You are on page 1of 9

Đề bài

I. ĐỌC – HIỂU (5,0 điểm)


Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:
Quán rằng: “Kinh sử đã từng,
Coi rồi lại khiến lòng hằng xót xa.
Hỏi thời ta phải nói ra,
Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”.
Tiên rằng: “Trong đục chưa tường,
Chẳng hay thương ghét, ghét thương lẽ nào?”
Quán rằng: “Ghét việc tầm phào,
Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm.
Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm,
Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.
Ghét đời U, Lệ đa đoan,
Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần.
Ghét đời Ngũ bá phân vân,
Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn.
Ghét đời thúc quý phân băng,
Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân.
Thương là thương đức thánh nhân,
Khi nơi Tống, Vệ lúc Trần, lúc Khuông.
Thương thầy Nhan Tử dở dang,
Ba mươi mốt tuổi tách đàng công danh.
Thương ông Gia Cát tài lành,
Gặp cơn Hán mạt đã đành phui pha.
Thương thầy Đồng Tử cao xa,
Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.
Thương người Nguyên Lượng ngùi ngùi,
Lỡ bề giúp nước lại lui về cày.
Thương ông Hàn Dũ chẳng may,
Sớm dâng lời biểu, tối đày đi xa.
Thương thầy Liêm, Lạc đã ra,
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân.
Xem qua kinh sử mấy lần,
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương”.
( Lẽ ghét thương, trích truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu- SGK Ngữ
văn 11 tập 1, NXBGD, 2006)
Hãy đọc văn bản trên và thực hiện những yêu cầu sau đây:
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên?
Câu 2. Văn bản đã kết hợp 2 yếu tố gì trong đặc trưng thể loại Truyện thơ? 0.5đ
Câu 3. Nội dung chính của đoạn trích trên? 0,5đ
Câu 4. Ông Quán Ghét những ai, tại sao ông lại ghét họ ? 1đ
Câu 5. Ông quán thương những ai, ông thương họ vì điều gì.?
Câu 6. Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng nghệ thuật của hai câu thơ
sau
Quán rằng: “Ghét việc tầm phào,
Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm.
Câu 7. Em có đồng tình với ông Quán: Vì chưng hay ghét, cũng lag hay thương
không?
Câu 8. Đoại trích trên giúp em hiểu nội dung tư tưởng nào của tác giả Nguyễn
Đình Chiểu thông qua nhân vật ông Quán.
II. LÀM VĂN (5,0 điểm)
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận bày tỏ quan điểm về việc tránh xa thói
hư tật xấu để cuộc sống ta tốt đẹp hơn
Hướng dẫn đáp án chi tiết
Phầ Câ Nội dung Điểm
n u
I ĐỌC HIỂU 5,0
1 Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản: Lục bát 0,5
Hướng dẫn chấm:
Trả lời như đáp án: 0,5 điểm
2 Câu 2. Văn bản đã kết hợp 2 yếu tố gì trong đặc trưng thể loại 0,5
Truyện thơ: Tự sự và trữ tình - truyện và thơ
Hướng dẫn chấm:
Trả lời như đáp án: 0,5 điểm
3 Câu 3. Nội dung chính của đoạn trích: Trong đoạn trích “Lẽ ghét 0,5
thương”, Nguyễn Đình Chiểu đề cập đến mối quan hệ giữa “ghét”
và “thương”, thực ra là hai mặt đối lập mà thống nhất trong tình
cảm của con người.
Hướng dẫn chấm:
Trả lời như đáp án: 0,5 điểm
4 Câu 4. Ông Quán Ghét những ai: Kiệt Trụ, U lệ, Ngũ Bá, Thúc 0,5
Quý, tại vì những kẻ đó làm nhân dân chịu khổ, đi ngược với
quyền lợi của nhân dân
Hướng dẫn chấm:
Trả lời như đáp án: 0,5 điểm
5 Câu 5. Ông quán thương: Khổng Tử, Nhan Tử, Gia Cát Lượng,thầy 0,5
Đồng Tử, Nguyên Lượng, Hàn Dũ, thầy Liêm, Lạc; ông thương
họ vì Họ là những người có tài đức có chí muốn hành đạo giúp đời,
giúp dân nhưng đều không được sở nguyện.
Hướng dẫn chấm:
Trả lời như đáp án: 0,5 điểm
6 Câu 6. Xác định biện pháp tu từ: Liệt kê nhằm nhấn mạnh cảm xúc 0.75
mãnh liệt với những điều ông Quán ghét
Hướng dẫn chấm:
Trả lời được đầy đủ như đáp án: 0,5 điểm
7 Câu 7. Tình cảm yêu ghét rõ ràng dứt khoát, mãnh liệt, thương ghét 0.75
đều chân thành.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1.0 điểm.
- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt:
0,75
- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt lủng củng :
0,5
- Học sinh trả lời không đúng nội dung hoặc không trả lời : 0,0
điểm.
8 HS cần nêu rõ những suy nghĩ của cá nhân về nội dung câu nói. 1,0
Sau đây là gợi ý:
- Câu nói khẳng định: mối quan hệ giữa “ghét” và “thương”, thực
ra là hai mặt đối lập mà thống nhất trong tình cảm của con người.
Vì thương mà ghét
- Suy nghĩ của bản thân:
+ Nhận thức được sự tác động của hoàn cảnh đến sự hình thành,
phát triển, hoàn thiện tính cách con người
+ Có thái độ ứng xử phù hợp, nhân văn và biết sống bản lĩnh, vượt
lên hoàn cảnh, sống có ý nghĩa,…
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1.0 điểm.
- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt:
0,75
- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt lủng củng :
0,5
- Học sinh trả lời không đúng nội dung hoặc không trả lời : 0,0
điểm.
II VIẾT 5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.5
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài
khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0.5
bày tỏ quan điểm về việc tránh xa thói hư tật xấu để cuộc
sống ta tốt đẹp hơn
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 3.5
HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn
chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các
yêu cầu sau:
1. Mở bài: Nêu vấn đề cần bàn luận, hướng bàn luận và
ý nghĩa chung của việc bàn luận về vấn đề
Việc đấu tranh với những cái xấu xa đê bảo vệ những điều
tốt đẹp là hướng gớp phần hình thành nên lối sống tích cực trong
xã hội hiện đại
2. Thân bài:
* Miêu tả khái quát hoàn cảnh đời sống nảy sinh vấn đề
- Con người nếu không có bản lĩnh dễ bị lôi kéo, tác động
bởi những điều xấu trong xã hội
- Tránh những thói hư tật xấu là hình thành lối sống tích cự
trong xã hội hiện đại
* Phân tích lần lượt từng khía cạnh của vấn đề theo trình
tự từ hẹp đến rộng hoặc từ rộng đến hẹp với những lí lẽ và
bằng chứng phù hợp.
- Thói hư tật xấu: Những thói quen xấu, hành động xấu, việc
làm ản hưởng đến sức khỏe, thể chất và tinh thần của con người.
Thói hư tật xấu là mặt trái của xã hội, không phù hợp với thuần
phong mỹ tục, truyền thống tốt đẹp của đất nước, thiếu văn hóa và
thô lỗ.
- Những thói hư tật xấu biểu hiện cụ thể ở việc trộm cắp, hút
thuốc, tiêm chích ma túy, chơi game, thất học, thô lỗ với cha mẹ và
những người xung quanh, chửi bới.
-Thói hư tật xấu khiến con người mất đi bản chất vốn có,
làm những hành vi sai trái không được xã hội chấp nhận, đánh mất
nhiều cơ hội quý giá trong cuộc sống. Tệ hơn nữa là bị xã hội kỳ
thị.
- Vậy để tránh mắc phải những thói hư tật xấu Mỗi người
cần rèn luyện có ý thức, tránh những thói quen xấu và xây dựng lối
sống lành mạnh, tốt đẹp
- Xác định đâu là tác nhân gây nên những thói xấu
- Biết học tập noi gương những con người giàu lòng nhân ái,
biết sống vì mọi người.
- Có nhận thức đúng đắn có niềm tin vào con người vào lòng
tốt, biết sửa đổi bản thân mình khi có lỗi lầm trong lối sống
- Các thế hệ trong gia đình phải biết quan tâm lẫn nhau, từ
đó giáo dục, xây dựng lối sống yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn
nhau
- Tạo điều kiện cho lớp trẻ sống rèn luyện theo chuẩn mực
của xã hội, luôn luôn quan tâm giúp đỡ họ để họ sống tốt hơn, thân
ái trong xã hội mới
* Làm rõ sự cần thiết phải nhận thức đầy đủ về vấn đề.
