You are on page 1of 19

VỢ CHỒNG A PHỦ

1. Tác giả
- Là nhà văn lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam
- Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật của đời thường
- Có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều
vùng khác nhau trên đất nước ta
- Văn của TH hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động
của người từng trải, vốn từ vựng giàu có nhiều khi rất bình dân và thông
tục nhưng nhờ cách sử dụng đắc địa tài ba nên có sức lôi cuốn, lay động
độc giả
 Phong cách sáng tác
- Trước CM:
o Chuyên viết về hai đề tài là vùng ngoại ô và loài vật
o Tô Hoài nhìn nông thông nghiêng về phía các phong tục, nhưng
qua đó, ta vẫn thấy được cuộc sống gieo neo, cơ cực của người
nông dân pha thợ thủ công. Đồng thời, qua những tác phẩm của
mình, ông cũng thể hiện thái độ phê phán cuộc sống thực tại và
ước mơ về một xã hội tốt đẹp
- Sau CM: có sự chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng và sáng tác
o Không còn bó hẹp nội dung và đối tượng phản ánh trong phạm vi
của một vùng dân nghèo ngoại thành Hà Nội – nơi ông từng gắn
bó, mà còn hướng đến một không gian rộng lớn, đến với cuộc sống
của nhiều lớp người, nhiều vùng đất khác nhau, nổi bật nhất miền
núi Tây Bắc – nơi đã trở thành quê hương thứ hai của Tô Hoài.
2. Tác phẩm
- In trong tập “Truyện Tây Bắc” – là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội
giải phóng Tây Bắc năm 1952. Đây là chuyến đi thực tế dài tám tháng
sống với đồng bào các dân tộc thiểu số từ khu di tích trên núi cao đến
những bản lảng mới giải phóng của nhà văn. Tô Hoài đã cùng ăn, cùng ở
với những người dân Tây Bắc để thấu hiểu những cơ cực và cảm nhận
được vẻ đẹp tâm hồn của những người dân lao động nghèo nơi đây dưới
áp bức của thực dân và phong kiến.
- Tình cảm của tác giả đã quyện lẫn với tình cảm của dân tộc anh em một
cách chan hòa tự nhiên, đó là lòng biết ơn, thủy chung, tình nghĩa đối với
các vùng du kích đã tiếp tế che chở cho các bộ, bộ đội hoạt động ở cùng
địch hậu Tây Bắc
- Sau khi rời Tây Bắc, Tô hoài chia sẻ: “Đất và người miền Tây đã để
thương để nhớ cho tôi nhiều quá”
HỆ THỐNG CÁC Ý CHÍNH VỀ NHÂN VẬT MỊ

1. Hình ảnh Mị trong đoạn văn mở đầu truyện:


- Hiện lên trong chân dung một cô gái đơn độc, âm thầm, buồn bã bên
những đồ vật vô tri: “Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lý Pá Tra thường
trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh
tàu ngựa”
- Sự đối lập trong hoàn cảnh dự báo cho cuộc đời đầy bão giông, sóng gió:
sống trong ngôi nhà giàu có quyền lực, là con dâu của thống lí Pá Tra
“nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện” nhất vùng những Mị lúc nào
cũng “cúi mặt” “buồn rười rượi”. không nói không cười
 Nhà văn Tô Hoài đã vận dụng thủ pháp đối lập nhằm tạo ra tình huống sinh
động, kết hợp lối dẫn dắt mới mẻ thôi thúc người đọc đi sâu hơn để tìm hiểu
cuộc đời Mị

2. Cuộc đời, số phận, tính cách


a. ĐẸP + TÀI HOA + CÓ PHẨM CHẤT TỐT ĐẸP
 Mị là một cô gái có ngoại hình đẹp, tài hoa:
- Là một cô gái người Mèo xinh đẹp, tươi mới sắc xuân và sức sống của
tuổi trẻ
- Không chỉ thu hút ở ngoại hình, Mị còn làm lòng người lưu luyến bởi tài
thổi sáo “Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo”, “Trai
đến đứng nhẵn cả vách đầu buồng Mị”, “có biết bao nhiêu người mê,
ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”
- Mị cần cù, chịu khó, yêu lao động sẵn sàng làm việc để trả nợ thay bố
 Mị có những phẩm chất tốt đẹp
- Tinh thần tự chủ: sinh ra và lớn lên trong gia cảnh nghèo khó, thiếu thốn,
nhưng chưa bao giờ trông cậy vào may mắn hay dựa dẫm vào ai, Mị luôn
có tinh thần tự chủ và ý thức đấu tranh mãnh liệt, thể hiện rõ qua lời nói
với bố: “Bố đừng bán con cho nhà giàu…”
- Hiếu thảo, yêu thương bố mẹ hết lòng: trước khi về làm dâu nhà thống ló
Pá Tra, Mị chấp nhận vất vả, cực khổ làm nương làm rẫy để trả nợ cho bố
mẹ. Sauk hi bị bắt ép trở thành dâu gạt nợ, Mị đau khổ tột cùng, cầm sẵn
lá ngón muốn chết đi nhưng không đành lòng để bố ở lại chịu khổ, Mị lại
sống tiếp, tiếp tục chịu đựng
- Yêu đờim yêu cuộc sống, yêu tự do: như một cô gái Di-gan phóng
khoáng man dại, Mị yêu đời và tự do. Trước khi về làm dâu, Mị cùng trai
làng thổi sáo, đón xuân, tự do và vui vẻ. Sau khi bị bắt về làm con dâu
gạt nợ nhà thống lí, đến đêm tình mùa xuân, Mị vẫn được thôi thúc bởi
tiếng sáo du dương trầm bổng, vẫn nhận ra mình còn trẻ và muốn đi chơi
 Khắc họa thành công nhân vật Mị, nhà văn tô Hoài đã trân trọng và ngợi ca
vẻ đẹp tràn đầy sức sống, mạnh mẽ và phóng khoáng nơi người thiếu nữ Tây
Bắc ấy. Đồng thời, nhà văn đã tái hiện một bi kịch thống khổ và sâu sắc mà
người lao động Tây Bắc phải chịu lúc bấy giờ: bi kịch bị thống trị, áp bức
bởi cường quyền – cha con thống lí Pá Tra và thần quyền – những hủ tục
miền núi đè nặng và trói buộc tâm hồn con người.

