You are on page 1of 10

BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

I/MB:
1/ Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong
sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. Thay vào đó là những lời nói và
hành động thô bạo, bậy bạ. thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn
giữa đường. Vấn nạn bạo lực học đường diễn ra ngày càng phổ biến, tràn lan trở thành mối quan
tâm của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm
trọng mà nó gây ra. 
2/ Trường học là môi trường giáo dục nhân cách con người, là nơi mà ai cũng trải qua một thời
gian gắn bó, là nơi có bạn bè để ta học hỏi, có thầy cô dìu dắt nhân cách chúng ta. Nhưng thật
đáng buồn nếu môi trường ấy ngày càng trở nên tha hóa bởi vấn đề bạo lực học đường. Vấn đề
bạo lực học đường trong thời gian gần đang là vấn đề đáng lo ngại của phụ huynh nhà trường nói
riêng và của xã hội nói chung.
3/ [….] Bạo lực học đường đang là 1 trong những vấn nạn gây nhức nhối cho ngành giáo
dục nước ta và nó có ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến các em học sinh, giáo viên cũng như
toàn thể xã hội. 
II/ TB:
1/ GT:
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.
- Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.
- Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Hành vi này càng ngày càng phổ biến.
* Biểu hiện của hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hinh thức như:
- Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần
con người thông qua lời nói.
- Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua
những hành vi bạo lực.
2/ Thực trạng: Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây thực sự đang trở thành một
mối lo lắng và quan tâm lớn của toàn xã hội. 
- Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên Google ta có thể tìm thấy hàng loạt clip bạo lực học đường
ở khắp nơi trên đất nước.
- Đáng chú ý, không chỉ các em học sinh nam đánh nhau mà thực tế đã xảy ra khá nhiều vụ học
sinh nữ đánh nhau hội đồng, thậm chí số vụ bạo lực học đường của học sinh nữ còn nhiều hơn
nam. Nhiều vụ ẩu đả bắt nguồn từ những lý do vu vơ như: thấy “ngứa mắt”, bị “nhìn đểu”, thấy
bạn… xinh và học giỏi. Mức độ bạo lực đi từ “võ mồm”, đến túm tóc, cào cấu, xé quần áo giữa
đám đông và cao hơn nữa là sử dụng đủ loại “vũ khí”, từ giày, dép, guốc, cặp sách, ghế ngồi đến
gậy gộc, gạch đá, dao lam, tuýp nước… Đã có nhiều vụ việc gây ra hậu quả rất nghiêm trọng.
- Điều lo ngại hơn nữa là trước những hành vi bạo lực ấy, rất nhiều người thấy thờ ơ, vô cảm,
không những không can ngăn mà còn sử dụng điện thoại di động quay các clip rồi tung lên mạng
xã hội để “câu view, câu like”.
3/ Nguyên nhân:
- Nguyên nhân thì có nhiều nhưng cơ bản nhất là bản thân mỗi người chưa kìm nén được cảm
xúc nhất thời của mình. Các em đang ở lứa tuổi đang có những thay đổi về tâm sinh lý, cộng
thêm sự thiếu quan tâm sát sao của gia đình và nhà trường, nhiều em rất dễ có những suy nghĩ và
cách hành xử thiếu chuẩn mực trong giải quyết những va chạm hằng ngày ở trường, nhất là dễ
xem bạo lực như một cách giải quyết mọi mâu thuẫn và để khẳng định cái tôi của mình.
- Mạng Internet có tới 77% là trò chơi là đánh nhau, giết người, mang tính bạo lực cao các em
không tránh được những ảnh hưởng xấu của các hình ảnh bạo lực. Tuổi trẻ thường có tính bắt
chước và thử nghiệm việc các em làm theo những hình ảnh, hình tượng đó là hoàn toàn dể hiểu.
- Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình cũng
là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực
học đường sẽ vẫn còn có nguy cơ gia tăng.
- Trong giáo dục, nhà trường còn nặng về lý thuyết, ít liên hệ với thực tiễn, chưa cuốn hút học
sinh, chưa có nhiều hoạt động trải nghiệm giúp học sinh nhận thức được các bài học về giá trị của
lòng nhân ái, bao dung, sự tôn trọng và trách nhiệm của bản thân với những người xung quanh.
4/ Hậu quả:
a/ Học sinh: Cả nạn nhân lẫn kẻ thực hiện hành vi bạo lực đều có hậu quả không hay. 
* Nạn nhân:
- Bạo lực học đường không chỉ tổn hại về thể chất mà còn là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường
học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ
thì ai ai cũng sợ phải đến trường. Khi trường học không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè nữa
mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đố với người học sinh.
- Những đứa trẻ bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn
thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp… Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh làm thế nào để đối phó
những kẻ bắt nạt có thể khiến trẻ bị stress. Các em rất dễ bị trầm cảm và luôn có cảm giác thấp
kém, những điều sẽ gây khó khăn cho cuộc sống của các em ngay cả lúc đã trưởng thành.
* Người gây ra bạo lực:
- Con người phát triển không toàn diện: Phát triển ngược trở lại phía “con”, đi ngược lại tính “
người” là mất dần nhân tính.
- Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này.
- Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội.
- Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.
b/ Gia đình: Gia đình phải mất thêm một khoản tài chính lớn để giải quyết hậu quả. Đó là chưa
kể, gần đây có những vụ bạo lực học đường đã dẫn tới những cái chết thương tâm của những em
học sinh vô tội. Nỗi đau đó đối với bất cứ gia đình nào cũng không thể bù đắp được. Trước thực
trạng bạo lực học đường trở nên nghiêm trọng thì sự lo lắng của các bậc phụ huynh càng được
đẩy lên cao. Không chỉ lo lắng cho việc học mà còn lo lắng cho sự an toàn của con cái, lo lắng
cho tương lai và cả tính mạng của con mình.
c/ Nhà trường:
Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn ảnh hưởng đến danh dự của
trường, khiến không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao
trùm khi các em học sinh không cảm nhận được sự an toàn ngay trong chính ngôi trường của
mình.
c/ Xã hội: là gánh nặng cho XH. Đất nước liệu có phát triển và đi lên sánh vai với các cường
quốc năm châu khi chủ nhân tương lai là những người thiếu trái tim yêu thương, chỉ biết dùng vũ
lực để giải quyết vấn đề?
5/ Giai pháp:
a/ Nhà trường:
- Dạy cho học sinh kỹ năng kiểm soát bản thân trong cơn nóng giận, giảm bớt nóng giận khuyến
khích học sinh thông báo những biểu hiện về bạo lực học đường cho giáo viên.
- Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm
gương cho người khác.
b/ Gia đình:
c/ Bản thân:
- Cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức. Giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương.
- Là học sinh, chúng ta không thể làm ngơ trước hiện tượng bạo lực học đường, chúng ta cần phải
đứng lên đấu tranh để có được một xã hội tốt hơn, văn minh hơn, con người được tự do làm việc,
sinh sống. Tình trạng bạo lực học đường chỉ có thể ngăn chặn khi chúng ta biết yêu thương nhau,
sống hiền hòa, luôn nghĩ về những điều tốt đẹp, đừng chỉ vì một lời nói hay cái gì đó mà đánh
mất đi giá trị bản thân mình.
6. Mở rộng: (phản đề)
“Không nên mất niềm tin vào con người. Nhân loại là cả một đại dương. Nếu một vài giọt nước
trong đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không vì thế mà trở thành dơ bẩn được”
(Mahatma Gandhi).
-> Hiện tượng trên chỉ là một phần rất nhỏ của xã hội nên không phải vì thế mà chúng ta mất đi
niềm tin vào con người vào thế hệ trẻ. Cần nhân rộng những tấm lòng cao cả, nêu gương người
tốt việc tốt điển hình --> Hình thành thái độ đồng cảm, sẻ chia, yêu thương giúp con người nói
chung, thế hệ trẻ nói riêng tiến tới những vẻ đẹp nhân cách chân - thiện - mĩ, phát huy những
truyền thống nhân ái, nhân đạo từ ngàn xưa trước khi chúng ta phải đối phó với căn bệnh vô cảm.
III/ KB: Vậy đấy, bạo lực học đường đang chiếm một phần trăm đáng kể trong bảng thống kê về
những vấn đề bức thiết trong xã hội. Đừng để cho bạo lực học đường diễn ra nữa, chính nó đang
đe dọa đến sự ổn định xã hội mà chúng ta đang sinh sống đấy. Không có gì là tự nhiên mà có,
chúng ta phải hành động, phải thay đổi cách nhìn nhận vấn đề, biết nhận thức được cái nào tốt,
cái nào xấu, cái nào cần phải loại bỏ và cái nào nên tích cực phát huy. Đừng nghĩ đến bạo lực học
đường dù là trong suy nghĩ bạn nhé!

TRUNG THỰC
I/ Mở bài:
- Con người chúng ta sinh ra trên mặt đất không phải chỉ làm một hạt cát tan biến vào cõi hư vô mà chúng ta sinh
ra là để in dấu trên mặt đất và in dấu trong trái tim mọi người. Muốn vậy, chúng ta cần phải có lòng ………….
Đây là một trong những phẩm chất quý giá của con người.
- Cuộc sống là một người thầy vĩ đại và mỗi ngày được sống là một ngày ta tự hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn chính
mình. Để hoàn thiện bức tranh tâm hồn ấy, mỗi người chúng ta cần trang bị cho mình những phẩm chất cao quý
trong túi hành trang vào đời. Và ………… là một đức tính không thể thiếu.
- Cuộc sống là chuỗi ngày mỗi con người tự hoàn thiện mình. Mỗi ngày là một bài học vô giá ta nhận được từ
cuộc sống. Bài học đầu tiên mỗi người cần trang bị là …….. trong trái tim mình để sống đẹp hơn.
- Cuộc sống xã hội hiện đại ngày càng xô bồ với bao lọc lừa, gian trá. Để bức tranh ấy tươi đẹp hơn, ta
cần lắm đức tính trung thực trong mỗi con người.
- Trong xã hội, con người cần hoàn thiện nhân cách của mình với những đức tính tốt đẹp. ……. . là một trong
những đức tính đáng quý mà mọi người cần phải có, nhất là thế hệ trẻ để trở thành người công dân tốt.
II/ Thân bài:
1/ Giải thích – biểu hiện. Vậy .......... là gì? – Trung thực, hai từ ngắn gọn, bình dị nhưng đầy ý nghĩa.
- Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải ; sống ngay thẳng, thật thà, thành thật
với bản thân, thành thật với con tim.
. => Đây là một đức tính tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, chúng ta cần giữ gìn và phát huy đức tính tốt đẹp
này để có cuộc sống tươi đẹp hơn.
* Biểu hiện: Trung thực được thể hiện ở rất nhiều mặt của cuộc sống.
- Đó là trong lớp học, khi một bạn làm vỡ bình hoa, cô giáo hỏi thì ta phải mạnh dạn nhận lỗi mình là người đã
gây ra. Đó chính là trung thực.
