You are on page 1of 12

CÁC BƯỚC LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ

MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG


Bước 1: Tìm hiểu đề
Xác định ba yêu cầu:

 Yêu cầu về nội dung: Hiện tượng cần bàn luận là hiện tượng nào (hiện tượng tốt
đẹp, tích cực trong đời sống hay hiện tượng mang tính chất tiêu cực, đang bị xã hội
lên án, phê phán.)? Có bao nhiêu ý cần triển khai trong bài viết? Mối quan hệ giữa
các ý như thế nào?
 Yêu cầu về phương pháp: Các thao tác nghị luận chính cần sử dụng? (giải thích,
chứng minh, bình luận)
 Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: trong văn học, trong đời sống thực tiễn (chủ yếu là
đời sống thực tiễn).
Bước 2: Lập dàn ý
a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận
b. Thân bài:
 Khái niệm và bản chất của hiện tượng (giải thích); mô tả được hiện tượng
 Nêu thực trạng và nguyên nhân (khách quan – chủ quan) của hiện tượng bằng các
thao tác phân tích, chứng minh
 Nêu tác dụng – ý nghĩa (nếu là hiện tượng tích cực; tác hại- hậu quả (nếu là hiện
tượng tiêu cực)
 Giải pháp phát huy (nếu là hiện tượng tích cực); biện pháp khắc phục (nếu hiện
tượng tiêu cực)
c. Kết bài
 Bày tỏ ý kiến của bản thân về hiện tượng xã hội vừa nghị luận
 Rút ra bài học về nhận thức, hành động cho bản thân

Bước 3: Tiến hành viết bài văn


 Triển khai bài viết theo hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng đã xây dựng (theo
dàn ý)
 Một bài nghị luận xã hội thường có yêu cầu về số lượng câu chữ nên cần phân phối
lượng thời gian làm bài sao cho phù hợp, tránh viết dài dòng, sa vào kể lể, giải thích
vấn đề không cần thiết. Trên cơ sở dàn ý, cần luyện cách viết và trình bày sao cho
ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu và có tính thuyết phục cao.
Bước 4: Đọc lại và sửa chữa để hoàn chỉnh bài viết
Gợi ý một số mở bài
HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG CÓ TÁC ĐỘNG XẤU ĐẾN CON NGƯỜI
- Nếu vấn đề thuộc mảng trường học thì mở bài như sau:

Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như:
bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề, bệnh thành tích trong giáo
dục… Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là (…). Đây là một
hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.

- Nếu vấn đề thuộc mảng ngoài trường học thì mở bài như sau:

Xã hội của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức như: tai nạn giao thông, ô
nhiễm môi trường, nạn tham nhũng, bệnh vô cảm… Một trong những vấn đề thách thức
hàng đầu hiện nay đó chính là (…). Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần
lên án và loại bỏ.

HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG CÓ TÁC ĐỘNG TỐT ĐẾN CON NGƯỜI
Việt Nam vốn là một quốc gia yêu chuộng hòa bình và có nhiều truyền thống nhân văn
cao đẹp về lòng yêu thương con người, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, sự đồng cảm sẻ
chia… Một trong những biểu hiện cao đẹp của truyền thống ấy đang được tuổi trẻ ngày
nay phát huy. Đó chính là (…). Đây là một hiện tượng tốt có nhiều ý nghĩa nhân văn cao
đẹp.

DÀN Ý CHUNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

a. Phần mở bài: Cần giới thiệu hiện tượng đời sống phải nghị luận.
b. Phần thân bài:
 Luận điểm 1: Giải thích sơ lược hiện tượng đời sống; làm rõ những hình ảnh, từ
ngữ, khái niệm trong đề bài.
 Luận điểm 2: Nêu rõ thực trạng các biểu hiện và ảnh hưởng của hiện tượng đời
sống; thực tế vấn đề đang diễn ra như thế nào, có ảnh hưởng ra sao đối với đời sống,
thái độ của xã hội đối với vấn đề. Chú ý liên hệ với thực tế địa phương để đưa ra
những dẫn chứng sắc bén, thuyết phục từ đó làm nổi bật tính cấp thiết phải giải
quyết vấn đề.
 Luận điểm 3: Lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống, đưa ra các nguyên
nhân nảy sinh vấn đề, các nguyên nhân từ chủ quan, khách quan, do tự nhiên, do
con người.
 Luận điểm 4: Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đời sống (từ nguyên nhân
nảy sinh vấn đề để đề xuất phương hướng giải quyết trước mắt, lâu dài. Chú ý chỉ rõ
những việc cần làm, cách thức thực hiện, đòi hỏi sự phối hợp với những lực lượng
nào).
c. Phần kết bài: Cần khái quát lại vấn đề đang nghị luận, bày tỏ thái độ của bản thân về
hiện tượng đời sống đang nghị luận.
ĐỀ SỐ 1
Viết bài văn ngắn khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng sau:

"Mới đây, dư luận lại xôn xao về một cô thiếu nữ có "khuôn mặt ưa nhìn" đã phô ra trên
Facebook cả một loạt ảnh ngồi ghếch chân trên bia mộ liệt sĩ..." (Theo Nỗi sợ hãi không
muốn "học làm người" - Mục Góc nhìn của nhà thơ Trần Đăng Khoa-Tuổi trẻ và đời
sống, số 152 ngày 14/1/2013)
Phân tích đề
 Yêu cầu về nội dung: Bàn về hiện tượng một thiếu nữ...cho cả thế giới "chiêm
ngưỡng" -> Hiện tượng thể hiện hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, đi ngược lại
truyền thống đạo lí "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc...
 Yêu cầu về thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
 Yêu cầu về phạm vi tư liệu: đời sống xã hội.
Lập dàn ý
a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần bàn.
b. Thân bài:
* Nêu bản chất của hiện tượng - giải thích hiện tượng

 Hiện tượng thể hiện hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, đi ngược lại truyền thống đạo
lí "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc...
* Bàn luận thực trạng, nguyên nhân của hiện tượng bằng các thao tác phân tích, chứng
minh

 Thực trạng: Hiện nay tình trạng một bộ phận thanh, thiếu niên có suy nghĩ và hành
động lệch lạc, có hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, đi ngược lại truyền thống đạo
lí… không ít (dẫn chứng cụ thể từ đời sống, lấy thông tin trên các phương tiện
truyền thông).
- Nguyên nhân:

 Khách quan: thiếu vắng mối quan tâm, sự giáo dục của gia đình và nhà trường.
Những ảnh hưởng của phim ảnh, internet, sự tràn lan của lối sống cá nhân thích làm
nổi, thích gây sốc để nhiều người biết đến,...
 Chủ quan: Nhiều thanh thiếu niên tuy được sinh ra và lớn lên ở môi trường giáo dục
tốt nhưng lại có suy nghĩ và hành động lệch lạc, bởi họ không có ý thức hoàn thiện
mình cũng như tự bồi đắp tâm hồn mình bằng những cách cư xử có văn hóa.
* Hậu quả của hiện tượng:

 Gây xôn xao, bất bình trong dư luận, làm tổn thương, xúc phạm đến những giá trị
đạo đức, đi ngược lại truyền thống đạo lí tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn"..., tác
động không tốt đến giới trẻ
 Bản thân người trong cuộc phải gánh chịu những lên án, bất bình của dư luận xã
hội...
* Giải pháp khắc phục:

 Nâng cao nhận thức ở giới trẻ: nhà trường và đoàn thanh niên cần thường xuyên tổ
chức các diễn đàn để tuyên truyền, giáo dục thanh niên về lối sống đẹp và giữ gìn
truyền thống "Uống nước nhớ nguồn".
 Những hình ảnh phản cảm trên cần được dư luận phê phán quyết liệt, gia đình và
nhà trường phải nghiêm khắc, nhắc nhở,...
(Lưu ý cần đưa dẫn chứng thực tế để chứng minh)

c. Kết bài: Bày tỏ ý kiến riêng về hiện tượng xã hội vừa nghị luận.
 Thấy rõ sự cần thiết phải tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức,
văn hóa, đặc biệt là đạo lí "Uống nước nhớ nguồn".
 Kiên quyết lên án và ngăn chặn những biểu hiện của lối sống vô cảm, thiếu văn hóa
để xã hội lành mạnh, tiến bộ hơn.

