You are on page 1of 5

MỞ BÀI

- Trước cách mạng tháng tám , tô hoài là một cây bút hiện thực xuất sắc , là cây bút
tiên phong trong việc khai hoang mảng hiện thực bị bỏ quên trong văn xuôi . Sau
cách mạng ,đặc biệt từ 1950 trở đi , ông tập trung khai thác mảng đề tài miền núi và
có những thành công đáng ghi nhận .
- Vợ chồng a phủ là truyện được in trong tập truyện tây bắc , là tác phẩm thành côg
nhất của nhà văn , tác phẩm không chỉ chứa giá trị nhân đạo và hiện thực mà còn kết
tinh được phong cách văn xuôi của tô hoài

HOÀN CẢNH SÁNG TÁC


- 1952, ta mở chiến dịch tây bắc , trong một chuyến đi thực tế dài ngày
- Ông gặp 2 người dân tộc mèo kể chuyện đời . đây cũng là nguyên mẫu cho 2 nhân
vật mị và a phủ sau này

TÓM TẮT TÁC PHẨM


- VCAP là quá trình biến đổi số phận của 2 nhân vật
- Đoạn trích là phần 1 của truyện
- Câu chuyện diễn ra ơ hồng ngài, một làng mèo trên tây bắc
- Mị là một cô gái trẻ đẹp con nhà nghèo , yêu lao động, cha con nhà thống lý pá tra
lấy cớ cha mị không trả được nợ nên bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà chủ
- A phủ là một chàng trai nghèo , khỏe mạnh gan góc, vì đánh con của a sử nên bị phạt
và bắt trở về nhà làm kẻ hầu gạt nợ cho nhà pá tra . vì đánh mất bò của chủ , a phủ
bị nhà thống lý trói đứng ngoài trời mấy đêm liền , cảm thấy thương người cùng
cảnh ngộ , mị cắt dây cởi trói cho a phủ rồi cùng nhau chạy trốn khỏi hồng ngài

CHỦ ĐỀ TƯ TƯỞNG
1. Bản chất phản động, tội ác dã man của bọn lãnh chúa phong kiến ở miền núi
2. Cuộc đời tăm tối , tủi nhục của những người dân lao động
3. Quá trình đấu tranh từ tự phát đến tự giác , giải phóng bản thân tiến tới giải phóng
giai cấp của nhân dân của dân tộc tây bắc

- Xoay quanh 3 mảng hiện thực này, tô hoài làm nổi bật 2 chủ đề chính : chủ đề giải
phóng giai cấp rồi giải phóng dân tộc
- Tác giả khẳng định : chỉ có đi theo con đường của đảng , nhân dân miền núi mới có
thể thực sự đứng lên làm chủ đời mình
PHÂN TÍCH
A. NHÂN VẬT MỊ

a) KHÁI QUÁT :
- Mị là nhân vật trung tâm được xây dựng thành công hơn cả . đây là số phận tiêu biểu
cho nói chung nói riêng
- Tô hoài đã nhìn nhân vật này vừa là người chị em của những người phụ nữ đẹp
trong văn học , vừa là đại diện cho những thân phận dưới đáy xã hội vùng cao tây
bắc nhờ cách mạng mà được đổi đời
- Mị có nhan sắc , có tâm hồn , có năng khiếu âm nhạc , có tình yêu trong sang , giàu
sức sống nhưng hồng nhan bạc mệnh, hiện thân của nỗi khốn khổ, tủi nhục
- Mị cơ bản là nhân vật số phận và nhân vật đổi đời
- Mị được thể hiện chủ yếu từ 2 góc độ : hiện thân của nỗi khốn khổ tủi nhục và hiện
thân của sức sống tiềm tang

• Khốn khổ tủi nhục

Ý 1 : ngoại hình phẩm chất

- Mị lẽ ra có một cuộc sống tươi đẹp nếu như không có món nợ truyền kiếp với cha
con thống lý
- Cô có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp về cả ngoại hình và tâm hồn và điều kiện thuận lợi
để có 1 cuộc sống hạnh phúc

