You are on page 1of 6

VỢ CHỒNG A PHỦ

I.    Tìm hiểu chung

1.    Tác giả

–    Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen sinh năm 1920
–    Quê ở Kim Bài Thanh Oai Hà Đông
–    Bản thân lặn lội kiếm sống bằng nhiều nghề
–    Sự nghiệp:
•    Tô Hoài là một nhà văn lớn nổi tiếng trước cách mạng tháng Tám
•    Sáng tác trên nhiều thể loại, truyện ngắn, tiểu thuyết
•    Sáng tác thiên về diễn tả những sự thật đời sống
•    Có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục tập quán của nhiều cùng miền nhất là
vùng Tây Bắc
•    Lối trần thuật rất hóm hỉnh sinh động nhờ vốn từ vựng giàu có
•    Các tác phẩm tiêu biểu: Dế mèn phiêu lưu kí, o chuột, nhà nghèo, truyện Tây Bắc…
•    Năm 1996 ông được tặng giải thường nhà nước về văn học nghệ thuật

2.    Tác phẩm

a.    Xuất xứ và hoàn cảnh


–    Vợ chồng A phủ in trong tập truyện Tây Bắc. Với tác phẩm này ông được tặng giải nhất
hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 – 1955
–    Gồm 3 truyện ngắn trong tập truyện Tây bắc:
•    Mường giơn
•    Vợ chồng A Phủ
•    Cứu đất cứu mường
–    Hoàn cảnh sáng tác: tác phẩm được viết khi Tô Hoài cùng với bộ đội có chuyến đi thực
tế vào giải phóng toàn bộ Tây Bắc năm 1952

b.    Bố cục: 2 phần


–    Phần 1: cuộc đời và số phận Mị và A Phủ ở Hồng Ngài
–    Phần 2: cuộc đời và số phận Mị và A Phủ ở Phiềng Sa
–    Đoạn trích thuộc phần 1 của tác phẩm

II.    Đọc hiểu chi tiết

1.    Nhân vật Mị

a.    Sự xuất hiện của nhân vật Mị


–    Hình ảnh một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá bên cạnh tàu ngựa  gây ấn tượng
bởi sự lẻ loi, hành động lặp đi lặp lại và câm lặng
–    Co gái xuất hiện với công việc và buồn rượi rượi
->    Cách giới thiệu nhân vật của nhà văn gây ấn tượng mạnh về cuộc đời và số phận của
người con gái Tây Bắc
b.    Cuộc đời và số phận của Mị
–    Trước khi làm dâu nhà thống lý Pá Tra
•    Là một cô gái trẻ đẹp, hiền lành, đã có người yêu, thổi sáo rất giỏi, hiếu thảo với cha mẹ,
chăm chỉ và có lòng tự trọng
->    Có thể nói trước khi về làm dâu nhà thống lý Mị có tất cả những yếu tố để có thể sống
một cuộc sống hạnh phúc nhưng Mị sống dưới chế độ hủ tục của thần quyền và cường
quyền cuộc đời của Mị lại hoàn toàn khác
–    Khi trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lý
•    Mị đau khổ khóc đến mấy tháng
•    Chốn về nhà cha cầm nắm lá ngón trong tay định tự tử nhưng nhìn cha lại không thể làm
được đành quay về làm kiếp dâu gạt nợ
•    Từ đấy mị cứ lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa
•    Mị chỉ biết làm những công việc mà quanh năm ngày tháng làm đi làm lại,làm không
ngưng nghỉ. Con trâu con ngựa nó còn có lúc đứng gãi chân nhai cỏ chứ đàn bà nhà này thì
làm không nghỉ tay
•    Mị sống trong một căn phòng chỉ có một ô vuông bằng bàn tay để nhìn ra ngoài cũng
không thể biết được trời nắng hay mưa chỉ biết thấy mờ mờ trăng trắng.
->    Mị bị giam giữ cầm tù cả tinh thần lẫn thể xác, Mị bị vắt kiệt sức lao động, biết thành
công cụ lao động của nhà thống lý mất hết ý niệm về thời gian và không gian
–    Sức sống tiềm tàng trong Mị
•    Cảnh đêm tình mùa xuân
+ cảnh: Hồng Ngài năm ấy tết rét dữ dội, mùa xuân đã về trên Hồng Ngài, những chiếc váy
nhiều màu đã được phơi trên những mỏm đá xòe ra như những con bướm sặc sỡ
+ con người: trẻ con chơi quay cười ầm trước nhà, người lớn thì uống rượu, thanh niên thổi
sáo đánh pao
+ nghe tiếng sáo Mị bỗng thấy tâm hồn như phơi phơi trở lại. Mị cũng uống rượu ngày tết,
mị uống ực từng bát như uống cho hết nỗi nhục số phận
+ Mị nằm lại trong nhà nghe tiếng tháo thổi,Mị bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm ngày trước:
Mị thổi sáo giỏi không biết ngày đêm có bao nhiêu thổi sáo đi theo Mị
+ Nhưng rồi tự nhiên Mị thấy uất nếu như có nắm lá ngón trong tay Mị sẽ ăn cho chết ngay
chứ không buồn nghĩ nữa

