You are on page 1of 10

VỢ CHỒNG A PHỦ 7.6.

2019
TÁC GIẢ TÔ HOÀI
- Tô Hoài là một nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục của văn học VN
hiện đại.
- Sáng tác của Tô Hoài tập trung thể hiện những sự thật đời thường. Truyện TH
hấp dẫn người đọc bởi hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, nghệ thuật trần
thuật hóm hỉnh, sinh động và vốn từ vựng hết sức giàu có.
TÁC PHẨM
- VCAP là truyện ngắn xuất sắc của TH, được in trong tập “Truyện Tây Bắc”. Đây
là kết quả của chuyến đi thực tế lên TB của nhà văn vào năm 1952.
- TH đã chia sẻ: “ Chuyến đi này đã để thương để nhớ cho tôi nhiều lắm, những
cảnh, những người cứ thành hình, thành nét in đậm trong tâm trí tôi”
NHÂN VẬT MỊ.
1. MỊ LÀ MỘT CÔ GÁI ĐẦY BẤT HẠNH- NẠN NHÂN CỦA CƯờNG
QUYỀN VÀ THẦN QUYỀN MIỀN NÚI.
- Vốn là một cô gái tự do, nhưng vì món nợ truỳên kiếp của bố mẹ để lại, Mị đành
phải trở thành dâu gạt nợ nhà thống lí Pá tra.
* Nếu nàng Kiều trong tác phẩm của Nguyễn Du phải bán mình chuộc cha và em,
chị Dậu trong tiểu thuyết Tắt đèn của NTT phải bán con để lấy tiền nộp sưu cao
thuế nặng thì giờ đây, Mị phải bán tuổi trẻ, tình yêu và tự do của mình để trả nợ
cho nhà giàu.
- Về làm dâu cho nhà thống lí Pá tra, đồng nghia với việc Mị bị cầm tù trong nhà
giam, bị hành hoạ, bị đày đoạ về thân xác.
+ Truớc hết, Mị bị bóc lột sức lao động, bị biến thành thứ lao động khổ sai.
* Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì
đi nương bẻ bắp , và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay
trong cánh tay để tước thành sợi.
* Con ngựa, con trâu làm còn có lúc đêm nó được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ,
đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày.
+ Chưa dừng lại ở đó, Mị còn bị đánh đập tàn nhẫn, bị bạo hành khủng khiếp ( 3
lần)
* Điều xót xa hơn cả là dù bị đồn, bị hành hạ nhưng Mị không hề chống chói,
phản ứng. Hẳn Mị bị đòn nhiều nên đã quen, chịu đòn khiến Mị trở nên trơ lì, chai
sạn. Vì thế, sự mất mát, khổ đau của Mị không chỉ bị đày đoạ, bị đánh đập, mà sâu
xa hơn Mị đã mất đi GT về quyền sống của con người.
- Có lẽ mất mát lớn nhất với Mị là những tổn thương tê liệt về tinh thần.
+ Suy nghĩ mình là con trâu, con ngựa.
+ Chúng nó đã bắt mình về làm ma nhà nó rồi, thì chỉ đợi đến ngay chết rũ xương
ở đây thôi’’
+ Không còn tình người, mất đi tình thương ( chứng kiến A Phủ)
=> Có thể nói, Mị là bông hoa ban đẹp của núi rừng TB, bị vùi dập một cách rất
tàn bạo bởi bàn tay của cường quyền và thần quyền miền núi. Qua số phận bất
hạnh của Mị, TH đã gửi gắm vào đó sự tổn thương, xót xa trước tình cảnh bi thảm
của người lao động nghèo trong xã hội miền núi cũ.

