You are on page 1of 8

1. Đề bài: Suy nghĩ về hiện tượng vô cảm trong cuộc sống hiện nay.

Gợi ý dàn bài:


1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự vô cảm của con người trong đời sống xã
hội hiện nay.
2. Thân bài
a. Giải thích
 Vô cảm: thái độ thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm trước nỗi đau khổ, bất hạnh của
người khác.
 “Bệnh vô cảm” đã và đang trở thành một vấn đề xã hội mà mọi người quan tâm và suy
nghĩ. Nó dường như trở nên phổ biến và càng nhanh chóng phát triển.
b. Phân tích
 Xã hội ngày càng phát triển, con người bận rộn với cuộc sống, với những dự định
riêng của mình nên đôi lúc vô tình tạo nên khoảng cách giữa người với người, ít có
thời gian quan tâm đến người khác hơn.
 Đôi lúc sự vô tâm đến từ bản chất của người, vì ích kỉ nên chỉ nghĩ đến bản thân mình
mà không quan tâm, để ý đến những người xung quanh, chỉ muốn nhận lại mà không
muốn cho đi.
 Sự vô cảm đôi lúc là do chịu ảnh hưởng từ những người xung quanh. Nếu những
người xung quanh chỉ nghĩ đến bản thân mình, không ai quan tâm, chia sẻ với ai điều
gì sẽ dần hình thành cho những người khác tính cách này.
c. Chứng minh
 Thờ ơ với buồn vui, sướng khổ, với những số phận của những người xung quanh
mình. Đi đường gặp những người bị tai nạn, gãy tay, gãy chân hoặc nằm bất tỉnh,
những kẻ vô cảm chẳng có phản ứng nào mà chỉ biết dửng dưng chứng kiến với thái
độ “Thờ ơ con mắt lạnh. Nhìn chúng có hề chi!” (Tố Hữu).
 Thờ ơ với những vấn đề xã hội dù lớn, dù nhỏ, các phong trào, các sự kiện. Những
phong trào hiến máu, tình nguyện, giúp đỡ đồng bào bị bão lụt, những vấn đề lớn lao
của xã hội… thờ ơ, coi như đó không phải là chuyện của mình.
 Thờ ơ trước những vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống, của con người. Một tấm
gương học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, cố gắng vươn lên học giỏi, nhưng anh
ta sẵn sàng bỏ qua, không để tâm đến, không biết ngưỡng mộ, và cảm phục. Trước một
cảnh đẹp của thiên nhiên khiến mọi người phải xúc động, phải xao xuyến thì lại thờ ơ,
coi như không có chuyện gì.
 Thơ ơ với cái xấu, cái ác. Lên xe ô tô, thấy kẻ gian móc túi hoặc bọn côn đồ hành hung
hành khách, họ cũng chỉ lờ đi xem như đấy không phải chuyện của mình. Hoặc trông
thấy bạn bè đồng trang lứa bị bạo hành ngay trước cổng trường nhưng họ còn đứng
xem rồi quay clip tung lên mạng coi như không phải chuyện của mình.
 Thờ ơ với chính cuộc sống, tương lai của mình, “nước chảy bèo trôi”, đến đâu hay đến
đó.
d. Phản biện
 Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người có tấm lòng nhân hậu, sống tình nghĩa, biết
yêu thương và san sẻ với những người xung quanh, biết thương cảm với những mảnh
đời bất hạnh
 Những người này và những thông điệp tốt đẹp cần được chia sẻ và lan tỏa nhiều hơn
trong cộng đồng để mọi người biết đến và học tập.
3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận: sự vô cảm của con người trong xã hội hiện
nay, đồng thời rút ra bài học cho bản thân.
Đề 2: Hiện Tượng Đời Sống Ô Nhiễm Môi Trường.
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: “ô nhiễm môi trường”
Ví dụ: Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề trọng
tâm của toàn xã hội và được dư luận hết sức quan tâm. Ô nhiễm môi trường đã
và đang để lại những hệ lụy hết sức khôn lường cho toàn nhân loại.
2. Thân bài
a. Giải thích vấn đề:
 Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các
tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức
khỏe con người và các sinh vật khác.
 Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra, ngoài ra còn
do một số hoạt động của tự nhiên khác có tác động tới môi trường.
b. Nêu thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay:
- Ô nhiễm môi trường không khí:
 Trái đất ngày càng nóng lên
 Không khí chứa nhiều thành phần gây hại hơn
 Nồng độ chì đã và đang tăng lên
 Ô nhiễm từ các loại xe cộ
 Các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng
 Hiện tượng hiệu ứng nhà kính
-Ô nhiễm môi trường nước:
 Tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày càng báo động.
 Một số khu công nghiệp đã xả nước thải không qua xử lý ra môi trường.
 Hiện tượng xả rác ra ao, hồ sông suối vẫn còn tồn tại ở rất nhiều nơi (dẫn
chứng).
 Các trang trại nuôi vật nuôi thường thải chất thải xuống ao, hồ, sông, suối
 Các loại chất độc hại đó lại bị đưa ra biển gây ra hiện tượng “thủy triều đỏ”
 Hiện tượng “sa mạc hóa biển”…
-Ô nhiễm môi trường đất:
 Hiện tượng đất nhiễm chì, nhiễm chất hóa học do thuốc trừ sâu
 Những vùng đất thuộc các khu công nghiệp đang ô nhiễm nghiêm trọng (dẫn
chứng)
 Rác thải sinh hoạt hằng ngày: bao ni lông, rác thải khó phân hủy
 Các loại ô nhiễm khác: Ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm sóng, ô
nhiễm ánh sáng, …
c. Nguyên nhân của ô nhiễm môi trường:
 Ý thức của một số doanh nghiệp còn kém: một số doanh nghiệp bất chấp pháp
luật cố ý xả chất thải chưa qua xử lý vào môi trường, gây nên hiện tượng ô
nhiễm môi trường nặng nề ở biển, sông…
 Người dân xả rác thải dẫn đến tình trạng ô nhiễm diện rộng không kiểm soát
được.
 Công tác quản lý của nhà nước chưa được thắt chặt
d. Hậu quả của vấn đề ô nhiễm môi trường
-Đối với sức khỏe con người:
 Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người
 Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau
ngực, tức thở…
 Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng
nước bẩn chưa được xử lý ở các nước đang phát triển.
