You are on page 1of 9

VỢ CHỒNG A PHỦ

Đề 1: Đoạn 1: “Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau,......đến bao giờ chết thì
thôi”
I. MB
II. TB:
1. Luận điểm 1: Giới thiệu khái quát:
a. Giới thiệu TG, TP:
- Tác giả Tô Hoài được biết đến là một nhà văn có vốn hiểu biết sâu sắc,
phong phú về phong tục, tập quán của nhiều vùng miền. Văn của ông có
lối trần thuật sinh động, hóm hỉnh của người từng trải và vốn từ vựng
phong phú được sử dụng đắc địa, tài ba, có sức lay động, lôi cuốn người
đọc.
- Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”: được sáng tác năm 1952, in trong tập
Truyện Tây Bắc. Tác phẩm là kết quả của chuyến đi thực tế dài tám
tháng, cùng bộ đội ở Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài. Tại đây, ông có dịp
tìm hiểu và biết về phong tục tập quán của nhiều dân tộc thiểu số.
b. Giới thiệu vị trí và nội dung khái quát đoạn trích
- Vị trí: Phần đầu tác phẩm, nói về cuộc sống của Mị sau khi bị gả đi.
- Nội dung: Số phận bất hạnh của Mị khi về làm dâu nhà Thống Lý
2. Luận điểm 2: Phân tích đoạn trích:
a. Cảm nhận của Mị về cuộc sống của mình
*Cuộc sống vật chất
- Nghệ thuật so sánh theo thủ pháp vật hóa:
+ So sánh ngang bằng “mình là con trâu con ngựa”
+ So sánh hơn kém mình không bằng con ngựa: “Con ngựa, con trâu làm
còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con
gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày.”
- Nghệ thuật liệt kê: “Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì
giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc
bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi.
Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế” => Mị là cỗ máy lao động
được lập trình sẵn chỉ tồn tại vô thức mà không có cảm xúc.
=> Nỗi đau khổ về vật chất
*Cuộc sống tinh thần
- Nghệ thuật so sánh “mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa
nuôi trong xó cửa”
=> Sự câm lặng, vô cảm, lạnh giá về tâm hồn của Mị
- Hình ảnh ẩn dụ “căn buồng kín mít có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông” là
biểu tượng của sự u ám, tù túng, ngột ngạt. Đó là nhà tù giam hãm thanh
xuân, trói buộc tâm hồn Mị, khiến cô nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực,
cam chịu, nhẫn nhục: “Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông
ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.”
=> Nỗi khổ về tinh thần.
b. Nhà văn nhận ra những thay đổi của Mị:
* Về tâm lý:
- Những năm tháng sống trong nhà Thống Lí đã khiến người con gái yêu
đời, yêu tự do, sức sống mạnh mẽ trở nên gần như không có sự phản
kháng.
- Cuộc sống chỉ là sự trôi đi đến gần với cái chết, chỉ là tồn tại, không phải
sống, Mị trở nên buông xuôi, phó mặc, đầu hàng số phận.
- Mị không còn những mong ước, khát khao, mọi suy nghĩ chỉ còn hướng
về cái chết: “đến bao giờ chết thì thôi”, “chỉ còn biết đợi ngày rũ
xương”.
=> Cuộc sống lao khổ, đàn áp, bóc lột đã khiến Mị trở nên cam chịu nhẫn nhục.
* Về tính cách:
- Tâm lý buông xuôi, cam chịu đã khiến người con gái thiết tha yêu cuộc
sống, vị tha, nhân hậu, có ý thức sâu sắc về quyền được hưởng hạnh phúc
trở thành người đàn bà lạnh lùng, vô cảm với chính mình:
● Trước đây khi mới bị bắt, Mị nỗ lực tìm cách giải thoát, kể cả chọn cái
chết.
● Nhưng “sau này bố Mị chết, Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn
lá ngón tự tử nữa” => Không phải Mị đã yêu đời hơn hay tha thiết với sự
sống mà Mị chẳng buồn nghĩ đến cái chết: “ở lâu trong cái khổ, Mị quen
khổ rồi”.
* Về cách sống:
- Ngày xưa, Mị hồn nhiên, yêu đời: “Tết đến thổi sáo, thổi lá, cùng người
yêu ra rừng chơi”, lao động chăm chỉ say mê; tự do tận hưởng những
tháng ngày tuổi trẻ đẹp nhất đời người.
- Còn bây giờ, Mị làm việc như một cỗ máy, công cụ lao động vô cảm: “
bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế”; cuộc đời bị trói buộc trong
căn buồng với bốn bức tường kín mít câm lặng, tăm tối lạnh lẽo.
