You are on page 1of 6

UBND TỈNH KON TUM ĐỀ THAM KHẢO – THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2020

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÀI THI: NGỮ VĂN


Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề gồm có 6 câu, 2 trang)

Họ và tên thí sinh:…………………………………….


Số báo danh:…………………………………………..

ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
Ai cũng có khả năng tư duy nhưng không hẳn ai cũng có kĩ năng phê phán. Tư duy phản biện cần
phải được đào luyện và thực tập nhuần nhuyễn. Những kĩ năng đó bao gồm phân tích, tổng hợp và
đánh giá không những về nhận định, đánh giá của người khác mà quan trọng là của chính mình.
Nhà xã hội học William Graham Sumner từng viết năm 1906: “Tư duy phản biện nếu dùng thường
xuyên trong đời sống xã hội, chính là một cách tốt để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Những
người có học vấn sẽ giữ thái độ trung lập để xem xét, chờ đợi những bằng chứng và lập luận có trọng
lượng. Họ không bị ảnh hưởng bởi áp lực hay sự tự tin của người khác. Họ có thể chống lại những
định kiến. Giáo dục tư duy phản biện chính là giáo dục giúp hình thành nên những công dân tốt.”
Đặt trong bối cảnh hiện tại, thế kỉ 21 này, chúng ta thấy Sumner vẫn đúng đến từng từ. Tư duy phản
biện có thể áp dụng trong mọi mặt đời sống, đặc biệt là đời sống mạng. Đó chính là tấm khiên giúp
chúng ta tự chặn thông tin độc hại mang tính kích động hoặc lung lạc. Tính chất tự phê phán giúp
chúng ta giữ được thái độ cầu thị, biết lắng nghe, không hùa theo số đông và từng bước hoàn thiện bản
thân.
(Trích Văn hóa phản biện trong thời mạng xã hội, Tri thức trẻ, 02/12/2017)
Câu 1: Bài viết đã đưa ra khái niệm về tư duy phản biện như thế nào?
Câu 2: Theo tác giả, tư duy phản biện cần thiết như thế nào trong cuộc sống hiện tại, thế kỉ 21, của
chúng ta?
Câu 3: Theo anh/chị, những nguyên nhân nào làm hạn chế tư duy phản biện của con người?
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm: Tư duy phản biện giúp ngăn chặn thông tin độc hại mang
tính kích động hoặc lung lạc? Vì sao?
I. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về hậu quả của
việc thiếu tư duy phản biện ở những người trẻ tuổi.
Câu 2. (5,0 điểm)
Trong đoạn trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm có viết :
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…
(Đất nước, trích “Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm,
SGK Ngữ văn 12, tập 1, Nxb Giáo dục 2008, Tr. 118)
Trang 1/2

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó bày tỏ quan điểm về ý kiến: “Trong đoạn trích Đất
Nước, Nguyễn Khoa Điềm đã cố gắng thể hiện hình ảnh đất nước gần gũi, giản dị. Đó là cách để đi
vào lòng người, cũng là cách nhà thơ đi con đường riêng của mình, không lặp lại người khác.”
------- HẾT -------
Trang 2/2

UBND TỈNH KON TUM HƯƠNGD DẪN CHẤM - ĐỀ THAM KHẢO


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2020
BÀI THI: NGỮ VĂN

I. HƯỚNG DẪN CHUNG


- Bản Hướng dẫn định hướng các yêu cầu cơ bản của đề bài, giám khảo cần nắm vững đáp án, biểu
điểm để đánh giá hợp lí các mức độ năng lực của học sinh.
- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần linh hoạt trong quá trình chấm, khuyến khích
đối với những bài làm có cảm xúc, sáng tạo, biết vận dụng kiến thức để mở rộng, khơi sâu vấn đề.
Những bài viết đủ ý nhưng diễn đạt vụng, không cho điểm tối đa.
- Tổng điểm toàn bài là 10, điểm lẻ nhỏ nhất là 0,25.
II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

