You are on page 1of 5

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT LỚP 12 – ĐỢT 1

TRƯỜNG THPT KHƯƠNG ĐÌNH NĂM HỌC 2023 – 2024


ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM
Môn: Ngữ văn
(Đáp án, thang điểm gồm 04 trang)

Phần Câu Nội dung Điểm

I ĐỌC HIỂU 3,0


1 Đoạn trích được viết theo thể thơ: Tự do 0,75
2 Tác giả dùng những hình ảnh: dòng sông; những người mẹ; những 0,75
người con gái, con trai để nói về đất nước.
3 - Biện pháp tu từ: Học sinh chỉ ra một trong hai biện pháp tu từ: 1,0

+ So sánh: những người con gái, con trai đẹp như hoa hồng; cứng như
sắt thép.
+ Liệt kê: con gái, con trai; đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép
- Tác dụng:
+ Tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ.
+ Làm nổi bật vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam. Họ vừa đẹp lại vừa
anh dũng, kiên cường.
4 Tác giả ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam. Qua đó 0,5
thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đối với đất nước.
II LÀM VĂN
1 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của 2,0
anh/chị về vấn đề: Tuổi trẻ cần làm gì để thể hiện lòng yêu
nước
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận. 0,25
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy
nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích; bảo đảm yêu cầu
về cấu trúc, dung lượng đoạn văn.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận : Tuổi trẻ cần làm gì để thể
0,25
hiện lòng yêu nước.
c. Triển khai vấn đề nghị luận. 1,0
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển
khai vấn đề cần nghị luận, nhưng phải đúng trọng tâm mà đề bài

1
yêu cầu. Có thể trình bày theo một số gợi ý sau:
- Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn
sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc.
- Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, gần gũi
nhất. Từ tình cảm gắn bó với làng xóm, quê hương và được nâng
lên thành lòng yêu nước.
- Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng
của dân tộc Việt Nam, là cội nguồn của hàng loạt các giá trị truyền
thống khác.
-Tuổi trẻ ngày nay cần có những hành động thiết thực để thể hiện
lòng yêu nước:
+ Ghi nhớ truyền thống hào hùng của dân tộc; ghi nhớ công ơn của
các bậc tiền nhân.
+ Ra sức học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội.
+ Tham gia tích cực vào các hoạt động góp phần xây dựng và bảo
vệ đất nước.
+ Có trách nhiệm đấu tranh chống lại những vấn đề tiêu cực trong
xã hội…
+ Cần lên án những suy nghĩ và hành vi sai lệch, thiếu trách nhiệm
đối với quê hương, đất nước.
(Lưu ý: Hs lấy dẫn chứng và có sự lí giải phù hợp).
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, 0,25
đặt câu.
đ. Sáng tạo 0,25
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về
vấn đề nghị luận.
2 Phân tích hình tượng người lái đò trong đoạn trích; từ đó, 5,0
nhận xét cái nhìn mang tính phát hiện về con người của nhà
văn Nguyễn Tuân.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,25
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn
đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5
Phân tích hình tượng người lái đò trong đoạn trích; cái nhìn mang
tính phát hiện về con người của nhà văn Nguyễn Tuân.
c. Triển khai vấn đề nghị luận: thể hiện sự cảm nhận sâu sắc; vận
dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn
chứng. Cụ thể:
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích 0,5
- Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa với hành trình đi tìm cái đẹp
của cuộc đời, của con người.
2
- “Người lái đò Sông Đà” trích từ tập tùy bút “Sông Đà”, in lần đầu
năm 1960. Tác phẩm là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ của Nguyễn
Tuân trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng
lớn của Tổ quốc năm 1958.
- Đoạn trích khắc hoạ nhân vật người lái đò trong cuộc chiến đấu
với Sông Đà, qua đó thể hiện rõ cái nhìn mang tính phát hiện của
Nguyễn Tuân về con người lao động Việt Nam.
* Phân tích hình tượng người lái đò trong đoạn trích 2,0
- Giới thiệu khái quát về nhân vật người lái đò:
Nhân vật ông lái đò không có tên tuổi cụ thể mà chỉ được gọi bằng
nghề nghiệp. Nhà văn giới thiệu “Ông lái đò Lai Châu bạn tôi”
khoảng 70 tuổi. Ông đã làm nghề lái đò trên Sông Đà được hơn
mười năm, đã xuôi ngược trên dòng sông Đà hàng trăm chuyến.
Ông gần 70 tuổi nhưng rất chắc khỏe, "thân hình gọn quánh như
chất sừng, chất mun", “ hai tay dài lêu nghêu như cái sào”, “hai
chân khuỳnh khuỳnh như đang kẹp chặt cái cuống lái trong tưởng
tượng”. “nhãn giới ông vòi vọi như lúc nào cũng trông đợi một cái
bến xa”, “giọng nói ào ào như tiếng nước mặt ghềnh”…
- Phân tích hình tượng người lái đò trong đoạn trích: Đoạn văn đã tái
hiện cuộc giao chiến của ông lái đò với dòng Sông Đà một cách
sinh động, đầy gay cấn qua ba trùng vi thạch trận:
+ Ở trùng vi thạch trận đầu tiên: Sông Đà mở ra năm cửa trận, với
bốn cửa tử và một cửa sinh. Bị tấn công bất ngờ nhưng người lái
đò vẫn bình tĩnh. Với chiến thuật phòng ngự để dưỡng sức cho
những trùng vi sắp tới, “ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên
khỏi sóng”. Sông Đà thật hung bạo và dữ dội: “sóng nước như thể
quân liều mạng vào sát nách mà đá trái, mà thúc gối vào bụng và
hông thuyền”, “nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông
đò đòi lật ngửa mình ra”. Sóng thác Sông Đà đánh miếng đòn hiểm
độc nhất “cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ
người lái đò”. Nhưng ông đò nén đau, giọng ông vẫn bình tĩnh, tỉnh
táo, sắc lạnh chỉ huy sáu bơi chèo còn lại vượt cửa tử vào cửa sinh.
+ Thạch trận thứ hai: Không được nghỉ tay nghỉ mắt, ông lái đò
bước vào ngay thế trận thứ hai. Ở vòng này, Sông Đà tăng thêm
nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch
qua phía bờ hữu ngạn. Thác nước Sông Đà được so sánh với sức
mạnh của hổ báo và chúng tấn công những người lái đò một cách
quyết liệt “dòng thác hùm beo hồng hộc tế mạnh trên sông đá”.
Nhưng bằng nghệ thuật lái đò điêu luyện, ông lái đò chủ động thế
tấn công, ông “cưỡi lên sóng thác sông Đà như là cưỡi hổ”, “nắm
chặt lấy bờm sóng đúng luồng”, “ghì cương lái”, “lái miết một