ĐỀ SỐ 2
"Trong thế gian này chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu
mà còn là sự im lặng đáng sợ của những người tốt" (M.L.King)
Anh/ chị hãy viết bài văn ngắn khoảng 600 từ bày tỏ suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

Phân tích đề
 Yêu cầu về nội dung: Bàn về sự đau đớn, thất vọng do lời nói và hành động của kẻ
xấu không lớn bằng việc những người tốt không có bất cứ phản ứng gì trước những
việc làm của kẻ xấu-bệnh cô cảm.
 Yêu cầu về thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
 Yêu cầu về phạm vi tư liệu: đời sống xã hội.
Lập dàn ý
a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần bàn:
 Sự đau đớn, thất vọng do lời nói và hành động của kẻ xấu không lớn bằng việc
những người tốt không có bất cứ phản ứng gì trước những việc làm của kẻ xấu và
căn bệnh cô cảm.
b. Thân bài:
* Nêu bản chất của hiện tượng - giải thích hiện tượng

 Cuộc sống là tổng hòa các mối quan hệ xã hội nên luôn luôn tồn tại hai loại người:
xấu và tốt. Vì thế, ta thấy đau lòng vì hàng ngày, hàng giờ vẫn có những nhiều đáng
tiếc xảy ra, chà đạp lên các giá trị
 Sự im lặng của người tốt là sự im lặng đáng sợ vì đó là phản ứng bất bình thường
của người người mà từ trước đến nay ta trân trọng -> bệnh vô cảm
-> Đây là lời cảnh báo nghiêm khắc về sự băng hoại các giá trị đạo đức trong xã hội hiện
nay. Ý kiến này khẳng định: sự đau đớn, thất vọng do lời nói và hành động của kẻ xấu
không lớn bằng việc những người tốt không có bất cứ phản ứng gì trước những việc làm
của kẻ xấu.

* Bàn luận thực trạng, nguyên nhân của hiện tượng bằng các thao tác phân tích, chứng
minh

- Thực trạng: hiện tượng khá phổ biến trong xã hội + lời nói, hành động của những kẻ xấu
(d/c)

 Sự im lặng đáng sợ của những người tốt - bệnh thờ ơ, vô cảm


- Nguyên nhân của hiện tượng:

 Những kẻ xấu, những kẻ kém đạo đức. Chúng làm nhiều việc trái với chuẩn mực
đạo đức xã hội chỉ mong vụ lợi cho bản thân, không nghĩ đến người khác, không
quan tâm tới tập thể (d/c)
 Trước những bất công, vô lí, điều xấu xa đang xảy ra, trước nỗi đau của người
khác… người vô cảm không có phản ứng gì bởi vì họ đã không dám lên tiếng,
không dám đấu tranh để cho cuộc sống này tốt đẹp hơn.
 Tại sao họ im lặng? Vì họ thấy bất lực. Họ thấy cô độc. Họ mất niềm tin...
* Hậu quả của hiện tượng:

 Lời nói, hành động của kẻ xấu, sự thờ ơ vô cảm làm cho xã hội trở nên bất ổn, con
người mất hết niềm tin vào những điều tốt đẹp (d/c)
* Giải pháp khắc phục:

 Nâng cao nhận thức ở giới trẻ: nhà trường và đoàn thanh niên …cần thường xuyên
tổ chức các diễn đàn để tuyên truyền, giáo dục thanh niên về lối sống đẹp
 Cần phê phán quyết liệt và nghiêm khắc nhắc nhở những cá nhân có hành vi xấu, vô
cảm
c. Kết bài:
 Phải nhận thức rõ những việc làm tốt – xấu xung quanh cuộc sống của mình. Không
làm ngơ trước cái xấu, cái ác, không có thái độ sống thờ ơ, vô cảm
 Ủng hộ việc làm của những người tốt, có ý thức bảo vệ người khác để xã hội ngày
một tốt đẹp hơn.
ĐỀ SỐ 3
“Trong quyển lưu bút cuối năm học, học sinh viết: “Nhưng mìn hứa sẽ mãi lè bẹn thân
đeng wên teo dzà mái trừng iu zấu nì nha”. Xin tạm dịch: “Nhưng mình hứa sẽ mãi là
bạn thân, đừng quên tao và mái trường yêu dấu này nha”. Và đây nữa: “Gửi mail nhớ
thim cái đuôi @ da heo chấm cơm nha, mi u bit ko, năm nay lại ko được học chung dzới
nhau gùi”. Tạm dịch là: “Gửi mail nhớ thêm cái đuôi da heo chấm cơm nha, mấy bạn
biết không, năm nay lại không được học chung với nhau rồi”.
Phần chữ in đậm trong đoạn văn trên là những câu trích trong cuốn lưu bút của học sinh
lớp 8 một trường chuyên Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh”.

(Trích Ngôn ngữ chat - Việt Báo - 18/5/2006 - Tác giả Ngọc Mai)
Hiện nay, trong sinh hoạt và học tập, một bộ phận lớp trẻ có thói quen sử dụng tiếng lóng
trên mạng, còn gọi là “ngôn ngữ chat”, “ngôn ngữ SMS”, “ngôn ngữ @”,… như trong
đoạn trích trên. Anh (chị) hãy viết bài văn ngắn khoảng 600 từ bày tỏ ý kiến của mình về
việc này.

