You are on page 1of 3

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM - ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

THÀNH PHỐ CẦN THƠ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 12 NĂM 2022
BÀI KHẢO SÁT MÔN NGỮ VĂN

(Đáp án gồm có 03 trang)

Phần Câu Nội dung Điểm

I ĐỌC HIỂU 3.0

1 Đoạn trích trên được viết theo thể thơ tự do/Thể thơ tự do. 0.5

2 Theo đoạn trích, ta cần dũng cảm trước quân thù và dũng cảm với nhau để: 0.5
biến ước mơ thành sự thật; Vết thương thành tiếng hát; Mọi người thành
anh em.
3 - Những dòng thơ đã nêu lên quan niệm sống của tác giả: người ta không 1.0
thể sống bằng những điều mơ hồ, vô hình như niềm tin, lời kêu gọi, cổ vũ,
lời nói suông mà cần phải có những điều thiết thực, hữu hình như cơm ăn,
áo mặc, nhà cửa, trường học.
- Đây là một quan niệm sống thiết thực, giản dị, thức thời.
4 Hai dòng thơ có ý nghĩa: 1.0
- Nếu chúng ta tự bằng lòng, thỏa mãn với những gì của hôm nay thì sẽ
không có sự tiến bộ, phát triển trong tương lai.
- Chúng ta cần luôn luôn cố gắng, trau dồi, rèn luyện, thay đổi, đấu tranh để
ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn.
II LÀM VĂN 7.0

1 2.0
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn
văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải thay đổi
bản thân trong cuộc sống.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.25
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng –
phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự cần thiết phải thay đổi bản thân 0.25
trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận 1.0
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị
luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ nội dung cần nghị luận. Có thể theo
hướng sau:
- Thay đổi bản thân là những biến chuyển về suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc,
hành động,…của mỗi cá nhân.
- Sự cần thiết phải thay đổi bản thân:
+ Giúp con người dễ dàng thích nghi với hoàn cảnh, với sự thay đổi của xã
hội…
+ Giúp mỗi người khám phá chính mình để có những lựa chọn đúng đắn và
sáng suốt cho tương lai…
+ Giúp con người dấn thân, thử nghiệm để sáng tạo…
+ Giúp mỗi người thoải mái hơn về tinh thần, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp
với mọi người xung quanh, tránh được những rắc rối, mâu thuẫn trong cuộc
sống…
- Thay đổi bản thân nhưng không có nghĩa là đi ngược lại truyền thống tốt

Trang 1/3
đẹp của cha ông. Phê phán những người chưa xem trọng việc thay đổi bản
thân hoặc thay đổi theo hướng tiêu cực.
- Mỗi người cần nhận thức được sự cần thiết của việc thay đổi bản thân:
biết thay đổi tích cực để giúp bản thân trưởng thành, vững vàng hơn…
d. Chính tả, dùng từ đặt câu 0.25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo 0.25
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
2 Nhưng trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra 5.0
phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ […].
………………………………………
Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi…
(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB
Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 7-8)
Anh/Chị hãy phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong
đoạn trích trên; từ đó, nhận xét về chất thơ trong sáng tác của nhà văn
Tô Hoài được thể hiện trong đoạn trích.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.25
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát
được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị 0.5
trong đoạn trích, nhận xét về chất thơ trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài
được thể hiện trong đoạn trích.
c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao
tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu
sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ, vấn 0.5
đề cần nghị luận.
* Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị 2.0
- Khái quát về nhân vật Mị:
+ Một cô gái xinh đẹp, tài hoa, hiếu thảo, yêu đời, yêu cuộc sống.
+ Số phận bất hạnh, là con dâu gạt nợ của nhà thống lí Pá Tra.
- Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đoạn trích:
+ Sức sống tiềm tàng là sức sống ẩn giấu sâu kín trong tâm hồn con người
và chỉ bộc phát trong một điều kiện cụ thể nào đó. Ở nhân vật Mị, sức sống
tiềm tàng trong tâm hồn cô chính là lòng yêu đời, yêu cuộc sống, sự phản
kháng, khát khao vươn lên những điều tốt đẹp hơn nhằm thoát khỏi số phận
đen tối của đời mình.
+ Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đoạn trích được thể hiện qua
diễn biến tâm lí, hành động của Mị gắn liền với những lần tiếng sáo xuất
hiện:
 Những đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài đã làm cho tâm hồn Mị hồi
sinh trở lại. Tâm hồn Mị tha thiết bổi hổi khi nghe tiếng sáo từ đầu núi vọng
lại. Mị đã ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi sáo. Trong Mị đã
thức dậy điều gì đó quen thuộc, lâu nay bị lãng quên.
 Mị uống rượu, cứ uống ực từng bát như uống hết tất cả những đắng
cay, uất ức. Men rượu làm Mị say lịm nhưng lại đánh thức kí ức tươi đẹp
thời trẻ sống dậy trong tâm trí Mị.
 Mị có sự thức tỉnh của cảm giác, của trạng thái tâm hồn: Mị thấy

