You are on page 1of 8

UBND QUẬN ĐỀ KIỂM TRA ÔN TẬP

MÔN NGỮ VĂN 9


MÃ KÝ HIỆU ĐỀ
Năm học 2022-2023
Thời gian làm bài: 120 phút
( Không kể thời gian giao đề)

PHẦN I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)


Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :
“Ta hỏi một con chim: Ngươi cần gì? Chim trả lời: Ta cần bay. Một con chim
được ăn kê béo trong lồng sẽ trở thành con gà bé bỏng tội nghiệp và vô dụng. Ta hỏi
một dòng sông: Ngươi cần gì? Sông trả lời: Ta cần chảy. Một dòng sông không chảy
sẽ trở thành vũng nước khô cạn dần rồi biến mất. Ta hỏi một con tàu: Ngươi cần gì?
Con tàu trả lời: Ta cần được ra khơi. Một con tàu không ra khơi chỉ là vật biết nổi
trên mặt nước và sẽ chìm dần theo thời gian. Ta hỏi một con người: Ngươi cần gì?
Con người trả lời: Ta cần được lao động sáng tạo.”
(Nguyễn Quang Thiều - “Những câu hỏi không lãng mạn”)
Câu 1(0,5 điểm). Theo tác giả, một con tàu không ra khơi sẽ chỉ là gì?
Câu 2(0,5 điểm). Nêu ý hiểu của em về câu văn: “Con người trả lời: Ta cần được
lao động sáng tạo.”
Câu 3(1,0 điểm). Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu văn:
“Con tàu trả lời: Ta cần được ra khơi.”
Câu 4(1,0 điểm). Hãy nêu thông điệp em rút ra được từ đoạn trích trên?
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1.(2,0 điểm). Từ nội dung của đoạn trích ở phần Đọc - hiểu, hãy viết đoạn văn
nghị luận xã hội khoảng (200 từ) trình bày suy nghĩ của em về sự cống hiến của tuổi
trẻ hiện nay.
Câu 2 (5,0 điểm): Hãy viết bài văn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật
Phương Định trong đoạn trích sau:
Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng
cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi
không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm
mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi
không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có
thể cứ đàng hoàng mà bước tới.
Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này
có vẽ hai vòng tròn màu vàng…
Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi
bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến
gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá
chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng
từ bên trong quả bom. Hoặt là mặt trời nung nóng.
Chị Thảo thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc
mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong, mềm. Tôi khỏa đất rồi chạy
lại chỗ ẩn nấp của mình.
Hồi còi thứ hai của chị Thao. Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ.
Không có gió. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh,
phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng,
đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn,
chui vào ruột quả bom…
Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có
nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn
có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ
thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ
hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi, Ngữ văn 9, tập hai, trang 117-118)

HƯỚNG DẪN CHẤM


PHẦN I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)

Câu Nội dung Điểm


1 Một con tàu không ra khơi chỉ là vật biết nổi trên mặt nước và 0,5
sẽ chìm dần theo thời gian.

2 Ý nghĩa:
- Câu nói đã khẳng định việc con người sinh ra là để lao động 0,25
và cống hiến trong sáng tạo.
- Mỗi chúng ta cần lao động và sáng tạo và không ngừng tiến
lên để tồn tại và sống một cuộc đời có ý nghĩa. 0,25

- Biện pháp tu từ: nhân hóa: “Con tàu trả lời: Ta cần được…” 0,25
- Tác dụng:
3 + Làm cho sự vật trở nên cụ thể, gần gũi, tăng sức gợi hình, gợi 0,25
cảm cho sự diễn đạt, giúp câu văn thêm sinh động, hấp dẫn
người đọc.
+ Gợi liên tưởng đến hình ảnh con tàu giống như con người 0,25
luôn khát khao cống hiến, được sống có ý nghĩa.
+ Thể hiện thái độ ngợi ca, trân trọng những khát khao, cống
hiến Từ đó mong muốn mọi người sống biết cống hiến, biết 0,25
sống có ích.