Phân tích đề
 Yêu cầu về nội dung: Bàn về thói quen sử dụng tiếng lóng trên mạng, còn gọi là
“ngôn ngữ chat”, “ngôn ngữ SMS”, “ngôn ngữ @”,…
 Yêu cầu về thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
 Yêu cầu về phạm vi tư liệu: đời sống xã hội.
Lập dàn ý
a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần bàn.
b. Thân bài
* Nêu bản chất của hiện tượng - giải thích hiện tượng

 Tiếng lóng trên mạng, ngôn ngữ chat, ngôn ngữ SMS, ngôn ngữ @.... là tên gọi
chung của hình thức chữ viết dùng để tán gẫu trên mạng thông qua máy vi tính hoặc
điện thoại di động.
 Do sử dụng bàn phím máy tính và bàn phím điện thoại di động có một số bất tiện
khi viết tiếng Việt, nên ban đầu có một số người nhất là giới trẻ có một sáng kiến
viết tắt một cách tùy tiện cho nhanh.
* Bàn luận thực trạng, nguyên nhân của hiện tượng bằng các thao tác phân tích, chứng
minh

- Thực trạng:

 Lúc đầu xuất hiện trên mạng trên điện thoại, chat trên máy tính, nay lan dần sang
các lĩnh vực khác như nói, viết các loại văn bản khác nhau trong sinh hoạt và học
tập.
 Lớp trẻ mắc phải nhiều nhất. Nguy hiểm hơn, căn bệnh này là căn bệnh mới trong
học đường và lây lan rất mạnh. Nhiều thầy cô, nhiều phụ huynh, nhiều Sở giáo
dục đã lên tiếng về việc này trên các phương tiện thông tin..
 Hiện tượng này lan dần theo thời gian. Đến nay, trở thành một thói quen trong một
bộ phận không nhỏ của lớp trẻ hiện nay.
- Nguyên nhân của hiện tượng trên

 Do tiết kiệm thời gian khi "chat" mạng


 Do tuổi trẻ nhạy bén với cái mới và muốn có một thế giới riêng, hoặc muốn tự
khẳng định mình hoặc nũng nịu với bạn bè và người thân cho vui
 Do tuổi trẻ vô tư, vô tình không thấy hết tác hại của hiện tượng trên…
* Hậu quả của hiện tượng trên:

 Tạo nên một thói quen nói và viết chệch chuẩn, làm mất đi sự trong sáng, giàu đẹp
của tiếng Việt, hủy hoại giá trị truyền thống.
 Ảnh hưởng đến tư duy, ảnh hưởng đến tâm lí của lớp trẻ. Đó là thói xấu nói năng, tư
duy một cách tùy tiện, cẩu thả…
* Cách khắc phục hiện tượng trên

 Vì đây là một hiện tượng xã hội phát sinh từ cuộc sống cho nên không thể tẩy chay
một cách máy móc một chiều, tránh cách xử lí cực đoan.
 Giải thích thuyết phục lớp trẻ thấy được rằng sự vô tình của mình có thể gây nên
một tác hại khó lường.
 Tiếp thu có chọn lọc hiện tượng này và sử dụng đúng lúc đúng chỗ không được sử
dụng tràn lan trong sinh hoạt và học tập.
c. Kết bài:
 Không đồng tình với những hành vi trên
 Cẩn thận trọng khi tiếp xúc với những hiện tượng mới phát sinh trong cuộc sống
hiện đại. Nhất là khi những hiện tượng này mâu thuẫn với những giá trị truyền
thống tốt đẹp từ ngàn đời.
 Vì vậy, yêu cầu phải có cách ứng xử phù hợp với tính chất của từng hiện tượng để
tiếp thu những cái mới mẻ, nhưng cũng không hủy hoại những giá trị truyền thống.
ĐỀ SỐ 4
Trong một bài viết trên báo, có một bạn trẻ tâm sự:

"Tôi ưa nói, ưa tranh luận, nhưng khi tôi 17 tuổi nếu tôi giơ tay phát biểu trước lớp về
một vấn đề không đồng ý với quan điểm của thầy cô, tôi bị dòm ngó, tẩy chay, cười mỉa...
Hình như ở Việt Nam, người ta rất khó chấp nhận chuyện người nhỏ hơn mình "sửa sai"
hay tranh luận thẳng thắn với người lớn" (Đặng Anh Sống đúng là chính mình, trang
web: tuoitre.vn ngày 9/9/2013).
Từ góc độ của một người trẻ, anh/chị hãy viết bài văn ngắn khoảng 600 từ cho biết suy
nghĩ của mình về ý kiến trên.