- Cuộc sống trở nên tươi đẹp và xã hội thịnh vượng hơn
- Con người ngày càng hoàn thiện bản thân, có được nhiều
cơ hội thành công
- Tạo những mối quan hệ tốt đẹp trong gia điình
* Nêu trải nghiệm của bản thân với vấn đề được bàn
luận
- Bản thân đã từng rơi vào hoàn cảnh nào
- Sự lựa chọn của bản thân lúc đó là gì
- ý nghĩa và kết quả cho sự lựa chọn đó
* Bàn luận vấn đề từ góc nhìn trái chiều
- Thực tế trong cuộc sống có rất nhiều người có bản lĩnh tuy
sống trong môi trường đầy cám dỗ nhưng vẫn không bị nhiểm phải
thới xấu
- Những người thậm chí biết rõ hậu quả vẫn bất chấp để
dấnthân vào những thói xấu
3. Kết bài: Rút ra ý nghĩa của việc bàn luận vấn đề.
- Biết tránh phải những thói hư tật xấu là mang đến cho bản
thân lối sống lành mạnh tốt đẹp
- Mang đến những đóng góp tốt đẹp cho xã hội
d. Chính tả, ngữ pháp 0.25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách 0.25
diễn đạt mới mẻ.
Tổn 10.0 10
g
điểm
Bài viết tham khảo
Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, có vô số sự kiện diễn ra mà
chúng ta thường khó phân biệt xem đó là điều tốt hay xấu. Một người có thể
xuất phát từ tốt đẹp hôm nay nhưng trở thành xấu xa ngày mai hoặc sau ngày
kia. Đôi khi, những gì chúng ta cho là tốt có thể hóa ra lại xấu, và ngược lại. Bởi
nếu chúng ta không biết đấu tranh với những cái xấu xa để bảo vệ gìn giữ những
điều tốt đẹp hay chúng ta thỏa hiệp với cái xấu không lên tiếng không bài trừ thì
dần dần sẽ bị những thứ dung tục tầm thường nó lấn át. Nên để cuộc sống ngày
càng trở nên tươi đẹp hơn, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn chỉ cáo cách là
chúng ta hãy hình thành cho mình lối sống tích cực, biết tránh xa những thói hư
tật xấu đề có được cuộc sống tốt đẹp
Khi đất nước đang ngày càng phát triển và hòa nhập với kinh tế thế giới
thì có rất nhiều cơ hội đặt ra. Cần phải biết nắm bắt thời cơ cũng như điều kiện
thuận lợi để phát triển mình. Tuy nhiên bên cạnh đó có rất nhiều thách thức còn
tồn tại,những cám dỗ, có thể dẫn đến phạm phải sai lầm mà nếu chúng ta không
đủ sáng suốt, không tỉnh táo sẽ mắc phải do con người chúng ta thường phạm
phải những thói hư tật xấu, Vậy trước đứng trước sự lựa chọn là thành tựu hay
thất bại trong cuộc sống điều cần thiết của chúng ta trước hết đó là chúng ta hãy
rèn luyện, hình thành cho mình lối sống tích cực: Biết đấu tranh với những thói
xấu để cuộc sống tốt đẹp hơn.
Thói hư tật xấu ở thời đại nào, xã hội nào cũng có những khi nhu cầu của
con người ngày càng cao, kinh tế phát triển thì dường như nó càng lây lan mạnh
hơn. Thói hư tật xấu chính là những thói quen không tốt, không phù hợp với
thuần phong mỹ tục của đất nước, những hành vi vô văn hóa, thiếu lịch sự. Tất
cả sẽ tạo thành thói quen và dần dần hình thành tính cách không tốt của bản
thân người đó. Thói hư tật xấu chỉ là một từ ngữ gói gọn rất nhiều hành vi
không đúng, vi phạm xã hội, vi phạm nhân phẩm.
Biểu hiện của thói hư tật xấu không hề hiếm trong xã hội hiện nay. Chúng
ta có thể thấy rất nhiều khi đi trên đường, trong nhà trường, nơi công sở…Có
thể kể đến một số biểu hiện cụ thể như: trộm cắp, hút thuốc lá, chích ma túy,
chơi bời, vô văn hóa, thiếu lịch sự với bố mẹ và những người xung quanh.
Những hình vi này từ mức thấp nhất sẽ dần hình thành nên thói quen khó bỏ,
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển xã hội cũng như nhân cách của con người
đó.