->    Lần đầu tiên trong đầu Mị xuất hiện ý định tự tử ,sức sống trong Mị đã hồi sinh
+ mị thấy mình còn trẻ và Mị muốn đi chơi, Mị vào buồng thắp sáng đèn như thắp sáng
chính cuộc đời mình vậy, Mị với tay lấy chiếc váy hoa chải lại đầu tóc để đi chơi. Nhưng
thằng A Sử nó đã kịp về để ngăn cản hành động đó của Mị
+ hắn buộc Mị vào cột giữa nhà cột cả tóc lên khiến Mị không thể cúi đầu được. Nhưng khi
ấy Mị vẫn còn đang say sưa theo tiếng sáo, rồi bỗng chốc Mị nghe tiếng chân ngựa đạp
mạnh vào vách Mị cựa quậy không xong. Mị lại đau khổ
->    Sức sống của Mị trỗi dậy nhưng bị A sử dập tắt một cách phũ phàng
–    Đêm đông trên rẻo cao
•    Mùa đông đến mị thường dậy nửa đêm để hơ lưng hơ tay cho đỡ lạnh
•    Khi ấy Mị bắt gặp A Phủ đang bị trói, ban đầu Mị dửng dưng không thấy gì vì cảnh
tượng này trong nhà thống lý đã quá bình thường
•    Nhưng rồi một hôm khi bắt gặp ánh mắt của A phủ với hai dòng nước mắt lấp lánh. Mị
nghĩ đến đêm mình bị trói nước mắt nước mũi rơi xuống cổ mà không làm sao lau đi được.
Mị nghĩ mình là dâu nhà thống lý chỉ còn cách là chết rũ xương ở đây còn người kia làm
sao phải chết mà nếu để thì nay mai cũng chết. Mị quyết định cắt dây trói thả A Phủ đi.
•    Rồi trong lúc sợ hãi Mị chạy theo A phủ đến một chân trời mới chân trơi của cách mạng
và sự tự do

