You are on page 1of 8

PHÒNG GD-ĐT YÊN THÀNH ĐỀ THI THỬ HSG LẦN 2

TRƯỜNG THCS VIÊN THÀNH NĂM HỌC 2023-2024


Môn Ngữ văn 8
Thời gian: 120 phút (Không kể phát đề)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU( 4 điểm)


Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Trong phòng tối, có bốn ngọn nến đang cháy. Xung quanh thật yên tĩnh,
đến mức người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của chúng.
Ngọn nến thứ nhất nói : Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như
thế nào nếu không có tôi? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người.
Ngọn nến thứ hai lên tiếng : Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành.
Hơn tất cả, mọi người đều phải cần đến tôi.
Đến lượt mình, ngọn nến thứ ba nói : Tôi là hiện thân của tình yêu. Tôi
mới thực sự quan trọng. Hãy thử xem cuộc sống sẽ như thế nào nếu thiếu đi
tình yêu?
Đột nhiên, cánh cửa chợt mở tung, một cậu bé chạy vào phòng. Một cơn
gió ùa theo làm tắt cả ba ngọn nến. "Tại sao cả ba ngọn nến lại tắt ?" - cậu bé
sửng sốt nói. Rồi cậu bé òa lên khóc.
Lúc này, ngọn nến thứ tư mới lên tiếng: Đừng lo lắng, cậu bé. Khi tôi vẫn
còn cháy thì vẫn có thể thắp sáng lại cả ba ngọn nến kia. Bởi vì, tôi chính là
niềm hy vọng.
Lau những giọt nước mắt còn đọng lại, cậu bé lần lượt thắp sáng lại
những ngọn nến vừa tắt bằng ngọn lửa của niềm hy vọng.
(Trích “Những bài học về cuộc sống”, NXB Thanh Niên, 2005)
Câu 1(1.0 điểm): Chỉ ra 2 biện pháp tu từ trong văn bản trên?
Câu 2(1.0 điểm): Anh/chị hiểu thế nào về lời thầm thì của ngọn nến thứ nhất:
Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu không có tôi ? Tôi
thực sự quan trọng cho mọi người?
Câu 3(1.0 điểm): Anh chị hiểu như thế nào về lời thì thầm của ngọn nến thứ
hai: Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi người đều phải
cần đến tôi ?
Câu 4(1,0 điểm): Thông điệp sâu sắc nhất mà anh/chị rút ra được từ văn bản
trên? Vì sao?
II. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (16.0 điểm)
Câu 1 (6,0 điểm):
Nhà giáo dục nổi tiếng của Mỹ, William Arthur Ward nói: “Cơ hội giống
như bình minh. Nếu bạn chờ quá lâu, bạn sẽ bỏ lỡ nó”.
Em suy nghĩ gì về ý kiến trên?
Câu 2 (10.0 điểm):
Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng: “Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và
ám ảnh”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng sự hiểu biết của em về bài thơ
“Thu Vịnh” của Nguyễn Khuyến, hãy làm sáng tỏ điều đó.

THU VỊNH (Vịnh mùa thu)

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,


Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

( Trích Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971 (tái bản 1979))
*Chú thích:

– Nguyễn Khuyến có nhiều bài thơ viết về mùa thu. Chùm thơ thu nổi
tiếng đã góp phần tôn vinh tên tuổi tác giả lên vị trí hàng đầu trong các nhà thơ
viết về quê hương làng cảnh Việt Nam.

- Ông Đào: Tức Đào Tiềm đời Tấn (Trung Quốc), tự Uyên Minh, đỗ tiến
sĩ, là một nho sĩ tài năng nổi tiếng, làm huyện lệnh Bành Trạch, khi treo
ấn từ quan có làm bài Quy khứ lai từ.