2. VẺ ĐẸP NV MỊ : MỊ LÀ NGƯờI PHỤ NỮ TB VỚI SỨC SỐNG MÃNH


LIỆT, TINH THẦN PHẢN KHÁNG MẠNH MẼ.
- Trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá tra, trong Mị luôn có một sức sống mãnh
liệt, một khát khao tự do cháy bỏng.
* “ Con nay đã biết cuốc nương, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố
đừng bán con cho nhà giàu”
* Trong những ngày đầu, Mị liên tiếp phản kháng. Mị phản kháng bằng nước mắt,
đêm nào Mị cũng khóc.
* Mị còn trốn về nhà và có ý định ăn lá ngón tự tử.
- Tuy nhiên, lòng hiếu thảo đã không cho Mị chết. Mị quay lại địa ngục trần gian
nhà thống lí PT, sống trong tình trạng chờ chết. Sau bao ngày bị đày đoạ, tưởng
chừng như tinh thần phản kháng mạnh mẽ ở Mị đã bị dập tắt, sức sống mãnh liệt ở
Mị đã nguội lạnh. Song, kì thực, nó vẫn giống như một đốm than âm ỉ cháy dưới
một lớp tro tàn, chỉ đợi ngọn gió lành thổi tới sẽ bùng lên. Và ngọn gió lành đó
chính là sức xuân của HN năm ấy ( miêu tả về cảnh sắc mùa xuân ở HN)
+ Thả hồn mình theo những giai điệu thiết tha, bồi hồi của tiếng sáo, tâm trạng Mị
đã có rất nhềiu thay đổi, tâm lí của Mị cũng có nhiều diễn biến, bước ngoặt:
 Khi nghe tiếng sáo lấp ló ngoài đầu núi, giai điệu thiết tha từ xa vọng lại đó đã
khiến Mị phá vỡ tình trạng lặng câm, lầm lũi lâu nay của chính mình.
( nhớ cụm “ động cựa trở mình” )
 Những ngày sau đó, Mị đã có 1 hành động rất bất thường ( úông rượu)
 Và khi hơi men ruợư hoà với tiếng sáo gọi bạn đầu làng, Mị đã chực nhớ về
ngày trước. … Thế nhưng, lúc Mị ham sống nhất, thiết tha với sự sống nhất là lúc
ý nghĩ về cái chết quay trở lại.
 Tuy nhiên, tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ ngoài đường đã đưa Mị thoát khỏi
trạng thái tâm lí tiêu cực, thôi thúc, giục giã Mị đi tìm tự do và hạnh phúc.
* “ Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng thêm vào đĩa đèn cho sáng”

+ Cho đến lúc này, tiếng sáo càng ám ảnh. Từ một yếu tố ngoại cảnh, nó đã trở
thành yếu tố của tâm cảnh, trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo.
* “ Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy
hoa vắt ở phía trong vách”
=> Có thể nói, cảnh xuân HN đầy sức sống, đặc biệt là tiếng sáo đêm xuân thiết
tha, bồi hồi làm say đắm lòng người, giống như một chiếc chìa khoá mở cách cửa
tâm hồn Mị vẫn đỗi im ỉm bấy lâu nay. Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tài
tình, nhà văn Tô Hoài đã thành công khi nắm bắt và thể hiện một cách biện chứng
diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm mình mùa xuân. Qua đó, nhà văn đã phát
hiện và khẳng định sức sống tiềm tàng, con người nỏi loạn, phản kháng ẩn giáu
bên trong con ngừơi nhẫn nhục, cam chịu của Mị.