Phân tích đề
 Yêu cầu về nội dung: Ý kiến trên nêu lên một thực tế khá phổ biến trong xã hội Việt
Nam: những người trẻ tuổi có tư duy độc lập, khi vượt qua rào cản tuổi tác có chủ
kiến cá nhân thường phải đối mặt với cái nhìn và đánh giá mang tính định kiến của
cộng đồng xã hội.
 Yêu cầu về thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
 Yêu cầu về phạm vi tư liệu: đời sống xã hội.
Lập dàn ý
a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần bàn.
b. Thân bài:
* Nêu bản chất của hiện tượng - giải thích hiện tượng

 Ý kiến trên nêu lên một thực tế khá phổ biến trong xã hội Việt Nam: những người
trẻ tuổi có tư duy độc lập, khi vượt qua rào cản tuổi tác có chủ kiến cá nhân thường
phải đối mặt với cái nhìn và đánh giá mang tính định kiến của cộng đồng xã hội
 Từ đấy, chính bản thân người trẻ cũng dễ mang tâm lí kém tự tin, luôn có thái độ rụt
rè, thụ động khi bộc lộ chủ kiến, thậm chí không bao giờ nói ra suy nghĩ của mình
trước đám đông
* Bàn luận thực trạng, nguyên nhân của hiện tượng bằng các thao tác phân tích, chứng
minh

- Lí giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng

 Xã hội Việt Nam vốn có truyền thống "kính lão đắc thọ", người trẻ tuổi phải luôn
lắng nghe và tôn trọng người lớn tuổi hơn để học tập kinh nghiệm sống. Nề nếp này
được duy trì trong các môi trường sinh hoạt khác nhau của người Việt, từ cấp độ gia
đình, nhà trường đến phạm vi toàn xã hội.
 Nhìn chung trong xã hội Á Đông nói chung và xã hội Việt Nam nói riêng, con
người có khuynh hướng sống khép mình, giấu cái tôi cá nhân đi chứ không chủ
động bộc phát cái tôi mạnh mẽ như người phương Tây. Vì vậy, người Việt Nam có
tâm lí ngại nói lên suy nghĩ riêng trước đám đông, đặc biệt là người trẻ tuổi.
- Thực trạng của hiện tượng:

 Hiện tượng được đề cập là hiện tượng khá phổ biến trong trường học của Việt Nam.
Với lối giảng dạy truyền thống và nếp sống của cộng đồng, học sinh của nước ta khá
thụ Động trong học tập, gần như chỉ tiếp thu kiến thức một chiều và ít khi đặt ra câu
hỏi hay đưa ra những suy nghĩ đi ngược lại với điều được dạy. Tuy nhiên, cũng có
một số học sinh dám bộc lộ chủ kiến của mình thì lại ít được gv khuyến khích, thậm
chí còn bị bác bỏ, bị phủ nhận.
 Ở cấp độ xã hội, hiện tượng này cũng xuất hiện rất nhiều. Người trẻ tuổi thường bị
nhìn nhận là "trẻ người non dạ", "ngựa non háu đá", "trứng khôn hơn vịt". Vì vậy,
đa phần người trẻ, những người giàu sức sống, sự năng động, sáng tạo trong tư duy
và hành động nhất lại trở thành những cỗ máy câm lặng, ít dám bộc lộ bản thân.
- Giải pháp khắc phục hiện tượng
 Bộc lộ chủ kiến là một hành động tích cực, cần được khuyến khích và người trẻ
cũng cần có ý thức về cách thức và thái độ khi thể hiện chủ kiến của mình: thẳng
thắn, bộc trực, mạnh mẽ, biết bảo vệ ý kiến riêng nhưng không được kiêu căng, thất
lễ với người khác.
 Về phía những người lớn tuổi, những bậc tiền nhân và cả cộng đồng cần có cái nhìn
rộng mở hơn với người trẻ, biết lắng nghe, chia sẻ và trao đổi ý kiến với họ, đồng
thời đánh giá và nhìn nhận đúng mức sự đóng góp của người trẻ chứ không nên có
thái độ "dòm ngó, tẩy chay, cười mỉa" làm ảnh hưởng đến tinh thần và tâm lý của
thế hệ trẻ;
 Cần động viên và khuyến khích thế hệ trẻ biết sống chủ động, sống sáng tạo và bộc
lộ mình hơn để góp phần thay đổi cuộc sống theo hướng tích cực.
c. Kết bài:
 Không đồng tình trước thói quen kì thị của một số người lớn tuổi trước chính kiến
của những người trẻ tuổi hơn
 Nâng cao trình độ, suy nghĩ thấu đáo...-> dám bộc lộ chủ kiến của mình đồng thời
tôn trọng ý kiến của người trẻ như mình.
 Cần phải phân biệt giữa thái độ bộc lộ suy nghĩ của cá nhân để trao đổi, tranh luận
với người khác với thái độ chống đối, thiếu tôn trọng, thậm chí xấc xược, hỗn láo
với người lớn tuổi ở những người trẻ.
 Khẳng định: Vấn đề tác giả Đặng Anh đặt ra là một vấn đề đáng suy nghĩ và có giá
trị không chỉ đối với người trẻ mà đối với cả cộng đồng.
ĐỀ SỐ 5
Viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày ý kiến của anh/chị về nạn bạo hành
trong xã hội.
Dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu về vấn nạn bạo hành trong xã hội
b. Thân bài:
* Nêu bản chất của hiện tượng - giải thích hiện tượng