- Trong các giờ kiểm tra, thi cử, ta không quay cóp hay hỏi bài bạn bè. Làm bài bằng chính khả năng thực sự của
mình. Đó chính là trung thực. 
- Trong xã hội, đức tính trung thực của con người được thể hiện qua: cách sống ngay thẳng, thật thà,
dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
2/ Ý nghĩa:
- Nhờ có tính trung thực trong học tập, chúng ta sẽ có được những kiến thức thực do chính ta học tập chứ không
do học “vẹt”, học máy móc hoặc qua loa, đối phó. Tính trung thực còn giúp cho chúng ta có cái nhìn, đánh giá
đúng năng lực của mỗi người. Người trung thực mới nhận ra mặt mạnh mặt yếu của bản thân, từ đó tìm cách
phát huy, khắc phục, sửa đổi để hoàn thiện bản thân mình, vựơn đến thành công.
- Có thể thấy, trung thực là đức tính cần thiết, quý báu của mỗi người. Có thể nói, trung thực là thước đo nhân
cách của mỗi con người, nó giúp chúng ta được sống là chính mình chứ không phải là một ai khác. Người sống
trung thực, tâm hồn sẽ luôn nhẹ nhàng, bình yên, thanh thản không phải giấu trong tim những lo âu, bất an.
- Nếu có tính trung thực, nhân cách của mỗi người sẽ dần được hoàn thiện. Khi ấy, ta sẽ nhận được ánh mắt tin
cậy, quý mến, của mọi người xung quanh. Điều quan trọng hơn cả là bản thân chúng ta sẽ tự gây dựng cho mình
một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng bạn bè và mọi người trong xã hội. Đánh mất nó đồng nghĩa với đánh mất
niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình.
3/ Dẫn chứng:
- Hẳn các bạn còn nhớ câu chuyện “Chú bé chăn cừu” đã từng được đọc, được nghe kể. Đây là một bài
học rất thực tế dạy con người về tính trung thực, bởi vì cậu bé đã quá nhiều lần hô hoán, nói dối mọi
người về việc mất cừu cho nên khi sự thật xảy ra, cừu đã bị đàn sói ăn thịt mất thì không còn ai tin lời
cậu bé nữa, không ai còn tới cứu giúp cậu bé mà thậm chí còn mắng cậu là một đứa bé hư. Thực tế đúng
là như vậy, nếu như không trung thực, ta sẽ dần làm quen với việc dối trá để rồi dần dần đánh rơi lòng
trung thực lúc nào chẳng hay.
- Một tấm gương ngời sáng mà có lẽ ai trong chúng ta cũng đều quý mến, cảm phục, đó chính là là
Bác, vị Lãnh tụ thân thương, vĩ đại của chúng ta. Ở trái tim Người hội tụ biết bao đức tính thanh cao,
tốt đẹp trong đó có lòng trung thực. Tư tưởng và lẽ sống của Bác là phải sống trung thực, có trách nhiệm
với mình, với người, với việc, đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa nói và làm, không được hứa suông, nói là
thực hiện ngay chứ không chần chừ, hứa hẹn. Lời dạy “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” gởi đến thế hệ
trẻ mà Bác nhắn nhủ mãi mãi là bài học quý cho ta học tập và rèn luyện.
4/ Phản đề: Trung thực là phẩm chất …. nhưng thật đáng buồn khi vẫn còn đấy tình trạng:
- Gian lận trong học tập, trong các kì thi, nạn học giả, bằng thật vẫn còn phổ biến trong xã hội. Không thể tưởng
tượng ra được những con người như vậy sẽ làm việc, xây dựng đất nước ra sao, sẽ đưa đất nước phát triển đến thế
nào?
- vì lợi nhuận bán rẻ lương tâm – tình trạng thực phẩm bẩn: các loại sữa chứa chất độc hại, các loại hoa quả
nhiễm hóa chất quá tiêu chuẩn cho phép, …  ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
- Sự thiếu trung thực ở một số cán bộ lãnh dạo các cơ quan đã rút ruột các công trình, tham ô, tham nhũng làm thiệt
hại của nhà nước hàng trăm tỉ đồng trong suốt những năm gần đây đã trở thành một vấn đề nổi cộm.
- Giả tạo, thiếu lòng trung thực, nóp méo, che mờ sự thật – những hành vi đó cần phải phê phán, lên án, xử lí
nghiêm minh vì một thế giới công bằng, văn minh, tốt đẹp.
5/ Trách nhiệm: Trung thực đem lại rất nhiều điều tốt lành nhưng không dễ dàng để là người trung thực. Muốn
trở thành người trung thực thì mỗi người chúng ta cần rèn luyện và phấn đấu nhiều hon.
- Trong cuộc sống cần trung thực, không giả dối, đối xử chân thành với mọi người xung quanh – đây chính là chìa
khóa của niềm tin, là phẩm chất cao đẹp giúp ta chạm đên trái tim mọi người.
- Thẳng thắng, chân thực là điều đáng quý nhưng nhưng tất cả sự chân thành phải được thể hiện trong sự khéo léo,
tế nhị, nhân hậu. Một bác sĩ khi nhận xét về tình trạng bệnh nhân không nhất thiết phải nói thẳng. Nói như vậy
có nghĩa là ta không phải lúc nào cũng áp dụng cứng nhắc, rập khuôn mà phải biết cư xử sao cho hợp lí hợp tình.