- Tinh thần phản kháng, sức ống tiềm tàng trong Mị tiếp tục vùng lên mạnh mẽ
trong đêm đông cắt dây cởi trói cho A Phủ.
+ Sau đêm tình mùa xuân, Mị đã chính thực quay trở về trạng thái sống nguội
lạnh, thờ ơ và vô cảm, thậm chí tình thương, lòng trắc ẩn của cô gái này cũng vụt
tan biến. ( Nhìn thấy A Phủ)
+ Tuy nhiên, trạng thái tâm lí Mị đã thay đổi, đời sống nội tâm của Mĩ đã có
những khúc rẽ, những bước ngoặt khi Mị nhìn thấy “một dòng nước mắt lấp lánh
bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ. Một lần nữa, lòng Mị lại thức
tỉnh.
* Nhớ câu: “ Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết
rét, phải chết”
+ Càng thương mình, thương cho A Phủ, Mị lại càng căm ghét và phẫn uất trước
sự độc ác, tàn nhẫn của nhà thống lí PT. Lần đầu tiên sau ba năm bị đày đọa, bị áp
bực một cách bất công vô lí, Mị đã chính thức lên tiếng kết tội cừơng quyền và
thần quyền miền núi : “ Chúng nó thật độc ác”
+ Tình thương và lòng văm thù đã tiếp thêm sức mạnh để một lần nữa, Mị chính
thức nổi loạn, vùng lên phản kháng:
 Trước hết là sự nổi loạn của Mị trong ý thức. Mị chợt nghĩ, A Phủ có thể trốn đi,
Mị sẽ bị thay vào đó, chết cho A Phủ. Nhưng Mị cũng không thấy sợ.
 Từ nổi loạn trong ý thức, rất nhanh chóng, Mị đã nổi loạn trong hành động. Ý
nghĩ cắt dây cởi trói cho A Phủ vừa mới xuất hiện đã ngay lập tức trở thành một
hành động cụ thể.
* “Mị rón rén bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây”
 Sau khi cởi trói cho A Phủ, nhìn thấy A Phủ vùng sức chạy để được sống, Mị
bỗng hoảng hốt sợ hãi.
=> Có thể nói, Mị là một trong những nhân vật thành công bậc nhất trong văn học
VN. Với nhân vật Mị, Tô Hoài đã thể hiện một cách nhìn mới về con người lao
động miền núi. Đó không chỉ là những người lao động nghèo khổ, bất hạnh, bị đầy
đoạ, áp bực, mà còn là những con người khoẻ khoắn, mạnh mẽ, đầy sức sống, có
khả năng phản kháng, vùng lên tìm cuộc sống tự do. Nhân vật Mị không chỉ thể
hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Tô Hoài mà còn khẳng định tài năng
của ông trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
KẾT LUẬN VỀ NỘI DUNG
- Giá trị hiện thực: Truyện ngắn đã phản ánh một cách chân thực và sống động
thân phận bị đày đoạ, áp bực, bị giam hãm trong cuộc sống tăm tối của cười quyền
và thần quyền miềnn nùi, đã vùng lên phản kháng, đấu tranh tìm cuộc sống tự do.
- GT nhân đạo:
+ Đồng cảm và thương xót, thấu hiểu và sẻ chia với những đau khổ, bất hạnh của
người lao động nghèo miền núi.
+ Lên án và tố cáo tội ác của cường quyền và thần quyền miền núi, đã đày đoạ, áp
bức con người đến bước đường cùng, thậm chí tước đoạt cả sự sống của những
con người nhỏ bé.
+ Phát hiện, khẳng định, trân trọng và ngợi ca sức ống tiềm tàng mãnh liệt, tinh
thần phản kháng mạnh mẽ, khát khao ở những con người bị đày đọa, áp bực.
+ TH đặt niềm tin vào sức mạnh, và khả năng thay đổi số phận đi từ thung lũng
đau thương đến cánh đồng vui, từ thân phận nô lệ đến cuộc sống tự do.
NGHỆ THUẬT
- Sử dụng kết hợp nhiều thủ pháp, cả trực tiếp và gián tiếp, cả ngoại hiện và đọc
thoại nội tâm để miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật một cách logic và biện chứng,
tài tình và tinh tế.
- TG đã kể chuyện bằng một giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, đựơm màu sắc và
phong bị dân tộc, lời văn vừa giàu tính tạo hình, vừa giàu chất thơ.