=> Tâm lý, tính cách, lối sống của Mị dần thay đổi sau bao nhiêu năm tháng
sống ở nhà Thống Lí, cô trở thành người “lùi lũi” câm lặng, sống âm thầm như
một cái bóng, chỉ biết làm bạn với ngọn lửa, tìm đến hơi ấm của lửa, sưởi ấm
cái lạnh giá tâm hồn. Mị bị đặt vào nơi địa ngục trần gian, không phải của con
người, không dành cho cuộc sống đúng nghĩa.
=> Nhà văn đã phản ánh hiện thực cuộc sống của những người nô lệ dưới ách
thống trị của phong kiến miền núi xưa.

3. Đánh giá :
- Nội dung: Đoạn trích đã phản ánh cuộc sống bất hạnh của Mị khi về làm dâu
nhà Thống Lí.
- Nghệ thuật:
+ Nghệ thuật trần thuật bằng lời kể nửa trực tiếp, có khi hòa vào dòng tâm trạng
của nhân vật để bộc lộ nội tâm.
+ Sự kết hợp khéo léo của các biện pháp nghệ thuật: so sánh vật hóa, ẩn dụ, liệt
kê.
4. Câu hỏi nâng cao
4.1.Nhận xét giá trị hiện thực trong đoạn trích trên
a.KN:
Giá trị hiện thực là sự miêu tả chân thực cuộc sống con người và thông qua đó
thể hiện thái độ phê phán xã hội cũ hoặc các thế lực áp bức, bóc lột,..
b. Biểu hiện cụ thể
- Phản ánh chân thực cuộc sống cơ cực , khốn khổ của Mị về cả vật chất và tinh
thần.
- Tố cáo chế độ phong kiến chà đạp, bóc lột con người , chà đạp lên tình yêu ,
hạnh phúc và phẩm giá con người.
- Sâu xa hơn , tác giả nói lên sự thực có tính quy luật: con người bị áp bức kéo
dài đến một lúc nào đó sẽ trỗi dậy tinh thần phản kháng, ý thức về sức sống tiềm
tàng
4.2. Nhận xét giá trị nhân đạo
a. KN: Là một trong những giá trị cơ bản của văn học, thể hiện tấm lòng của
người nghệ sĩ đối với con người và cuộc đời, từ đó hướng bạn đọc tới những giá
trị tốt đẹp.
b. Biểu hiện:
- Xót thương, cảm thông với số phận của Mị
- Ca ngợi vẻ đẹp và sức mạnh tinh thần của họ; dù hiện thực cuộc sống đen tối
nhưng luôn tồn tại sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.
- Trân trọng khát vọng sống trong sạch, lương thiện của con người bị đày đọa,
lăng nhục nhưng luôn khao khát tìm ánh sáng cho cuộc đời mới
III. KB:
Đề 2: Đoạn 2: “Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong…….lại
tiếp ngay bữa rượu bên bếp lửa”
I. Mở bài
- Tô Hoài là cây bút văn xuôi hàng đầu của văn học Việt Nam hiện đại, ông có
vốn sống, vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục, tập quán văn hóa của
nhiều vùng
- Quan điểm sáng tác của Tô Hoài:
+ Viết văn là quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm
thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc
+ Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại nó ra đời
- Truyện “Vợ chồng A Phủ”
+ In trong tập “Truyện Tây Bắc” là kết quả của chuyến đi dài 8 tháng cùng bộ
đội vào giải phóng Tây Bắc trong chiến dịch Tây Bắc (1952).
+ Tác phẩm viết về những người dân lao động vùng Tây Bắc dưới ách thống trị
của thực dân phong kiến bị áp bức, đày đọa đã vùng lên phản kháng. Tác phẩm
phản ánh được nỗi đau khổ và những ước mơ về cuộc sống tự do, hạnh phúc
của nhân dân lao động.
II. Thân bài:
1. Giới thiệu khái quát đoạn trích
- Vị trí: Thuộc phần giữa của tác phẩm
- Nội dung: Miêu tả không khí mùa xuân ở Hồng Ngài
- Nội dung đoạn trước:
+ Vì món nợ truyền kiếp từ đời cha mẹ và vì hủ tục bắt vợ mà Mị đã bị bắt về,
trở thành người con dâu gạt nợ trong nhà thống lý Pá Tra. Cuộc sống bị đày
đọa, khổ cực trong nhà thống lý đã khiến Mị từ một người con gái tự do, yêu
đời trở nên gần như không còn sức phản kháng. Cuộc sống với Mị chỉ là sự trôi
đi đến gần với cái chết, chỉ là sự tồn tại chứ không phải sống. Mị không còn
những mong ước, khát khao, mọi suy nghĩ đều hướng đến cái chết: “đến bao
giờ chết thì thôi”, “Chỉ còn biết đợi ngày nhũ xương ở đây”...