4 Thông điệp: 1,0


- Mọi sự vật và con người cần sống tồn tại một cách có ý nghĩa.
(1,0đ) - Sống cống hiến là lối sống đẹp.
- Hãy lao động sáng tạo để tồn tại, để khẳng định giá trị sống
của chính mình.
- Hãy cống hiến sức mình để xây dựng đất nước ngày càng giàu
đẹp.
........
(Lưu ý: HS nêu 3 được thông điệp phù hợp cho điểm tối đa)

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)


Câu 1 Nội dung Điểm
1. Về hình thức, kĩ năng
- Đảm bảo đoạn văn nghị luận, không mắc lỗi diễn đạt, dùng 0,25
từ…
- Đảm bảo cấu trúc đoạn văn
- Đảm bảo dung lượng: khoảng 200 chữ
2. Về nội dung
* Nêu vấn đề: Đoạn văn trích trong “Những câu hỏi không 0,25
lãng mạn”của tác giả Nguyễn Quang Thiều gợi cho ta suy nghĩ
sâu sắc về sự cống hiến của tuổi trẻ hiện nay.
* Giải thích: "Cống hiến" là sự hi sinh, dâng tặng tài năng,
công lao, trí tuệ cho sự nghiệp chung của cộng đồng, của đất 0,25
nước.
* Biểu hiện: Lối sống cống hiến của thế hệ trẻ thể hiện:
+ Trong thời kỳ kháng chiến, biết bao thanh niên Việt Nam đã
dũng cảm chiến đấu và hi sinh, cống hiến hết mình cho sự 0,25
nghiệp giải phóng đất nước.
+ Trong thời đại ngày nay, thế hệ trẻ Việt Nam vẫn không ngừng
nỗ lực, cống hiến hết mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
đất nước….
* Ý nghĩa:
- Lối sống cống hiến thể hiện một phong cách sống cao đẹp,
giúp thế hệ trẻ khẳng định giá trị của bản thân và phát huy hết
vai trò là những chủ nhân tương lai của đất nước.... 0,5
- Sống cống hiến giúp hoàn thiện bản thân về nhân cách, đạo
đức, trí tuệ.
- Thanh niên mang sức trẻ, sự nhiệt tình cống hiến cho đất nước
sẽ giúp cho đất nước giàu mạnh, bền vững và không ngừng phát
triển.
- Cống hiến cho đất nước còn góp phần giữ gìn truyền thống
tốt đẹp của cha ông…
* Phê phán: những hiện tượng lệch lạc trong tư tưởng và lối 0,25
sống của một số thanh niên như ích kỷ, chỉ mưu cầu lợi ích cá
nhân, thiếu trách nhiệm, sa đà vào tệ nạn xã hội…
* Bài học:
- Nhận thức rõ việc cống hiến của thế hệ trẻ đối với đất nước là 0,25
vô cùng quan trọng và là một hành động cao đẹp.
- Ngợi ca những tấm gương thanh niên cống hiến xây dựng và
bảo vệ đất nước.
- Liên hệ bản thân: Xác định lý tưởng sống đúng đắn, cần hăng
say rèn đức luyện tài, xứng đáng là công dân toàn cầu trong thời
kì phát triển và hội nhập.
( Lưu ý: HS diễn đạt tương đương hoặc đưa ra các lí lẽ thuyết
phục cho từng ý sẽ cho điểm tối đa)

Câu 2 Yêu cầu cần đạt Điểm


A. Về hình thức, kĩ năng 0,5
- Viết đúng kiểu bài nghị luận về một đoạn trích truyện.
- Bố cục bài viết rõ ràng, lập luận chặt chẽ
- Câu chữ đúng văn phạm, diễn đạt trôi chảy
- Lời văn trong sáng, cảm xúc chân thành, sâu sắc
B. Về nội dung
Lưu ý: HS có thế viết bài theo nhiều cách khác nhau, song cần
đảm bảo về nội dung cơ bản sau.
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Lê Minh Khuê thuộc lớp nhà văn trẻ
trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. ….
- Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là một trong những
tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Lê Minh
Khuê, khắc họa thành công vẻ đẹp tâm hồn mơ mộng và quả
cảm, anh dũng của thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến 0,25
chống Mĩ cứu nước.
- Vấn đề nghị luận: vẻ đẹp của Phương Định với lòng gan dạ
dũng cảm, tinh thần trách nhiệm và những cảm nhận tinh
tế trong một lần phá bom.
- Trích dẫn: “Vắng lặng đến phát sợ... cát lạo xạo trong miệng”
II. Thân bài
1. Khái quát chung 0,25
- Xuất xứ của tác phẩm: sáng tác 1971 (tác phẩm đầu tay của
Lê Minh Khuê), giai đoạn chống Mĩ ác liệt.
- Tác phẩm viết về cuộc sống và chiến đấu vô cùng gian khổ và
hiểm nguy của tổ trinh sát mặt đường gồm ba cô gái Thao, Nho
và Phương Định tại 1 cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn
trong kháng chiến chống Mĩ. Tuy công việc nguy hiểm, luôn
phải đối mặt với cái chết, nhưng cuộc sống của họ vẫn không
mất đi niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thảnh
thơi, thơ mộng
- Đoạn trích nằm ở phần giữa tác phẩm đã kể lại Phương Định
dũng cảm trong một lần cô làm nhiệm vụ phá bom tại cao điểm
của tuyến đường Trường Sơn.
2. Cảm nhận
2.1: Hoàn cảnh sống và chiến đấu của Phương Định
- Phương Định cùng đồng đội sống trong một cái hang dưới chân 0,5
cao điểm, giữa một vùng trọng điểm. Đó là một nơi mà cuộc chiến
tranh đang diễn ra vô cùng gay go, ác liệt “Đường bị đánh lở loét,
màu đất đỏ, trăng lẫn lộn.” Công việc của Phương Định và đồng
đội là phá bom và đo khối lượng đất đá cần lấp vào hố bom.