b. Bi kịch cuộc đời Mị: THÂN PHẬN CON DÂU GẠT NỢ + CÔNG CỤ
LAO ĐỘNG + SỐNG ĐỜI NÔ LỆ, KHÔNG BẰNG CON TRÂU CON
NGƯỜI + LÙI LŨI, BUỒN BÃ, ĐAU KHỔ
- Nhà thống lí Pá Tra dùng cả cường quyền và thần quyền để trấn áp sự tự
do của Mị, khiến Mị tin rằng linh hồn mình đã bị “con ma: nhà thống lí
cai quản, mãi mãi không thể thoát ra.
- Bị kiềm tỏa trong bi kịch thần quyền và cường quyền, trong thân phận
con dâu gạt nợ, Mị sống đời nô lệ và trải qua những năm tháng làm việc
cực nhọc, vất vả như một cỗ máy không cảm xúc, bị tra tấn về thể xác lẫn
tinh thần, bị đối xử lạnh lùng, tàn bạo, không bằng con trâu, con ngựa, bị
tước mất cái quyền tự do làm người, quyền được mưu cầu hạnh phúc
- Cuộc hôn nhân của Mị chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài, thực chất, gia đình
nhà thống lí mượn cuộc hôn nhân ấy để bắt buộc Mị phải ở lại làm việc
không công như một nô lệ suốt đời
 Qua bị kịch của Mị, nhà văn TH đã tố cáo sự tàn ác, bóc lột, nhẫn tâm của
nhà thống lí Pá Tra – đại diện cho giai cấp địa chủ phong kiến miền núi, bị
chà đạp nặng nề đến tê liệt cảm giác về sự sống, sống như đang tồn tại,
không còn mảy may quan tâm đến cảm xúc vui – buồn của bản thân, chỉ
sống vật vợ, lặng câm và tạm bợ
3. Sức sống tiềm tàng mãnh liệt (đêm tình mùa xuân)
[TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI CẢNH + TIẾNG SÁO + BỮA RƯỢU + KÍ
ỨC HỒI SINH]

 Những tác động ngoại cảnh:


- Khung cảnh mùa xuân – Tết ở Hồng Ngoài hiện lên rực rỡ và sống động:
Từ những chiếc váy hoa sặc sỡ đến đám trẻ chơi quay trên sân chơi trước
nhà
- Tiếng sáo gọi bạn tình vang vọng bên tai, Mị “tha thiết bồi hồi” nhớ về
những mùa xuân tuổi trẻ tươi đẹp đã qua
- Bữa cơm tết cúng ma và xung quanh chiêng đánh ầm ỹ, cuộc rượu bên
bếp lửa – những đặc trưng ngày Tết của người Mông
 Ngoại cảnh đã tác động mạnh mẽ vào tâm thức của Mị, thôi thúc Mị nhớ về
những đêm tình mùa xuân, nhớ về tuổi trẻ tự do của mình. Đặc biệt, tiếng
sáo trở đi trở lai nhiều lần trong tác phẩm như tiếng chuông với âm vang đặc
biệt, đánh thức sự chai lì của Mị, khiến Mị nhận ra sự khao khát tự do vẫn
luôn cháy bỏng mãnh liệt trong lòng mình. Sức sống tiềm tàng cũng được
khởi đầu từ đây

 Diễn biến tâm lý, hành động


[Nghe tiếng sáo –> nhẩm thầm bài hát -> uống rượu -> ý thức tuổi trẻ ->
thắp đèn -> nhớ đến lá ngón -> quấn lại tóc, mặc váy hoa -> đi chơi -> Bị
A Sử ngăn cản, trói đứng]