- Bên cạnh việc hoàn thiện mình, chúng ta cần lên án những hành vi thiếu trung thực của người khác, tích cực
đẩy lùi những tiêu cực do thiếu trung thực gây ra, biết noi theo những tấm gương đạo đức cao cả.
III/ Kết bài: Nói tóm lại
- Trung thực là đức tính rất cần thiết cho mỗi chúng ta, chúng ta phải luôn rèn luyện mỗi ngày tính trung thực để
hoàn thiện mình hơn, để trở thành những người công dân có ích cho xã hội. Đó là lối sống đẹp mà mỗi người đều
cần có trong cuộc sống để hướng tới những giá trị hạnh phúc và bền vững trong đời.
- Trung thực, tấm lòng chân thành là chương đầu tiên của cuốn sách trí tuệ. Tâm hồn bạn sẽ tỏa sáng chỉ khi nó đủ
trung thực một cách đúng đắn nhất. Sống trung thực là phải nói sự thật nhưng cần phải có cách nói khéo léo, tế
nhị để tránh xúc phạm người khác.
- Những gì giả dối sẽ không bao giờ bền vững . Những gì xuất phát từ trái tim thì sẽ đi đến trái tim.. Như núi cao
không mòn, trăng tròn không khuyết, sông sâu không cạn, tấm lòng trung thực, chân thành sẽ là nguồn sức mạnh
vô biên giúp con người đứng vững giữa cuộc đời đầy nghiệt ngã. Sống trung thực là lối sống cao quý, rất đáng
được trân trọng và làm theo. Trung thực chính là nền tảng của những giá trị khác.
KHIÊM TỐN
I/ MB:
1/ Trong xã hội hiện nay, chúng ta cần phải trang bị cho mình những hành trang cần thiết để có
thể tự hoàn thiện bản thân mình và hội nhập vào cộng đồng, vào xã hội. Một trong những đức
tính cần thiết nhất để có thể hòa nhập và có được mối quan hệ tốt là khiêm nhường. Khiêm
nhường không chỉ là nghệ thuật sống mà còn là nền tảng dẫn đến thành công.
2/ Chúng ta sống trên cuộc đời này không phải chỉ là một hạt cát tan biến vào cõi hư vô mà
chúng ta sống là để in dấu trên mặt đất và quan trọng là in dấu trong trái tim mọi ngưởi. Muốn
vậy, chúng ta cần phải sống khiêm tốn, nhún nhường. Đây là một đức tính quan trọng để chúng ta
mở cánh cửa trái tim mọi người.
3/ Trên hành trình cuộc sống, ta có thể mở cánh cửa thành công khi có chiếc chìa khóa mang tên
kiến thức nhưng nếu muốn chạm đến trái tim mọi người thì chỉ có vẻ đẹp tâm hồn mới giúp ta
làm được điều kì diệu ấy. Trong đó không thể không kể đến lòng khiêm tốn – một đức tính cao
quý của con người.
II/ TB:
1/ Giải thích:
- Khiêm nhường, giản dị, không khoe khoang, kiêu ngạo, tự đề cao mình, xem thường người
khác, biến mình thành tâm điểm của cuộc sống, coi mình là nhất, luôn đánh giá đúng mực về
bản thân.
- Biểu hiện người khiêm tốn:
+ Luôn kính trên nhường dưới.
+ Sống nhã nhặn, nhún nhường, tôn trọng người khác.
+ Ko huênh hoang, kiêu ngạo, phô trương.
+ Luôn tìm tòi và học hỏi ở người khác, không tự mãn về những gì mình đạt được.
+ Khiêm nhường là bằng chứng của sự tự chủ, của khả năng chiến thắng "cái tôi".
2/ Vì sao phải khiêm nhường?
- Trước hết bởi vì đây là một trong những nét đẹp đạo lí ngàn đời của dân tộc.
- Không chỉ vậy, nó còn là một đức tính cần thiết, 1 thái độ sống đẹp: trên đời ko ai là hoàn
hảo, trí tuệ mỗi người chỉ như một hạt cát bé nhỏ giữa sa mạc mênh mông.
+ Xóa tan những kiêu hãnh tự cao trong trái tim ta.
+ Người có lòng khiêm tốn – trái tim mới thổi bùng lên ngọn lửa đam mê tìm tòi để vươn đến
những giới hạn cao hơn.
+ Ko có lòng khiêm nhường – ta sẽ ngủ quên trong vình quang, không biết vươn lên, không tự
mình tiến bộ, hoàn thiện bản thân và sẽ trở nên tụt hậu.
- Bên cạnh đó, khiêm tốn còn là thước đo phẩm giá, là mảnh ghép ko thể thiếu giúp ta hoàn
thiện vẻ đẹp tâm hồn mình – được mọi người yêu mến. Hay nói cách khác khiêm nhường giúp ta
tuyệt vời hơn trong mắt người khác.
- Điều quan trọng là khiêm tốn chính nó tự nâng cao giá trị cá nhân của con người trong xã hội,
3/ Dẫn chứng:
a/ Thế giới: Albert Einstein, nhà vật lý người Đức, một trong những nhà khoa học lỗi lạc nhất
mọi thời đại. Phát minh của ông đóng góp rất lớn cho nền khoa học chung của thế giới. Mặc dù
nổi tiếng toàn cầu với những thành tựu khoa học nhưng ông chưa bao giờ coi mình là một con
người đặc biệt. Ông khiêm tốn nói rằng: "Tôi không phải là một thiên tài. Tôi chỉ là người vô
cùng tò mò mà thôi".
b/ Việt Nam:
* Trong văn học: Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn
Nguyễn Thành Long đi sâu vào trái tim mọi người bởi đức tính khiêm nhường cao đẹp. Anh
thành thật xem những đóng góp của mình là cỏn con, nhỏ bé trong sự hi sinh lớn lao của bao
người. Anh ngượng ngùng khi thấy nhà họa sĩ kí họa chân dung mình, anh giới thiệu những
người mà anh cho là xứng đáng được bác vẽ hơn anh.