- Khung cảnh chiến trường trước giờ ra trận được miêu tả


qua không gian, cảnh vật: :Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn
lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ…”
-> Những câu văn ngắn từ ngữ giàu hình ảnh khắc họa cảnh
khốc liệt nơi chiến trường. Hoàn cảnh đó như thử thách lòng
gan dạ, dung cảm của cô.
2.2: Vẻ đẹp của Phương Định
a. Phương Định có tinh thần dũng cảm, kiên cường, trách
nhiệm cao trong công việc:
* Phương Định là người kiên cường, dũng cảm: (1,25) 1,75
- Mặc dù đây là công việc hàng ngày, như cô kể bằng giọng
bình thản: “ Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến 5 lần,
Ngày nào ít ba lần.” nhưng mỗi lần phá bom vẫn là một thử
thách.
- Khi tiến đến gần quả bom, khung cảnh và không khí chưa
đầy sự căng thẳng “Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác.
Ðất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi
những gì từ xa”. Cô sợ, một nỗi sợ rất bình thường như bao
người khác trước nguy hiểm rình rập.
+ Nhưng khi có cảm giác các anh pháo cao xạ đang dõi theo
từng động tác của mình, cô không sợ nữa. Lòng dũng cảm
của cô như được kích thích bởi sự tự trọng khiến cô mạnh
dạn “ không đi khom”, ngược lại “ cứ đàng hoàng mà bước
tới” quả bom, nghĩa là đàng hoàng bước tới cái chết có thể đến
bất cứ lúc nào.
+ Cô bình tĩnh tiến vào trận đánh. Cô quan sát kĩ trận địa,
quan sát quả bom để phân tích phán đoán cách phá: “Quả bom
nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất.
Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng” thận trọng, cẩn thận,
tâm trạng căng thẳng. Có thể nói cô không chỉ vừa can đảm, cô
có những am hiểu rất sâu sắc về công việc của mình.
- Và khi đã ở bên quả bom, kề sát với cái chết có thể đến tức
khắc, từng cảm giác của cô như cũng trở nên sắc nhọn hơn
và căng như dây đàn: “Một tiếng động sắc đến gai người cứa
vào da thịt tôi, tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm
quá chậm. Nhanh lên một tí ! Vỏ quả bom nóng.”. Thần chết
nằm chực ở đó chờ phút ra tay.
+ Cô phải nhanh hơn, không được phép chậm chễ một giây. Ai
dám chắc là quả bom sẽ không nổ ngay bây giờ, lúc Phương
định đang lúi húi đào bới ấy. cô vẫn không run tay, không bỏ
cuộc và thực hiện nhiệm vụ cho đến thao tác cuối cùng.
+ Cô bình tĩnh và khẩn trương bỏ gói thuốc mìn xuống cái
lỗ đã đào, sau đó châm ngòi, chạy lại chỗ ẩn nấp. Cô cố gắng
thực hiện các động tác nhanh, chạy đua với thời gian nhưng
vẫn cẩn trọng, nhẹ nhàng.
->Từ đó ta thấy, ở Phương Định ngời sáng lòng dũng cảm,
gan dạ; dày dạn kinh nghiệm chiến trường.
* Phương Định là người có trách nhiệm cao trong công việc
(0,5đ) :
- Xong nhiệm vụ, Phương Định chạy tới chỗ ẩn nấp, hồi hộp
chờ đợi, lo lắng, căng thẳng “tim đập không rõ”, thần kinh căng
thẳng cao độ. Cô có nghĩ đến cái chết, nhưng đó là “một cái
chết mờ nhạt, không cụ thể”; tâm trí Phương Định chỉ còn băn
khoăn việc “liệu mìn có nổ, bom có nổ không ? Không thì làm
cách nào để châm mìn lần thứ hai”. Rõ ràng mục đích hoàn
thành nhiệm vụ được Phương Định đặt lên hàng đầu, lên
trên cả tính mạng của mình. Sự khốc liệt của chiến tranh đã
tôi luyện tâm hồn vốn yếu đuối, nhạy cảm của cô thành bản
lĩnh kiên cường của người anh hùng cách mạng.
b. Phương Định là cô gái thanh niên xung phong có tâm hồn
nhạy cảm, tinh tế, nữ tính. (1,0đ)
- Khi tiến đến bên quả bom, Phương Định suy nghĩ : “Các anh
cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không?” rồi tự cảm thấy “có ánh
mắt các chiến sĩ theo dõi mình”. Dù đang trong giờ phút cam 1,0đ
go thực hiện nhiệm vụ, chuẩn bị đối mặt với tử thần, nhưng
Phương Định vẫn có những suy nghĩ rất con gái. Cô quan tâm,
các ánh chiến sĩ có nhìn mình không, vì trong mắt cô, những
người đẹp nhất, thông minh, và cao thượng nhất là những người
Mỗi ý –
mặc quân phục, có sao trên mũ. Vì vậy, cô muốn mình cũng thật
gạch
đẹp đẽ trong mắt các anh. Bởi vậy, cô “không đi khom” nữa mà
đầu
“cứ đàng hoàng mà bước tới”.
dòng
- Trong quá trình phá bom, Phương Định vẫn cảm nhận rất
0,25 đ
tinh tế, nhạy cảm về mọi sự việc, tiếng động diễn ra xung
quanh: “Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi”.
Tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi
cảm giác: tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt. Tiếng
của lưỡi xẻng chạm vào quả bom được cô cảm nhận ko chỉ bằng
âm thanh mà cả xúc giác và cảm giác.
- Trong giờ phút căng thẳng, lo âu khi chờ bom nổ, Phương
Định đã có cảm nhận tinh tế về chiếc kim đồng hồ-vật dụng
ko thể thiếu với công việc của cô: “Nó chạy, sinh động và nhẹ
nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu.”. Không gian tĩnh lặng
đến phát sợ, Phương Định cảm nhận được cả “lửa đang chui
bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom…”
=> Tâm lí Phương Định trong một lần phá bom được miêu tả
rất cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ dù chỉ thoáng
qua trong giây lát. Từ đó ta thấy Phương Định hiện lên một
thế giới nội tâm phong phú giúp người đọc có được cái nhìn
toàn diện về hình ảnh của người lính trong chiến tranh.