- Thả hồn mình theo tiếng sáo du dương, Mị “ngồi nhầm thầm bài hát của
người đang thổi”, uống ực từng bát rượu, chếnh choáng say trong hơi
men mùa xuân
- Mị “thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những
đêm Tết ngày trước”. Mị cảm thấy mình “trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ, Mị
muốn đi chơi”. Mị muốn sống với tất cả khát khao trong lòng
- Mị từ vô thức phó mặc cho số phận sang ý thức được hiện tại khắc nghiệt
trói buộc mình, Mị đau đớn, ê chề, không cam tâm: “Nếu có nắm lá ngón
trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”
- Tiếng sáo không chỉ mang sứ mệnh khơi gợi lại sức sống tiềm tàng trong
Mị, mà tiếng sáo còn thôi thúc Mị, quấn lấy tâm trí Mị một cách mạnh
mẽ: “Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo”. Từ suy nghĩ biến thành hành
động, Mị thắp đèn, “quấn lại tóc”, “với tay lấy cái váy hoa ở phía trong
vách để “đi chơi”, Mị không còn chai lì lầm lũi, Mị muốn bước đi để trực
tiếp cảm nhận mùa xuân bên ngoài nơi ngục tù nhà thống Lí
- Nhìn thấy Mị chuẩn bị đi chơi, A Sử không mảy may thương cảm, hắn
lạnh lòng thổi tắt ngọn đèn, buộc tóc Mị lên cao, trói Mị lại tàn nhẫn. Mị
và hắn đều không nói, nhưng trong khoảnh khắc đối diện ấy, người đọc
nhìn rõ sự đối lập của kẻ thống trị máu lạnh và thân phận bé nhỏ, yếu ớt
của người con dâu gạt nợ ấy.
- Mị mơ hồ nửa say nửa tỉnh, kí ức ngày trước dẫn lối Mị, hiện thức kéo
Mị về, Mị đau khổ nghĩ mình không bằng loài vật, nhưng hòn than hy
vọng đang âm ỉ cháy trong Mị, dự báo cho sự phản kháng mãnh liệt sau
này.
4. Sức phản kháng táo bạo khi chứng kiến cảnh A Phú bị trói (hành động cởi
dây trói cho A Phủ)
[Mùa đông, Mị thổi lửa hơ tay -> Vô cảm khi nhìn thấy A Phủ bị trói ->
đồng cảm trước dòng nước mắt của A Phủ -> Nhận rõ cái khổ của bản thân
và tội ác của thống lí -> Dũng cảm cắt dây trói cứu A Phủ -> Chạy theo A
Phủ]

Sống trong hoàn cảnh con dâu gạt nợ, bị vùi dập không thương tiếc, bị thổi
tắt từ niềm hy vọng này đến niềm hy vọng khác, Mị vẫn kiên cường đi tiếp
với lòng ham sống và khát khao hạnh phúc âm ỉ dưới lớp tro tàn của nhẫn
nhục. Trong đêm mùa đông cứu A Phú, tất cả sức sống tiềm tàng ấy dã bừng
lên thành sự phản kháng mãnh liệt, giúp Mị chuyển hóa từ suy nghĩ thành
hành động dứt khoát, thoát khỏi bóng ma thần quyền và cường quyền đã đe
dọa cuộc sống của Mị bấy lâu.