PHẦN CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM


I Câu 1 Bài viết đã đưa ra khái niệm về tư duy phản biện như thế nào?
Tư duy phản biện là việc phân tích, tổng hợp và đánh giá không những 0,5
về nhận định, đánh giá của người khác mà quan trọng là của chính
mình.
Câu 2 Theo tác giả, tư duy phản biện cần thiết như thế nào trong cuộc sống
hiện tại, thế kỉ 21, của chúng ta?
- Tư duy phản biện có thể áp dụng trong mọi mặt đời sống, đặc biệt là 0,5
đời sống mạng.
- Tư duy phản biện là tấm khiên giúp chúng ta tự chặn thông tin độc hại
mang tính kích động hoặc lung lạc.
- Tư duy phản biện giúp chúng ta giữ được thái độ cầu thị, biết lắng
nghe, không hùa theo số đông
- Tư duy phản biện giúp con người từng bước hoàn thiện bản thân.
Câu 3 Theo anh/chị, những nguyên nhân nào làm hạn chế tư duy phản biện
của con người?
Nguyên nhân: 1,0
- Do ảnh hưởng của lối giáo dục truyền thống bảo thủ, áp đặt, một chiều
từ gia đình, nhà trường;
- Do tính cả nể, ngại va chạm, ngại bày tỏ chính kiến;
- Do thiếu tự tin, thiếu hiểu biết trước vấn đề cần phản biện;
- Do quá đề cao cái tôi cá nhân, thói tự mãn, luôn xem mình là giỏi
giang, hoàn hảo hoặc không dám đối diện với những hạn chế, yếu kém
của bản thân.
01 nguyên nhân hợp lí đạt 0.25 điểm
Câu 4 Anh/chị có đồng tình với quan điểm: Tư duy phản biện giúp ngăn chặn 1,0
thông tin độc hại mang tính kích động hoặc lung lạc? Vì sao?
- Bày tỏ quan điểm đồng tình/không đồng tình/…
- Lí giải: Có thể theo hướng sau:
+ Tư duy phản biện giúp chúng ta phân tích, đánh giá thấu đáo thông
tin, do đó nhanh chóng nhận ra tính chất sai trái, lệch lạc của thông tin
độc hại để có thái độ và hành động đúng đắn.
+ Thái độ trung lập, bình tĩnh xem xét, chờ đợi những bằng chứng hoặc
lập luận có trọng lượng để kiểm chứng thông tin giúp ngăn chặn thông
tin độc hại.
+ Có tư duy phản biện sẽ không a dua, chạy theo đám đông, tin tưởng
mù quáng vào những thông tin mang tính kích động, khơi gợi thị hiếu
tầm thường.
II Câu 1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ) về hậu quả của việc thiếu tư duy phản biện ở những
người trẻ tuổi.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: 0.25
HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, qui nạp, tổng -
phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hậu quả của việc thiếu tư duy phản 0.25
biện ở những người trẻ tuổi.
c. Triển khai vấn đề nghị luận: 1.0
- Tư duy phản biện là luôn biết phân tích, tổng hợp và đánh giá thấu đáo
những việc xảy ra trong cuộc sống xung quanh, những thông tin, ý kiến
nhận định về người khác và về chính mình.
- Việc thiếu tư duy phản biện khiến người trẻ tuổi dễ có thái độ và hành
động nông nổi, thiếu đúng đắn, chuẩn mực đối với những việc xảy ra
đối với mình.
- Thiếu tư duy phản biện thường nảy sinh tâm lí đám đông, dễ a dua,
kích động, dễ bị dụ dỗ, lôi kéo, sa ngã vào tệ nạn.
- Thiếu tư duy phản biện, người trẻ tuổi khó làm chủ cuộc đời mình,
sống dựa dẫm vào người khác.
-…..
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25

e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc. 0.25

Câu 2 Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó bày tỏ quan điểm về ý
kiến: “Trong đoạn trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm đã cố gắng thể
hiện hình ảnh đất nước gần gũi, giản dị. Đó là cách để đi vào lòng
người, cũng là cách nhà thơ đi con đường riêng của mình, không lặp lại
người khác.”
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân 0.25
bài triển khai được vấn đề, Kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận về giá trị nội dung, nghệ 0.5
thuật của đoạn trích; bày tỏ quan điểm về ý kiến.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:


Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các
thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các
yêu cầu cơ bản sau:
*Giới thiệu khái quát về tác giả, đoạn trích Đất Nước và vấn đề nghị 0.5
luận.