-Đối với hệ sinh thái:
 Gây mưa axít, làm giảm độ pH của đất
 Đất ô nhiễm sẽ trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng, ảnh hưởng đến
các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn.
 Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện
quá trình quang hợp.
 Các loài động vật có thể xâm lấn, cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm
nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học.
 Tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm, cạn kiệt.
e. Đề xuất giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường
 Cần có sự quản lý chặt chẽ của người nhà nước trong việc xử lý những doanh
nghiệp, cá nhân vi phạm.
 Tăng cường tuyên truyền để cho nâng cao nhận thức của người dân trong việc
bảo vệ môi trường, hiểu rõ tác hại của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái,
sức khỏe con người…
 Tái chế rác thải, tái sử dụng giấy
 Giảm thiểu chất thải và tác động của môi trường
 Thực hiện các biện pháp phòng chống ô nhiễm
 Làm phân hữu cơ
 Sử dụng điện có hiệu quả (đối với một số quốc gia)
 Hạn chế sử dụng túi nilon.
f. Bài học nhận thức và hành động
 Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của vấn đề môi trường và bảo vệ môi
trường.
 Hiểu rằng bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của mình, của tất cả
những người quanh mình, của toàn xã hội.
3. Kết bài
 Khái quát lại vấn đề vừa bàn luận.
 Liên hệ bản thân.
3. Sự Việc Hiện Tượng Đời Sống Bạo Lực Học Đường
I. Mở bài: Giới thiệu về bạo lực học đường.
II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường.
1. Giải thích.
 Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý,
đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và
thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
 Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều
nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.
2. Hiện trạng.
a. Biểu hiện của hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hình
thức như:
 Xúc phạm, lăng mạ, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh
thần con người thông qua lời nói.
 Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người
thông qua những hành vi bạo lực.
b. Chứng minh:
 Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên Google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip
bạo lực của nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót ở Hà Nội;
Ở TPHCM, Nghệ An…
 Học sinh có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo, dùng dao đâm chết bạn
bè, thầy cô…
 Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.
 Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh.
3. Nguyên nhân
 Xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành
người yêu, không cùng đẳng cấp…
 Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát
hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan
điểm sống.
 Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi
mang tính bạo lực (kiếm, súng…).
 Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực
trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi bạo
lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn có nguy cơ gia
tăng. (Ở đây để vấn đề thêm sâu sắc có thể liên hệ với hình ảnh cậu bé Phác
trong “chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu để vấn đề thêm sâu sắc.).
 Sự giáo dục trong nhà trường: Nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên
nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”.
 Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những
giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.
4. Hậu quả
-Với nạn nhân:
 Tổn thương về thể xác và tinh thần.
 Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại.
 Tạo tính bất ổn trong xã hội: Tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà
trường, đến xã hội.
-Người gây ra bạo lực:
 Con người phát triển không toàn diện: Phát triển ngược trở lại phía “con”, đi
ngược lại tính “ người” là mất dần nhân tính.
 Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này.
 Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội.
 Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.
5. Giải pháp.
 Đối với những người gây ra bạo lực học đường: Cố gắng mở rộng nâng cao
nhận thức
 Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia
đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những
điều chân thiện mỹ.
 Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên
quyết làm gương cho người khác.
6. Mở rộng: (phản đề)
 “Không nên mất niềm tin vào con người. Nhân loại là cả một đại dương. Nếu
một vài giọt nước trong đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không vì thế
mà trở thành dơ bẩn được” (Mahatma Gandhi). -> Hiện tượng trên chỉ là một
phần rất nhỏ của xã hội nên không phải vì thế mà chúng ta mất đi niềm tin vào
con người vào thế hệ trẻ.
 Cần nhân rộng những tấm lòng cao cả, nêu gương người tốt việc tốt điển hình –
> Hình thành thái độ đồng cảm, sẻ chia, yêu thương giúp con người nói chung,
thế hệ trẻ nói riêng tiến tới những vẻ đẹp nhân cách chân – thiện – mĩ, phát huy
những truyền thống nhân ái, nhân đạo từ ngàn xưa trước khi chúng ta phải đối
phó với căn bệnh vô cảm.
7. Đưa ra bài học cho bản thân: Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn,
hình thành những quan niệm sống tốt đẹp.
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.
4. Hiện Tượng Đời Sống Tệ Nạn Xã Hội.