* Trong thực tế:
- Lịch sử: Bác Hồ kính yêu dù là Chủ tịch nước, là một nguyên thủ quốc gia nhưng cuộc sống
của Người hết sức giản dị và khiêm tốn. Nơi ở và làm việc là ngôi nhà sàn đơn sơ; trang phục với
bộ ka ki, đôi dép cao su, bữa ăn thường là những món dân dã; Người luôn khiêm tốn với tất cả
mọi người – với những người giúp việc, Bác luôn thân mật gọi là cô hay chú. Quốc hội đề nghị
tặng Bác Huân chương cao quý nhất Nhà nước là Huân chương Sao vàng, Bác khiêm tốn từ chối
và nói : “Miền Nam còn chưa được giải phóng, khi nào thống nhất đất nước xin Quốc hội ủy
quyền cho đồng bào miền Nam thay mặt Quốc hội trao tặng thì tôi xin nhận”.  “Hồ Chí Minh
cao mà không xa, mới mà không lạ, lớn mà không làm ra vĩ đại, soi sáng mà không choáng
ngợp”. 
- Ngày nay: Tấm gương khiêm nhường, không ngừng nỗ lực, không tự mãn, … là những đức tính
quý giá ta cảm nhận được từ Ánh Viên – “Cô gái vàng trên đường đua xanh” của Việt Nam. 8
HCV, 1 HCB, 1 HCĐ tại SEA Games 28 và phá vỡ 8 kỷ lục tại đại hội thể thao Đông Nam Á, trở
thành tâm điểm dư luận với bảng thành tích không ngừng dài ra, được săn đón đến tận bể bơi
nhưng “nữ kình ngư” chưa bao giờ cư xử như một ngôi sao. Cô luôn nhiệt tình đáp lại những câu
hỏi từ cánh phóng viên bằng sự nhẹ nhàng, gần gũi. Trở về Việt Nam, Ánh Viên vui vẻ nhận
hoa, chụp ảnh cùng người hâm mộ tại sân bay. Hơn cả chiến thắng trên đường đua xanh, hình
ảnh của Ánh Viên thực sự đã truyền vào trái tim khán giả một cô gái nhỏ đầy tài năng nhưng vô
cùng khiêm tốn.
4/ Phản đề:
- Những người khoe khoang, kiêu ngạo, tự xem mình là nhất . Họ ko biết rằng. ........
- Khiêm tốn, nhún nhường nhưng không có nghĩa là nhún nhường quá độ đến mức tự ti, hạ thấp
không đánh giá đúng năng lực bản thân. Khiêm tốn là sự tự tin trong im lặng.
5/ Trách nhiệm.
- Không để cho “ngọn cỏ dại” mang tên lòng tự cao kiêu ngạo bám rễ vào mảnh đất trái tim
mình.
- Ko tự mãn tự kiêu, phải đánh giá đúng mực về bản thân mình.
- Giá trị của một người con được nhìn nhận không phải ở sự giàu sang, quyền quý mà nó được
thể hiện qua lòng khiêm tốn. “Sông càng sâu thì càng lặng sóng/ Lúa oằn bông, lúa lại cúi
đầu”.
- Lòng khiêm tốn chỉ có ý nghĩa khi nó song hành giữa lời nói và việc làm, giữa nhận thức và
hành động. Và đó phải là sự khiêm tốn chân thành, thành thật, ko màu mè, tô vẽ.
III/ KB: Trong hành trang cuộc sống, mỗi người cần biết làm giàu có tâm hồn mình từ
trau dồi phẩm chất khiêm tốn. Giá trị đích thực của con người bắt đầu từ đấy.
TINH THẦN TỰ HỌC

I/ MB: giới thiệu vấn đề nghị luận (tinh thần tự học) và ý nghĩa của nó với quá trình học tập của con người.
* Giới thiệu vấn đề nghị luận
- Tầm quan trọng của kiến thức: dùng danh ngôn để dẫn vào.
+ Ko có tài sản nào quý bằng trí thông minh. Ko có vinh quang nào lớn hơn học vấn và hiểu biết.
- Nhiều ngôi sao là sự trang điểm cho bầu trời. Nhiều kiến thức là sự trang điểm cho trí tuệ.
+ Kiến thức không có trọng lượng, nó là kho báu mà bạn có thể luôn mang theo bên mình một cách dễ dàng.
- Trên hành trình chinh phục tri thức rất cần đến tinh thần tự học.
* Khẳng định ý nghĩa của tinh thần từ học: chọn 1 câu.
- Tự học là cách tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong học tập, mang lại một kết quả học tập cao nhất có thể. 
- Tinh thần tự học là một trong những năng lực cần phải có ở mỗi con người. Thiếu yếu tố ấy thì chìa khóa của
thành công còn chưa thể nằm chắc trong tay bạn.
- Là chiếc chìa khóa vàng đưa chúng ta đến tòa lâu đài kiến thức với bao điều kì diệu,
MB tham khảo: Từ bao đời nay, việc học có vai trò rất quan trọng đối với con người. Đây chính là chiếc
chìa khóa vàng giúp ta mở cánh cửa kiến thức dẫn bước ta đến con đường thành công. Trong đó, tự học là phương
pháp học tập vô cùng quan trọng đặc biệt là trong thời đại ngày nay. Nếu kiến thức là con đường đi đến thành công
thì tinh thần tự học chính là chiếc xe đưa bạn đến đó.