3
đường chéo để phóng nhanh vào cửa sinh”. Thế nhưng bọn đá sông
Đà vẫn chưa chấp nhận chịu thua, bốn năm bọn thủy quân cửa ải
xô ra để hòng lôi thuyền vào tập đoàn cửa tử nhưng ông đò sớm đã
nhận ra dã tâm của chúng, “đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo, đứa
thì ông chặt đôi ra để mở đường tiến”, khiến thằng đá tướng đứng
chiến ở cửa đá này mặt xanh lè, tiu nghỉu vì thất trận.
+ Thạch trận thứ ba, sông Đà mở ra ít cửa hơn nhưng bên trái bên
phải đều là luồng chết cả, luồng sống thì lại nằm ngay giữa bọn đá
hậu vệ. Một loạt các động từ được Nguyễn Tuân huy động để miêu
tả cách đánh của ông đò: “phóng, chọc thủng, xuyên qua, xuyên
nhanh, lái được, lượn được…”. Cách đánh nhanh thắng nhanh đã
giúp người lái đò vượt trùng vi đầy phi thường. Tài nghệ đến mức
điêu luyện của ông đã khiến việc lái đò như biến thành một môn
nghệ thuật: “Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút,
cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên
tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được
lượn được. Thế là hết thác”.
- Nghệ thuật xây dựng hình tượng người lái đò:
+ Tạo tình huống đầy thử thách cho nhân vật; chú ý tô đậm nét tài 0,5
hoa, nghệ sĩ; sử dụng ngôn ngữ phong phú, sáng tạo, tài hoa.
+ Kết hợp kể với tả nhuần nhuyễn và đặc sắc, bút pháp nghệ thuật
so sánh, nhân hóa, liên tưởng độc đáo, thú vị.
+ Vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật góp phần
miêu tả cuộc chiến hào hùng và khẳng định vẻ đẹp tâm hồn nhân vật .
* Nhận xét cái nhìn mang tính phát hiện về con người của nhà văn 0,5
Nguyễn Tuân.
- Qua nhân vật ông lái đò, Nguyễn Tuân có cái nhìn mang tính
phát hiện về người lao động mới. Ông đò tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm
hồn của người lao động miền Tây Bắc âm thầm, giản dị, bình
thường, nhỏ bé nhưng đã làm nên những kì tích lớn lao trong công
cuộc chiến đấu với thiên nhiên hung dữ.
- Qua cách nhìn nhân vật ông lái đò, nhà văn bày tỏ tình cảm yêu
mến, trân trọng, tự hào về con người lao động Việt Nam. Nếu
trước đây, ông thường khắc họa người anh hùng trong chiến đấu,
người nghệ sĩ trong nghệ thuật và thuộc về quá khứ “vang bóng
một thời” thì đến tác phẩm này, ông tìm thấy anh hùng và nghệ sĩ
ngay trong con người lao động hàng ngày, trong công việc bình
thường và trong nghề nghiệp cũng bình thường. Nguyễn Tuân còn
khẳng định với chúng ta rằng chủ nghĩa anh hùng cách mạng đâu
phải chỉ dành riêng cho cuộc chiến đấu chống ngoại xâm mà còn
thể hiện sâu sắc trong việc xây dựng đất nước và chinh phục
thiên nhiên.
d. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo quy tắc chính tả, từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt.
đ. Sáng tạo 0,5

4
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về
vấn đề nghị luận.
Tổng điểm 10,0

You might also like