* Cảm nhận đoạn thơ 2.25


- Thời điểm sinh thành Đất Nước: Nguyễn Khoa Điềm viết bài thơ khi
chiến trường miền Nam sôi sục, máu lửa, ông không lí giải thời điểm
hình thành đất nước bằng triều đại, con số mà bằng cái nhìn cụ thể, bằng
cách nói giản dị, gần gũi nhà thơ đã hình dung về một Đất Nước như thế
này:
+ Đất Nước luôn có trước mỗi người. Khi ta sinh ra, đất nước đã có rồi,
đã có sẵn để chở che con dân đất Việt. Đất Nước là không gian tồn tại
của bao thế hệ, là không gian sinh tồn, nuôi lớn ta từ thuở ấu thơ đến
khi thành cát bụi, lớp lớp bao thế hệ tổ tiên, con cháu. Đất Nước thật
giản dị, luôn hiện hữu và mang cho ta cảm giác được yên bình, được an
toàn.
Cách nói “Đất Nước đã có rồi” là cách nói phỏng đoán nhưng diễn đạt
một điều chân lý: Đất Nước có trước tất cả mỗi chúng ta. Đất Nước có
từ rất lâu đời.
+ Đất Nước có trong những cái “ngày xửa, ngày xưa mẹ thường hay
kể”, “ngày xửa ngày xưa” cụm từ ấy dẫn lối vào những câu chuyện rất
xa xưa, nơi đó có thế giới của cổ tích, của buổi khai thiên lập địa. Cho
nên, câu thơ cất lên, thân thuộc mà gợi cả chiều dài lịch sử của Đất
Nước.
+ Với giọng thủ thỉ, tâm tình nhà thơ gợi lên một không khí trầm lắng,
thiêng liêng với hình ảnh “miếng trầu” nhỏ bé, bình dị nhưng mang chở
truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc, chở trong mình nó lịch sử ngàn
năm, Đất Nước cũng xuất phát từ những điều bé nhỏ, bình dị mà sâu
sắc.
- Quá trình lớn lên của Đất Nước
+ Cụm từ “biết trồng tre mà đánh giặc” gợi cho người đọc nhớ tới
truyền thuyết Thánh Gióng, cậu bé vươn vai trở thành tráng sĩ, nhổ tre
đánh đuổi giặc Ân. Từ đây, ta có thể hiểu ý thơ của Nguyễn Khoa Điềm
ở chữ “lớn lên”- nhà thơ muốn nói đến sự vươn mình của dân tộc. Như
vậy, Đất Nước lớn lên qua đấu tranh, xây dựng, gìn giữ. “Lớn lên” ở
đây vừa nói về quy mô, vừa nói về văn hoá, truyền thống, bản sắc... Đất
Nước cũng là một sinh thể sống động, có đời sống, có tâm hồn.
+ Với Đất Nước, lớp lớp người hình thành nên văn hoá qua suốt mấy
ngàn năm, làm nên hồn cốt của dân tộc. Điều đó được gợi lên với hình
ảnh: “Tóc mẹ thì bới sau đầu”, “Gừng cay muối mặn” , “Cái kèo, cái
cột thành tên, hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”,…
- Từ tất cả những điều trên, Nguyễn Khoa Điềm đã tổng kết: “Đất Nước
có từ ngày đó”. Cụm từ “ngày đó”, đã khái quát lại toàn bộ ý của chín
câu thơ đầu. “Ngày đó”, đất nước đã sinh thành qua không gian, hình
thành văn hoá phong tục qua thời gian. “Ngày đó”, đất nước đã có, để
cho ta bây giờ được sinh ra, lớn lên, được bao bọc và nuôi dưỡng từ thể
chất đến tinh thần trong vòng tay đất nước.
* Đánh giá chung và bình luận về ý kiến 0.75
- Trải qua suốt chiều dài lịch sử văn học, hình tượng đất nước đã trở nên
quen thuộc nhưng trong cảm nhận của phần lớn các nhà thơ, đất nước là
một hình tượng thiêng liêng và cao quý, đẹp đẽ vô cùng, đó là đất nước
được nhìn qua các triều đại, bằng những vị anh hùng, một đất nước linh
thiêng, trừu tượng.
- Chỉ đến Nguyễn Khoa Điềm mới chú trọng đi tìm nguồn cội của đất
nước. Nhưng cách ông nói về nguồn cội ấy cũng hết sức độc đáo: “Khi
ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”. Và sau một loạt những diễn giải, ta
không bắt gặp một con số hay triều đại cụ thể nào như ta vẫn quen hình
dung về đất nước, mà Nguyễn Khoa Điềm cho ta cảm nhận mới mẻ: đất
nước được sinh thành, lớn lên trong đời sống nhân dân. Đất nước có từ
khi hình thành phong tục, đất nước phát triển cùng với ngôn ngữ, với
văn hoá... để làm nên đất nước vẹn toàn như hôm nay.
- Như vậy, Nguyễn Khoa Điềm đã biến đất nước vô hình trở thành hữu
hình, đất nước tưởng xa mà hoá gần, tưởng mênh mông mà trở nên ấm
áp, gần gũi. Đó chính là lối đi riêng của nhà thơ. Ý kiến đã rất xác đáng
khi đưa ra nhận định về đặc điểm của hình tượng đất nước trong đoạn
trích của Nguyễn Khoa Điềm.
- Với thể thơ tự do linh hoạt, giọng điệu tâm tình thủ thỉ, sử dụng sáng
tạo, phong phú chất liệu văn hóa, văn học dân gian,…đã giúp Nguyễn
Khoa Điềm thể hiện những cảm nhận là lí giải mới mẻ của mình về đất
nước.
d. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 0.25
nghĩa tiếng Việt.

e. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ … 0.5

------- HẾT -------

You might also like