 Nạn bạo hành: sự hành hạ, xúc phạm người khác một cách thô bạo, làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần của người khác, đang trở thành phổ biến hiện
nay.
 Nạn bạo hành: thể hiện ở nhiều góc độ, nhiều phương diện của đời sống xã hội. Nạn
bạo hành diễn ra trong: gia đình, trường học, công sở…
* Bàn luận thực trạng, nguyên nhân của hiện tượng bằng các thao tác phân tích,
chứng minh

 Hiện tượng khá phổ biến trong xã hội (d/c)


 Do bản tính hung hăng, thiếu kiềm chế của một số người.
 Do ảnh hưởng của phim ảnh mang tính bạo lực (nhất là đối với tầng lớp thanh thiếu
niên).
 Do áp lực cuộc sống.
 Do sự thiếu kiên quyết trong cách xử lí nạn bạo hành.
* Tác hại của hiện tượng.

 Làm tổn hại đến sức khỏe, tinh thần của con người
 Làm ảnh hưởng đến tâm lí, sự phát triển nhân cách, đặc biệt là tuổi trẻ
* Đề xuất giải pháp.

 Cần lên án đối với nạn bạo hành.


 Cần xử lí nghiêm khắc hơn với những người trực tiếp thực hiện hành vi bạo hành.
 Cần quan tâm, giúp đỡ kịp thời đối với nạn nhân của bạo hành.
c. Kết bài:
 Lên án hiện tượng
 Bài học nhận thức và hành động của bản thân