II/ TB:
1/ GT:
- Tự học chính là tự tìm hiểu, tự mày mò, tự khám phá kiến thức bằng những gì tai nghe mắt thấy, biến những
kiến thức của sách vở, của người khác thành kiến thức của mình.
- Tinh thần tự học thể hiện ý thức học tập cao của học sinh.
+ Không quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp.
+ Sáng tạo, ham hiểu biết, ko ngừng vươn lên chủ động thu nhận những tri thức có ích, làm hành trang cần thiết
vững vàng bước vào cuộc sống.
+ Tự mình tiếp thu cái mới, bổ sung, trau dồi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, 
- Tự học là tinh thần đáng học hỏi, ngưỡng mộ và cần phải phát huy. Đây chính là con đường tốt nhất để hoàn
thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực.
2/ Ý nghĩa: Tinh thần tự học là phẩm chất đáng quý đối với mỗi người nhất là đối với học sinh.
- Dù ước mơ của bạn là gì làm kĩ sư, bác sĩ, cô giáo, .. hay bất cứ ngành gì, nghề gì cũng cần tự học thường xuyên.
Nếu không chúng ta sẽ trở nên lạc hậu.
- Tự học giúp ta nhớ lâu, hiểu sâu, làm chủ kiến thức và vận dụng chúng một cách hữu ích hơn trong cuộc sống
bởi chúng là kiến thức do ta chinh phục.
- Tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác.
- Khám phá hết năng lực bản thân. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân –
trưởng thành tự tin trong cuộc sống.
- Tự học là điều rất cần thiết bởi với nhịp sống hiện đại ngày nay đặc biệt giữa lúc dịch Covid đang diễn biến phức
tạp. Nếu không tự học, chúng ta sẽ bị thụt lùi so với thời đại. Không chỉ thế, kiến thức là điều vô hạn, chỉ có con
người là hữu hạn. 
3/ Dẫn chứng: Biết bao những con người nhờ tự học mà tên tuổi của họ được tạc vào lịch sử .
a. Thế giới:
- Nhà văn Macxim Gorki với cả một thời thơ ấu gian khổ, chẳng được đến trường bằng tinh thần tự học ông đã trở
thành đại văn hào Nga.
- Michael Faraday từ người phụ tá phòng thí nghiệm trở thành nhà khoa học vĩ đại. Steven Paul Jobs – tỉ phú, nhà
sáng chế vĩ đại người Mỹ, đã từng đi học ké ở các lớp học lập trình. Soichiro Honda từ một thợ sửa xe trở thành
nhà chế tạo nổi tiếng.-->  tấm gương sáng ngời khác nữa về ý chí tự học vươn lên đủ sức khơi bừng cảm hứng cho
muôn thế hệ. 
b Việt Nam:
* Trong lịch sử: Ở nước ta cũng có nhiều tấm gương tự học sáng ngời.
- Mạc Đĩnh Chi đã tự học mà thi đỗ Trạng nguyên. Bác kính yêu của chúng ta góp nhặt tri thức trên đường đời
bôn ba mà trở nên am hiểu sâu sắc nhiều nền văn hóa các dân tộc trên thế giới. Thầy Nguyễn Ngọc Kí đã tự học
viết chữ bằng chân và trở thành người thầy mẫu mực…
* Ngày nay:
- Những bạn HS nghèo, luôn cần cù, chăm chỉ, tinh thần tự học cao – thành công mỉm cười với họ.
+ Chị Trần Thị Diệu Liên sinh ra trong gia đình nghèo khó, ở trong căn nhà xập xệ, nguồn sống của gia đình là
thu nhập bấp bênh từ nghề lao công vất vả sớm hôm của mẹ. Thế nhưng chị đã thi đỗ lớp chuyên Anh trường
chuyên Lê Hồng Phong, là học sinh giỏi suốt 12 năm. Tháng 4, Liên nhận được gói hỗ trợ tài chính suốt 4 năm học
trị giá 7 tỷ đồng của Đại học Harvard. Hiện Liên học tập tại ngôi trường danh giá bậc nhất thế giới này.  Tinh
thần tự học tạo cho chị chiếc vòng nguyệt quế của cuộc đời mình.
+ Tự học giúp cô bé Trần Bình Gấm vẽ nên một câu chuyện cổ tích về cuộc đời mình. Một cô bé đen nhẻm ngày
ngày vẫn mưu sinh bằng việc bán vé số, khoai lang trên đường phố Sài Gòn nhưng đã làm nên kì tích khi cùng lúc
thi đỗ vào 3 trường Đại học vào mùa hè khó quên 1988 (ĐH Y dược, Trung tâm Đào tạo cán bộ y tế TP.HCM và
khoa Công nghệ thông tin Trường ĐH Khoa học Tự nhiên).  bác sĩ tại bệnh viện Nhân dân Gia Định (Quận Bình
Thạnh TPHCM).
- Đỗ Nhật Nam, nhờ tinh thần tự học, tự mày mò, tìm hiểu những điều mới lạ, cậu học sinh nhỏ tuổi đã trở thành
nhà dịch giả nhỏ tuổi nhất của Việt Nam, giải Nhất thuyết trình ở Mĩ, ..... được bạn bè trong nước và quốc tế quý
mến, cảm phục.