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tệ nạn xã hội. (Một trong những vấn
đề nóng bỏng nhận được sự quan tâm của toàn dư luận nhiều năm nay chính là
vấn đề tệ nạn xã hội).
2. Thân bài
a. Thực trạng
 Tệ nạn xã hội bao gồm: cờ bạc, ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan,… diễn ra phức
tạp ở hầu hết các địa phương và rộng rãi trên cả nước.
 Số người rơi vào tệ nạn xã hội ngày càng tăng, lứa tuổi chủ yếu là các bạn thanh
niên đang trong độ tuổi lao động.
b. Nguyên nhân
 Chủ quan: do ý thức của con người còn kém, hiểu biết hạn hẹp không biết hết
được tác hại của những tệ nạn; do tính hiếu thắng muốn chứng minh bản thân
mình là một “dân chơi” của một số bộ phận giới trẻ,…
 Khách quan: do bị người khác tiêm nhiễm vào đầu và làm quan trọng hóa, thần
tượng hóa những tệ nạn khiến nó trở nên tốt đẹp, do môi trường xung quanh
nhiều người mắc vào tệ nạn và do không được dạy dỗ chi tiết về những tệ nạn
đó,…
c. Hậu quả
 Tốn kém về của cải vật chất, dẫn đến tha hóa về đạo đức vì những hành vi: trộm
cắp, cướp giật, thậm chí là giết người.
 Gây thiệt hại về sức khỏe: người sử dụng chất gây nghiện sức khỏe nhanh giảm
sút thậm chí là chết người.
 Khiến con người lệ thuộc vào tệ nạn đó (ma túy).
 Gây mất trật tự và làm giảm lối sống văn hóa tại địa phương nơi có tệ nạn xã
hội.
d. Giải pháp
 Bản thân mỗi người cần nâng cao nhận thức về tác hại của các tệ nạn xã hội,
tránh xa những tệ nạn đó và giữ cho bản thân mình một lối sống trong sạch.
 Địa phương cần tuyên truyền, dạy dỗ người dân về những tai hại của tệ nạn
đồng thời đưa ra các giải pháp để làm giảm tệ nạn cũng như ngăn chặn chúng và
xử lí nghiêm những hành vi tệ nạn xã hội.
3. Kết bài: Khái quát lại tác hại của tệ nạn xã hội đồng thời rút ra bài học, liên hệ
bản thân.
6. Về Hiện Tượng Đời Sống An Toàn Giao Thông.
1. Mở bài: Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: vấn đề an toàn giao
thông.
2. Thân bài:
a. Thực trạng
 Hiện tượng ùn tắc giao thông trở nên vô cùng phổ biến ở các thành phố lớn, có
những tuyến đường tắc xuyên ngày đêm không kể giờ cao điểm.
 Những năm gần đây, những vụ tai nạn giao thông có xu hướng gia tăng, số
người chết và số người bị thương cũng từ đó tăng theo.
b. Nguyên nhân
 Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, chiếu hiểu biết và không
chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ,
coi thường việc đội mũ bảo hiểm…).
 Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray,
chiếm dụng đường…).
 Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an
toàn…).
c. Hậu quả
 Có nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm đã xảy ra gây ảnh hưởng đến sức
khỏe, tiền bạc và thậm chí là tính mạng con người.
 Việc tắc đường thường xuyên gây ô nhiễm môi trường do khí thải và gây tốn
thời gian của con người vì đợi chờ lưu thông trên đường.
d. Giải pháp
 Mỗi người trước hết phải có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông.
 Nhà nước cần có những chính sách sửa sang, mở rộng đường xá ở những tuyến
đường lớn, những tuyến hay tắc đường để giúp người dân có thể lưu hành giao
thông một cách nhanh chóng hơn.
3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận: an toàn giao thông; đồng thời rút ra bài
học và liên hệ bản thân.
7. Nghiện Facebook

You might also like