ĐỀ SỐ 6
Đề bài: Đồng cảm và sẻ chia là một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay. Hãy viết một bài
văn ngắn trình bày ý kiến của anh (chị) về nếp sống ấy.
Bước 1: Miêu tả hiện tượng.
 Đồng cảm: Là biết rung cảm trước những buồn, vui của người khác, hiểu và cảm
thông với những gì đang diễn ra xung quanh cuộc đời mình, luôn đặt mình trong
hoàn cảnh của mọi người để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ quan tâm của
mình.
 Sẻ chia: Cùng người khác sẻ chia niềm vui, nỗi buồn, sẵn sàng có mặt khi người
khác cần. Không tỏ thái độ thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác cũng như
không ganh ghét, đố kị, nhạo báng vinh quang, niềm vui của họ.
 Đồng cảm, sẻ chia là nếp sống đẹp, là lối sống được coi trọng trong xã hội ta hiện
nay.
Bước 2: Nguyên nhân của hiện tượng.
 Lối sống đồng cảm, sẻ chia bắt nguồn từ truyền thống nhân ái của dân tộc ta: : “Lá
lành đùm lá rách”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”…
 Xã hội ngày càng phát triển, nhiều lối sống hiện đại được du nhập vào nước ta
nhưng nhân dân ta vẫn giữ được lối sống đồng cảm, sẻ chia.
Bước 3: Tác dụng của lối sống.
 Làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn.
 Làm cho một dân tộc, một đất nước trở nên vững mạnh.
 Phê phán lối sống ích kỷ, vô cảm do bị cuốn theo những tham vọng vật chất của
nhiều người trong xã hội hiện nay.
Bước 4: Liên hệ bản thân
 Phải biết sống đồng cảm, sẻ chia không chỉ trong suy nghĩ, tình cảm mà phải hành
động thực tế.
 Có tinh thần giúp đỡ, hi sinh cho những người xung quanh mình.
THUYẾT MINH VỀ BUỔI LỄ CHÀO CỜ Ở TRƯỜNG EM
Đối với mỗi người chắc hẳn đều có những kỉ niệm không thể nào quên được. Đó có thể
chỉ là những kỉ niệm rất thân thương nhưng đôi khi cũng chỉ là những kỉ niệm về một tiết
học nào đó hay đó là buổi khai giảng đầu tiên. Tôi cũng có những kỉ niệm như thế nhưng
đối với tôi kỉ niệm về buổi chào cờ đầu tiên khi tôi mới bước vào lớp sáu luôn để lại trong
tôi những ấn tượng mà tôi không thể nào quên được. Đó là một buổi sáng thứ hai đầu
tuần, khí trời hôm nay khiến cho tôi cảm thấy rất thoải mái. Mẹ gọi tôi dậy sớm hơn mọi
ngày bởi đây là buổi chào cờ đầu tiên mà tôi được tham dự nên tôi sẽ phải chuẩn bị khá
nhiều thứ đây. Tôi dậy sớm đánh răng rửa mặt ăn nhanh chiếc bánh mì chuẩn bị lại sách
vở đồ dùng và quần áo để chuẩn bị cho buổi chào cờ. Tôi đến lớp chuẩn bị một số thứ như
ghế và mũ rồi đến đúng bảy giờ mười lăm phút tiếng trống rộn ràng báo hiệu buổi chào cờ
đã đến. Lúc bấy giờ tất cả các học sinh từ tất cả các lớp ùa ra như bầy chim vỡ tổ từ tất cả
các hành lang. Lúc bấy giờ tôi mới để ý chỗ khán đài của trường từ bao giờ đã được các
anh chị khóa trên trang trí và bày bàn ghế ra thật nhanh chóng. Hai hàng ghế gỗ mỗi hàng
có hai dãy được kê rất ngay ngắn và cẩn thận phía hai bên của khán đài để lộ ra một
không gian ở giữa rất rộng để một chiếc míc đứng ở đó và một chiếc bàn khá cao ở đó
được trải một tấm vải đỏ lên ,phía trên để tượng Bác rất trang nghiêm nhưng cũng rất đẹp.
Dưới sân tất cả các bạn xếp thành những hàng ghế thẳng tắp lớp nào ra lớp đấy trông rất
đẹp. Vì chưa quen nên cô giáo chủ nhiệm phải xuống dưới chỗ chúng tôi chỉ cho chúng
tôi về vị trí xếp và thứ tự hàng như nào cho đúng. Các anh chị lớp trên do đã quen nên xếp
khá nhanh các anh chị chỉ xếp một loáng là đã xong rồi. Cuối cùng công tác chuẩn bị
cũng đã xong chúng tôi đã xếp được thành các hàng ngay ngắn còn trên phía khán đài các
thầy cô giáo đã ra hết để chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ đầu tuần. Chị liên đội trưởng với
dáng vẻ nhanh nhẹn hô cho chúng tôi làm lễ chào cờ. Chị không cao nhưng cũng không
lớn nhưng giọng nói của chị khiến cho chúng tôi nghiêm trang làm theo lời chị. Chị hô to
“Chào cờ! Chào” tiếng hô của chị thật dõng dạc. Tức thì chúng tôi ai nấy đều đưa tay lên
chỗ thái dương mắt nhìn cờ. Không biết các bạn có như tôi không nhưng đối với tôi mỗi
lần nhìn lên lá cờ đỏ thắm ấy đều mang lại cho tôi rất nhiều những cảm xúc đặc biệt lắm.
Tiếp đó là phần hát bài “Quốc ca” và “Đội ca”. Tất cả các bạn hát rất to và đều. Sau khi
câu hát cuối cùng được vang lên, bạn liên đội trưởng hô to khẩu hiệu: “Vì Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng”, học sinh toàn trường cùng hô theo:
“Sẵn sàng”. Sau đó thầy cô và các bạn ngồi xuống, nghe cô tổng phụ trách nhận xét về
nền nếp, hoạt đông đội của toàn trường trong tuần qua và đọc điểm thi đua của mỗi lớp
trong tuần, tuyên dương những lớp có thành tích xuất sắc và đưa ra hình thức kỉ luật với
những cá nhân hoặc tập thể vi phạm nội quy của nhà trường. Những lúc như thế toàn
trường đều ngồi im phăng phắc lắng nghe. Thật may là tuần này chúng tôi không vi phạm
lỗi nào nên được nhà trường tuyên dương nữa. Chúng tôi đứa nào đứa đấy đều vui và
phấn khởi lắm tự hứa với mình phải cố gắng hơn nữa để được cô tuyên dương. Đôi khi cô
đang nói nhưng có một nhóm bạn lớp bên chúng tôi mất trật tự liền bị cô nhắc nhở ngay.
Nghe chừng các bạn ấy sợ lắm chẳng thế mà mấy bạn đó ngồi im phăng phắc không dám
nói gì. Thấy thế anh sao đỏ lớp đó cũng nhanh chóng ghi khuyết điểm lớp đó vào , Thế là
mới đầu tuần lớp bên chúng tôi đã bị khuyết điểm rồi các bạn phải cố gắng nhiều đây. Sau
phần nhận xét của cô chúng tôi về lớp để tiếp tục tiết học tiếp theo. Riêng lớp trực tuần
phải ở lại để thu dọn lại bàn ghế. Những buổi chào cờ như thế luôn để lại trong tôi rất
nhiều ấn tượng, Sau mỗi buổi chào cờ dường như tôi thấy phấn trấn hơn sảng khoái hơn
và sẵn sàng cho những giờ học sau đó.

