You are on page 1of 12

ĐÁP ÁN ĐỀ 11

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Phương thức nghị luận/Nghị luận.

Câu 2. Theo đoạn trích, khái niệm “Năng lực sống” được hiểu là năng lực thích
nghi với môi trường xã hội đang biến đổi nhanh chóng, năng lực tự mình phát hiện
vấn đề, tự mình giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

Câu 3.

- Câu văn Sáng tạo vì thế đã trở thành phẩm chất, tiêu chuẩn cơ bản để đảm bảo
cho sự sinh tồn và phát triển đã khẳng định tầm quan trọng của tính sáng tạo – đó
chính là một đặc tính, khả năng cần có ở mỗi người, là yêu cầu thiết yếu để đảm
bảo cho sự tồn tại và vận động đi lên của xã hội.

- Trong bối cảnh hiện nay, đây là một nhận thức, quan điểm phù hợp, đúng đắn, có
khả năng tạo nên động lực để mỗi chúng ta phấn đấu trở thành một công dân sáng
tạo, từ đó đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội, đất nước.

Câu 4. Thí sinh trả lời theo quan điểm của bản thân và có sự lí giải hợp lí, thuyết
phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Có thể tham khảo gợi ý sau:

Việc tạo ra và phát triển “Năng lực sống” ở học sinh là cần thiết bởi trong bối cảnh
xã hội đang không ngừng biến đổi như hiện nay việc có được năng lực thích nghi,
năng lực tự mình phát hiện vấn đề, tự mình giải quyết vấn đề một cách sáng tạo là
một trong những yêu cầu thiết yếu. Với học sinh, việc trang bị đầy đủ Năng lực
sống càng đặc biệt quan trọng để không bị tụt hậu, sống chủ động, tích cực, khám
phá phát huy được những năng lực, sở trường của bản thân, hoà nhập và tiến tới
đóng góp cho sự phát triển của xã hội.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn nghị luận

Thí sinh có thể trình bày đọan văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp,
móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Suy nghĩ về việc mỗi chúng ta cần làm gì để trở thành con người sáng tạo

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, triển khai vấn đề nghị luận theo
nhiều cách để làm rõ những việc mỗi chúng ta cần làm để trở thành con người sáng
tạo; đảm bảo hợp lí, thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Có
thể theo hướng:

- Con người sáng tạo: con người có tinh thần và khả năng sáng tạo, có những suy
nghĩ và cách thức hành động mới mẻ, tích cực góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống và thúc đẩy xã hội phát triển.

- Để trở thành con người sáng tạo mỗi chúng ta cần: nhận thức được vai trò quan
trọng của tính sáng tạo; tích cực, chủ động trong việc phát hiện và giải quyết các
vấn đề của cuộc sống; biết khám phá, phát huy những năng năng lực, sở trường của
bản thân; dám nghĩ khác, làm khác, không theo lối mòn, không theo số đông; tích
luỹ, rèn luyện tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng để có khả năng tạo nên những điều
mới mẻ, có ý nghĩa…

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Có cách lập luận, diễn đạt mới mẻ; thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có ý tưởng riêng phù
hợp với vấn đề nghị luận.

Câu 2.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được
vấn đề. Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận


Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ; nhận xét cách sử dụng chất liệu văn hóa dân
gian của tác giả trong đoạn trích.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí có thể triển khai theo nhiều cách, cần vận dụng kết hợp các thao tác lập luận,
phối hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Khoa Điềm, trường ca Mặt đường khát
vọng, đoạn trích Đất Nước và vấn đề nghị luận

* Phân tích đoạn trích

- Nội dung:

+ Đoạn thơ là những phát hiện, lí giải mới mẻ, độc đáo và có chiều sâu của
Nguyễn Khoa Điềm về sự hình thành những cảnh quan kì thú của non sông gấm
vóc. Nhà thơ không cảm nhận những thắng cảnh thiên nhiên đơn thuần là do tạo
hóa ban tặng mà ẩn sâu trong đó là sự đóng góp, hóa thân từ bao số phận, cảnh
ngộ, tình cảm của nhân dân như: lối sống thủy chung, ân nghĩa; truyền thống yêu
nước, chống ngoại xâm; truyền thống cần cù, hiếu học; những sự vật, con người
thân thương, bình dị, gắn bó với cuộc sống hàng ngày, với đời sống tinh thần của
của nhân dân.

+ Từ những hiện tượng cụ thể, nhà thơ đã khái quát về sự hóa thân của nhân dân
vào đất nước một cách giàu chất suy tư và triết luận. Hình tượng nhân dân hiện
diện ở khắp mọi miền không gian và trong suốt chiều dài thời gian, trở thành chủ
nhân, linh hồn của lịch sử dân tộc, của đất nước.