+ Tưởng chừng cuộc đời Mị sẽ thực sự bị chôn vùi trong ở nơi địa ngục trần
gian ấy, thế nhưng trong đêm tình mùa xuân, sức sống trong Mị bỗng chốc được
đánh thức, những khao khát, mong muốn trong Mị được hồi sinh. Và nhà văn
Tô Hoài đã rất tinh tế, khéo léo khi miêu tả không khí náo nức của mùa xuân
như là một yếu tố đánh thức sức sống tiềm tàng trong Mị.
2. Phân tích nội dung đoạn thơ
a. Cảnh sắc thiên nhiên
- Hình ảnh:
+ Các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho
+ Gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng
+ Gió và rét rất dữ dội
=> Những câu văn thật hay đã nêu bật được hình ảnh đặc trưng về thiên nhiên
Tây Bắc khi vào xuân. Một không gian núi rừng được mở ra với những nương
ngô, nương lúa, cùng với đó là những vùng cỏ gianh và thời tiết cũng trở nên
giá rét.
=> Sự biến chuyển của đất trời là dấu hiệu báo hiệu Tết đang về.
- Màu sắc:
+ Màu vàng ửng của cỏ gianh
+ Màu sắc sặc sỡ của những chiếc váy hoa phơi trên những mỏm đá
=> Giữa không gian núi rừng được điểm tô bởi những màu sắc tươi sáng, rực rỡ
như đang xua đi sự âm u của tiết trời, xoa dịu đi một phần nào đó sự giá rét dữ
dội, đem lại cảm giác ấm áp dịp tết đến xuân về.
=> Mùa xuân về mang theo những vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời. Với những
từ ngữ giàu chất tạo hình, tác giả đã làm hiện lên bức tranh ngày tết miền núi
tràn ngập hình ảnh, màu sắc, một khung cảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống,
tươi vui. Đó cũng chính là hồn cốt thiên nhiên Tây Bắc với núi rừng trùng điệp,
cao rộng vời vợi. Những nương lúa, nương ngô uốn lượn trên sườn đồi sườn
núi, những đám cỏ gianh vàng ửng; những chiếc váy hoa xoè rực rỡ nhiều màu
sắc của những cô gái H’mông là những điểm nhấn đầy thi vị cho bức tranh thiên
nhiên miền núi tây bắc. .

b. Cuộc sống sinh hoạt của con người thể hiện qua phong tục tập quán mang
đậm màu sắc văn hoá
- Quan niệm về thời gian ăn Tết: “Ở Hồng Ngài, người ta thành lệ cứ ăn Tết thì
gặt hái vừa xong, không kể ngày, tháng nào. Ăn tết như thế cho kịp lúc mưa
xuân xuống thì đi vỡ nương mới".
=> Đoạn trích giúp chúng ta ít nhiều có thể hình dung về phong tục đón Tết của
người Mèo (H'Mông). Người Mèo không ăn Tết theo truyền thống thông
thường như người miền xuôi mà họ đón Tết khi vụ mùa gặt hái đã xong nên Tết
với họ là sự cộng hưởng của vẻ đẹp đất trời và niềm vui thu hoạch mùa màng.
Phong tục ấy thể hiện rõ nhịp sống của con người hài hòa một cách tự nhiên với
nhịp điệu của thiên nhiên, đất trời.
- Không khí mùa xuân: dù cái Tết năm ấy đến Hồng Ngài “giữa lúc gió thổi vào
cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội” cũng không ngăn được niềm vui đang
trỗi dậy trong tâm hồn những người dân ở đây, đặc biệt là ở những đôi trai gái
yêu nhau
+ Trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều canh nương để sưởi lửa
=> Hành động ấy như là sự chấm dứt một mùa vụ đã qua để chuẩn bị bắt đầu
một mùa vụ mới. Ngọn lửa ấm xuất hiện như xua tan đi bao giá rét của đất trời,
tạo nên một không khí mùa xuân thật ấm áp, rực rỡ
+ Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ấm trên sân chơi trước nhà
+ Ở mỗi đầu làng đều có một mỏm đất phẳng làm cái sân chơi chung ngày tết.
+ Trai gái, trẻ con ra sân chơi ấy tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi khèn
và nhảy.