- Nhan sắc : mị là một cô gái đẹp đến nỗi trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu giường
mị

- Tài năng : tài thổi lá hay như tổi sáo , đến mức biết bao nhiêu người mê, ngày đêm
thổi sáo đi theo mị

- Đức hạnh : mị là một người có long hiếu thảo , đánh đổi thân mình để trả nợ cho cha

- Nội tâm : tâm hồn phong phú , trái tim đầy yêu thương

Ý 2 : bước ngoặt
- Người xưa có câu “ thân gái như hạt mưa sa “ việc 1 người con gái về làm dâu nhà
giàu là niềm mong ước thậm chí là toan tính của nhiều người phụ nữ.
- Thế nhưng số phận đã không mỉm cười với bông hoa đẹp của núi rừng tây bắc . ngay
trong đêm tình mùa xuân đúng lúc đang hồi hộp thì mị lại bị cha con nhà thống lý bắt
cóc về làm con dâu gạt nợ . thế là cuộc sống thiếu nữ vụt tan biến , phút chốc , mị đã
trở thành nô lệ trong nhà thống lý, sống cuộc sống như con trâu con ngựa
- Khôing những phải chịu mọi khổ đau tủi nhục của sự áp bức của giai cấp cường
quyền , mị còn bị cột chặt trong vòng cương tỏa của những tục lệ phong kiến và
bóng ma của mê tín thần quyền
- Có lúc mị đã định tự xóa tên mình khỏi loài người bằng cách ăn lá ngón , thế nhưng
vì thương cha , cô cam chịu số phận , sống những ngày tháng địa ngục ở cái tuổi
tưởng chừng như đẹp đẽ nhất của cuộc đời , để rồi bị chà đạp về thể xác lẫn tinh
thần , dường như cô đã tê liệt sức sống

Ý 3 : cuộc sống ở nhà thống lý pá tra


- Bị bóc lột sức lao động thậm tệ , phải làm những công việc lặp đi lặp lại suốt ngày
suốt tháng suốt năm , cứ nối tiếp nhau tuần tự và không bao giờ thay đổi : tết xong
thì lên núi hái thuốc phiện , giữa năm thì giặt đay , đến mùa thì đi nương bẻ bắp. lúc
nào dù ở đâu dù làm bất cứ việc gì trên tay cũng có bó đay để tước thành sợi , giống
như một sợi dây vô hình trói chặt mị vào nhà thống lý pá tra
- Căn buồng mị sống là ngục thất về cả thể xác lẫn tinh thần bởi sống trong căn buồng
đó mị hoàn toàn cách biệt với xã hội , với thiên nhiên , phải sống mà quên mất khái
niệm về thời gian : “ lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng , không biết là sương
hay nắng” . đó là một thứ xà lim giam hãm tuổi thanh xuân
- Mị dường như mất cả lương tri , không thiết sống. “ mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi
trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra đến bao giờ chết thì thôi “
- Trong những đêm đông giá lạnh , mị chỉ còn biết làm bạn với ngọn lửa , cha con nhà
thống lý đã không còn coi mị là người. mị có thể bị a sử đánh đập hành hạ nất cứ lúc
nào mỗi khi hắn về mà không vì lí do nào cả , có lẽ đơn giản vì hắn ngứa tay , muốn
chứng tỏ cái uy cái quyền của mình

Ý 4 : HẬU QUẢ
- Mị như mất hết sức sống vì bị chà đạp , áp bức triền mien nặng nề
- Từ một thiếu nữ dạt dào sức sống , uốn chiếc lá trên môi cũng thổi hay như sáo , giờ
mị trở thành một người buồn bã sống vật vờ như một cái xác không hồn
- Mị như một con rùa chậm chạp nhỏ bé , lùi lũi trong xó cửa , từ khi sống ở đây cô
chưa nói 1 lời nào
- Sự tồn tại của mị chỉ là về thân xác vật vờ như bóg ma , còn long ham muốn yêu đời
tưởng chừng như đã tắt trong long cô gái trẻ