- Mùa đông lạnh và rét buốt, Mị tìm đến ngọn lửa để sưởi ấm mình, dù bị
A Sử đánh, Mị vẫn thổi lửa hơ tay mỗi đêm
- Lúc đầu, khi nhìn A Phủ bị trói đứng, Mị hoàn toàn không để tâm đến,
dửng dưng với nỗi đau của chàng trai này
- Sau đó, qua ánh lửa, Mị nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ, Mị chuyển
từ vô cảm sang đồng cảm, thương xót đến căm phẫn một cách rõ rang,
không còn lẫm lũi và cam chịu
- Mị chuyển từ nhận thức, suy nghĩ sang hành động dứt khoát, quyết liệt:
Cắt dây cởi trói cho A Phủ, cứu A Phủ khỏi cái chết báo trước, giúp A
Phủ chạy trốn khỏi Hồng Ngoài
 Hành động cắt dây cởi trói của Mị vừa là hành động tự phát, vừa là hệ quả
tất yếu sau tất cả mọi nhẫn nhục, cam chịu và thống khổ mà Mị đã trải qua.
Mị cắt dây trói cho A Phủ cũng là tự cắt dây trói của cuộc đời mình, giải
thoát bản thân khỏi sợi xích của thân phận con dâu gạt nợ, thân phân nô lệ
đầy oan trái. Hành động chạy theo A Phủ thể hiện niềm khát khao sống một
cuộc đời đầy tự do, hạnh phúc của Mị, bộc lộ phẩm chất kiên cường, sức
sống mãnh liệt của người lao động Tây Bắc. Đồng thời, ta cũng thêm thấu
hiểu và trân trọng tấm lòng của nhà văn Tô Hoài, ông đã cho nhân vật một
con đường giải thoát, hướng về phía Cách Mạng với tất cả sự tươi sáng đang
chờ đón Mị và A Phủ đang ở phía trước.
 Đánh giá về nghệ thuật
- Nghệ thuật kể chuyện:
o Cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng. Cách
dẫn dắt tình tiết khéo léo làm cho mạch truyện phát triển và vận
động liên tục, biến đổi hấp dẫn mà không rối, không trùng lặp
o Ngôn ngữ kể chuyện sinh động, chọn lọc và sáng tạo, lối văn giàu
tính tạo hình thấm đẫm chất thơ
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý và phát triển tính cách nhân vật: nhà văn ít
tả hành động mà chủ yếu khắc họa tâm tư, các ý nghĩ chập chờn trong
tiềm thức nhân vật
- Nghệ thuật tả cảnh đặc sắc
o Cảnh thiên nhiên thơ mộng được miêu tả bằng ngôn ngữ giàu chất
thơ và chất tạo hình (cảnh mùa xuân về trên núi Hồng Ngài)
o Cảnh miền núi với những nét sinh hoạt phong tục riêng, siinh động
(cảnh đêm tình mùa xuân, cảnh cúng trình ma, cảnh sử kiện)
- Về không gian nghệ thuật: tác giả đã khắc họa hai loại hình không gian
không gian tù túng bên trong căn nhà Pá Tra như là địa ngục, đối lập với
không gian tự do, đầy âm thanh, màu sắc của ngày xuân, không gian
truyện (cảnh sắc Tây BẮc ngày hội xuân, con người với phong tục tập
quán đặc sắc, hình ảnh những người Mông ít thuyết lí, thiên về hành
động) cũng ghi dấu ân đặc trưng về văn hóa và con người Tây Bắc, tạo
nên sự hấp dẫn cho người độc giả miền xuôi
- Về thời gian nghệ thuật: tác giả chọn được những điểm thắt nút căng
thẳng nhất để dừng lại miêu tả: như khi Mị cầm nắm lá ngón định chết, A
Sử trói Mị, khi bọn quan làng phạt vạ A Phủ, đặc biệt là tình huống có
tính bùng nổ để câu chuyện sang hướng khác – Mị cắt dây cởi trói cho A
Phủ rồi hai người cũng chạy trốn. Nhiều năm trôi qua nhưng không có sự
kiện đăc biệt thì bị tác giả lướt qua – nén lại. đến đêm hội mùa xuân năm
ấy, chỉ trong thời khắc một đêm, trong đêm, chỉ trong giây lát, mọi sự
việc diễn ra rất nhanh. Mị cắt dây trói cho A Phủ, A Phú khụy xuống, rồi
vùng dậy, chạy, Mị cũng “vụt chạy ra” hai người lao nhanh xuống dốc
núi. Cách chọn không gian – thời gian như vật rất tương đồng với nghẹ
thuật xử lý không gian thời gian của điện ảnh.
“Chỉ khi lặn sâu vào những nỗi đời nhiều buồn đau, bất hạnh, nhà văn mới
tìm ra “chất người trong con người” mới thắp lên được những “khát vọng
được sống, được vươn lên làm người” của con người. Trong tác phẩm “Vợ
chồng A Phủ” nhà văn Tô Hoài trước hết đã đứng ở cuối những con đường
cùng mà nâng đỡ nhân vật của mình, phản ánh những nỗi bất hạnh, những
niềm đớn đau của họ bằng những trang văn thấm đẫm nước mắt. con người
đẹp mà không được hưởng hạnh phúc, tự do, ấy chính là định mệnh đau xót
của những Mị, những A Phủ trong thiên truyện này của tác giả. Nhưng bên
cạnh đó, cũng qua hai nhân vật này, nhà văn đã bày tỏ tấm lòng nhân đạo
đầy trắc ẩn đối với những nhân vật yêu mến của mình

1. Biểu hiện của giá trị nhân đạo


- Lên án, tố cáo những thế lực chà đạp lên cuộc sống, nhân phẩm, quyền
sống, quyền hạnh phúc của con người (các nhân vật thuộc giai cấp thống
trị, cuộc sống cùng cực của người dân…)
- Thể hiện sự thông cảm, đồng cảm sâu sắc với số phận bất hạnh của con
người, khẳng định, ngợi ca khát vọng tự do, hạnh phúc và những phẩm
chất tốt đẹo của con người, thể hiện tinh thần đấu tranh vì con người
- Xót thương trước những số phận khổ đau, bất hạnh
- Khẳng định, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp, những ước mơ, khá vọng
chính đáng của con người
- Niềm tin của tác giả vào con người, tin vào bản chất, khả năng và sức
sống của con người, hướng đến sự đấu trạn để tự giải phóng mình

 GIÁ TRỊ NHÂN ĐỌA TRONG “VỢ CHỒNG A PHỦ”

Ngòi bút của Tô Hoài đã đề cập đến những nội dung cơ bản nhất của giá trị
nhân đạo khi “Vợ chồng A Phủ” vừa là tiếng nói cảm thương sâu sắc, vừa là
tiếng nói lên án tố cái, vừa khẳng định, đề cao sức sống tiềm tàng, sức mạnh
bùng lên giải phóng của người lao động bị áp bức, vừa hướng tới con đường
đấu tranh đem lại hạnh phúc cho con người

