You are on page 1of 3

Đề : Quan điểm nhóm về hiện tượng "vô cảm" trong xã hội hiện nay?

( bản chất, thực


trạng, nguyên nhân, giải pháp… quan điểm của nhóm về vấn đề này)
Nguyên nhân : Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến vô cảm
* bắt nguồn từ chính bản thân
- Lối sống ích kỷ, chỉ muốn được nhận chứ không muốn cho đi nên thiếu đi sự đồng cảm với
nỗi đau và những mất mát của người khác.
- Tính cách sống khép mình và thiếu bản lĩnh nên lo sợ việc giúp đỡ người bị nạn có thể ảnh
hưởng đến cuộc sống của bản thân. Dần dần, bản thân mất đi sự đồng cảm và trở nên thờ ơ,
vô cảm
* bắt nguồn từ gia đình
- Gia đình không quan tâm đến con cái dẫn đến việc trẻ không được nuôi dạy và giáo dục
đúng đắn.
- Gia đình chỉ chú trọng đến việc học tập mà không bồi dưỡng nhân cách và rèn cho con về
sự đồng cảm và thương yêu người khác. Vì không được nuôi dưỡng những tính cách này nên
trẻ có thể thờ ơ và không thấu hiểu được nỗi đau của người khác.
- Ngoài ra, việc bố mẹ chì chiết con cái vô lý cũng khiến con chai sạn về cảm xúc. Vì con
chai lỳ với nỗi đau nên không thể thấu hiểu và đồng cảm với những người xung quanh.
* bắt nguồn từ xã hội
- Do nhịp sống đầy hối hả của xã hội thời hiện đại. Mọi người cứ bị cuốn vào guồng quay với
công việc của riêng mình nên không để ý tới những người xung quanh
- Nhiều cá nhân đạt được thành công sớm trở nên tự cao, kiêu căng và thiếu sự đồng cảm với
những người xung quanh.
Giải pháp :
* bản thân
+ Quan sát cảm xúc của người khác
+ Học cách thể hiện sự quan tâm
+ Biết học tập noi gương những con người giàu lòng nhân ái, biết sống vì mọi người.
+ Nên tránh xa những tệ nạn xã hội, cảnh giác với lối sống vô cảm.
+ Bản thân phải biết mở lòng với những con người xung quanh , biết giúp đỡ người khác khi
họ gặp khó khăn.
* gia đình:
      + Các thế hệ trong gia đình phải biết quan tâm lẫn nhau, từ đó giáo dục, xây dựng lối
sống yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau.
     + Cha mẹ trong gia đình khi dạy bảo con cái cũng cần phải lắng nghe, thấu hiểu cảm xúc
của con cái, không chỉ dạy con nhận biết cảm xúc của người khác mà còn hướng dẫn trẻ hiểu
biết nguồn gốc của cảm xúc đó. Giáo dục dạy bảo con cháu lối sống đẹp, biết nhận và cũng
biết cho, đó vừa là trách nhiệm vừa là tình cảm.
*Xã hội:
      + Tích cực tuyên truyền giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng nhiều
hình thức và những gương người tốt việc tốt.
      + Tạo điều kiện cho lớp trẻ sống rèn luyện theo chuẩn mực của xã hội, luôn luôn quan
tâm giúp đỡ họ để họ sống tốt hơn, thân ái trong xã hội mới.
Quan điểm :
Có những người chỉ biết sống cho bản thân mà không quan tâm đến cảm xúc, hành động của
người khác. Những điều đó được gọi chung là bệnh " vô cảm". Vô cảm là một căn bệnh
không xuất hiện trong danh sách của ngành y học hiện nay , nhưng sức ảnh hưởng của nó có
tác động rất lớn đối với đời sống của con người và cả xã hội. Trước sự phát triển của nền kinh
tế thị trường, sự vô cảm của con người đã trở nên sâu sắc đến mức báo động. Nếu cuộc sống
cứ mãi tiếp đầy rẫy những cảm xúc lạnh nhạt , thờ ơ thì cuộc sống sẽ mất đi những giá trị tốt
đẹp vốn có thay vào đó là những con người sống chỉ biết riêng mình ích kỷ chỉ biết cho bản
thân và xã hội này sẽ ngày càng thụt lùi , khó mà phát triển lên được. Và khi căn bệnh này
ngự trị, thì con người sống với con người trong mối quan hệ hết sức lỏng lẻo. Biểu hiện của
bệnh vô cảm vô cùng đa dạng, đối tượng phong phú, nó lây nhiễm như một dịch bệnh có ở
mọi ngóc ngách trong cuộc sống vì thế cần có phương pháp để ngăn chặn loại bệnh này.
Việc duy trì một lối sống vô cảm không khiến bản thân trở nên hạnh phúc mà còn trái với
truyền thống quý báu của ông cha ta. Chính vì thế , hãy biết trao đi lòng nhân ái để cuộc sống
này tràn ngập tình thương từ đó xã hội sẽ trở nên văn minh hơn bao giờ hết, xã hội sẽ trở nên
đẹp biết bao nếu con người cởi mở với nhau hơn, quan tâm yêu thương nhau.

You might also like