2.    Nhân vật A Phủ

a.    Tiểu sử và hoàn cảnh của a Phủ


–    Anh xuất hiện trong một lần chơi quay và đánh nhau với A Sử
–    A Phủ vì đánh con quan nên đã bị bắt về để sử kiện
–    Nguồn gốc của A Phủ:
•    Là một anh chàng làm thuê để kiếm sống
•    Mười tuổi bị bắt đem bán để đổi lấy thóc
•    A Phủ không chịu được cảnh sống ở vùng thấp đã tìm cách lên vùng cao và lưu lạc đến
Hồng Ngài
•    Anh trở thành một chàng trai khỏe mạnh tháo vát
->    A phủ có điều kiện để lấy có một cuộc sống ổn định, là hình tượng biết bao nhiêu
người con gái mong ước nhưng anh vẫn phải sống cảnh nghèo khổ vì phép làng ngặt nghẹo
–    Tính cách và số phận
•    Từ nhỏ anh đã là người gan góc không sợ gì
•    Đến khi lớn dám đánh cả con quan và sẵn sàng để trừng trị
•    Và thế là anh trở thành một người ở không công cho nhà thống lý, công việc của anh là
hằng ngày đi chăn bò
•    Anh để hổ vồ mất bò, anh vác nữa co bò về nhà xin thống lý đi bắt hổ nhưng hắn không
đồng ý mà lấy dây mây trói A Phủ
•    A Phủ nhai đứt hai vòng dây mây để chốn thoát nhưng lại bị nhà thống lý trói chặt thêm
•    Và sau đó thì A phủ được Mị cắt dây mây cởi trói
->    A Phủ có số phận tương đồng với Mị, hai nhân vật có những nét tính cách gần nhau
nhưng vẫn có những nét riêng. Tuy nhiên tựu chung ở hai nhân vật ta thấy một số phận nô
lệ của thần quyền và cường quyền hủ tục. Họ bị đàn áp và họ đã đứng dậy chống lại chế độ
hủ tục đó thành công

III.    Tổng kết


–    Tác phẩm giàu giá trị nhân đạo và hiện thực
–    Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, khắc họa nhân vật sống động chân thực, miêu
tả tâm lý nhân vật tinh tế, nghệ thuật tả cảnh, nghệ thuật kể chuyện rất thành công.

Giá trị của truyện


a) Giá trị nội dung

* Giá trị hiện thực:

- Phản ánh chân thực số phận của người dân nghèo miền Tây Bắc dưới ách thống trị của
bọn cường quyền phong kiến tàn bạo.

- Thấy rõ sự tàn bạo, độc ác của kẻ thù mà tiêu biểu là cha con nhà thống lí Pá Tra. Chúng
đã bóc lột, hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần người dân lao động nghèo, miền núi.

- Thông qua cuộc đời của Mị và A Phủ, Tô Hoài đã diễn tả thật sinh động quá trình thức
tỉnh vươn lên tìm ánh sáng cách mạng của người dân nghèo Tây Bắc.

* Giá trị nhân đạo:

- Cảm thông sâu sắc với nỗi thống khổ cả về tinh thần và thể xác của những người lao động
nghèo khổ như Mị, A Phủ.

- Phát hiện và ca ngợi vẻ đẹp đáng quý ở Mị, A Phủ. Đó là vẻ đẹp khỏe khoắn, cần cù, yêu
tự do và đặc biệt là sức sống tiềm tàng, mãnh liệt ở họ.

- Tố cáo ách thống trị phong kiến miền núi bạo tàn, lạc hậu đã chà đạp và bóc lột con người
đến xương tủy.

- Hướng người lao động nghèo khổ đến con đường tươi sáng là tự giải phóng mình, tìm đến
cách mạng và cầm súng chiến đấu chống lại kẻ thù.

b) Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật miêu tả phong tục tập quán của Tô Hoài rất đặc sắc với những nét riêng (cảnh
xử kiện, không khí lễ hội mùa xuân, những trò chơi dân gian, tục cướp vợ, cảnh cắt máu ăn
thề...)
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên miền núi với những chi tiết, hình ảnh thấm đượm chất thơ.

- Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, sinh động, hấp dẫn. Truyện có kết cấu, bố cục chặt chẽ,
hợp lý; dẫn dắt những tình tiết đan xen, kết hợp một cách khéo léo, tạo sức lôi cuốn.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng rất thành công. Mỗi nhân vật được sử dụng bút pháp
khác nhau để khắc họa tính cách khác nhau trong khi họ có số phận giống nhau. Tác giả tả
ngoại hình, tả tâm lý với dòng kí ức chập chờn, những suy nghĩ thầm lặng để khắc họa nỗi
đau khổ và sức sống của Mị, còn A Phủ thì tả ngoại hình, hành động và những mẩu đối
thoại ngắn để thấy tính cách giản đơn.

- Ngôn ngữ tinh tế mang đậm màu sắc miền núi. Giọng điệu trần thuật có sự pha trộn giữa
giọng người kể với giọng nhân vật nên tạo ra chất trữ tình.

You might also like