Tác phẩm là tiếng nói cảm thương sâu sắc của nhà văn giành cho số phận bị
áp bức đau khổ
Đoạn văn tả tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân nghe tiếng sáo gọi
bạn thấm đượm một niềm xót thương vô hạn cho số phận người con dâu trừ
nợ đồng thời nâng niu những giấc mơ tình tứ, đẹp đẽ của một con người.
Ngòi bút tác giả đã thâm nhập vào thế giới nội tâm nhân vật, hóa thân vào
nhân vật để nói lên tiếng nói của tâm trạng

Lên án, tố cáo tội ác của giai cấp thống trị: những tên chía đất đã tước đoạt
quyền sống, sức sống của con người. Mị như một bông hoa rừng xinh đẹo
giàu sức sống, khi làm dâu trừ nợ nhà thống lí Pá Tra đã bị biến thành một
công cụ lao động biết nói mà không dám nói. A Phủ, một chàng trai khỏe
mạnh, người con của núi rừng tự do, giàu sức phản kháng bị biến thành nông
nộ, bị tước đoạt sự sống, trở nên cam chịu, tự chôn cọc, tự lấy dây trói để
cha con thống lí trói mình đợi ngày chết khô chết héo.

Chiều sâu nhân đạo của ngòi bút Tô Hoài ở chỗ nhà văn đã phát hiện, khẳng
định, đề cao sức sống tiềm tàng, sức mạnh vùng lên giải phóng cỉa những
con người lao động bị áp bức

Dù bị áo chế về cả thể xác và tinh thần, tâm hồn Mị vẫn chưa hoàn toàn lạnh
giá. Bên trong cái dáng lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa, Tô Hoài vẫn
nhận ra một sức sống tiềm tàng trong con người Mị mà khi có đủ điều kiện
nó sẽ vùng lên để tìm lại cuộc sống đích thực cho mình. Sức sống của nhân
vật Mị được miêu tả trực tiếp trong tác phẩm
o Trong lần định ăn nắm lá ngón tự tử: Mị định chết vì ý thức được
cuộc sống tủi nhục, vô nghĩa của mình
o Trong đêm tình mùa xuân: điều kiện có tác dụng trực tiếp cho việc
biểu hiện sức sống của Mị là không gian của đêm tình mùa xuân,
hơi rượu và tiếng sáo. Sức sống của Mị thể hiện trong cảm xúc,
trong sự hồi tưởng và hành động. Sức sống tiềm tàng thể hiện ngay
cả khi bị trói
o Trong đêm cởi trói cho A Phủ: Từ sự đồng cảm với A Phủ (khi
nhìn thấy hai dòng nước mắt của AP) Mị nhận ra gia đình thống lý
Pá Tra độc ác thật, trói người cho đến chết và Mị đã cắt dây cởi
trói cho AP. Kết quả của sức sống tiềm tàng: Mị cởi trói cho AP và
cùng AP trốn khỏi Hồng Ngài đến với cs tự do
2. Biểu hiện của giá trị hiện thực:
- Hiện thực đời sống của con người trong một giai đoạn lịch sử cụ thể
- Hiện thực về những phong tục tập quán riêng của các vùng miền
- Hiện thực đời sống nội tâm của con người, sức mạnh tố cáo của bức tranh
hiện thực
- Phản ánh bộ mặt của giai cấp thống trị
- Phản ánh đời sống của con người về cả hai phương diện: thể xác vật chất
và tinh thần
- Phản ánh quá trình đấu tranh của giải phóng con người

 GIÁ TRỊ HIỆN THỰC TRONG “VỢ CHỒNG A PHỦ”

Tô Hoài đã phản ánh một cách chân thực bộ mặt giai cấp thống trị và đời sống của
nhân dân miền núi trước CMT8

Bộ mặt của giai cấp thống trị được thể hiện tập trung qua 2 nv thống lí Pá Tra và
A Sử. Đây là hiện thân của những tên chúa đất miền núi. Chúng bóc lột sức lao
động, đánh đập, hành hạ, trói đứng những người bị chúng biến thành nô lệ (cảnh
xử kiện nhà thống lí, thái đôh A Sử trói Mị)

Cuộc sống tăm tối, đau khổ của nhân dân qua số phận Mị và AP trong thời gian ở
nhà thống lí

o Cuộc đời Mị: từ một người con gái xinh đẹo, tài hoa, giàu sức lao
động, Mị trở thành nạn nhân của sự vùi dập về thể xác (bị bóc lột
sức lao động thậm tê, bị đánh đạo, bị trói và bỏ đói bất cứ lúc nào)
về tinh thần (căn buồng Mị ở tối tăm, chỉ thông ra tg bên ngoài qua
một cửa sổ “Lỗ vuông bằng bàn tay Mị sống “lùi lũi như con rùa
nuôi trong xó cửa”…)
o Cuộc đời A Phủ: là chàng trai khỏe mạnh, giỏi giang, con gái trong
làng nhiều người mê. Vì không chịu được sự bất công cũng như
thái độ hống hách, cậy quyền thế của A Sử - con trai thống lí Pá
Tra, A Phủ đã đánh A Sử. A Phủ bị bắt, phải vay nhà thống lý một
trăm đồng bạc hoa xòe để nộp vạ cho làng và trở thành người ở trừ
nợ. Vì để hổ ăn mất một con bò, A Phủ bị thống lý Pá Tra trói
đứng và bỏ đói đến gần chết. Thân phận con người không bằng con
vật.

