You are on page 1of 4

SỞ GD & ĐT… KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2022

TRƯỜNG… Bài thi: NGỮ VĂN

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)


Đọc đoạn trích:
Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Của bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dẫu trải qua cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu
Cây khế chua có đại bàng đến đậu
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta
Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa
Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa
Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào
Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!…
(Trích Trường ca mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Truyện cổ tích hiện lên qua những câu thơ nào?
Câu 3. Những dòng thơ sau giúp anh chị hiểu gì về hình ảnh của con người Việt Nam:
Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa
Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét tình cảm của tác giả về sức sống của con người Việt Nam
được thể hiện trong đoạn trích.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung phần đọc hiểu, Anh/chị hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ)
bàn về ý nghĩa của niềm tin.
Câu 2 (5 điểm)
Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say,
Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống
về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo
giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá
cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị .
Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn
ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường
chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng
buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng.
Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết
ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng
đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với
nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn
nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay
ngoài đường.
Phân tích sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ
đó, nhận xét về ngôn ngữ và cách kể chuyện trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn
Tô Hoài.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
Phần/ Nội dung
Câu
I ĐỌC HIỂU
1 Thể thơ tám chữ
2 - Truyện cổ tích hiện lên qua những câu thơ:
+ Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu
+ Cây khế chua có đại bang đến đậu
3 - Bông hoa nở trên đất đai cỗi cằn cho ta thấy được sức sống mạnh mẽ, sức trỗi
dậy mãnh liệt bất chấp hoàn cảnh của nó. Đó cũng chính là hình ảnh sức mạnh
của con người Việt Nam đã vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn thử thách để tỏa
sáng, để khẳng định mình.
- Tác giả cũng khẳng định – con người chính là loài hoa đẹp nhất, rực rỡ nhất,
đáng trân trọng nhất thế gian.
4 - Nhà thơ ca ngợi niềm tin và sức sống của con người Việt Nam chịu thương
chịu khó, sống giàu niềm tin, nhân hậu.
+ Họ là những người ý chí vươn lên dù trong nghịch cảnh ngặt nghèo, lối sống
ngay thẳng, lạc quan, yêu đời.
II LÀM VĂN
1 Ý nghĩa của niềm tin
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn.
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân -
hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Ý nghĩa của niềm tin
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận
theo nhiều cách nhưng phải làm rõ, Ý nghĩa của niềm tin. Có thể theo hướng
sau:
– Niềm tin sẽ tạo ra sức mạnh để vượt qua những khó khăn, trắc trở. Niềm tin
vào bản thân giúp con người vượt lên mọi thử thách để trưởng thành. Vì vậy
niềm tin là nền tảng của mọi thành công.
– Niềm tin vào bản thân sẽ đem lại niềm tin yêu trong cuộc sống. Niềm tin
giúp con người vững vàng, lạc quan yêu đời.
– Người có niềm tin vào bản thân dám khẳng định năng lực và phẩm chất của
mình, coi đó là nguồn sức mạnh chân chính, có ý nghĩa quyết định. Người có
niềm tin cũng là con người được mọi người yêu mến và kính trọng.
– Nghiêm khắc phê phán những kẻ sống thiếu niềm tin, sống không có khát
vọng.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận.
2 Phân tích sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật Mị trong đoạn trích.
Nhận xét về ngôn ngữ và cách kể chuyện trong tác phẩm “Vợ chồng A
Phủ” của nhà văn Tô Hoài.
* Giải thích:
Sức sống tiềm tàng: là sức sống nội tại bên trong, có sẵn ở bên trong nhưng bị
che lấp, nó như một hòn than âm ỉ cháy trong lớp tro nguội lạnh và khi có điều
kiện thì sẽ bùng cháy.
* Hoàn cảnh của Mị:
- Mị trẻ đẹp, có tài thổi sáo, lại chăm chỉ, hiếu thảo, có lòng tự trọng…
- Vì món nợ truyền kiếp của gia đình, Mị đã bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho
nhà thống lí Pá Tra. Sống tăm tối, nhẫn nhục, đau khổ, Mị đã tê liệt về tinh
thần, buông xuôi theo số phận (“Ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen rồi”,“bây
giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, cũng là con ngựa…, ngựa chỉ biết việc ăn
cỏ, biết đi làm mà thôi”, “mỗi ngày Mị không nói, lùi lũi như con rùa nuôi
trong xó cửa”).
=> Tuy bị bóc lột và bị đày đoạ tàn nhẫn về thể xác và tinh thần, nhưng trong
Mị vẫn luôn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt.
* Biểu hiện:
- Sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị thể hiện qua hành động:
+ Mị uống rượu
+ Mị lắng nghe tiếng sáo gọi bạn
+ Mị thổi lá.
- Sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị thể hiện qua tâm trạng:
+ Mị thấy trong lòng đột nhiên vui sướng, phơi phới.
+ Mị nhớ về những ngày tươi đẹp, Mị thấy mình còn trẻ, muốn đi chơi.
+ Mị muốn ăn lá ngón cho chết ngay, Mị tủi cho thân phận của mình.
*Nghệ thuật:
- Lựa chọn hình ảnh tiêu biểu, sinh động.
- Ngôn ngữ biểu cảm, tự nhiên.
- Miêu tả hành động và diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế.
* Ngôn ngữ và cách kể
- Ngôn ngữ: Đậm chất miền núi, biểu hiện ở lối tư duy gắn liền với thiên
nhiên, hòa quyện và đồng nhất với thiên nhiên. Nét đặc sắc là ở chỗ, Tô Hoài
đã vận dụng cách nói hồn nhiên, giàu hình ảnh của người miền núi song không
sa vào sự sao chép tự nhiên chủ nghĩa mà có chọn lọc, nâng cao đến trình độ
chuẩn mực của ngôn ngữ văn học.
- Cách kể: Xây dựng lối trần thuật linh hoạt với sự dịch chuyển của điểm nhìn
trần thuật (khi đặt bên ngoài để quan sát khách quan, khi đặt bên trong để thể
hiện thấm thía những suy nghĩ, tình cảm trong lòng nhân vật).

You might also like