4/ Phản đề: Bên cạnh những tấm gương đẹp với tinh thần tự học, biết chủ động trong học tập thì ngược lại vẫn
còn những kẻ:
- Chưa hiểu tầm quan trọng của việc học: chưa cần cù, chăm chỉ, ngại khó trong học tập, còn học tủ, học vẹt; đốt
thời gian vào thế giới ảo của game, của facebook, … thay vì nỗ lực học tập chinh phục tri thức.
- Một phần các bạn trẻ ngày nay được học ở trường dưới sự dìu dắt của thầy cô nhưng chỉ học ‘chay”, học “vẹt”,
dựa dẫm, lười tư duy. Với cách học thụ động ấy thì một khi tự “bơi” ngoài biển rộng, các bạn ấy sẽ chìm ngập vì
không có phao, không có bàn tay của thầy cô. 
- Tuy nhiên tự học cũng không có nghĩa là không được hỏi ai. Nói cách khác, tự học không nhất thiết là một mình,
nếu như có chỗ thắc mắc, chúng ta vẫn có thể tìm đến bạn bè, thầy cô, mọi người xung quanh để khám phá những
chân trời tri thức mới, lớn lao hơn. 
5/ Trách nhiệm:
- “Trên con đường đến thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Do vậy, chúng ta hãy tự tập cho mình
sự tự giác và chăm chỉ.
+ Tự giác học bài, làm bài.
+ Tự khám phá mở mang tri thức cho mình trong cuộc sống. Đừng bằng lòng vói những các kiến thức mà mình
đang có bởi “những gì chúng ta biết ngày hôm nay sẽ lỗi thời vào ngày hôm sau. Nếu chúng ta ngừng học thì
chúng ta sẽ ngừng phát triển”.
- Cùng với trang sách học đường, ta có thêm pho sách cuộc sống muôn màu với bao điều kì diệu. Ngoài kiến thức
sách vở, kiến thức thầy cô truyền dạy, ta cần nỗ lực tự học ở bầu trời rộng lớn bên ngoài chứ đừng giới hạn tầm
hiểu biết của bản thân quanh quẩn trong bốn bức tường lớp học nhỏ bé – đừng biến mình thành “chú ếch” ngồi
trong giếng tưởng bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung.
- “Học vấn như những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào”. Vì thế bước đường tự học bao giờ cũng sẽ
bắt đầu với nhiều trở ngại, khó khăn dễ làm ta chùn bước nhưng nếu có ý chí, quyết tâm vươn lên thì những đắng
cay sẽ cho ta những hoa quả ngọt ngào.  Nói cách khác thành công không đến với những kẻ lười biếng, nó chỉ gọi
tên những ai có sự chăm chỉ, kiên trì, nỗ lực phấn đấu mở rộng kiến thức. Muốn được tỏa sáng, chạm tay đến
thành công, ta cần có một thái độ học nghiêm túc, một tinh thần tự học cao.
III/ KB: Khẳng định lại tầm quan trọng của tri thức, của tinh thần tự học  thông điệp đến mọi người.
* Tầm quan trọng của tinh thần tự học.
- Tự học là phương pháp tốt nhất để tiếp thu, tích lũy những điều thú vị ở quanh ta.
- Học không bao giờ là quá muộn và không bao giờ là quá đủ cho nên sự học trong cuộc đời mỗi người chính là
một hành trình không có điểm cuối/ không hồi kết. Không có tinh thần tự học để vươn đến hiểu biết và thành công
trong cuộc sống là sống một cuộc đời uổng phí.
* Thông điệp đến mọi người:
- Chúng ta, thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước cần rèn luyện cho mình tính tự học ngay từ hôm nay để có
có thể vững vàng bước đi trên con đường tương lai còn dài phía trước đồng thời trang bị cho mình hành trang kiến
thức kĩ năng làm giàu cho đất nước/ để xây dựng quê hương giàu đẹp.
- Là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta hãy là những ngôi sao góp ánh sáng của cuộc đời mình
cho bầu trời Việt Nam thêm tươi đẹp. Vì thế cần phải chăm chỉ học và tự học để nâng cao được giá trị bản thân
sau này. 

 Đề 2: Những người không chịu thua số phận


I. MỞ BÀI:
- Có những con người không m.... m.... khi chào đời. Trong hoàn cảnh ấy, có người chấp nhận
s.... ph..... nhưng cũng có những người kiên cường vượt lên. Họ chính là những con người không
chịu thua số phận. Sự nỗ lực của họ thật đáng quý, đã truyền cảm hứng, đã l... t..... những thông
điệp tích cực đến bao người.
- Sống là một hành trình dài và rộng mà ở đó luôn có hạnh phúc, niềm vui và có cả những bất
hạnh, éo le, những khổ đau mà cuộc sống mang lại. Có người bằng bằng ý chí, nghị lực phi
thường, họ đã viết tr...đ..... của chính mình bao điều kì diệu viết lên câu chuyện bất hủ về
“Những người không chịu thua số phận”.
II. THÂN BÀI:
1. Giải thích:
- Số phận: cuộc đời, ở đây hiểu là những b... h....., kh... kh.... về tinh thần hoặc thể xác.
- Người không chịu thua số phận:
+ Không đ.... h..... hoàn cảnh, mạnh mẽ vươn lên để sống cuộc sống ....
+ Không chấp nhận sự a.... b..... của tạo hoá, họ nhận ra số phận n.... tr.... t..... mỗi người, số
phận không do ai tạo ra mà do chính bản thân mỗi người tạo nên.