=> Cảnh vui chơi đông vui, náo nhiệt, tưng bừng, rộn ràng với rất nhiều những
hoạt động, những trò chơi mang đậm màu sắc văn hóa riêng biệt của miền núi
Tây Bắc, tạo nên không gian mùa xuân vô cùng tươi vui, thú vị, độc đáo, đặc
biệt và giàu chất thơ
+ Tập quán:
● Bữa cơm cúng ma ngày tết: “Cả nhà thống lí Pá Tra vừa ăn xong bữa
cơm Tết cúng ma.” => Tục lệ thờ cúng tổ tiên linh đình, trang trọng đã trở
thành một nét truyền thống văn hóa tốt đẹp của con người nơi đây nói
riêng và của dân tộc nói chung. Bữa cơm đủ đầy, sung túc mang theo ước
vọng về một năm mới tốt đẹp, ấm no, bình an.
● Bữa rượu bên bếp lửa, chiêng đánh ầm ĩ, người ốp đồng vẫn còn nhảy lên
xuống, run bần bật: Người dân nơi đây, bên cạnh các hoạt động vui chơi
thì họ còn có tục thờ cúng, ốp đồng, nhảy múa, thổi khèn và uống rượu
bên bếp lửa.Đó là những hoạt động mang đậm nét văn hóa vùng miền, họ
đón tết với tâm thế vô cùng vui vẻ, hào hứng, tưng bừng, nhộn nhịp,...
=> Qua đó ta nhận ra sự am hiểu của Tô Hoài về phong tục tập quán của người
miền núi. Ông là một nhà văn luôn có hứng thú và say mê với việc tìm hiểu về
những nét phong tục,tập quán độc đáo của mỗi vùng miền.
- Âm thanh đặc trưng ngày Tết - tiếng sáo: “Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai
thổi sáo rủ bạn đi chơi”
+ Đây là âm thanh đặc trưng, quen thuộc của vùng núi Tây Bắc, như một lời
giục giã, mời gọi những chàng trai, cô gái đến với những cuộc chơi, những đám
chơi trong đêm mùa xuân tươi vui, rộn rã.
+ Âm thanh da diết ấy đã có tác động mạnh mẽ đến tâm hồn Mị:
● Tiếng sáo gọi bạn vọng lại khiến Mị thiết tha, bổi hổi: Tiếng sáo đã vượt
qua bốn bức tường thâm u để vào lay động tâm hồn Mị khiến tâm hồn Mị
từ chỗ vô cảm,lạnh giá bỗng trở nên tha thiết bổi hổi. Tiếng sáo là âm
thanh gắn với quá khứ, gắn với tình yêu của Mị nên Mị rất nhạy cảm với
âm thanh này.
● Mị đã ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi sáo: Sau bao nhiêu
ngày câm lặng, có lẽ đây là lần đầu tiên người con dâu gạt nợ này đã khẽ
hát, dù chỉ là nhẩm thầm. Mị nhẩm thầm (không phải là “hát thầm”), tức
là khẽ khàng nhắc lại theo sự hồi tưởng, thậm chí không liền mạch, lúc
nhớ lúc quên lời bài hát của người đang thổi. Có lẽ trước đây Mị cũng đã
từng thổi sáo hoặc hát bài nhạc này nên khi nghe tiếng sáo ngoài đầu núi
vọng lại, lúc ẩn lúc hiện, trong Mị đã thức dậy điều gì đó quen thuộc, lâu
nay bị lãng quên
=> Chính sự vui tươi, náo nức của thiên nhiên đã đánh thức sức sống tiềm tàng
trong tâm hồn Mị.Từ chỗ câm lặng, vô cảm, tiếng sáo đã đánh thức những rung
động đầu tiên trong Mị, định hướng cho sự hồi sinh trong tâm hồn Mị trong
đêm tình mùa xuân. Đó chính là vẻ đẹp của chất thơ trong tâm hồn con người,
chất thơ toát lên từ sức sống tiềm tàng đang dần được hồi sinh.
3. Đánh giá:
a, Nội dung: Đoạn trích đã cho thấy vẻ đẹp khung cảnh thiên nhiên mùa xuân
và cảnh sinh hoạt ngày Tết mang bản sắc riêng ở vùng núi cao Hồng Ngài.