II.HƯỚNG DẪN CHẤM


A. Yêu cầu chung
1. Hướng dẫn chấm được xây dựng theo hướng đánh giá năng lực. Giám khảo
cần nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để đánh giá một
cách tổng quát và linh hoạt. Chú ý phát hiện và trân trọng những bài làm có tính
sáng tạo.
2. Tổng điểm của toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,25 điểm. Hướng dẫn chấm
chỉ cho điểm từng câu, từng ý trên cơ sở đó giám khảo có thể thống nhất định ra
các thang điểm cụ thể khác.
B. Yêu cầu cụ thể
PHẦN HƯỚNG DẪN CHẤM THANG
ĐIỂM
PHẦN I: Câu 1- HS chỉ ra 2 trong các biện pháp tu từ sau: Liệt kê, điệp 1.0
ĐỌC - cấu trúc, hoặc nhân hóa...
HIỂU Câu 2:Ngọn nến thứ nhất cho rằng mình quan trọng bởi nó 0,5
là hiện thân của hòa bình.
- Hòa bình là một nơi không có chiến tranh và chết chóc,
nơi mọi người gắn bó với nhau cùng giúp đỡ nhau phát 0,25
triển vì sự phồn vinh và hạnh phúc của nhân loại.
- Hòa bình sẽ mang lại cuộc sống và hạnh phúc cho mỗi
người, mỗi gia đình và xã hội. Khi con người được sống 0,25
trong cảm giác yêu thương, hòa ái, an lạc, vô ưu sẽ tạo nên
động lực mạnh mẽ cho con người sống, học tập và lao động
cống hiến hết mình cho sự phát triển chung của nhân loại.
- Nếu không có hòa bình con người phải sống trong đau
thương, đói nghèo, bệnh tật, chia li chết chóc…
Câu 3:Ngọn nến thứ hai cho rằng mình quan trọng bởi nó 0,5
là hiện thân của lòng trung thành.
- Trung thành là phẩm chất tốt đẹp cần có ở tất cả mọi 0,25
người bởi đó là lối sống trước sau như một, một lòng một
dạ, giữ trọn niềm tin và tình cảm gắn bó không thay đổi
trước bất kì hoàn cảnh nào trong quan hệ giữa người với
người.
- Trung thành sẽ tạo dựng được niềm tin, sự tín nhiệm của 0,25
mọi người và vun đắp các mối quan hệ ngày càng bền chặt,
trở nên tốt đẹp hơn.
Câu 4: (HS có thể rút ra những thông điệp khác nhau
nhưng phải có căn cứ và thuyết phục)
Yêu cầu
- Gọi tên thông điệp 0,5
- Lý giải thuyết phục
Sau đây là 1 số gợi ý: Thông điệp về hòa bình, về lòng 0,5
trung thành, về tình yêu, về niềm hy vọng trong cuộc sống.
PHẦN II. VIẾT.

Câu 1:

MB: Giới thiệu và trích dẫn ý kiến

TB: Giải thích:

- Cơ hội:là điều kiện thuận lợi,thời điểm hội tụ những điều kiện thích howpjcho
chúng ta tận dụng và tạo ra những thành công cho bản thân.
- Bình minh là thời điểm bắt đầu của 1 ngày mới,là khoảnh khắc đẹp trong ngày
mà mỗi người đều yêu thích và ngắm nhìn để có 1 nguồn năng lượng tích
cực,lạc quan và vui vẻ hơn.Tuy nhiên nó diễn ra trong thời gian rất ngắn.
- Chờ lâu quá là thái độ chần chừ ,trì hoãn.
=> Câu nói sử dụng hình ảnh bình minh để ví cơ hội trước mắt mà con người
có thể nhìn thấy giống như bình minh,cơ hội xuất hiện và đi qua nhanh
chóng .Do đó ,nếu chần chừ, ko nắm bắt kịp thời thì ta sẽ chẳng bao giờ có
được thứ mình mơ ước.
Bàn luận:
- Cơ hội là điều tất yếu,là yêu tố khởi hành trên hành trình sự nghiệp cảu mỗi
người.Vì cơ hội là một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công cho
bản thân mỗi người.
- Người biết nắm bắt lấy cơ hội và tận dụng cơ hội giành được bàn đạp bứt phá
trong cuộc sống,sẽ đạt được thành tựu trong công việc sẽ mang lại nhiều lợi ích
hơn cho bản thân ,gia đình và xã hội.
- Cơ hội là thứ hiếm hoi,nó ko đến nhiều lần,cũng ko tồn tại mãi.Cơ hội chỉ đến
với chúng ta trong thời điểm nhất định và ko nhiều,thậm chí một lần trong
đời.Ko nắm bắt cơ hội chính là đồng nghĩa với thua cuộc và lảng phí thời gian
của mình.
- Cơ hội cũng ko dễ dàng hienr diện,ko dễ để nhận ra.Muốn sở hữu cần tinh tế
tế ,tỉnh táo,nhanh nhạy để nhận ra đâu là cơ hội cho mình và tận dụng triệt để
những gì mình đang có.
Mở rộng:
- Trong CS bên cạnh những cơ hội sẽ luôn xuất hiện những khó khăn,chán nản
mệt mỏi.Khi ấy cần có suy nghĩ tích cực,lạc quan biến khó khăn thành cơ hội.
- Cơ hội ko chỉ do người khác hay do thời điểm tạo ra cho chúng ta mà đôi khi ta
phải biết tự tạo ra cơ hội cho mình
- Cơ hội ko tự xuất hiện nếu con người chờ quá lâu .Vậy để tành công và đạt
được mục tiêu mong muốn phải chủ động và tận dụng nó một cách khéo
léo .Khi đã có cơ hội trong tay phải biết chắt chiu ,trân trọng nó vì cơ hội ko có
nhiều và cũng ko lặp đi lặp lại được.
- Cần trang bị kiến thức,kỉ năng tốt nhất tạo nền tảng vững vàng để phán đoán
nắm bắt và tạo cơ hội là chìa khoá dẫn đến thành công. Ko ngừng nổ lực hoà
thiện bản thân và tích cực đóng góp cho XH
- KB: Khảng định vấn đề.

Câu 2:

MB: HS dẫn dắt giới thiệu vấn đề.

TB:

1.Giải thích:

+ Thế nào là giản dị, xúc động và ám ảnh trong thơ:

- Giản dị trong thơ: Học sinh biết phân biệt được giản dị không phải là đơn
giản. Giản dị để làm nên cái hay của một bài thơ là kết quả của quá trình tinh luyện.
Nó thể hiện ở đề tài, ngôn ngữ, trong đặt câu, hiệp vần, trong sử dụng hình ảnh và nội
dung thể hiện…

- Xúc động: Trước hết là sự xúc động của chính nhà thơ. Thơ là tiếng lòng của
thi nhân trong một sự dồn nén cao độ của cảm xúc. Từ tiếng lòng của thi nhân, bằng
thơ và qua thơ tạo sự giao cảm và hội ngộ về cảm xúc giữa độc giả và nhà thơ từ đó
thấy được thơ và sự giao hoà giữa thế giới riêng tư của cá nhân và xã hội. Thơ đem
đến cho người đọc những rung cảm đẹp góp phần nâng cao và bồi dưỡng tâm hồn con
người.

- Ám ảnh: Những cảm xúc vấn đề tác giả thể hiện trong bài thơ phải thực sự có
sức gợi: Gợi cho người đọc những trăn trở, nghĩ suy; để lại trong tâm hồn người đọc
những cảm xúc không thể nào quên.

*Chứng minh bài thơ Thu Vịnh của Nguyễn Nguyễn.

- Giới thiệu tác giả ,tác phẩm

Luận điểm 1:Thu Vịnh của Nguyễn Nguyễn là một bài thơ hay giản dị, xúc
động và ám ảnh bởi tác giả đã vẽ nên bức tranh thu tuyệt đẹp…