Họ biết vươn lên, chiến thắng số phận, không đ.... m.... niềm tin yêu vào cuộc sống, không g...
ng..... trước những đau đớn. Những éo le trong hoàn cảnh sẽ chỉ là thử thách, đòi hỏi ta phải vươn
lên, vượt qua, để sống, học tập và cống hiến cho xã hội.
2. Nêu dẫn chứng biểu hiện về những người không chịu thua số phận.:
a. THẾ GIỚI: Ai không biết đến chàng trai người Úc Nick Vujicic. Số phận không mỉm cười,
anh ch..... đ......... với cơ thể không l............... l................... thiếu cả hai tay, chân chỉ là hai chi rất
nhỏ nhưng với ý chí, nghị lực và một b.......... l............ t......... v............, anh đã chiến thắng số
phận: Tốt nghiệp đại học năm 21 tuổi với tấm bằng kép kế toán và tài chính, trở thành
d................... gi............. truyền c.............. h............... đến hàng triệu trái tim bạn trẻ.  Cuộc
sống lấy đi của anh đôi tay, đôi chân nhưng không lấy đi được y chí, nghị lực, tinh thần trong tim
và đó chính là phép màu để anh viết nên c......... ch............ c......... t.......... giữa đời thường.
b. VIỆT NAM: Ngay trên quê hương Việt Nam, với những con người Việt Nam, có không ít
những con người không chịu đầu hàng số phận. 
- Xưa:
+ Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.
+ Nhà giáo Nguyễn Ngọc Kí - cái tên qu..... th..... đã thành b.... t...... của nghị lực và lòng
kiên trì. Bốn tuổi, bị bại liệt, hai tay buông thõng như hai sợi dây đeo bên vai nhưng trái tim ông
chưa bao giờ t...... đi ngọn lửa của niềm tin, ý chí. Người thầy ấy đã dùng đôi chân thay đôi tay
với bao bao nh.... nh......, gian khó mà vẫn lạc quan kiên cường để làm nên những điều kì diệu.
- Nay: Bên cạnh đó, cuộc sống đâu chỉ có một Nguyễn Ngọc Kí như thế, còn rất nhiều, rất
nhiều con người nữa.  Họ là những đóa hoa làm r.... d..... Tổ quốc.  Tấm gương sáng ngời
của những mảnh đời bất hạnh đã giúp chúng ta soi lại chính mình để ta sống đẹp hơn, ý nghĩa
hơn.
Những tấm gương, những huyền thoại về những con người bất hạnh nhưng phi thường đã
gieo trong tim ta niềm tin yêu cuộc sống. Lặng lẽ như nụ chồi từ bóng tối vươn ra ánh sáng, họ đã
vượt lên chính mình để có một ngày mai tươi sáng hơn.
3. Suy nghĩ của em về những con người ấy:
- Những tấm gương trên để lại cho tất cả chúng ta một b... h.... s... s.... về nghị lực và tình yêu
cuộc sống.
- Trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi những khó khăn thử thách như bệnh tật,
thiên tai, tai nạn… đôi khi cướp đi một phần cơ thể, khả năng quý giá của con người.
+ Rơi vào hoàn cảnh ấy: con người dễ tự ti, mặc cảm, sống bi quan, chán nản, đau buồn, tuyệt
vọng.
+ Còn họ vẫn giữ vững được niềm tin, hi vọng, không biến mình là gánh nặng XH mà từng
ngày lặng lẽ dâng h..... góp m..... điểm tô cho đời.
- Họ là những người thật đáng qúy, đáng trân trọng nhất là nghị lực, ý chí, bản lĩnh vươn lên
tuyệt vời.
 Họ như những bông hoa hướng dương luôn hướng về ánh sáng mặt trời. Hạnh phúc đến m.....,
chật vật nhưng vì vậy càng có ý nghĩa và ng... ng... h....
- Có những người may mắn được được cuộc đời b.... t..... cho nhiều điều (cuộc sống như tấm
thảm nhung chào đón) nhưng chỉ biết lo ăn chơi, hường thụ, họ ỷ lại vào cha mẹ sống bám gia
đình.
- Họ đốt thời gian và b.... r.....tương lai vào những trò vô bổ trong khi có biết bao đứa bé khát
khao được cắp sách đến trường g.... nh...... từng con chữ.
 Hành động ấy thật đáng trách.
6. Bài học chúng ta rút ra từ những tấm gương vượt lên số phận.
- Sống phải có ước mơ, hoài bão và phấn đấu nỗ lực hết mình để thực hiện hoài bão đó.
- Trên đường đời hãy tự đi bằng đ..... ch..... của chính mình.
- Cuộc sống chỉ thất bại khi chúng ta t..... b..... mọi cố gắng.
- Con đường thành công bao giờ cũng đầy ch... g....., thử thách, hãy kiên trì và cố gắng thì
một ngày thành công chắc chắn sẽ mỉm cười với bạn.
- Đừng mong thế giới t.... s...... hơn nếu bạn khơng chịu thay ch..... k.... đ..... trn mắt mình.
Cuộc sống cũng như một cuốn sách. Khi gặp chuyện buồn bạn hãy tự mình bước sang tr.... m....
chớ đừng g.... s... lại.
III. KẾT BÀI:
- Họ như những nụ hoa từ b..... t..... vươn ra ánh sáng, là ng.... n..... lặng lẽ mang đến cho cuộc
đời bao điều kì diệu. Những người không chịu thua số phận là những tấm gương để chúng ta
phấn đấu.
- Trách nhiệm của học sinh hôm nay: Sống cần biết khát vọng và vươn lên.

You might also like