Chính bức tranh ấy đã trở thành nhân tố quan trọng tác động và làm hồi sinh sức
sống trong tâm hồn của Mị về sau.
b, Nghệ thuật:
- Nghệ thuật tả cảnh
+ Cảnh thiên nhiên: mùa xuân tươi vui, tràn đầy sức sống, giàu chất thơ với màu
sắc rực rỡ và âm thanh rộn ràng
+ Cảnh sinh hoạt của con người hiện lên vô cùng sống động, vui tươi, náo nức
và cũng rất giàu chất thơ
- Giọng kể vui tươi, náo nức
- Ngôn ngữ, hình ảnh, âm thanh, màu sắc được sử dụng và kết hợp vô cùng
khéo léo tạo nên CHẤT THƠ không chỉ trong bức tranh thiên nhiên mà còn
trong tâm hồn con người.
III. Kết bài:
- Khái quát lại nội dung và nghệ thuật của đoạn văn: với giọng kể tươi vui, náo
nức kết hợp cùng ngôn ngữ và hình ảnh mang đậm bản sắc văn hóa của miền
núi, tác giả đã khắc họa rõ nét bức tranh mùa xuân ở Hồng Ngài rất giàu chất
thơ.
- Qua đó cho ta thấy được tài và tâm của Tô Hoài: am hiểu những nét phong tục
tập quán của vùng miền, tinh tế, khéo léo trong cách miêu tả, …..
IV.. CÂU HỎI NÂNG CAO:
1. Nhận xét về chất thơ trong đoạn trích trên
- Giải thích: chất thơ là vẻ đẹp lãng mạn, tương phản với đời sống hiện thực đầy
khó khăn, vất vả để nâng đỡ tâm hồn con người
- Chất thơ trong đoạn trích:
*Về nội dung:
+ Chất thơ ở thiên nhiên, núi rừng Tây Bắc: " gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng,
gió và rét rất dữ dội"
+ Cuộc sống sinh hoạt:
- Trẻ con: đốt lều canh nương, chơi quay cười ầm ỹ trên sân chơi trước nhà
- Người lớn: đem những chiếc váy hoa ra phơi trên những mỏm đá xoè như
những con bướm sặc sỡ; thổi sáo rủ bạn đi chơi; tụ tập đánh pao
+ Phong tục tập quán:
- Ăn tết sau mùa gặt
- Cúng ma
- Ốp đồng
- Uống rượu
* Chất thơ trong nghệ thuật:
+ Sử dụng âm thanh sống động, hình ảnh sặc sỡ diễn tả không gian rộn ràng
nhưng cũng rất ấm cúng của mảnh đất Hồng Ngài mùa tết
+ Giai điêụ: nhẹ nhàng, êm ái
+ Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, sinh động

2. Nhận xét về phong vị miền núi được nhà văn thể hiện trong đoạn trích
a. Giải thích: “ Phong vị miền núi” là những đặc trưng văn hoá dân tộc mang
đậm dấu ấn của những người miền núi
b. Làm rõ
- Bức tranh thiên nhiên, sinh hoạt: " gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét
rất dữ dội" ; Trẻ con: đốt lều canh nương, chơi quay cười ầm ỹ trên sân chơi
trước nhà; Người lớn: đem những chiếc váy hoa ra phơi trên những mỏm đá xoè
như những con bướm sặc sỡ; thổi sáo rủ bạn đi chơi; tụ tập đánh pao
- Phong tục tập quán:
+ Ăn tết sau mùa gặt: Người Mèo ăn tết không kể ngày tháng từ khi gặt
xong cho đến mùa xuân mưa xuống
+ Đêm tình mùa xuân và Tiếng sáo:Sáo H’Mông thay họ nói lên tình cảm
trong lòng: Anh ném pao, em không bắt. Em không yêu, quả pao rơi rồi.
Tiếng sáo còn là cách tỏ tình của người con trai miền núi
+ Cúng ma
+ Ốp đồng
+ Uống rượu
- Cách xưng hô: mày- tao quen thuộc trong văn hoá người đồng bào dân tộc
thiểu số
c. Nhận xét: Từ những chi tiết thể hiện rõ phong vị miền núi trong tác phẩm
“VCAP” cho thấy được tài quan sát và cảm nhận vô cùng sâu sắc của Tô Hoài.
Nhờ những năm tháng thâm nhập thực tế vùng núi cao Tây Bắc đã giúp Tô Hoài
có một vốn sống phong phú và sâu sắc về cuộc sống và con người đồng bào các
dân tộc vùng đất này. Bởi vậy, đọc Vợ chồng A Phủ, ngoài bức tranh hiện thực
về đời sống xã hội, người đọc còn bị thu hút bởi những trang miêu tả phong tục
sinh hoạt với màu sắc dân tộc đậm đà, với những chi tiết độc đáo, sinh động của
một cây bút có óc quan sát thông minh, tinh tế.

You might also like