tác truyền tuyền rồi mới kịp thời

Việc Ủy ban nhân dân báo cáo hoạt động của mình trước Hội đồng nhân dân cùng cấp là biểu hiện
của nguyên tắc tập trung dân chủ.

Đúng , mối quan hệ trực thuộc chiều ngang , ủy ban phụ thuộc hội đồng

Đảng không lãnh đạo cơ quan hành chính nhà nước bằng phương pháp cưỡng chế.

Sai , đảng không cưỡng chế bạo lực , đảng cưỡng chế đối với các chính trị

Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với cơ quan hành chính nhà nước thông qua việc ban
hành các văn bản quy phạm pháp Luật Hành chính.
Sai , đảng không có quyền ban hành vb quy phạm pl

1. Nguyên tắc của Luật Hành chính:

a)Là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước;

b)Chi phối phương pháp hoạt động quản lý nhà nước;

c)Mang tính ổn định;

d)Nội dung chỉ thể hiện trong Hiến pháp.

• 2. Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với cơ quan hành chính nhà nước thông qua:

a)Công tác thanh tra, kiểm tra;

b)Hoạt động điều hành, chỉ đạo;

c)Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật Hành chính

d)Việc đề ra đường lối, chủ trương chính sách,

3. Để bảo đảm nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước:

a) Chỉ cần một hệ thống văn bản pháp luật Hành chính hoàn thiện;

b)Chỉ cần tổ chức thực hiện pháp Luật Hành chính nghiêm túc, hiệu quả;

c)Chỉ cần mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có ý thức pháp luật tốt;

d)Trước hết đòi hỏi pháp luật phải được tôn trọng và tuân thủ triệt để.

4. Sự kết hợp quản lý theo ngành và theo địa phương không phải là:

a)Sự kết hợp giữa quản lý theo chiều dọc của các bộ với quản lý theo chiều ngang của chính quyền
địa phương;

b)Sự kết hợp giữa quản lý có tính chuyên ngành với quản lý có tính toàn diện, tổng hợp;

c)Sự kết hợp giữa cơ quan có thẩm quyền chuyên môn với cơ quan có thẩm quyền chung;

d)Sự kết hợp giữa cơ quan quản lý theo ngành và cơ quan quản lý theo chức năng trên một địa bàn
lãnh thổ nhất định.

5. Nguyên tắc bảo đảm tuân thủ pháp luật trong quản lý nhà nước:

a)Là nguyên tắc mà các chủ thể quản lý hành chính nhà nước có quyền lựa chọn, thực hiện hoặc
không thực hiện:

b)Không phải là nguyên tắc Hiến định;

c)Không chỉ là sự thực hiện nghiêm chỉnh pháp Luật Hành chính của cơ quan hành chính nhà nước;

d)Là nguyên tắc chỉ mang tính pháp lý.

6. Các nguyên tắc của Luật Hành chính:

a)Chỉ được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam;

b)Được quy định trong các văn bản pháp luật nhưng không bắt buộc phải thực hiện:
c)Bất biến trước sự vận động của đời sống xã hội;

d)Mang tính khách quan.

You might also like