Thói hư tật xấu còn đang lây lan, ảnh hưởng không tốt đến giới trẻ, những
người sẽ là tương lai của đất nước. Chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm trên báo
đài, phương tiện truyền thông đại chúng những thông tin được đưa lên hàng
ngày, về những hành vi phạm tội của lứa tuổi thanh thiếu niên, nhẹ thì là những
vi phạm nhỏ như trộm cắp vặt, bạo lực học đường…; đáng báo động hơn còn có
những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng như đâm chém, giết người…
gây hậu quả không thể lường trước được. Cũng vì còn quá trẻ, lứa tuổi chưa
nhận thức được việc mình làm, nên các em dễ dàng bị lôi kéo, dụ dỗ, cũng như
sa đà vào những thói hư tật xấu, gây nên hậu quả nghiêm trọng cho chính bản
thân, gia đình và cả xã hội.Thói hư tật xấu khiến con người mất đi bản chất vốn
có, làm những hành vi sai trái không được xã hội chấp nhận, đánh mất nhiều cơ
hội quý giá trong cuộc sống. Tệ hơn nữa là bị xã hội kỳ thị.
Để ngăn chặn, làm hạn chế những thói hư tật xấu ảnh hưởng không tốt
đến xã hội và bản thân bạn thì đòi hỏi nhận thức của mỗi người cần được nâng
cao. Đây chính là điều tiên quyết có thể giúp bạn vượt qua những cám dỗ đề hòa
nhập xã hội, hoàn thiện bản thân mình nhiều hơn.
Trước tiên là cẩn hoàn thiện bản thân mình, tránh xa những thói hư tật
xấu, những thói quen không tốt. Xác định đâu là tác nhân gây nên những thói
xấu, Biết học tập noi gương những con người giàu lòng nhân ái, biết sống vì
mọi người. Có nhận thức đúng đắn có niềm tin vào con người vào lòng tốt, biết
sửa đổi bản thân mình khi có lỗi lầm trong lối sống. Các thế hệ trong gia đình
phải biết quan tâm lẫn nhau, từ đó giáo dục, xây dựng lối sống yêu thương đùm
bọc giúp đỡ lẫn nhau. Tạo điều kiện cho lớp trẻ sống rèn luyện theo chuẩn mực
của xã hội, luôn luôn quan tâm giúp đỡ họ để họ sống tốt hơn, thân ái trong xã
hội mới
Thế hệ trẻ hiện nay cần nhận thức rõ được thói hư tật xấu sẽ có sức công
phá lớn như thế nào để tránh và không sa vào. Đó chính là ý thức và bản lĩnh
của mỗi người.
Cuộc sống không hẳn là những khuôn khổ gò bó để chúng ta phải gánh
vavc qua nhiều thứ, phải tuân thủ quá nhiều nguyên tác sống, nhưng để có cuộc
sống tốt đẹp cho bản thân và góp phần đóng góp những giá trị tốt đẹp cho xã hội
thì bản thân mỗi người phải biết đấu tranh để hoàn thiện mình, biết đấu tranh để
loại bỏ những thói xấu để hoàn thiện những đức tính tốt đẹp đó là một trong
những thói quen tích cực của con người trong xã hội hiện đại va thể hiện trách
nhiệm với bản thân gia đình và xã hội.
Theo bạn những thói hư ttj xấu mà bạn thường mắc phải là gì, với mình
đã mắc phải một tật xấu đó là thói trì hoãn trong công việc, cứ theo thói quen,
nước đến chân mới nhảy, đến khi công việc gấp rút cần hoàn thành thì mình
không có thời gian để làm tốt được, nên phải làm qua quýt cho xong thậm chí là
xong việc nhưng không mang lại kết quả như mình mong muốn, để rồi nhìn lại
mình lại thấy tiếc nuối khi mất cơ hội. Thế là mình thẳn thắn nhìn lại những tổn
thất mà mình gánh chịu bởi thói xấu đó, từ đó mình quyết tâm sửa nó. Điều đầu
tiên là mình lên kế hoạch cụ thể và dứt khoát hoàn thành đúng kế hoạch, mình
làm xong việc rồi thì mới thoải mái vui chơi, việc hôm nay mình không để ngày
mai, dần dần mình đã tạo thành thói quen và lối sống có trách nhiệm, từ đó
mình thấy không còn vất vả khổ sẻ khi phải chạy đetleal, cũng như công việc
hiệu quả hơn.
Cuộc sống hiện đại, thực tế rất nhiều cám dỗ, nhưng nếu bạn bản lĩnh và
luôn biết từ chối đấu tranh với những thói xấu thì chắc chắn bạn sẽ nhận được
nhiều điều tốt đẹp, và đó là một trong những yếu tố giúp bạn đến thành công.
Hãy sống như một bông hoa sen nơi chốn áo bùn “gần bùn mà chẳng hôi tanh
mùi bùn” bạn sẽ có được nhiều hơn bạn nghĩ.

You might also like