- Nghệ thuật: thể thơ tự do; sử dụng các biện pháp tu từ liệt kê, trùng điệp; hai chữ
Đất Nước luôn được viết hoa; sử dụng linh hoạt các chất liệu văn hóa dân gian;
cách triển khai ý thơ đi từ cụ thể đến khái quát; ngôn ngữ, hình ảnh gần gũi với đời
sống mà vẫn mới mẻ, gợi nhiều liên tưởng sâu sắc; giọng điệu suy tư sâu lắng.

- Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật. Có thể theo hướng: Đoạn trích thể
hiện tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân - đất nước là sự hội tụ, kết tinh bao công
sức và khát vọng của nhân dân; nhân dân chính là những người đã làm ra đất nước.
Qua đây, ta thấy được lòng yêu nước, tư duy sâu sắc, mới mẻ, tài năng và phong
cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm.
* Nhận xét cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian được tác giả thể hiện trong
đoạn trích.

- Chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng rất phù hợp, đa dạng, linh hoạt và sáng
tạo.

- Chất dân gian thấm sâu vào tư tưởng, cảm xúc của tác giả, tạo nên một đặc điểm
riêng trong tư duy nghệ thuật của Nguyễn Khoa Điềm.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
ĐÁP ÁN 12

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Thể thơ: Tự do

Câu 2. Những câu thơ miêu tả sự quan trọng của con cái đối với cha mẹ được thể
hiện trong đoạn trích:

Là mùa đầu cánh đồng

Mẹ tôi sinh nở

Là cơn gió của đại ngàn Cha

Câu 3. * Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo
được những ý cơ bản sau:

- Nhân vật tôi đã thay đổi cảm xúc: từ dửng dưng, thản nhiên trước lời nói, những
ý kiến của người xung quanh nhưng lại buồn bã, thất vọng trước suy nghĩ của cha
về mình.

- Sự thay đổi ấy cho thấy nhân vật tôi là một người chín chắn, trưởng thành, có
những suy nghĩ sâu sắc nhưng cũng rất giàu tình cảm, mong muốn nhận được sự
thấu hiểu, tôn trọng từ những người yêu thương.

Câu 4. Thái độ của tác giả:

- Chân thành nhưng dứt khoát, mong muốn được tự quyết định cuộc đời mình.

- Chấp nhận dấn thân, độc lập trong tư duy và hành động. Đó cũng là lời khuyên
hướng đến mọi người.

Lưu ý: Giám khảo linh hoạt cho điểm, không áp đặt học sinh. Chỉ cho điểm tối đa
khi học sinh trình bày thuyết phục, lập luận chặt chẽ, phù hợp với chuẩn mực đạo
đức, pháp luật.

II. LÀM VĂN

Câu 1

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn


Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân-hợp,
móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Sự cần thiết phải sống cuộc đời của chính mình.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận
theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải sống cuộc đời của chính mình.
Có thể triển khai theo hướng:

- Sống cuộc đời của chính mình là sống cho mình mà không phụ thuộc vào bất cứ
người nào khác.

- Sống cuộc đời của chính mình giúp ta được thỏa mãn những đam mê, khát vọng;
được khẳng định năng lực bản thân, tạo ra những giá trị riêng biệt, được người
khác tôn trọng

- Cần có bản lĩnh để đối diện và vượt qua những khó khăn, những sự chỉ trích,
những ánh mắt thiếu thiện cảm.

- Sống cuộc đời chính mình không phải là sống dị biệt, tách mình ra khỏi cộng
đồng.

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề
nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Câu 2

Phân tích vẻ đẹp của người lái đò qua đoạn trích; từ đó, nhận xét mối quan hệ giữa
con người với thiên nhiên.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được
vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích vẻ đẹp của người lái đò qua đoạn
trích; từ đó, nhận xét mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập
luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

* Khái quát tác giả, tác phẩm và đoạn trích.

* Vẻ đẹp ông lái đò qua đoạn trích

- Vẻ đẹp trí dũng:

+ Một dũng tướng giữa trùng vây thác đá sông Đà: luôn bình tĩnh, tự tin, chủ động
và chiến thắng.

+ Am hiểu, thuộc lòng từng luồng, lạch, những trùng vi thạch trận, những cửa sinh,
cửa tử dọc con sông Đà từ đó chèo lái con thuyền vượt thác an toàn.

=> Ông lái đò chính là chất vàng mười của thiên nhiên Tây Bắc đã qua thử lửa.

- Vẻ đẹp tài hoa: Trong trận chiến với thác đá sông Đà, ông lái là minh chứng cho
tay lái ra hoa, là nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật vượt thác qua ghềnh; là người yêu
thiên nhiên, yêu cuộc sống lao động trên sông nước.