1. Tô Hoài đã dựng lên một bức tranh hiện thực về đời sống của đồng bào dân tộc
miền núi Tây Bắc.
2. Nhưng điều kì diệu là , dẫu trong cùng cực đến thế, mọi thế lực tội ác cũng
không giết được sức sống của con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống,
âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt.
3 .VCAP là hành trình giải thoát, là câu chuyện cho chúng ta nhìn thấy sức sống
diệu kì của con người trước bao nhiêu áp chế: cường quyền, thần quyền và bạo
quyền. Mọi áp chế có thể làm con người ta mất ý chí phản kháng nhưng không
làm con người ta mất đi lòng ham sống.
4. Văn chương Tô Hoài sẽ còn mãi, xanh biếc theo thời gian. Vì nó lưu giữ cho
chúng ta đời sống. Vì nó phả lại nhịp đập của lịch sử. Vì nó nói lên câu chuyện đời
của kiếp nhân sinh. Sẽ còn có ai sau Tô Hoài làm công việc ấy cho thời này của
chúng ta hôm nay?
5. Nếu Như Nam Cao, chọn cách ném chí Phèo lên giữa trang sách để anh ta xuất
hiện cùng tiếng chửi, nếu Kim Lân để cho nhân vật bà cú Tự xuất hiện với tiếng
ho “húng hắng” của người già, thì Tô Hoài lại để nhân vật của mình hiện lên trong
một khung cảnh miền núi hết sực đặc biệt. Cách giới thiệu ấy đã tạo ra những đối
nghịch về một cô gái âm thầm, lẻ loi, như lẫn vào các vật vô tri.
CÁC DẠNG ĐỀ BÀI VCAP 2019.

Đề số 1: Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài nhiều lần
nói về tiếng sáo, đặc biệt là hai lần trong đêm tình mùa xuân. Lúc đầu nghe
tiếng sáo, Mị thấy “thiết tha bổi hổi…Mị ngồi nhẩm thầm lời người đang
thổi sáo”. Lúc bị A Sử trói vào cột nhà, tiếng sáo lại rập rờn trong đầu Mị –
“Mị vùng bước đi”.

(Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) – Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)

Phân tích hình ảnh nhân vật Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật
diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật này trong đêm tình mùa xuân
và phát biểu giá trị nhân đạo của tác phẩm. (Đề thi và bài làm này là của
thầy Phan Danh Hiếu)
Đề số 2: Khi thể hiện nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài
(truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài), nhà văn để “Mị đến góc nhà, lấy
ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”. Trong “đêm mùa
đông trên núi cao”, “mỗi đêm, Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không
biết bao nhiêu lần”.

(Tô Hoài – Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.8 và
tr.13)

Phân tích nhân vật Mị trong mỗi lần sống với ánh sáng như trên, từ đó làm
nổi bật tấm lòng của nhà văn dành cho người dân Tây Bắc.

 Đề số 3: Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã miêu tả
hai chi tiết tác động đến tâm trạng của Mị. Trong đêm tình mùa xuân, Mị
nghe tiếng sáo “…Ngoài đầu núi lấp ló đã nghe có tiếng ai thổi sáo rủ bạn
đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hỏi…..Tai Mị văng vẳng
tiếng sao gọi bạn đầu làng…Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài
đường…”. Và trong đêm mùa đông, “…Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt
A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã
xám đen lại…”

Đề số 4:Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài hai lần miêu
tả Mị: Lúc đầu thấy A Phủ bị trói vào cột, “Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ
tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi”. Nhưng sau đó, nhìn
thấy dòng nước mắt của A Phủ. Mị lại động lòng thương. Lòng thương
người đã đưa Mị đến hành động quyết liệt: cởi trói cho A Phủ.