Ý 5 : TIỂU KẾT
- Nhân danh quyền sống quyền con người để cất lên tiếng nói xót thương đồng cảm
với những thân phận bị chà đạp đồng thời cũng tố cáo chế độ phong kiến ở miền núi
tây bắc- cái chế độ chà đạp dã man con người cả về thể xác lẫn tinh thần , cái sơi dây
thần quyền , cường quyền trói chặt nô lệ với chủ nô.
- Tiếng nói cảm thương và tố cáo của tô hoài ta cx đã từng bắt gặp trong tác phẩm
trước đó như tắt đèn của ngô tất tố hoặc lão hạc của nam cao

• Sức sống tiềm tang mãnh liệt

( TÓM TẮT PHẦN TRÊN )

Ý 1 : giải thích sức sống tiềm tang

- Sức sống tiềm tang hiểu 1 cách nôm na là toàn bộ sức mạnh về tinh thần và thể chất
của con người, hai chữ tiềm tang hé mở là sức sống tiềm ẩn dưới đáy sâu tâm hồn
của con người
- Trong cuộc sống thường nhật , sức sống tiềm tang được bộc lộ ở khái độ phản kháng
, chống lại mọi thế lực tàn bạo lúc nào cũng muốn lăm le tiêu diệt nó
- ở nhân vật mị nó được bọc lộ là niềm khao khát muốn sống 1 cuộc đời hạnh phúc
trong tự do . niềm khao khát ấy cứ âm í cháy chưa bao giờ dập tắt

Ý 2 : KHÁI QUÁT CHUNG

- Với cảm quan nhân đạo , tô hoài phát hiện ra : tâm hồn mị chưa chết . trong mị có
sức sống mãnh liệt tưởng như đã bị dập tắt thế nhưng thật ra nó vẫn luôn tiềm tang
như một ngọn lửa âm ỉ dưới lớp tro tàn lạnh lẽo của số phận để rồi từng bước vươn
lên trở thành 1 sức mạnh bộc phá để vượt lên hoàn cảnh
- Mặt biểu hiện thứ 2 này của nhân vật tất nhiên là một quá trình đầy mâu thuẫn ,
được tô hoài miêu tả rất BIỆN CHỨNG
- Nhìn bề ngoài nó có vẻ như đối lập với phương diện sức sống tê liệt “ lùi lũi như con
rùa trong xó cửa “ nhưng thực ra lại rất thống nhất bởi đây là quy luật của cuộc sống
“ con giun xéo lắm cũng quằn “ càng bị đè nón càng chống trả . cái lò xo bị nén bao
nhiêu thì tiềm ẩn càng mạnh bất nhiêu
- Sức sống tiềm tang của mị xét trong góc độ nào đó nằm ngay trong ý định tử tử bởi
đó là sự thể hiện của thái độ không chấp nhận, không cam chịu , phản ứng lại cuộc
sống bằng cách riêng dù rất tiêu cực của cô .
- (là 1 người con gái hiếu thảo , cô không thể ngoảnh mặt làm ngơ trước nỗi đau của
gia đình mình , sống thì mị không muốn , chết thì lại không xong . cái nhà thống lý pá
tra ở hồng ngài chẳng khác gì thiên la địa võng , dấn thân vào đó là dấn thân vào chỗ
chết, thế nhưng vì thương cha mị đành chấp nhận số phận , đọc đến đây tha thấy
hiện về cả một bi kịch hãi hùng mà hơn 200 năm về trước thúy kiều đã từng phải
gánh chịu : bán mình chuộc cha . hôm nay bi kịch ấy lại dồn đổ lên đôi vai của người
con gái mèo nghèo khổ . Trong những tháng ngày mà miền bắc của nước ta đang
tiến lên CNXH nhưng ánh sang của đảng vẫn chưa rọi chiếu tới cuộc đời của những
người dân rẻo cao. Là một người chiến sĩ trên mặt trận văn chương bởi nói như HCM
: VHNT là 1 mặt trận ,anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy “ TH thông qua tác
phẩm vcap đã đưa ánh sang của đảng rọi chiếu vào kiếp đời để “ cứu đất cứu mường
“)
- Sức sống ấy còn biểu hiện ở long căm thù , ơ hi vọng tuổi trẻ , ở tình yêu , ở hành
động giải phóng cho a phủ và tự giải phóng mình
- Tô hoài đã rất thành công trong việc miêu tả sức sống tiềm tang ở những phương
diện này.