Trang 2/3
phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày
trước.
 Mị tự nhận thức về mình: Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn
thoát khỏi căn phòng và cuộc sống tối tăm, chật hẹp: Mị muốn đi chơi.
 Khi ý thức và khát vọng sống quay về, Mị càng đau khổ trước thực
tại tù túng của mình, Mị có ý thức phản kháng lại hoàn cảnh bằng việc nghĩ
đến cái chết: Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay,
chứ không buồn nhớ lại nữa.
+ Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị được nhà văn miêu tả bằng nghệ
thuật:
 Miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật tinh tế.
 Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình
tiết khéo léo,...
 Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân
miền núi,...
 Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo
hình và thấm đẫm chất thơ,…
(Lưu ý: Trong quá trình cảm nhận, thí sinh cần khai thác được những
chi tiết, từ ngữ, hình ảnh để làm nổi bật sức sống tiềm tàng của nhân vật
Mị.)
* Đánh giá 0.5
- Sự trỗi dậy của sức sống tiềm tàng ở Mị trong đêm mùa xuân chính là tiền
đề quan trọng để sức sống đó bùng phát trở thành hành động mạnh mẽ, dứt
khoát để cứu A Phủ và tự giải cứu chính mình trong đêm mùa đông.
- Miêu tả sức sống tiềm tàng của Mị, nhà văn Tô Hoài đã khẳng định không
gì có thể hủy diệt được sức sống tiềm tàng ẩn chứa trong tâm hồn người
dân lao động. Đồng thời ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ
miền núi khi họ phải sống dưới ách thống trị hà khắc của bọn chúa đất
phong kiến miền núi trong xã hội thực dân phong kiến ngày xưa.
* Nhận xét chất thơ trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài được thể hiện 0.5
trong đoạn trích.
- Đoạn trích là trang văn thấm đẫm chất thơ.
- Chất thơ trong đoạn trích được thể hiện qua:
+ Hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc và không khí lễ hội mùa xuân tràn ngập
màu sắc và âm thanh.
+ Những diễn biến tâm lí tinh tế trong tâm hồn nhân vật Mị.
+ Nghệ thuật sử dụng ngôn từ, khả năng diễn đạt tài tình những rung động
sâu xa, tinh tế trong thế giới đa cung bậc và muôn vàn sắc thái của tình
cảm.
- Chất thơ trong đoạn trích không những bộc lộ tài năng nghệ thuật của nhà
văn Tô Hoài mà còn thể hiện tình yêu thiên nhiên và tấm lòng nhân đạo của
ông với con người Tây Bắc, góp phần làm sáng tỏ cảm hứng lãng mạn cách
mạng của văn xuôi Việt Nam 1945-1975.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo 0.5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới
mẻ.
TỔNG ĐIỂM 10.0

------- HẾT -------

Trang 3/3

You might also like