 Vợ chồng A Phủ” là một bước phát triển của tư tưởng nhân đạo so với văn
học hiện thực phe phán trước đó. Văn học hiện thực phê phán đã phán ánh
và lí giải sâu sắc hiện thực xã hội. tuy nhiên để chỉ ra được con đường đi tới
tương lai, để giải tỏa bế tắc của thời đại thì văn học hiện thực phê phán vẫn
còn hạn chế. Văn học CM không chỉ phản ánh, lí giải hiện thực mà còn góp
phần cải tạo hiện thực (so sánh: chị Dậu và Mị đều là những người phụ nữ cs
sức sống mạnh liệt, đều vùng chạy khỏi địa ngục trần gian trong một đêm tối
trời tối đất nhưng phía trước của c Dậu là “trời tối đen như mực, tối như cái
tiền đồ của chị” còn con đường phía trước chờ Mị là con đường tương lai và
hạnh phúc.
- Có thể nói Vợ chồng A Phủ cũng như các truyện khác trong “Truyện Tây
Bắc” là kết tinh của vốn sống, vốn hiểu biết và nhất là tình yêu thương,
lòng kính trọng của nhà văn đối với người dân miền núi Tây Bắc nước ta

- Là một gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, Tô Hoài
không chỉ đóng góp các tác phẩm nhiều về số lượng, đa dạng về thể loài,
giàu về đề tài, phong phú và nhất quán về tư tưởng, mà còn góp vào nền
văn xuôi một phong cách tự sự độc đáo. Nghiên cứu phong cách Tô Hoài,
người ta đã nói đến sự hòa hợp giữa yếu tố phong tục với yếu tố hiện đại,
giữa chất thơ với chất hồi kí, giữa một ngôn ngữ chân xác dân dã với một
giọng trần thuật trầm tĩnh tinh thông và cũng không thiếu phần tinh
quái…
LIÊN HỆ

 Sự trỗi dậy của lòng ham sống và khát vọng hạnh phúc
- Liên hệ: khát vọng hạnh phúc và lương thiện của Chí Phèo trong truyện
ngắn cùng tên của Nam Cao

Phải chăng trong tâm hồn Mị đã hoàn toàn nguội lạnh? Cô Mị một thời trẻ
đẹp, yêu đời nay đã hoàn toàn an phận trong cuộc sống nô lệ, sống mà như
đã chết? Không, ngòi bút của nhà văn không chỉ hướng vào cái ảm đạm, mặt
đen tối của cuộc đời mà còn thiết tha hướng tới sự sống và ánh sáng. Tô
Hoài đã tìm sâu vào tận cùng của ý thức và trong đáy sây tiềm thức nhân
vật, cho thấy ở nơi đó vẫn còn le lói chút ánh sáng và hơi ấm của ngọn lửa
khát khao sống, khát khao hạnh phúc. Như dưới lớp tro dày nguội lạnh kia
vẫn ủ chút than hồng, chỉ chờ một ngọn gió thổi đến là bùng lên mãnh liệt.
trước đó không lâu, trong truyện ngắn “Chí Phèo” ngòi bút nhân đạo của nhà
văn hiện thức xuất sắc Nam Cao từng khơi bùng lên những khát vọng và
lương thiện ở Chí – một kẻ tưởng như không còn đời sống tâm linh von
người với một hình hài không ra con người nữa, kẻ mà người đời gọi là quỷ
dữ. Nối tiếp và chảy dài, Tô Hoài đã góp thêm vào truyền thống nhân đạo
của văn học ta một tiếng nói có sức mạnh khi khắc họa sự trỗi dậy của lòng
ham sống và khát vọng hạnh phúc nơi Mị - một con rùa lùi lũi trong xó cửa

 Mị - nạn nhân của xã hội thực dân phong kiến miền núi
- Liên hệ: Thị trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân – nạn nhân của nạn
đói 45