Ý 3 : ĐÊM TÌNH MÙA XUÂN


- ( phải nói rằng những trang văn viết về mùa xuân là những trang tuyệt bút của nhà
văn tô hoài , ta bắt gặp ở 1 ngòi bút hiện thức với những trang văn vô cùng lãng mạn
“ vcap “ là 1 minh chứng cho lời nhận định " vhvn từ năm 1945-1976 có sự kết hợp
hài hòa giữa 2 nhân tố hiện thực và khách quan )
- Nói đến thiên nhiên vùng cao là phải nói đến những ngọn núi quanh năm ngập tràn
trong sương mù, nơi có cánh váy áo phơi ra với những âm thanh ngập tràn
- Tác động của mùa xuân về trên đất hồng ngài đã làm biến đổi tâm hồn mị . mùa
xuân về trên phương diện màu sắc bí đỏ , cỏ xanh vàng ửng và những chiếc váy hoa
của các cô gái mèo đỏ “ xèo xèo như con bướm sặc sỡ “ , trên phương diện âm
thanh báo hiệu những đêm tình mùa xuân đã tới , với những tiếng sáo từ xa vọng lại
nghe thiết tha bồi hồi . tất cả cứ âm thầm dội vào lòng mị - một tâm hồn cằn cỗi , nó
chẳng khác nào những nốt nhạc đầu tiên của bản tình ca thay đổi lớn sắp đến diễn ra
trong lòng 1 người đàn bà đã và đang chịu quá nhiều khổ đau
- Tiếng sáo là biểu tượng của tuổi trẻ và tình yêu đôi lứa , tiếng sáo được tả rất kĩ ,
tiếng sáo vọng từ xa vọng lại . cứ tối đến trong không gian kia là tiếng sao , tiếng hát ,
tiếng khèn lá , những tiếng sáo ấy đánh thức trong lòng mị bái hát xưa mà lâu nay ẩn
sâu dưới đáy tâm hồn . ngày xưa mị thổi sáo thật tài , chỉ cần uốn 1 chiếc lá trên môi
, cô thổi lá hay như thổi sáo
Mày có con trai con gái
Mày đi nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu
- Điều quan trọng hơn cả là 2 tiếng sáo ngày xưa đã quay trở về với mị , tiếng sáo là
chìa khóa để mở cửa cho tâm hồn bấy lâu nay đã đóng chặt trong mị

a) Mị uống rượu
- Tô hoài thật tài tình khi miêu tả những thay đổi nhất là khi mị uống rượu : uống theo
cách rất lạ “ lén lấy hữ rượu cứ uống ừng ực từng bát” mị uống như chưa bao giờ
được uống, dường như trong cô bùng lên một cơn khát thật dữ dội , không phải khát
rượu mà là khát sống . cô uốnhg như một cách để truy lĩnh lại những tháng ngày
sống trong kìm hãm , để trôi đi tất cả những tủi nhục đắng cay của cuộc đời
- Thế rồi mị say , say đến lịm mặt , mắt dường như không còn thấy gì hết , hiện tại mờ
đi và quá khứ sống lại trong tâm trí. Tô hoài đã cho mị về với thế giới kỉ niệm để cô
lại sống với mùa xuân , với khát vọng tuổi trẻ , với tình yêu với quá khứ hạnh phúc
êm đềm , thơ mộng của mình.
- Ngồi trong bóng tối nhưng tâm hồn mị lại bay ra giữa không gian tự do của mùa xuân

You might also like