a) Đề: Giới thiệu tổng quát cảnh mùa thu


Hình ảnh “Trời thu xanh ngắt...”: màu xanh quen thuộc của Nguyễn Khuyến khi tả
mùa thu, “mấy tầng cao”: vẽ được cái cao vút, thăm thẳm của khung trời mùa thu.
Hình ảnh “cần trúc lơ phơ” tạo nét động cho bức tranh thu. “Hắt hiu”: diễn tả được cái
se lạnh của gió mùa thu.
Cách giới thiệu rất khéo và rất đạt.
b) Thực: Cảnh trăng nước của mùa thu
Màu sắc (nước biếc) hoà hợp trong tranh của Nguyễn Khuyến. Cách so sánh “trông
như tầng khói phủ” làm cho cảnh dịu nhẹ, mờ nhạt. Ta hình dung được mùa thu trong
màu biếc lẫn với màu khói. Hình ảnh “Song thưa để mặc ánh trăng vào” quen thuộc
mà vẫn nên thơ. Cách nói của Nguyễn Khuyến “để mặc” cho thấy cảnh của ông phóng
khoáng, tâm hồn ông rộng mở.
Cảnh đẹp, màu sắc dịu nhẹ. Cảnh cho thấy sự hoà nhập của con người với ihiên nhiên.
Ta có cảm tưởng Nguyễn Khuyển đang thả mình trong thiên nhiên với làn nước, với
ánh trăng.
c) Luận: Cảnh hoa và tiếng chim (ngỗng) của mùa thu
Nghệ thuật đảo ngữ làm nổi bật hình ảnh “mấy chùm” hoa và “một tiếng” ngỗng.
Hình ảnh “hoa năm ngoái” có sức gợi tả mạnh; “hoa năm ngoái” có nghĩa là hoa vẫn
là hoa y như năm ngoái (gợi lên cho ta hiểu) mà nước hôm nay thì đã trở thành “nước
nào”. Hình ảnh “hoa năm ngoái” làm ta nhớ cách dùng chữ của Nguyễn Du: “Hoa đào
năm ngoái còn cười gió đông”. Tiếng ngỗng ở đây, về nghệ thuật, là lấy cái động để
diễn tả cái tĩnh.
Nói tóm lại, hai câu luận cũng là tả về mùa thu, nhưng qua cảnh, ta thấy được tâm
trạng của nhà thơ, thấy được sự thầm kín của một con người không thể dửng dưng
trước cảnh mất nước.

Luận điểm 2: Thu Vịnh của Nguyễn Nguyễn là một bài thơ hay giản dị, xúc
động và ám ảnh bởi tác giả đã nói lên cảm hứng và nỗi thẹn củả chính mình
(2 câu kết)
“Nhân hứng” tức là cái hứng thú trước cảnh đẹp của mùa thu. “Toan cất bút” nghĩa là
định làm thơ, cảnh thu đẹp và gợi hứng cho nhà thơ.
“Nghĩ ra” tức là ý thức, là lý trí, là tỉnh. Nguyễn Khuyến rất say mà rất tỉnh. Ông say
trước cảnh đẹp của mùa thu, nhưng ông vẫn tỉnh trước lương tâm của mình. Cho nên,
ông nói được là thẹn. Nhưng thẹn với ai?
Ông Đào tức là Đào Tiềm, một danh sĩ đồng thời là một nhà thơ nổi từ đời Tấn, đã
“dũng thoái” treo ấn từ quan, về sống với ruộng vườn, với hoa cũ được giữu cho được
cái khí tiết của mình. Bằng điển tích này, Nguyễn Khuyến đã bộc lộ “cái tôi” của
mình trong cảnh sắc mùa thu một cách khá đậm nét. “Thẹn với “ông Đào” là một cách
nói bộc lộ đưực tấm lòng thanh cao của nhà thơ, thể hiện được cái tự hào khiêm tốn
của ông trước lương tâm của mình “Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu”.

Luận điểm 3: Thu Vịnh của Nguyễn Nguyễn là một bài thơ hay giản dị, xúc
động và ám ảnh bởi những hình thức nghệ thuật
Mở rộng: - Khẳng định lại vấn đề nghị luận ở đề bài. Đoạn thơ trên là minh chứng
sáng rõ cho điều đó.

- Ý kiến đã đưa ra những định hướng cho người sáng tác và bạn đọc khi tiếp nhận thơ
ca.

Kết bài: Khẳng định khái quát vấn đề nghị luận

* Kết bài

You might also like