Con người nhỏ bé cùng số kiếp nhọc nhằn, họ vẫn đang “vật lộn” với những
lo toan riêng trong đời sống chung, họ lẩn khuất khắp mọi nơi không chỉ trên
đất ta. Và rồi “nhà văn tồn tại trên đời trước hết là để làm công việc như kẻ
nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái áo hoặc số phận đen
đủi dồn đến chân tường… để bênh vực cho những con người không có ai để
bênh vực” (Nguyễn Minh Châu). Với Tô Hoài, qua những tác phẩm của
mình, ông đã làm tròn thiên chức ấy, đặc biệt là với truyện ngắn “VCAP”. ở
đó ta sẽ thấy một cô Mị - cái mảng sống im lìm, tối tăm, cực nhọc được phơi
bày cạnh cái giàu sang, tấp nập của nhà quan thống lí: “nhiều nương, nhiều
bạc, nhiều thuốc phiện”. năm tháng trôi đi, người con dâu gạt nợ sống trong
nhà thống lí Pá Tra là một chuỗi dài cực nhọc, vất vả nối tiếp nhau, là sự bóc
lột và hành hạ mà Mị phải chịu đựng. Thêm vào sự đày đọa về thể xác ấy,
còn là ách áp chế về mặt tinh thần. Mị bị rang buộc trong ý nghĩ
Nói về hiện thực trong các tác phẩm văn học, Lê Quý Đôn từng quả quyết
rằng: “Trong bụng không có ba vạn quyển sách, trong mắt không có cảnh
núi sông kỳ lạ của thiên hạ thì không thể làm thơ được”. Quả thật đối với
mỗi văn nhân, thi sĩ, cuộc đời luôn là mảnh đất phong phú, kì diệu, là nơi
thổi hồn cho những trang vắn còn thắm mãi với thời gian dẫu đi qua bao
mùa mưa nắng. Và nhắn văn phải là người xê dịch đến cùng trời cuối đất
phải như chàng lãng khách phong tình phiêu du cùng những con gió đời để
chắt chịu lấy những “bụi vàng” nhỏ bé của cs, và hơn thế, anh hãy hòa mình
thật sâu trong bể đời để thấy hết những vang dội từ con sóng ngầm dưới lòng
sâu ấy. Thấu hiểu tường tận điều đó mà Tô Hoài, nhà văn lớn trong nền văn
học hiện đại Việt Nam với vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục của nhiều
vùng văn hóa khác nhau trên đất nước ta, đã không ngần ngại tìm đến cuộc
đời để gố nên những trang văn. Trước Cách Mạng, Tô Hoài thường viết về
đề tài vùng ngoại ô và đề tài về loài vật. Ở đó, ông nhìn nông thôn nghiêng
về phía phong tục, nhưng qua đó người đọc thấy rõ cuộc sống gieo neo, cơ
cực của người nông dân pha thợ thủ công. Sau Cách Mạng, Tô Hoài đã có sự
chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng và sáng tác. Ông không bó hẹp nội dung
và đối tượng phản ánh trong phạm vi của một vùng dân nghèo ngoại thành
Hà Nội mà còn hướng đến một khoảng không gian rộng lớn, đến với cuộc
sống của nhiều lớp người, nhiều vùng đất xa lạ, nổi bật nhất là miền núi Tây
Bắc. Văn ông hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của
người từng trải, vốn từ vựng giàu có cùng sử dụng đắc địa và tài ba nên có
sức lôi cuốn, lay động lớn.

Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” được Tô Hoài sáng tác năm 1952, in trong tập
truyện Tây Bắc và là thành quả của chuyến đi thực tế dài 8 tháng cùng bộ
đội giải phóng Tây Bắc. Sau gần một thế kỉ đến nay, nó vẫn giữ gần như
nguyên vẹn giá trị và sức hút đối với nhiều thế hệ người đọc. Tác phẩm đã
cho thấy cuộc sống tối tăm, khổ nhục và quá trình tự vùng lên, đi theo cách
mạng, đấu tranh với kẻ thù, xây dựng lại cuộc đời của người dân miền núi
cao Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn thực dân, chúa đất, đồng thời cho
thấy tấm lòng nhân đạo “từ trong cốt tủy” của Tô Hoài.
Sau những đêm tình mùa xuân với sự nhem nhóm của sức sống tìềm
tàng bên trọng, Mị đã gặp A Phủ - chàng trai nghèo, bất hạnh, sống một
mình không người thân thích . Cũng rơi vào tình cảnh khốn khổ như Mị, A
Phủ phải làm việc để trả nợ cho nhà thống lí. Sau những tháng ngày làm việc
trả nợ, vì bất cẩn làm mất một con bò, A Phủ đã bị đánh đập tàn bạo đến
chết đi sống lại, bị trói vào cột sống bằng dây mây và dần rơi vào cảnh ngộ
“Chết đaum chết đói, chết rét, phải chết”. Còn Mị đêm nào cũng dậy hơ tay,
hơ lưng trong những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn. Trong mấy
đếm nay, khi dậy thôi lửa, Mị đều nhìn thấy A Phủ bị trói đứng ở sân. Nhà
văn đặt nhân vật vào mấy hoàn cảnh ấy, để nhân vật có thể bộc lộ rõ nét tính
cách của chính mình, đồng thời cũng là để khơi gợi, khiến cho ngọn lửa của
sự phản kháng bùng cháy lên trong cõi lòng Mị.