* Nghệ thuật: Khắc họa hình tượng ông lái đò bằng việc sử dụng nhiều so sánh,
liên tưởng; ngôn ngữ điêu luyện, tài tình; vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực,…

* Nhận xét mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên:

Thiên nhiên không chỉ là hoàn cảnh, điều kiện sinh sống khắc nghiệt mà còn là nền
tảng để con người khẳng định sức mạnh thể chất và tinh thần trong công cuộc
chinh phục; thiên nhiên còn là chất men làm con người rung động với những vẻ
đẹp, hăng say lao động.

d. Chính tả, ngữ pháp:

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

e. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
ĐÁP ÁN ĐỀ 13

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Theo văn bản, bạn đừng để tuổi trẻ trôi đi trong thở dài và im lặng vì:
không thể hai lần sống trong tuổi thanh xuân.

Câu 2. Tác giả cho rằng con người sẽ mãi mãi không bao giờ biết được kho tàng ở
dưới chân mình nếu không: dấn thân vào cuộc phiêu lưu tìm kiếm.

Câu 3.

- Ẩn dụ: cánh buồm, gió, khơi, con thuyền, biển

- Hiệu quả:

+ Nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của khát vọng, ước mơ và những nỗ lực

hành động để vươn tới thành công.

+ Câu văn giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm, hấp dẫn.

Câu 4.

- HS nêu được 01 thông điệp, có lí giải hợp lí, thuyết phục.

- Gợi ý: Khát vọng, ước mơ; Sự nỗ lực hành động để vươn tới thành công; Vai trò,
ý nghĩa của sự trải nghiệm…

II. LÀM VĂN

Câu 1.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân

- hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Sự cần thiết phải trân trọng tuổi thanh xuân

c. Triển khai vấn đề nghị luận


HS có thể vận dụng các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận
theo nhiều cách. Có thể trình bày theo hướng sau:

- Tuổi thanh xuân là giai đoạn phát triển nhất về thể xác, trí tuệ lẫn tâm hồn, là
khoảng thời gian đẹp nhất nhưng vô cùng ngắn ngủi, có ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc
đời mỗi con người.

- Đừng để thanh xuân trôi qua trong hối tiếc, hãy nỗ lực hành động để đạt được
ước mơ, khát vọng của mình, sống ý nghĩa, dám đương đầu với thử thách, sẵn sàng
cống hiến…

- Phê phán lối sống ích kỉ, vô trách nhiệm, hèn nhát, lười biếng …

Lưu ý: HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề cần nghị
luận; có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực
đạo đức và pháp luật.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 2.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được
vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích nội dung, nghệ thuật của đoạn trích; vẻ đẹp tình yêu trong thơ Xuân
Quỳnh thể hiện qua đoạn trích.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành cách luận điểm

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác
lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo yêu cầu sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh, tác phẩm Sóng và đoạn trích

* Cảm nhận nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ

- Về nội dung: Sự thủy chung, niềm tin mãnh liệt cùng khát vọng hóa thân cao đẹp
của người phụ nữ trong tình yêu

+ Khẳng định sự thủy chung, son sắt trong tình yêu: dù Bắc - Nam xa cách, xuôi -
ngược đầy thử thách, thăng trầm, vẫn luôn hướng về một phương duy nhất -
phương anh.

+ Nhận thức được những khó khăn trên con đường tìm kiếm hạnh phúc, đồng thời
thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của tình yêu, như con sóng, dù muôn vời
cách trở, vẫn tìm về tới bờ.

+ Cảm nhận về sự hữu hạn của đời người và khát vọng muốn làm trăm ngàn con
sóng, hòa mình vào đại dương bao la, hòa mình vào biển lớn tình yêu để hóa thân
thành bất tử.

- Về nghệ thuật: thể thơ ngũ ngôn, thể thơ ngũ ngôn giàu nhịp điệu, hình tượng
sóng và em song hành cùng các biện pháp: điệp, đối lập tương phản, nhân hóa…

- Đánh giá: Đoạn thơ đã khắc họa được vẻ đẹp tình yêu và tâm hồn người phụ nữ
Việt Nam trong tình yêu: mãnh liệt, đắm say, chung thuỷ, luôn biết gắn chặt với
cuộc đời; tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách thơ Xuân Quỳnh.

* Vẻ đẹp tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh thể hiện qua đoạn trích

- Qua hình tượng sóng, bài thơ khắc họa vẻ đẹp tình yêu của người phụ nữ: thiết
tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt qua thử thách của thời gian và sự hữu hạn
của đời người.

- Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình, cái tôi Xuân Quỳnh chân thành đằm thắm,
mãnh liệt và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.

>>Có thể tham khảo thêm: Quan niệm về tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân
Quỳnh

d. Chính tả, ngữ pháp


Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

You might also like