Cảm nhận hình ảnh nhân vật Mị trong hai chi tiết trên. Từ đó phát biểu giá
trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
Đề số 5: Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài hai lần miêu
tả sức phản kháng của Mị trước hoàn cảnh. Trong đêm tình mùa xuân, khi
Mị đang khao khát được đi chơi, chợt nghĩ đến A Sử, Mị cay đắng: “nếu có
nắm lá ngón lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa.
Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra.” và trong đêm mùa đông năm sau, đồng
cảm trước cảnh ngộ đáng thương của A Phủ, Mị đã cắt dây trói giải thoát
cho anh, trong giây phút đứng lặng trong bóng tối, Mị vụt chạy ra: “Mị nói
trong hơi gió thốc lạnh buốt:  “A Phủ cho tôi đi…A Phủ chưa kịp nói Mị đã
nói “Ở đây thì chết mất”.

Đề số 6: Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, lúc mới bị bắt về làm dâu: có
đến hàng mấy tháng trời, đêm nào Mị cũng khóc. Một hôm Mị trốn về, định
ăn lá ngón để tự tử trước mặt cha, nhưng thương cha già: “Mị ném nắm lá
ngón xuống đất”. Sau khi trở lại nhà thống lý, bố Mị mất “nhưng Mị “không
còn tưởng đến việc ăn lá ngón để tự tử nữa. Sống trong cái khổ, Mị quen khổ
rồi”. Đêm tình mùa xuân đến, Mị khát vọng được đi chơi, chợt nghĩ đến A
Sử, Mị nhận ra: “A Sử với Mị không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với
nhau. Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ
không buồn nhớ lại nữa, nhớ lại nước mắt chỉ ứa ra”.

Phân tích nhân vật Mị trong hai hình ảnh: “ném lá ngón xuống đất” và “A
Sử với Mị không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau. Nếu có nắm lá
ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa,
nhớ lại nước mắt chỉ ứa ra”. Qua việc phân tích hãy  chỉ ra giá trị nhân đạo
sâu sắc của tác phẩm.
Đề số 7: Mở đầu tác phẩm, Mị xuất hiện trong hình ảnh: “Lúc nào cũng cúi
mặt, mặt buồn rười rượi”. Đêm tình mùa xuân tới, tâm trạng Mị có sự thay
đổi: “đã từ nãy Mị thấy phơi phới trở lại. Trong lòng đột nhiên vui sướng
như những đêm tết ngày trước”. Hãy phân tích hình ảnh Mị trong hai lần
miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sức sống tiềm tàng mãnh liệt ở nhân vật này.

DẪN CHỨNG PHẢI-HỌC- THUỘC VỢ CHỒNG A PHỦ


1. Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá tra thường trông thấy có một cô
con gái ngồi quay sợi gai tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng
vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe
suối lên, cô cũg cúi mặt, mặt buồn rừơi rượi.
2. Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến
mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài
một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi.
3. Con ngựa, con trâu còn có lúc, đêm nó được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ,
đàn bà con gái nhà này vùi đầu vào việc làm cả đêm cả ngày.
4. Lần thứ nhất, A Sử dùng một thúng sợi dây đay để trói Mị. Tóc Mị xoã
xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng
được nữa. Lần thứ hai, khi vô tình ngủ quên trong lúc bóp thuốc cho A Sử,
hắn tỉnh dậy, lấy chân đạp thẳng vào mặt Mị. Và lần thứ ba, khi Mị đang
ngồi sưởi lửa hơ tay, A Sử đi chơi về thấy vậy, đá Mị lăn ngay ra cửa bếp.
5. Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy,
cũng thế thôi.
6. Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay
cho bố. Bố đừng bắt con cho nhà giàu.
7. Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu.
8. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi... Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã
thổi sáo đi theo Mị.
9. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như
những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ.
10. Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, qua pao rơi rồi...
11. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho
sáng.
12. Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái
váy hoa vắt ở phía trong vách.
13. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét,
phải chết.
14. Chúng nó thật độc ác.

You might also like