Giữa cái lặng thinh của Tây Bắc như khảm vào lòng người một nỗi
buồn thi vị, Mị trong những đêm đầu bắt gặp A Phủ cũng thờ ơ, lặng thinh,
chầm chậm hoài mình vào bóng tối như thế. Cô gái ấy dửng dưng, vô cảm,
không để tâm đến tất cả sự sống đang diễn ra xung quanh mình, hoặc chính
cô đang không thật sự sống. Đóa ban rừng tinh khôi ngày nào giờ chỉ còn
những cánh héo mòn, thu mình lại trong nỗi u uất của bản thân và dường
như chỉ chờ đến ngày lìa khỏi cành mà gieo mình vào giữa tầng không. Khi
nhìn thấy A Phủ sau những đọa dày bị trói đứng vẫn còn sống, Mị không
chút lay động, “vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay”. Chính những tháng ngày
sống và bị coi như một công cụ lao động cho nhà thống lí đã khiến Mị dần
tắt đi, nén lại ngọn lửa tình người trong cõi lòng. Mị cảm thấy cô đơn, hiu
quạnh trong những đêm mùa đông nơi Hồng Ngoài, cô nào có ai để giãi bày,
để sẻ chia những đớn đau, những kìm nén trong chính bản thân mình. Những
nhịp cảm xúc ấy của Mị dường như làm dấy lên trong lòng ta những nỗi
quan hoài sâu sắc, bởi như ai đó đã từng nói: “Trên thế giới này, đáng sợ
nhất không phải là bạn không có gì trong tay mà là trái tim bạn không còn
tha thiết điều gì nữa”. Và lúc này đây, Mị tìm đến ngọn lửa. Ánh lửa kia tuy
vô tri vô giác nhưng lại là nơi để Mị gửi gắm trái tim băng giá của mình, là
nơi giúp cô sưởi ấm giữa cái lạnh buốt của mùa đông, và cũng bởi trong căn
nhà ấy nào có tồn tại thứ hơi ấm của tình người. Mị đã coi ngọn lửa ấy là
người bạn tâm giao, đến bên ngọn lửa mỗi ngày mà sưởi ấm mình, sưởi ấm
cõi lòng đang đóng băng, nguội lạnh kia.
Có thể nói, “ngọn lửa” chính là một chi tiết đắt mà Tô Hoài đã dày
công xây dựng lên, là “hát bụi vàng” của truyện ngắn. Bởi lẽ, trong thần
thuyện Hy Lạp, ngọn lửa thường gắn với ý nghĩa tái sinh. Ngọn lửa ấy còn
mang theo bao hy vọng, thắp lên ánh sáng cho cuộc đời tăm tối của cô bé
bán diêm trong câu chuyện cổ tích Andersen ngyaf nào, cho em được hưởng
niềm vui nhỏ bé cuối cùng trước khi đến vùng trời khách, nơi em không còn
đớn đau, giá buốt. Như thế, ngọn lửa chính là hình ảnh biểu tượng cho sự
sống, niềm vui, hy vọng và trong thiên truyện này, ngọn lửa phải chăng còn
sự đoán về sự hồi sinh mạnh mẽ của Mị sau này?

Chứng kiến cảnh A Phủ bị trói đứng đầy đau đớn trong cái giá lạnh
của Tây Bắc, thế nhưng Mị vẫn luôn dửng dưng khiến người đọc càng thêm
thương xót. Sau đêm tình mùa xuân với khao khát, ước muốn được đi chơi
nhưng lại bị A Sử dật tắt, Mị cũng khép lòng mình lại, chẳng còn phập
phồng một trái tim ấm nóng tình yêu đời, yêu cuộc sống như trước nữa. Với
Mị, “Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn
sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa”. Đau đớn thay, người con gái ấy giờ đã
trở nên trơ lì với cảm xúc của bản thân, để mặc cho những cơn đau tinh thần
xâm chiếm, gặm nhấm trái tim. Mị giờ chỉ còn biết đến sự tồn tại của ngọn
lửa, coi ngọn lửa như người bạn tâm giao để tâm hồn nguội lạnh của mình
được nương nhờ, dựa dẫm trong cái buốt giá của mùa đông. Thậm chí, có
đêm bị A Sử đánh ngã xuống cửa, Mị không quan tâm, không từ bỏ thói
quen của mình, vẫn ra sưởi lửa như hôm trước. Giờ đây Mị đã trơ lì với đời,
thu mình lại trong thế giới u hoài, cô đơn của bản thân. Từng sự vô tâm ấy
của Mị như khiến trái tim người đọc quặn thắt lại, đau đớn thay cho một cô
gái đã từng nuôi trong mình thứ cảm xúc là tình yêu đờim thương người sâu
sắc. Với một trái tim đã không còn tha thiết với đời, ta thấy phản ứng của Mị
là hoàn toàn hợp lý, bởi những cảnh trói người đến chết như thế ở nhà thống
lí Pá Tra là chuyện chẳng còn xa lạ. Hơn nữa, Mị đang trong trái thái tê dại
cõi lòng, chỉ còn sống như một cái xác không hồn, cho nên Mị đã hoàn toàn
dửng dưng, vô cảm, xa lạ với mọi thứ trên đời, bao gồm cả một người sắp
chết như A Phủ.

You might also like