THUYẾT MINH TẢ BUỔI LỄ CHÀO CỜ

Vào mỗi sáng thứ hai hàng tuần, trường em đều tổ chức một buổi lễ chào cờ. Em rất thích
lễ chào cờ này bởi sau mỗi buổi lễ, em thấy như có thêm nhiều năng lượng để bắt đầu một
tuần học mới.
Sáng thứ hai là sáng đầu tiên của một tuần học và bởi cần chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ
nên chúng em phải đến sớm hơn những ngày khác. Đúng bảy giờ kém mười chúng em đã
có mặt tại trường để chuẩn bị ghế và xếp hàng ngay ngắn đợi hồi sống vào lớp vang lên
cũng là lúc buổi lễ chào cờ bắt đầu. Thường khi trời mưa thì giờ chào cờ sẽ được hoãn lại
còn những hôm trời đẹp, buổi lễ được tổ chức trong niềm hân hoan của cả thiên nhiên và
con người.
Chúng em ngồi dưới sân trường với những hàng được xếp ngay ngắn khiến cho cả sân
trường phủ một màu trắng áo học trò và phấp phới khăn quàng đỏ trên vai. Mở đầu buổi
lễ là khẩu lệnh: “Chỉnh đốn trang phục, chuẩn bị làm lễ chào cờ” được bạn liên đội trưởng
hô vang dõng dạc sau lời nhắc nhở mọi người đứng đúng đội hình đội ngũ. Tiếng nhạc
hùng tráng vang lên và chúng em bắt đầu hát quốc ca tay phải đưa ngang thái dương và
đôi mắt luôn hướng về phía lá cờ tổ quốc đỏ tươi đang bay phấp phới trong gió.
Giây phút ấy trong em chỉ còn lại niềm tự hào và tình cảm không tên dội lên trong lòng về
tổ quốc thân yêu. Những lúc ấy em có cảm giác như không chỉ có con người mà ngay cả
lùm cây, ghế đá, lớp học cũng đang chìm vào không gian nghiêm trang ấy. Thời gian làm
lễ rất nhanh trôi qua và phần thứ hai của buổi lễ cũng quan trọng không kém, phần tổng
kết những ưu khuyết điểm trong suốt một tuần học đã qua. Khi ấy là lúc em có thể ngắm
toàn cảnh trường mình trong buổi lễ.
Toàn cảnh sân trường bao trùm một không khí trang nghiêm nhưng không ngột ngạt mà
rất dễ chịu. Những cá nhân, tập thể được biểu dương thì phấn khích reo hò, có thêm động
lực để phấn đấu và phát huy, còn những lớp bị phê bình lấy đó làm lời nhắc nhở để sửa
chữa. Em để ý thấy ngay cả những người bạn học bình thường rất nghịch ngợm thì đều
trở nên vô cùng ngoan ngoãn, dễ mến trong những buổi chào cờ như vậy. Các bạn không
hay chạy nhảy nô nghịch như mọi ngày mà ngồi rất nghiêm chỉnh lắng nghe những điều
cô tổng phụ trách phổ biến trên sân khấu.
Buổi lễ chào cờ kết thúc luôn trong sự hân hoan trên từng nét mặt của mỗi học sinh và khi
ấy, em cảm thấy mình như vừa được tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho một tuần học với
nhiều những điều mới mẻ và thú vị đang chờ đón.

You might also like