3. Đánh giá 0,25


- Thành công về nghệ thuật
+ Ngôi kể thứ nhất tạo điều kiện cho tác giả mở ra thế giới nội
tâm của nhân vật một cách tự nhiên, một thế giới tâm hồn giàu
xúc cảm suy tư, nhiều khát khao, ước vọng.
+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, chân thực, sinh
động, làm hiện lên thế giới nội tâm phong phú.
+ Cách kể chuyện tự nhiên xen kẽ hồi ức và hiện thực, sử dụng
câu ngắn nhịp nhanh, ngôn ngữ trẻ trung, sinh động.
- Nội dung: Nhân vật Phương Định hiện lên trong đoạn trích
dung cảm, kiên cường, có tinh thần trách nhiệm cao trong công
việc nhưng cũng rất nhạy cảm, tinh tế. Vẻ đẹp của Phương
Định tiêu biểu cho thế hệ thanh niên Việt Nam thời chống Mĩ.
- Liên hệ với các tác phẩm cùng đề tài.
III. Kết bài 0,25
- Khẳng định vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong truyện
“Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã làm sống lại
phẩm chất và hình ảnh tuyệt đẹp của hàng ngàn, hàng vạn cô
thanh niên xung phong thời chống Mĩ. Thành công của tác
phẩm làm ngời sáng lên lý tưởng chiến đấu cao đẹp của họ
trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc.
- Liên hệ : Thế hệ chúng ta noi theo những người anh hùng,
vun đắp lí tưởng sống, rèn luyện mình trong học tập, lao động
để tiếp bước xây dựng và bảo vệ quê hương
-…
Sáng - Sáng tạo về nội dung: Liên hệ với tác phẩm cùng đề tài, nét riêng
tạo trong phong cách sáng tác.
0,25
- Sáng tạo về hình thức: Mở bài, kết bài, tổ chức bài viết

You might also like